Tìm thấy ở Thư viện Mỹ
WASON PL 4389 .24 N578 D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
ĐÊM CHẲNG RIÊNG AI - TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Thanh Niên
- Hà Nội 1987
NGUYỄN
NGUYÊN BẢY
Đã
rất khuya. Chỉ còn trăng sao và gió thức cùng Ngọc Bích. Chị giãi bày cùng vũ
trụ mênh mông nỗi lòng mình. Anh ấy bỏ dở cuộc họp, ra đi. Tôi chạy theo. Nhưng
anh ấy muốn được yên tĩnh một mình. Tôi thấy bóng anh ấy trên đường, chếnh
choáng và mất hút vào dòng người. Giờ này anh ở đâu? Đêm Sài Gòn mênh mông quá?
Có ai trông thấy chồng tôi không? Em biết tìm anh ở đâu bây giờ?
Trên
ghế đá dưới gốc cây, anh ngồi lặng im, và chị không thể trông thấy. Nhưng vũ trụ
bao la, anh không thể ở ngoài, vì thế cũng lại gió và trăng sao tâm sự với anh.
Bấy lâu anh quên một điều là phải tìm hiểu mình, ngày nào anh còn là anh và
ngày nào anh đã không là anh nữa. Anh ung dung ngủ trên chức vụ của mình, ngủ
trên tình yêu của mình, mặc cho cuộc đời biến chuyển với những phức tạp và đa dạng
của nó.
Anh
ấy có trở về với tình yêu của tôi? Tôi còn hay là mất anh ấy?
Tại
sao anh lại không trở về. Có thể nào anh lại mất em? Đời anh sẽ là gì nếu không
có em. Chuyện thế nào nhỉ: Lúc ấy em mười bảy tuổi, em đẹp như một nàng tiên
trong truyện cổ tích. Em đã rẽ những chàng trai đang bao vây quanh mình, tiến lại
phía anh, đặt bàn tay nồng ấm lên tay anh và nói: Em yêu anh…
Hồi
đó, anh là ai? Em nhớ lại rồi… Một loạt đạn địch nổ bất thần, anh lao lên che đạn
cho đồng chí chỉ huy. Hai mươi nhăm năm đã qua, mỗi đêm nằm gối đầu trên cánh
tay còn mảnh đạn của anh, em lại tự hào mình có một người chồng cao đẹp.
Có
thể nào anh quên được những năm gian lao, em và các con đi sơ tán đạn bom Mỹ, nỗi
nhớ nhau vùi vào công việc, không một mảy may toan tính cho mình.
Anh
cứ làm em nhớ mãi những đêm thi công, anh thức trắng hết chiến dịch này qua chiến
dịch khác, công trình cần hoàn thành kế hoạch, chi viện cho tiền phương, chi viện
cho miền Nam ruột thịt. Tấm lòng anh trong sáng, nghị lực anh chắc bền, không một
động lực gì thôi thúc anh bằng tiếng gọi của tiền tuyến. Anh lao vào, và nỗi nhớ
nhau chỉ là những trang thư viết đầy những mơ mong một ngày đất nước thanh
bình, chúng mình góp công dựng xây cuộc đời hạnh phúc.
Đêm
nào trước ngày con chúng ta lên đường…
Đêm
ấy, anh làm sao có thể quên, hai cha con cùng đi cáng thương những người dân
lành chết vì bom B52 rải thảm của giặc Mỹ.
Rồi
tờ giấy báo tử phải không anh?
Con
chúng ta mãi mãi không trở về. Nó đã nằm xuống vì tổ quốc và gia đình.
Ngày
ấy anh và em đã khóc, khóc rất nhiều. Nhưng chúng mình đâu có bịn rịn, đâu có
chạy chọt cho con trốn nghĩa vụ, để được đi học nước ngoài, để được hưởng một
cuộc sống vật chất sung sướng. Không phải em và anh không nghĩ tới cái chết của
con. Nhưng ngay cả với cái chết, khi xảy ra, chúng mình cũng đủ can đảm chịu đựng.
Con chúng ta, nó muốn tự chủ cuộc đời chứ không phải nhờ người khác định liệu
cho đời nó. Anh đã kiêu hãnh vì con.
Vậy
mà ngờ đâu, bây giờ anh đã bị thương.
Đúng,
anh đã bị thương. Và cả em nữa, em cũng đã bị thương. Không phải vết thương do
bom đạn của quân thù, mà vết thương do chính cuộc đời bắn vào. Mảnh đạn vô
hình. Không làm chết được người. Nhưng vết thương cũng không phải nhẹ. Nhưng em
cứ nghĩ là anh đã bị trúng đạn bọc đường làm băng hoại cả cuộc đời?
Không.
Anh không phải con người thoái hóa, không phải con người vội vã nghỉ ngơi trong
cuộc đời hẹp. Anh không phải con người hài lòng với những công trạng và đóng
góp cho quá khứ. Anh không phải con người hèn, đòi hưởng thụ. Vậy thì tại sao
em?
Có
lẽ như thế này anh ạ. Cuộc sống mới sau chiến tranh bao la quá, mà tầm mắt anh
chưa nhìn bao quát mọi phía. Anh quá tự tin vào những kinh nghiệm đã qua. Anh
đem kinh nghiệm áp dụng một cách máy móc cho tất cả. Và chưa hết đâu. Trong những
chủ quan, trong những sao lãng học tập, anh đã vận dụng một cách sai lạc các đường
lối, chủ trương. Chung quy cũng chỉ bởi trình độ quản lý của anh chưa vươn tới
hiện thực.
Em
đã biết vậy, sao em cứ cố tình phanh phui những sai sót của anh và của công trường?
Em
đã nói rồi. Anh là một thực thể quan trọng lắm đối với em. Hơn nữa, em muốn từ
một cái công trường cụ thể, chúng ta nhìn rộng ra bên ngoài, phải không anh, nếu
nhìn vào thế giới thì chúng ta đã chậm lắm rồi. Chậm ngay cả điều căn bản ở đời
là ấm no và hạnh phúc. Nhưng ai cũng cảm thấy mình chẳng có lỗi gì trong chuyện
này. Ai cũng cảm thấy tình trạng yếu kém này xảy ra là do người khác, là ngoài
mình. Chẳng một ai can đảm chịu trách nhiệm. Em không muốn, chúng ta, các con
chúng ta, các bạn bè của chúng ta chạy trốn trước trách nhiệm này. Có phải vậy
không anh?
Anh
hiểu. Bây giờ thì anh hoàn toàn hiểu là vì sao em lại làm như vậy. Mỗi người
chúng ta phải tự xem xét lại mình.
Đêm
chẳng riêng ai mà anh.
Đúng.
Đêm chẳng riêng ai, dù rằng giấc ngủ của người này hay người khác có thể tới
nhanh hoặc chậm hơn nhau. Nhưng rõ ràng là chỉ vô thức người ta mới nằm xuống
là ngủ ngay được.
Lương
tâm gọi thức mỗi con người. Và soi vào đấy, người ta nhìn thấy mình rõ ràng hơn
tất cả.
Có
nghĩa là anh sẽ không giận em đấy chứ?
Sao
lại giận, dù sự thật quá phũ phàng. Chẳng phải anh Trần Hà đã đặt cho em câu hỏi:
Anh là người thế nào? Câu hỏi ấy bây giờ em trả lời được rồi chứ?
Anh
mãi mãi vẫn là con người tuyệt vời của em.
Mình
như chưa hẳn thế.
Không,
em tin là như thế.
Trong
cuộc họp chiều nay, anh có cảm giác là anh đã gặp thằng Dũng nhà mình.
Thằng
bé nhà mình nó vốn đâu có ít nói.
Thế
mà cũng có khi nó phải ít nói. May phước mà nó đã không im lặng. Anh đồng ý với
em chứ, con người ta bây giờ thông minh hơn trước nhiều. Cái gì xảy ra xung
quanh họ, họ cũng đều biết cả. Có điều họ nói ra hay họ im lặng. Sự im lặng thật
là đáng sợ, đúng không anh? Bởi vì họ không thèm nói ra nữa. Thừa. Vì thế, em sợ
sự im lặng ấy. Chẳng phải khi chúng mình giận nhau, chúng mình cũng im lặng, em
im lặng bởi vì em thấy xấu hổ, hoặc vì mình, hoặc vì nhau.
Vậy
em sẽ đi cùng anh chứ?
Anh
vẫn thấy cần em sao?
Suốt
cả đời em luôn ở bên anh, có lẽ nào bây giờ em lại không đi cùng anh.
Đi
với anh, nhưng không phải chỉ vì anh đâu, mà còn vì chính em nữa đó. Chúng ta sẽ
đi tới chỗ chúng ta cần tới, để trình bày một sự thật và tự làm lại những việc
mà mình đã làm sai.
Có
thể anh sẽ nhận một kỷ luật nào đó. Nhưng em biết không, dù sao anh cũng không
rời bỏ công trường. Anh sẽ ở lại đó. Anh sẽ làm việc. Anh vẫn sung sức mà em.
Anh sẽ cống hiến hết phần trí lực còn lại của mình.
Ôi,
anh thật tuyệt diệu. Em cứ nghĩ là anh sẽ chán nản, sẽ rời bỏ công trường, công
việc mà anh yêu thích suốt đời…
Có
thể anh sẽ không làm giám đốc nữa. Điều đó chẳng quan trọng gì, bởi anh sinh ra
đâu phải để làm giám đốc suốt đời. Con em chúng ta đã trưởng thành cả rồi, và
có đủ khả năng đảm nhiệm công việc xuất sắc hơn chúng ta…
Trái
tim anh nói vậy sao?
Trái
tim anh nó còn nói nhiều nữa, nói nhiều lắm, nó nói rằng anh rất yêu em.
Anh.
Em cũng rất yêu anh. Đêm nay, mỗi chúng ta, đối thoại với chính mình. Không có
mưu toan và sự dối trá nào xen vào.
Cảm
ơn em. Anh đã nhìn thấy tất cả, kể cả những công việc phải làm và sẽ làm.
Đối
với công trường Ngày Mai phải không anh?
Trước
hết là đối với công trường Ngày Mai, rồi nữa là đối với tất cả. Dãy nhà xưởng số
2 cần phải được sửa chữa lại một cách đúng đắn nhất. Trật tự, kỷ luật của công
trường phải được sắp xếp trở lại. Hòa phải được nhận lại công việc chỉ huy thi
công. Những công nhân bị sa thải vô nguyên tắc phải được trở lại làm việc. Hai
Thơm phải được trở về đúng vị trí công tác của anh ta. Út Lâm cũng vậy, và cô Hồng
cũng vậy…
Cô
ấy là một phụ nữ tốt, một cán bộ tốt, nhưng chưa phải một đảng viên tốt. Ta sẽ
tới công trường ngay chứ anh?
Phải
tới ngay. Để cương vị giám đốc của mình, anh kịp sửa sai. Rồi sau đó, anh sẽ tự
đi lên Tổng công ty, hoặc lên Bộ, rồi sau nữa, chúng ta sẽ tới Ban thanh tra của
em.
Em
hoàn toàn tin là anh sẽ làm như thế. Anh thật tuyệt vời!
/ Mời đọc tiếp chường 24, hết/
Tìm thấy ở Thư viện Mỹ
WASON PL 4389 .24 N578 D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
ĐÊM CHẲNG RIÊNG AI - TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Thanh Niên - Hà Nội 1987
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
HAI MƯƠI BỐN / hết/
Thu
Nga đi tung tăng trên đường. Cô vui như ngày nào cắp sách đến trường. Miệng
không hát ra lời mà trong lòng cứ rung lên nhạc điệu. Cô nhìn mọi vật xung
quanh. Tất cả đều trong sáng, mới mẻ và tươi đẹp hơn. Nắng như trẻ hơn và gió
như ngọt hơn. Hai hàng cây bên đường như cùng cô trò chuyện. Không, cô không
trò chuyện với cây đâu, mà đang trò chuyện với chính mình, cô bé Thu Nga mười
tám tuổi, tóc xõa vai, đang đi về phía công trường.
Thu
Nga biết không. Đêm qua đối với mình thật là khủng khiếp. Đêm trắng hoàn toàn
và mình thì hoàn toàn không thể nhắm mắt, dù mình đã đếm đến một tỷ lần các con
số. Mình làm sao có thể ngủ khi má mình ngồi lặng ngoài hiên, còn ba mình ngồi
dưới gốc cây ngoài cửa. Chỉ nghĩ tới cảnh đó thôi mình cũng cảm thấy tóc má như
bạc ra và lưng ba như còng xuống, thật tội nghiệp.
Mình
cứ nghĩ, có thể sáng nay thôi, cái buổi sáng đẹp đẽ như thế này sẽ không đến với
mình. Bởi mình đã hình dung thấy tòa lâu đài hạnh phúc của gia đình mình xây
trên một sợi tóc, mong manh quá, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi sợi tóc cũng có
thể đứt và tòa lâu đài sẽ đổ xuống tan tành. Mình sẽ trở thành cô bé hoặc là
không có cha, hoặc là không có mẹ, sẽ bơ vơ biết chừng nào.
Nhưng
tòa lâu đài ấy đã không đổ. Bởi cũng sáng nay, mình đã trông thấy ba má mình, vẻ
mặt thì già đi hơn, nhưng tâm hồn thì như trẻ lại, trẻ như là hai ông bà vừa gặp
nhau và vừa yêu nhau. Hai ông bà bàn soạn những công việc cần làm và sẽ làm.
Ôi, thế là nỗi lo sợ vô cùng của mình như trút bỏ. Mình hiểu như thế có nghĩa
là tòa lâu đài hạnh phúc của gia đình mình lại chắc bền hơn bao giờ.
Có
tiếng gọi sau lưng. Thu Nga biết là tiếng ai gọi mình. Nỗi giận hờn trẻ con đã
không cho cô quay đầu nhìn lại. Cô biết người gọi mình đang dẫn xe đạp đi ngay
đằng sau. Cô đi chậm lại, nhưng vẫn bước thẳng. Người đi sau càng xích lại gần
hơn và khi đã cảm thấy nói vừa đủ để nghe, người ấy bắt đầu nói:
- Chuyện
Thu Nga giận anh, ta sẽ nói sau. Anh chỉ muốn nói lại với Thu Nga chuyện đêm
qua chị Hồng nói với anh thôi, và anh thấy không thể không nói ngay cho Thu Nga
nghe. Hai chị em đã ngồi tâm sự với nhau gần như suốt đêm. Chị Hồng nói chị rất
mến em, ở tính cách, đạo đức con người em. Chị bảo, một con người như thế thì
chắc chắn không cần phải nương vào ai mà đi tới tương lai, tự em sẽ lựa chọn được
con đường thích hợp nhất để đi tới tương lai. Anh cũng tin như thế. Chỉ cần mấy
năm du học nước ngoài là em sẽ có một chỗ đứng thích hợp trong cuộc sống và đi
tới tương lai tươi sáng của mình.
Thu
Nga không ngoảnh đầu lại:
- Thì
ra các người đã nghĩ về tôi như thế? Vậy mà các người còn nỡ đem tôi ra phẩm
bình. Hơn lúc nào hết tôi không muốn mình bị xúc phạm thêm nữa. Tôi chẳng đi
đâu. Tương lai do tôi tự định đoạt lấy. Và sẽ bắt đầu từ công trường này.
- Thật
vậy sao em? – Hòa không giấu nổi niềm vui. – Anh và chị Hồng cũng nghĩ là em sẽ
lựa chọn con đường ấy. Thật chưa bao giờ anh có ấn tượng sâu sắc về em bằng khi
nghe em nói tự đáy lòng: Tương lai của em không thể mua bán bằng mấy chục bao
xi măng.
- Anh
chỉ có chuyện đó cần nói với tôi sao?
- Thu
Nga biết không, - Hòa đã tiến lên ngang với Thu Nga và sự thân mật làm cho
chính nỗi giận hờn của Thu Nga đã vơi trên gương mặt. – Có biết bao nhiêu chuyện
muốn nói với em. Vậy mà em cứ lẩn tránh anh, dù sao cũng phải nói chuyện với
nhau, thông cảm với nhau, chúng mình đâu phải lớp người ưa nói vòng vo, chúng
mình đủ can đảm để nói thẳng thắn với nhau tất cả mọi điều, và đủ suy nghĩ để
nhìn nhận ra đâu là chân đâu là giả, và tấm lòng anh đối với em như thế nào.
Thu
Nga vẫn không quay nhìn Hòa. Nhưng tâm hồn cô xao động theo những lời anh nói.
Mình biết là anh ấy đã không nói dối. Vì nói dối nó khác. Mình cảm thấy rõ ràng
như thế. Nhưng dù sao, mình vẫn chưa thể tha thứ cho anh ấy. Trong óc Thu Nga lại
nhói lên hình ảnh họ cặp với nhau trên chiếc xe Honđa, tốc độ nhanh, mái tóc cô
gái lòa xòa bay vào má anh ấy.
- Tội
nghiệp anh, Thu Nga à. Về chuyện ấy, anh sẽ nói với em tất cả. Anh thề là không
giấu giếm điều gì, kể cả chuyện mà anh cho là tồi tệ nhất. Lúc nào anh có thể
nói với Thu Nga được?
- Tất
nhiên là không phải bây giờ. Vì tôi cần phải tới công trường, ở đó công việc
đang chờ tôi.
- Chúng
mình cùng tới công trường nghe em. Nhưng như vậy có nghĩa là tối nay chúng mình
sẽ gặp nhau ở quán cà phê Lá Me và anh sẽ nói cho em nghe tất cả. Em không phản
đối chứ?
Thu
Nga không muốn đáp thẳng vào câu hỏi, dù cô rất muốn nói điều ấy.
- Tôi
tưởng anh sẽ không tới công trường nữa.
- Tại
sao vậy? Anh sẽ còn là anh không nếu như những lúc này anh không có mặt ở công
trường.
- Anh
ấy đã nói một sự thật. Chỉ nguyên điều này thôi mình đã có thể tha thứ cho anh ấy
tất cả. Con người anh ấy là như vậy và mình đã không lầm khi yêu một con người
như vậy.
- Tối
nay nghe em?
- Thu
Nga chợt gật đầu. Cô đưa mắt nhìn Hòa, cô bắt gặp một khuôn mặt sáng trưng,
tươi rói.\
- Hòa
líu lo như con chim. Niềm sung sướng của anh không thể kìm nén trong từ ngữ.
Anh kể cho Thu Nga câu chuyện tối hôm qua trong nhịp chân hai người đều bước rảo
về phía công trình.
- Suốt
đêm qua, anh và có lẽ cả chị Hồng đều không ngủ được. Chị Hồng nghĩ gì thì anh
không rõ. Còn anh, anh nghĩ về chúng mình, về công trường, về câu trả lời của
em. Anh thật không ngờ mình lại có được những phút giây sung sướng như thế này.
- Bộ
em không nghĩ về anh sao?
Bốn
mắt thoáng gặp nhau trong nụ cười.
Gió
rất nhẹ và nắng rất non cùng bước đi với họ. Công trường Ngày Mai bắt đầu một
ngày mới.
Thành phố Hồ Chí Minh 1982 – 1983
N.N.B
Tìm thấy ở thư viện Mỹ
WASON PL 4389 .24 N578
D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on
Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
ĐÊM CHẲNG RIÊNG AI - TIỂU
THUYẾT
Nhà xuất bản Thanh Niên
- Hà Nội 1987
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét