VĂN BẠN VĂN 1
TOÀN TẬP
Nhiều tác giả/ Nguyễn Nguyên Bảy chủ trương/
NXB Văn Học ấn hành 1.2013
Văn Đò Đưa
TRẦN VĂN CUNG
KIM LÂN – NHÀ VĂN
CỦA NHỮNG KIẾP NGƯỜI BÉ MỌN
Kim Lân thường được coi là nhà văn của những kiếp người thầm lặng, bé mọn. Bởi lẽ, trong sự nghiệp văn chương của ông những trang viết về những con người thấp cổ bé họng chiếm số lượng không nhỏ. Đây là mảng đề tài khá quen thuộc trong nền văn học hiện đại Việt Nam, nhất là giai đoạn từ 1930-1945. Thậm chí, Nguyên Hồng còn được coi là “nhà văn chân đất” của những người cùng khổ. Thế nhưng, Kim Lân vẫn ấn tượng với những sáng tác viết về những kiếp người “đầu thừa đuôi thẹo” (chữ của Kim Lân), những kẻ “hạ lưu” trong xã hội.
Mạnh dạn bước chân vào một con đường quá quen thuộc, một mảnh đất đã được cày đi xới lại khá nhiều lần, nhưng Kim Lân vẫn tìm được quặng vàng quặng bạc vì biết đào vào những tầng đất sâu hơn. Với mảng đề tài này, Kim Lân tập trung miêu tả những mảnh đời nghèo khổ, bất hạnh, những kiếp người “đầu thừa đuôi thẹo” ở khắp xó xỉnh cuộc sống. Mỗi người một cảnh ngộ, một số phận riêng. Có người vì đói khát mà đánh mất nhân phẩm vốn có của mình như người phụ nữ không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt; có người bị chà đạp, bị áp bức, bị khinh bỉ như anh Thế, chị Hòa trong Nên vợ nên chồng, anh em Viên trong Tìm em; có người trôi dạt khốn cùng bởi chiến tranh, loạn lạc như ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, ông Mộc, dì Bản trong Người chú dượng… Mặc dù họ đều là những con người nghèo khổ, cơ cực, bần hàn nhưng lạ thay ở những người đó vẫn lấp lánh một vẻ đẹp trong tâm hồn: giàu lòng yêu thương, sẵn sàng hy sinh, luôn khao khát hạnh phúc và có khát vọng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.
Với một tâm hồn luôn hướng về cuộc sống và con người nông thôn, Kim Lân đã đào sâu vào những vấn đề xã hội làng quê rất tự nhiên. Đó là cái nghèo, cái khổ, cái đói của những con người bé mọn. Có thể là một “đứa con người vợ lẽ” tự cảm thấy cuộc sống của mình là sống thừa; có thể là một “đứa con người cô đầu” bị mẹ nhẫn tâm bỏ rơi, sống bơ vơ tủi cực trong cuộc sống mưu sinh; có thể là một “người kép già” hết thời, chỉ biết vùi dập cuộc đời còn lại trong làn khói thuốc phiện… Song, chiếm số lượng nhiều nhất trong sáng tác Kim Lân vẫn là những người nông dân nghèo không thể sống nổi chính trên quê hương mình mà phải rời bỏ làng quê phiêu bạt khắp đó đây tìm kế sinh nhai. Đó là những người nông dân miền xuôi mất nhà, mất đất phải phiêu bạt lên miền ngược, tấp vào một xóm chợ bên sông, một góc phố núi, một đồn điền hay một xóm trại để tiếp tục kiếm tìm miếng cơm manh áo hằng ngày. Không một tấc đất cắm dùi nên họ đành phải lang thang khắp nơi, tha phương cầu thực “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”. Họ bị ném vào cuộc mưu sinh hết sức nghiệt ngã và cay đắng. Trong những cuộc hành trình phiêu bạt để mưu sinh đầy cam go và nguy hiểm ấy, nhiều người đã sức cùng lực kiệt đành phải bỏ mạng nơi xứ lạ quê người, như gia đình anh Thế trong Nên vợ nên chồng, gia đình ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê.
Vì không có ruộng đất nên không lấy gì để làm, người nông dân rơi vào tình trạng nghèo khổ, tất yếu sẽ dẫn đến đói khát. Cái đói hiện diện mọi nơi, mọi thôn xóm, ngõ ngách và làm đảo lộn cuộc sống bình yên của con người. Trong Vợ nhặt, Kim Lân đã đặc tả rõ nét nạn đói năm 1945 – một thời gian cụ thể, một không gian điển hình. Đến với tác phẩm, người đọc không chỉ nghe được lời kể của nhà văn mà dường như trực tiếp chứng kiến nạn đói ấy; không chỉ nhìn rõ cây cỏ, nhà cửa, bóng người mà còn nghe rõ tiếng quạ kêu, tiếng người khóc và ngửi thấy cả mùi gây, mùi khét; không chỉ rùng mình mà còn khiếp sợ, xót thương và tưởng chừng như không thể sống nổi. Nạn đói đó không chỉ là tai họa đối với con người mà còn là “quốc nạn”. Quả thật, Kim Lân đã diễn tả một cách chân thực và xúc động về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 “mà có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình” (Đôi mắt - Nam Cao). Ở đó, cái đói, cái chết tràn lan, bao phủ cuộc sống con người và đời người giống như một đống tro tàn, tan hoang, lạnh ngắt. Vì đói mà nhiều người đã đánh mất nhân phẩm vốn có của mình, chỉ còn sống theo bản năng để được ăn, được sống... Do vậy mà người đàn bà quên cả sĩ diện, khi được mời ăn thì “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: - Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” [2,tr.95].
Đoạn văn làm cho bất cứ ai có lương tâm cũng phải xấu hổ, phải quay mặt đi để cười ra nước mắt. Có lẽ thị hiểu rõ hơn ai hết, trong nạn đói, nhất là trong lúc này, một khi cuộc sống đang mấp mé bên bờ vực thẳm giữa sự sống và cái chết, nếu cố giữ lòng tự trọng thì khó mà tiếp tục tồn tại, bởi thế vì miếng ăn mà thị đã đánh mất thiên tính tốt đẹp nghìn đời của người phụ nữ Việt Nam. Trong tiến trình văn học Việt Nam, nhiều văn nghệ sĩ đã viết về nạn đói. Để giải thích điều này, Giáo sư Phong Lê đã hơn một lần cho rằng nền nông nghiệp manh mún, lạc hậu của chúng ta đã tạo ra cái đói “lưu niên”, năm nào cũng đói. Thậm chí cái đói còn “di căn” vào nhiều thế hệ. Nguyễn Du trong Sở kiến hành tả cảnh một gia đình đói rách đi xin ăn. Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ đã kể chuyện mùa màng thất bát, cả một vùng rộng lớn lúa ngô chết rục, chỉ thấy chồn, cáo chạy nhông, đào bới. Ngô Tất Tố trong Tắt đèn đã để nước mắt chị Dậu rơi lã chã khi chứng kiến con mình phải ăn cơm thừa của chó. Còn cái đói trong văn Nam Cao khiến ta thương cảm đến rơi lệ. Đúng vậy, đọc truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no… độc giả nhận thấy rằng: chính cái đói có nguy cơ làm mất đi giá trị con người, đó là vấn đề tha hóa.
Trong sáng tác Kim Lân, người dân nghèo đói, khổ sở đâu chỉ vì họ không có ruộng đất, chỉ vì dân ngụ cư mà còn do sự áp bức bóc lột của bọn cường hào ác bá. Trong Nên vợ nên chồng, vợ chồng tên địa chủ Khang đã tìm đủ mọi cách, dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để ngăn cản không cho Thế lấy vợ. Kể từ ngày đó, Thế có tên là “Anh cu Ế”. Không chỉ ngăn cản việc Thế lấy vợ mà vợ chồng chúng còn là những kẻ độc ác đã giết chết bố và em trai Hòa: “Nhiều người khổ với Khang ở xóm này còn có chị Hòa. Chị ở bên kia sông. Bố và em trai chị bị thằng Khang giết chết từ năm mới khởi nghĩa” [2,tr.134]. Địa chủ Thị Toàn (Tìm em) đã đánh mẹ Viên đến chết, xích em Viên như xích một con chó chỉ vì em quá đói, ăn vụng của nhà nó mấy quả chuối xanh. Còn tên tổng Đáng trong Chị Nhâm chỉ vì hai đồng bạc mà nó bắt Nhâm mới mười ba tuổi phải làm đủ mọi việc, từ việc quét nhà, nấu cơm, chăn trâu cho đến xay lúa, giã gạo…
Tuy nhiên, truyện ngắn Kim Lân không chỉ dừng lại ở phương diện tố khổ. Ngược lại, vẫn ấm áp một niềm tin, vẫn lấp lánh một sức sống mãnh liệt. Hiện thực buồn đau của cuộc sống như một đòn bẩy để cho con người vươn tới ánh sáng. Dù trong hoàn cảnh nào, những kiếp người thầm lặng, nghèo khổ vẫn không bị tiêu diệt, không bị gục ngã. Trái lại, họ vẫn trụ vững và chiến thắng với một sức mạnh phi thường. Càng trong hoàn cảnh mờ tối, lây lất, niềm khát khao hạnh phúc và tình thương của người nghèo khổ càng tỏa sáng, bất diệt. Với ngòi bút nhân đạo, Kim Lân đã mô tả người nông dân ở nơi tận cùng của sự đói khổ, song ông cũng thấy rõ họ vẫn trồi lên như cây lúa cần nắng gió. Kim Lân tâm sự: “Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ là khi đói người ta khổ cực và chỉ muốn chết. Tôi định viết một số truyện ngắn nhưng với ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống” [1,tr.37]. Điều này có lẽ thể hiện rõ nhất ở tác phẩm Vợ nhặt, một thiên truyện xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Trong tác phẩm, khát vọng sống được lan tỏa và sưởi ấm cả nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Nếu như người vợ nhặt là hiện thân của niềm khao khát sống thì Tràng là hiện thân của niềm khát khao hạnh phúc. Cho nên, giữa lúc đói kém nhất, Tràng lại đưa một người phụ nữ xa lạ về nhà làm vợ. Đây là một đám cưới nhỏ giữa một đám ma khổng lồ. Hay nói cách khác, đó là sự sống được nảy sinh từ cái chết. Vì thế, Tràng mới nâng niu, trân trọng cái hạnh phúc nhỏ bé của mình: “Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hì hì…” [2,tr.92]. Đằng sau câu nói ấy là niềm vui không thể tả xiết. Bởi thế, ánh sáng của ngọn đèn đã trở thành biểu tượng của hạnh phúc, của niềm tin. Đặc biệt, niềm tin yêu, niềm hy vọng ấy được Kim Lân gửi gắm nhiều nhất ở nhân vật bà cụ Tứ. Bà thương con, thương nàng dâu bằng một tình thương tự nhiên giữa mẹ và con, giữa con người với con người. Bà trở nên nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường. Bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa; sai bảo, dạy dỗ con dâu; nhắc nhở, động viên con trai. Ánh sáng của niềm tin yêu, của hy vọng từ người mẹ tỏa sang đôi vợ chồng mới, vì thế bữa cơm thảm hại của ngày đói chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo loãng nhưng cả nhà vẫn vui vẻ ăn rất ngon lành. Tuy gần đất xa trời nhưng bà luôn ao ước cho con, cho gia đình, cho thế hệ con cháu mai sau. Có ai ngờ rằng một bà cụ đang chờ về thế giới bên kia lại có niềm hy vọng tràn trề không bị tàn lụi theo tuổi tác và năm tháng.
Khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân nghèo khổ không chỉ có trong Vợ nhặt mà còn được thể hiện trong Ông lão hàng xóm. Đoàn là một đảng viên đã chín mười năm chiến đấu trong quân đội, từng vào sinh ra tử, từng giết nhiều Tây và bọn Việt gian theo Tây nhưng nay bị quy oan là Việt Nam Quốc dân đảng, là phản bội và đang bị truy bắt, làm nhục. Có lúc, Đoàn định tự tử nhưng anh lại tâm niệm, như tự thề nguyện với lương tâm và dũng khí của mình là phải sống: “Và Đoàn chết đi liệu đã thoát chưa hay là rồi đây người ta sẽ cho rằng Đoàn trốn đấu tranh? Bị đồng bọn cắt đứt đầu mối? Không, Đoàn phải sống! Cho dẫu hoàn cảnh có đắng cay, tủi nhục đến chừng mực nào đi nữa, Đoàn cũng phải sống. Tình thương yêu và bổn phận làm cha, làm chồng day dứt trong lòng. Đoàn không thể trốn mà đi được” [2,tr.214]. Lời tâm niệm của Đoàn giống như một sự quyết đấu nhằm giành lại chỗ đứng cho thân phận mình giữa thời buổi đảo điên, đen tối của xã hội.
Những kiếp người thầm lặng, bé mọn trong truyện Kim Lân mặc dù nghèo khổ, cơ cực, thậm chí còn đói kém nhưng ở họ luôn tiềm tàng một khát vọng sống mãnh liệt, một niềm tin yêu vô bờ bến. Chính khát vọng, niềm tin ấy, người nông dân đã tìm đến cách mạng. Trước cách mạng, không ít nhà văn viết về người nông dân nhưng đối với họ cách mạng còn quá xa vời, họ chưa tìm thấy ý nghĩa của đời mình trong đời sống cách mạng. Vì thế, kết thúc ở nhiều tác phẩm vẫn bế tắc. Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố phải bán sức lao động, bán khoai, bán chó, bán con, bán cả dòng sữa của chính mình để nuôi một lão quan già nhưng cuối cùng cũng bị ném vào đêm tối mịt mù “như cái tiền đồ của chị”. Kết thúc truyện Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao cũng không mấy khả quan. Nam Cao cũng như nhiều nhà văn hiện thực khác vẫn chưa tìm ra con đường đúng đắn để nhân vật của mình đi đúng hướng nên truyện của ông bao trùm một không khí buồn thảm, u ám. Trong khi đó, truyện Vợ nhặt của Kim Lân được khép lại với đám người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” [2,tr.104]. Những hình ảnh này hiện lên trong tâm trí Tràng, phải chăng đây là một luồng ánh sáng mới? Luồng khởi quang cách mạng đó, tuy ba con người nghèo khổ chưa nhận thức rõ ràng, song vẫn lung linh, chấp chới một dự cảm ấm lòng. Cách kết thúc như vậy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực: khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng đường, người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây là một trong những xu hướng vận động của văn học giai đoạn này Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của người nông dân còn được Kim Lân thể hiện sâu sắc ở nhiều tác phẩm khác. Nếu trong Vợ nhặt mới chỉ thấp thoáng ánh hồng của tương lai tươi sáng thì trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Người chú dượng… sự đổi đời của người nông dân nghèo mới thực sự diễn ra. Ánh sáng của cách mạng tháng Tám đã đem đến một trang đời mới cho những kiếp người đau khổ. Vì thế, ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, sau khi đã tìm được đất mới để an cư lạc nghiệp thì có tâm sự: “Nhưng mà con ạ, bố con ta có được miếng đất này mà sinh sống là phúc lắm rồi. Trước ngày đẻ con ra, bố mẹ lang thang, xiêu bạt bao nhiêu năm giời không kiếm đâu ra được mảnh đất. Mình là con nhà nông, rời hòn đất ra là thấy ngay cái đói nghèo, cay cực rồi” [3,tr.361]. Giờ đây, ông tỏ ra vui sướng khi được làm chủ một vùng đất rộng lớn, khi nhẩm tính việc đào hầm, việc mua sắm đồ đạc cho thằng con trai đi học.
Kim Lân quả là nhà văn của những kiếp người thầm lặng, bé mọn. Cả đời ông muốn khám phá tận cùng cái góc khuất của những con người thừa, người rơi, người cùng khổ để chỉ ra cái ánh sáng diệu kì le lói của tình thương, của lòng hy vọng và của cái đẹp ở chính nơi tăm tối nhất dường như chẳng ai để ý, chẳng đáng quan tâm. Bởi vậy, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn rất có lý khi khái quát rằng: “Hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách đàng hoàng chững chạc” [3,tr.16]. Vì thế, tuy viết không nhiều, nhưng sáng tác của Kim Lân vẫn trụ vững với thời gian và giữ một vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam.
Tài Liệu Tham Khảo
1. Hà Minh Đức (2004), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục.
2. Truyện ngắn Kim Lân (2010), Nxb Văn học.
3. Lữ Huy Nguyên (Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học.
4.Vũ Dương Quỹ (Tuyển chọn và biên soạn) (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nguyễn Huy Tưởng - Kim Lân, Nxb Giáo dục.
5. Trần Đăng Suyền (2010), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Nxb Khoa học xã hội.
Bài Trần Văn Cung/ Nguyễn Văn Hòa đọc chọn
TOÀN TẬP
Nhiều tác giả/ Nguyễn Nguyên Bảy chủ trương/
NXB Văn Học ấn hành 1.2013
Văn Đò Đưa
TRẦN VĂN CUNG
KIM LÂN – NHÀ VĂN
CỦA NHỮNG KIẾP NGƯỜI BÉ MỌN
Kim Lân thường được coi là nhà văn của những kiếp người thầm lặng, bé mọn. Bởi lẽ, trong sự nghiệp văn chương của ông những trang viết về những con người thấp cổ bé họng chiếm số lượng không nhỏ. Đây là mảng đề tài khá quen thuộc trong nền văn học hiện đại Việt Nam, nhất là giai đoạn từ 1930-1945. Thậm chí, Nguyên Hồng còn được coi là “nhà văn chân đất” của những người cùng khổ. Thế nhưng, Kim Lân vẫn ấn tượng với những sáng tác viết về những kiếp người “đầu thừa đuôi thẹo” (chữ của Kim Lân), những kẻ “hạ lưu” trong xã hội.
Mạnh dạn bước chân vào một con đường quá quen thuộc, một mảnh đất đã được cày đi xới lại khá nhiều lần, nhưng Kim Lân vẫn tìm được quặng vàng quặng bạc vì biết đào vào những tầng đất sâu hơn. Với mảng đề tài này, Kim Lân tập trung miêu tả những mảnh đời nghèo khổ, bất hạnh, những kiếp người “đầu thừa đuôi thẹo” ở khắp xó xỉnh cuộc sống. Mỗi người một cảnh ngộ, một số phận riêng. Có người vì đói khát mà đánh mất nhân phẩm vốn có của mình như người phụ nữ không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt; có người bị chà đạp, bị áp bức, bị khinh bỉ như anh Thế, chị Hòa trong Nên vợ nên chồng, anh em Viên trong Tìm em; có người trôi dạt khốn cùng bởi chiến tranh, loạn lạc như ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, ông Mộc, dì Bản trong Người chú dượng… Mặc dù họ đều là những con người nghèo khổ, cơ cực, bần hàn nhưng lạ thay ở những người đó vẫn lấp lánh một vẻ đẹp trong tâm hồn: giàu lòng yêu thương, sẵn sàng hy sinh, luôn khao khát hạnh phúc và có khát vọng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.
Với một tâm hồn luôn hướng về cuộc sống và con người nông thôn, Kim Lân đã đào sâu vào những vấn đề xã hội làng quê rất tự nhiên. Đó là cái nghèo, cái khổ, cái đói của những con người bé mọn. Có thể là một “đứa con người vợ lẽ” tự cảm thấy cuộc sống của mình là sống thừa; có thể là một “đứa con người cô đầu” bị mẹ nhẫn tâm bỏ rơi, sống bơ vơ tủi cực trong cuộc sống mưu sinh; có thể là một “người kép già” hết thời, chỉ biết vùi dập cuộc đời còn lại trong làn khói thuốc phiện… Song, chiếm số lượng nhiều nhất trong sáng tác Kim Lân vẫn là những người nông dân nghèo không thể sống nổi chính trên quê hương mình mà phải rời bỏ làng quê phiêu bạt khắp đó đây tìm kế sinh nhai. Đó là những người nông dân miền xuôi mất nhà, mất đất phải phiêu bạt lên miền ngược, tấp vào một xóm chợ bên sông, một góc phố núi, một đồn điền hay một xóm trại để tiếp tục kiếm tìm miếng cơm manh áo hằng ngày. Không một tấc đất cắm dùi nên họ đành phải lang thang khắp nơi, tha phương cầu thực “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”. Họ bị ném vào cuộc mưu sinh hết sức nghiệt ngã và cay đắng. Trong những cuộc hành trình phiêu bạt để mưu sinh đầy cam go và nguy hiểm ấy, nhiều người đã sức cùng lực kiệt đành phải bỏ mạng nơi xứ lạ quê người, như gia đình anh Thế trong Nên vợ nên chồng, gia đình ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê.
Vì không có ruộng đất nên không lấy gì để làm, người nông dân rơi vào tình trạng nghèo khổ, tất yếu sẽ dẫn đến đói khát. Cái đói hiện diện mọi nơi, mọi thôn xóm, ngõ ngách và làm đảo lộn cuộc sống bình yên của con người. Trong Vợ nhặt, Kim Lân đã đặc tả rõ nét nạn đói năm 1945 – một thời gian cụ thể, một không gian điển hình. Đến với tác phẩm, người đọc không chỉ nghe được lời kể của nhà văn mà dường như trực tiếp chứng kiến nạn đói ấy; không chỉ nhìn rõ cây cỏ, nhà cửa, bóng người mà còn nghe rõ tiếng quạ kêu, tiếng người khóc và ngửi thấy cả mùi gây, mùi khét; không chỉ rùng mình mà còn khiếp sợ, xót thương và tưởng chừng như không thể sống nổi. Nạn đói đó không chỉ là tai họa đối với con người mà còn là “quốc nạn”. Quả thật, Kim Lân đã diễn tả một cách chân thực và xúc động về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 “mà có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình” (Đôi mắt - Nam Cao). Ở đó, cái đói, cái chết tràn lan, bao phủ cuộc sống con người và đời người giống như một đống tro tàn, tan hoang, lạnh ngắt. Vì đói mà nhiều người đã đánh mất nhân phẩm vốn có của mình, chỉ còn sống theo bản năng để được ăn, được sống... Do vậy mà người đàn bà quên cả sĩ diện, khi được mời ăn thì “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: - Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” [2,tr.95].
Đoạn văn làm cho bất cứ ai có lương tâm cũng phải xấu hổ, phải quay mặt đi để cười ra nước mắt. Có lẽ thị hiểu rõ hơn ai hết, trong nạn đói, nhất là trong lúc này, một khi cuộc sống đang mấp mé bên bờ vực thẳm giữa sự sống và cái chết, nếu cố giữ lòng tự trọng thì khó mà tiếp tục tồn tại, bởi thế vì miếng ăn mà thị đã đánh mất thiên tính tốt đẹp nghìn đời của người phụ nữ Việt Nam. Trong tiến trình văn học Việt Nam, nhiều văn nghệ sĩ đã viết về nạn đói. Để giải thích điều này, Giáo sư Phong Lê đã hơn một lần cho rằng nền nông nghiệp manh mún, lạc hậu của chúng ta đã tạo ra cái đói “lưu niên”, năm nào cũng đói. Thậm chí cái đói còn “di căn” vào nhiều thế hệ. Nguyễn Du trong Sở kiến hành tả cảnh một gia đình đói rách đi xin ăn. Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ đã kể chuyện mùa màng thất bát, cả một vùng rộng lớn lúa ngô chết rục, chỉ thấy chồn, cáo chạy nhông, đào bới. Ngô Tất Tố trong Tắt đèn đã để nước mắt chị Dậu rơi lã chã khi chứng kiến con mình phải ăn cơm thừa của chó. Còn cái đói trong văn Nam Cao khiến ta thương cảm đến rơi lệ. Đúng vậy, đọc truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no… độc giả nhận thấy rằng: chính cái đói có nguy cơ làm mất đi giá trị con người, đó là vấn đề tha hóa.
Trong sáng tác Kim Lân, người dân nghèo đói, khổ sở đâu chỉ vì họ không có ruộng đất, chỉ vì dân ngụ cư mà còn do sự áp bức bóc lột của bọn cường hào ác bá. Trong Nên vợ nên chồng, vợ chồng tên địa chủ Khang đã tìm đủ mọi cách, dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để ngăn cản không cho Thế lấy vợ. Kể từ ngày đó, Thế có tên là “Anh cu Ế”. Không chỉ ngăn cản việc Thế lấy vợ mà vợ chồng chúng còn là những kẻ độc ác đã giết chết bố và em trai Hòa: “Nhiều người khổ với Khang ở xóm này còn có chị Hòa. Chị ở bên kia sông. Bố và em trai chị bị thằng Khang giết chết từ năm mới khởi nghĩa” [2,tr.134]. Địa chủ Thị Toàn (Tìm em) đã đánh mẹ Viên đến chết, xích em Viên như xích một con chó chỉ vì em quá đói, ăn vụng của nhà nó mấy quả chuối xanh. Còn tên tổng Đáng trong Chị Nhâm chỉ vì hai đồng bạc mà nó bắt Nhâm mới mười ba tuổi phải làm đủ mọi việc, từ việc quét nhà, nấu cơm, chăn trâu cho đến xay lúa, giã gạo…
Tuy nhiên, truyện ngắn Kim Lân không chỉ dừng lại ở phương diện tố khổ. Ngược lại, vẫn ấm áp một niềm tin, vẫn lấp lánh một sức sống mãnh liệt. Hiện thực buồn đau của cuộc sống như một đòn bẩy để cho con người vươn tới ánh sáng. Dù trong hoàn cảnh nào, những kiếp người thầm lặng, nghèo khổ vẫn không bị tiêu diệt, không bị gục ngã. Trái lại, họ vẫn trụ vững và chiến thắng với một sức mạnh phi thường. Càng trong hoàn cảnh mờ tối, lây lất, niềm khát khao hạnh phúc và tình thương của người nghèo khổ càng tỏa sáng, bất diệt. Với ngòi bút nhân đạo, Kim Lân đã mô tả người nông dân ở nơi tận cùng của sự đói khổ, song ông cũng thấy rõ họ vẫn trồi lên như cây lúa cần nắng gió. Kim Lân tâm sự: “Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ là khi đói người ta khổ cực và chỉ muốn chết. Tôi định viết một số truyện ngắn nhưng với ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống” [1,tr.37]. Điều này có lẽ thể hiện rõ nhất ở tác phẩm Vợ nhặt, một thiên truyện xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Trong tác phẩm, khát vọng sống được lan tỏa và sưởi ấm cả nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Nếu như người vợ nhặt là hiện thân của niềm khao khát sống thì Tràng là hiện thân của niềm khát khao hạnh phúc. Cho nên, giữa lúc đói kém nhất, Tràng lại đưa một người phụ nữ xa lạ về nhà làm vợ. Đây là một đám cưới nhỏ giữa một đám ma khổng lồ. Hay nói cách khác, đó là sự sống được nảy sinh từ cái chết. Vì thế, Tràng mới nâng niu, trân trọng cái hạnh phúc nhỏ bé của mình: “Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hì hì…” [2,tr.92]. Đằng sau câu nói ấy là niềm vui không thể tả xiết. Bởi thế, ánh sáng của ngọn đèn đã trở thành biểu tượng của hạnh phúc, của niềm tin. Đặc biệt, niềm tin yêu, niềm hy vọng ấy được Kim Lân gửi gắm nhiều nhất ở nhân vật bà cụ Tứ. Bà thương con, thương nàng dâu bằng một tình thương tự nhiên giữa mẹ và con, giữa con người với con người. Bà trở nên nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường. Bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa; sai bảo, dạy dỗ con dâu; nhắc nhở, động viên con trai. Ánh sáng của niềm tin yêu, của hy vọng từ người mẹ tỏa sang đôi vợ chồng mới, vì thế bữa cơm thảm hại của ngày đói chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo loãng nhưng cả nhà vẫn vui vẻ ăn rất ngon lành. Tuy gần đất xa trời nhưng bà luôn ao ước cho con, cho gia đình, cho thế hệ con cháu mai sau. Có ai ngờ rằng một bà cụ đang chờ về thế giới bên kia lại có niềm hy vọng tràn trề không bị tàn lụi theo tuổi tác và năm tháng.
Khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân nghèo khổ không chỉ có trong Vợ nhặt mà còn được thể hiện trong Ông lão hàng xóm. Đoàn là một đảng viên đã chín mười năm chiến đấu trong quân đội, từng vào sinh ra tử, từng giết nhiều Tây và bọn Việt gian theo Tây nhưng nay bị quy oan là Việt Nam Quốc dân đảng, là phản bội và đang bị truy bắt, làm nhục. Có lúc, Đoàn định tự tử nhưng anh lại tâm niệm, như tự thề nguyện với lương tâm và dũng khí của mình là phải sống: “Và Đoàn chết đi liệu đã thoát chưa hay là rồi đây người ta sẽ cho rằng Đoàn trốn đấu tranh? Bị đồng bọn cắt đứt đầu mối? Không, Đoàn phải sống! Cho dẫu hoàn cảnh có đắng cay, tủi nhục đến chừng mực nào đi nữa, Đoàn cũng phải sống. Tình thương yêu và bổn phận làm cha, làm chồng day dứt trong lòng. Đoàn không thể trốn mà đi được” [2,tr.214]. Lời tâm niệm của Đoàn giống như một sự quyết đấu nhằm giành lại chỗ đứng cho thân phận mình giữa thời buổi đảo điên, đen tối của xã hội.
Những kiếp người thầm lặng, bé mọn trong truyện Kim Lân mặc dù nghèo khổ, cơ cực, thậm chí còn đói kém nhưng ở họ luôn tiềm tàng một khát vọng sống mãnh liệt, một niềm tin yêu vô bờ bến. Chính khát vọng, niềm tin ấy, người nông dân đã tìm đến cách mạng. Trước cách mạng, không ít nhà văn viết về người nông dân nhưng đối với họ cách mạng còn quá xa vời, họ chưa tìm thấy ý nghĩa của đời mình trong đời sống cách mạng. Vì thế, kết thúc ở nhiều tác phẩm vẫn bế tắc. Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố phải bán sức lao động, bán khoai, bán chó, bán con, bán cả dòng sữa của chính mình để nuôi một lão quan già nhưng cuối cùng cũng bị ném vào đêm tối mịt mù “như cái tiền đồ của chị”. Kết thúc truyện Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao cũng không mấy khả quan. Nam Cao cũng như nhiều nhà văn hiện thực khác vẫn chưa tìm ra con đường đúng đắn để nhân vật của mình đi đúng hướng nên truyện của ông bao trùm một không khí buồn thảm, u ám. Trong khi đó, truyện Vợ nhặt của Kim Lân được khép lại với đám người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” [2,tr.104]. Những hình ảnh này hiện lên trong tâm trí Tràng, phải chăng đây là một luồng ánh sáng mới? Luồng khởi quang cách mạng đó, tuy ba con người nghèo khổ chưa nhận thức rõ ràng, song vẫn lung linh, chấp chới một dự cảm ấm lòng. Cách kết thúc như vậy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực: khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng đường, người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây là một trong những xu hướng vận động của văn học giai đoạn này Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của người nông dân còn được Kim Lân thể hiện sâu sắc ở nhiều tác phẩm khác. Nếu trong Vợ nhặt mới chỉ thấp thoáng ánh hồng của tương lai tươi sáng thì trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Người chú dượng… sự đổi đời của người nông dân nghèo mới thực sự diễn ra. Ánh sáng của cách mạng tháng Tám đã đem đến một trang đời mới cho những kiếp người đau khổ. Vì thế, ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, sau khi đã tìm được đất mới để an cư lạc nghiệp thì có tâm sự: “Nhưng mà con ạ, bố con ta có được miếng đất này mà sinh sống là phúc lắm rồi. Trước ngày đẻ con ra, bố mẹ lang thang, xiêu bạt bao nhiêu năm giời không kiếm đâu ra được mảnh đất. Mình là con nhà nông, rời hòn đất ra là thấy ngay cái đói nghèo, cay cực rồi” [3,tr.361]. Giờ đây, ông tỏ ra vui sướng khi được làm chủ một vùng đất rộng lớn, khi nhẩm tính việc đào hầm, việc mua sắm đồ đạc cho thằng con trai đi học.
Kim Lân quả là nhà văn của những kiếp người thầm lặng, bé mọn. Cả đời ông muốn khám phá tận cùng cái góc khuất của những con người thừa, người rơi, người cùng khổ để chỉ ra cái ánh sáng diệu kì le lói của tình thương, của lòng hy vọng và của cái đẹp ở chính nơi tăm tối nhất dường như chẳng ai để ý, chẳng đáng quan tâm. Bởi vậy, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn rất có lý khi khái quát rằng: “Hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách đàng hoàng chững chạc” [3,tr.16]. Vì thế, tuy viết không nhiều, nhưng sáng tác của Kim Lân vẫn trụ vững với thời gian và giữ một vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam.
Tài Liệu Tham Khảo
1. Hà Minh Đức (2004), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục.
2. Truyện ngắn Kim Lân (2010), Nxb Văn học.
3. Lữ Huy Nguyên (Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học.
4.Vũ Dương Quỹ (Tuyển chọn và biên soạn) (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nguyễn Huy Tưởng - Kim Lân, Nxb Giáo dục.
5. Trần Đăng Suyền (2010), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Nxb Khoa học xã hội.
Bài Trần Văn Cung/ Nguyễn Văn Hòa đọc chọn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét