Theo các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm,
dưới đây là 10 loại trái cây “tắm” hóa chất nhiều nhất, khuyên người dân
nên tránh hoặc tìm đến những nhà cung cấp tin cậy để mua.
1.Chuối
Chuối chín tự nhiên thường màu không đều. Vì vậy, nhiều tiểu thương đã ngâm hoặc tẩm chuối với amoniac hay sulfur dioxide nhằm ép chuối chín đều, vàng đẹp.
Các chất hoá học thường dùng để ngâm hoặc tẩm chuối có thể gây
hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận của người ăn.
2. Dưa hấu
Dưa hấu thường phải phun nhiều thuốc trừ sâu. Dưa hấu thu hoạch
trước thời hạn hết thuốc trừ sâu sẽ chứa một dư lượng thuốc trừ sâu độc hại,
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người tiêu dùng. Không chỉ vậy, với những trái dưa
hấu chín ép, vỏ ngoài thường đẹp nhưng ruột bên trong lại có mùi, ở giữa bị
ủng, ăn không ngon.
3. Dưa chuột
Dưa chuột thường phải phun thuốc trừ sâu thường xuyên, thậm chí
vừa phun hôm trước, hôm sau đã mang ra chợ bán. Lượng thuốc này thường rất khó
rửa trôi hoàn toàn dù đã ngâm rửa với các loại dung dịch rửa rau củ, khiến
người ăn bị ngộ độc, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
4. Quả xoài
Xoài cũng là loại quả khó giữ được chất lượng trong quá trình
thu hái và vận chuyển, vì thế người ta thường thu hoạch xoài xanh, sau đó dùng
hóa chất kích chín để xoài trông ngon hơn mà không bị giập nát.
Khi mua xoài, bà nội trợ nên tránh những quả xoài ngoài vỏ còn
xanh hoặc có màu xanh vàng nhạt nhưng bên trong chín vàng vì những quả này dễ
có nguy cơ bị dùng hóa chất. Khi ăn, những quả xoài này thường có vị nhạt nhẽo
do bị ép chính chứ không phải chín tự nhiên.
5. Hồng xiêm
Người bán thường ngâm hồng xiêm với hoá chất nhằm giúp quả chín
đều, vỏ ngoài bắt mắt.
7. Đào
Để giữ màu đỏ đẹp của vỏ đào và tăng thời gian bảo quản, đào
thường được ngâm với dung dịch axit citric công nghiệp. Chất này khi vào cơ thể
có thể gây hại đến hệ thần kinh, gây dị ứng và thậm chí là ung thư.
8. Lê
Lê thường nhanh hỏng. Vì vậy, nhiều tiểu thương thường ngâm lê
với các loại hoá chất hoặc thuốc nhuộm để giữ màu vàng đẹp của vỏ lê hoặc để
tẩy trắng phần thịt lê. Lê bị ngâm tẩm hoá chất thường có mùi lạ, hương vị
không tự nhiên.
9. Sầu riêng
Dù có lớp vỏ rất dày, nhưng giống như nhiều loại quả khác, sầu
riêng không tránh được “số phận” bị ngâm tẩm hoá chất để ép quả chín đều. Hoá
chất ngâm tẩm sầu riêng thường có xuất xứ từ Trung Quốc, không có nhãn mác,
cảnh báo hay hướng dẫn sử dụng kèm theo.
10. Mít
Cũng giống như sầu riêng, mít thường bị ngâm tẩm hoá chất để ép
quả chín đều, để được lâu và có màu đẹp.
Ngoài ra, còn có các loại rau bị “tẩm” nhiều hóa chất nhất:
1.Rau cải
Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy,
các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng
thời gian trước khi thu hoạch.
2. Rau muống
Rau muống là loại rau dễ bị nhiễm hóa chất nhất. Khi dùng quá
nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá
màu xanh đen.
Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội
nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn
có mùi hắc và có vị chát.
Vì vậy, khi chọn mua bạn không nên chọn rau muống có lá và thân
to bất thường, rau vươn quá dài, cọng quá to, bẻ thấy giòn, lá xanh sẫm.
Thay vào đó bạn nên chọn rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn
lại rất giòn, ngon và an toàn. Mặt khác, khi ngắt cuống thấy có nhựa loang giữa
2 phần thân.
3. Rau cần
Hóa chất có trên các loại rau cần thường là hóa chất trừ sâu bọ.
Rau cần nếu phun thuốc để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp
lại.
Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to,
ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân
tóp lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét