..Ngày 20 tháng 8 năm 1970 báo Nhân Dân đăng 5 bài thơ của Lý
Phương Liên: “Ca bình minh”, “Em mơ có một phiên tòa”, “Lời ru với anh”, “Về
người cha đã khuất”, “Thư gửi người bạn gái Mỹ”. Tác giả là công nhân trẻ ở nhà
máy cơ khí. Báo của Đảng ca ngợi: “Một bông hoa vừa nở đã ngát hương”.
Tất cả các báo đua nhau tìm xin thơ Lý Phương Liên coi như đó là giành đẳng cấp về cho tờ báo. Báo Lao Động bị chậm chân vì người phụ trách việc này là nhà thơ Thái Giang đang nghỉ phép. Do đó, tôi được giao nhiệm vụ khó khăn này: Phải xin cho được ít nhất một bài thơ của Lý Phương Liên cho số báo sắp ra.
Tôi đến nhà Lý Phương Liên gặp lúc chị đang tiếp hai người khách, nhà thơ Minh Giang phụ trách phòng văn hóa văn nghệ của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân và nhà thơ Phạm Tiến Duật mới từ chiến trường miền Nam ra. Tôi thuộc bài thơ “Gửi anh bạn Triều Tiên” của Minh Giang từ năm 1950 đến nay mới được gặp nhà thơ cho nên rất vui. Với tư cách một đàn anh từng trải, hiểu biết, nhà thơ Minh Giang nhận xét, hiện nay chúng ta có hai nhiệm vụ chiến lược, giải phóng miền Nam và xây dựng miền Bắc. Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu ở chiến trường giải phóng miền Nam. Lý Phương Liên là nhà thơ tiêu biểu của hậu phương lớn miền Bắc.
Lựa lúc thích hợp, tôi ngỏ ý xin thơ đăng báo thì Lý Phương Liên cho biết, tập thơ chép tay của chị do bác Huyền Kiêu và bác Hải Như giữ. Các báo muốn đăng thơ của chị đều phải qua hai bác ấy. Mừng quá, nhà thơ Hải Như là bạn vong niên của tôi (anh hơn tôi chín tuổi). Tôi vội vã cáo từ mọi người để đi xin thơ đăng báo. Báo Lao Động đăng ba bài thơ của Lý Phương Liên có bài bình luận do tôi chấp bút. Ít lâu sau, báo Văn Nghệ đăng một trang thơ Lý Phương Liên có bài “Nghĩ về Thúy Kiều”. Dư luận sôi lên cho rằng cho tới lúc ấy, “Nghĩ về Thúy Kiều” là bài thơ hay nhất của Lý Phương Liên. Nhiều anh em báo Lao Động chê trách tôi không biết chọn thơ hay đã để sổng mất bài “Nghĩ về Thúy Kiều”. Nhưng ngay hôm sau có tin “một đồng chí lãnh đạo (nghe nói là Trường Chinh) cho rằng “Nghĩ về Thúy Kiều” ẩn chứa tư tưởng phản động! Một cây đa cây đề của làng thơ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ông Hoàng Trung Thông phê phán “Nghĩ về Thúy Kiều” là: “Rắc rối cầu kỳ trong diễn tả, yếu đuối sướt mướt trong tình cảm, bi quan tăm tối trong tư tưởng ”. Các nhà tuyên huấn Đảng cho rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa không thể tồn tại một thân phận Thúy Kiều:
“... Trái đất chúng mình cho đến hôm nay,Vẫn còn những cuộc đời như nàng chìm nổi.
Thời gian còn nửa ngày là đêm tối.
Còn đồng tiền đổi trắng thay đen.
Còn sắc tài bạc mệnh với hờn ghen.
Còn những Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến.
Còn những đất đai triền miên chinh chiến...”
Trong giới văn chương, nhiều người không đồng ý với những nhận xét áp đặt của tuyên huấn, nhưng như giáo sư Trần văn Giàu viết trên báo Văn Nghệ ngày 19-9-1987 về tình trạng phê bình trong chế độ xã hội chủ nghĩa: “Lắm khi để nhận xét độc đoán không cho phép cãi lại”.
Hơn 40 năm sau, nhiều bạn đọc vẫn nhớ và có lời khuyến khích, Lý Phương Liên đưa in tập thơ của thời tuổi trẻ, mang tên “Ca Bình Minh”, tên của một trong năm bài thơ in trên báo Nhân Dân lần đầu tiên. Chị thổ lộ: “Tôi nín lặng suốt 40 năm nay vì lời nguyền bỏ thơ của chính tôi. Mọi hệ lụy xô đẩy chúng tôi đến bần hàn, cơ cực, không liên quan đến ai. Tôi không thán oán. Người chịu nhiều cay đắng vì thơ tôi là chồng tôi.” Bạn đọc dễ dàng cảm nhận vị đắng cay trong những lời “tôi không thán oán” của chị.
Trích Hồi ký Tống Văn Công
Trang 48 Ấn phẩm Người yêu sách 96.
VANDANBNN tổng hợp.
Tất cả các báo đua nhau tìm xin thơ Lý Phương Liên coi như đó là giành đẳng cấp về cho tờ báo. Báo Lao Động bị chậm chân vì người phụ trách việc này là nhà thơ Thái Giang đang nghỉ phép. Do đó, tôi được giao nhiệm vụ khó khăn này: Phải xin cho được ít nhất một bài thơ của Lý Phương Liên cho số báo sắp ra.
Tôi đến nhà Lý Phương Liên gặp lúc chị đang tiếp hai người khách, nhà thơ Minh Giang phụ trách phòng văn hóa văn nghệ của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân và nhà thơ Phạm Tiến Duật mới từ chiến trường miền Nam ra. Tôi thuộc bài thơ “Gửi anh bạn Triều Tiên” của Minh Giang từ năm 1950 đến nay mới được gặp nhà thơ cho nên rất vui. Với tư cách một đàn anh từng trải, hiểu biết, nhà thơ Minh Giang nhận xét, hiện nay chúng ta có hai nhiệm vụ chiến lược, giải phóng miền Nam và xây dựng miền Bắc. Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu ở chiến trường giải phóng miền Nam. Lý Phương Liên là nhà thơ tiêu biểu của hậu phương lớn miền Bắc.
Lựa lúc thích hợp, tôi ngỏ ý xin thơ đăng báo thì Lý Phương Liên cho biết, tập thơ chép tay của chị do bác Huyền Kiêu và bác Hải Như giữ. Các báo muốn đăng thơ của chị đều phải qua hai bác ấy. Mừng quá, nhà thơ Hải Như là bạn vong niên của tôi (anh hơn tôi chín tuổi). Tôi vội vã cáo từ mọi người để đi xin thơ đăng báo. Báo Lao Động đăng ba bài thơ của Lý Phương Liên có bài bình luận do tôi chấp bút. Ít lâu sau, báo Văn Nghệ đăng một trang thơ Lý Phương Liên có bài “Nghĩ về Thúy Kiều”. Dư luận sôi lên cho rằng cho tới lúc ấy, “Nghĩ về Thúy Kiều” là bài thơ hay nhất của Lý Phương Liên. Nhiều anh em báo Lao Động chê trách tôi không biết chọn thơ hay đã để sổng mất bài “Nghĩ về Thúy Kiều”. Nhưng ngay hôm sau có tin “một đồng chí lãnh đạo (nghe nói là Trường Chinh) cho rằng “Nghĩ về Thúy Kiều” ẩn chứa tư tưởng phản động! Một cây đa cây đề của làng thơ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ông Hoàng Trung Thông phê phán “Nghĩ về Thúy Kiều” là: “Rắc rối cầu kỳ trong diễn tả, yếu đuối sướt mướt trong tình cảm, bi quan tăm tối trong tư tưởng ”. Các nhà tuyên huấn Đảng cho rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa không thể tồn tại một thân phận Thúy Kiều:
“... Trái đất chúng mình cho đến hôm nay,Vẫn còn những cuộc đời như nàng chìm nổi.
Thời gian còn nửa ngày là đêm tối.
Còn đồng tiền đổi trắng thay đen.
Còn sắc tài bạc mệnh với hờn ghen.
Còn những Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến.
Còn những đất đai triền miên chinh chiến...”
Trong giới văn chương, nhiều người không đồng ý với những nhận xét áp đặt của tuyên huấn, nhưng như giáo sư Trần văn Giàu viết trên báo Văn Nghệ ngày 19-9-1987 về tình trạng phê bình trong chế độ xã hội chủ nghĩa: “Lắm khi để nhận xét độc đoán không cho phép cãi lại”.
Hơn 40 năm sau, nhiều bạn đọc vẫn nhớ và có lời khuyến khích, Lý Phương Liên đưa in tập thơ của thời tuổi trẻ, mang tên “Ca Bình Minh”, tên của một trong năm bài thơ in trên báo Nhân Dân lần đầu tiên. Chị thổ lộ: “Tôi nín lặng suốt 40 năm nay vì lời nguyền bỏ thơ của chính tôi. Mọi hệ lụy xô đẩy chúng tôi đến bần hàn, cơ cực, không liên quan đến ai. Tôi không thán oán. Người chịu nhiều cay đắng vì thơ tôi là chồng tôi.” Bạn đọc dễ dàng cảm nhận vị đắng cay trong những lời “tôi không thán oán” của chị.
Trích Hồi ký Tống Văn Công
Trang 48 Ấn phẩm Người yêu sách 96.
VANDANBNN tổng hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét