Chó sói rất được coi trọng và tượng trưng cho lòng dũng cảm, tinh thần tổ chức, phối hợp, kỷ luật, chiến lược, sự kiên trì. Điều kiện sống khắc nghiệt đã tôi luyện loài sói trờ thành những kẻ đi săn gan lì và dẻo dai bậc nhất các loài hoang dã..
Mỗi khi di chuyển để trú đông hay đi nơi trú ẩn
mới cho cả đàn, con “sói đầu đàn” thường tổ chức đội hình có tính toán chiến
thuật và tính chiến đấu rất hay cho cả đàn của nó đảm bảo không có con nào bị bỏ
rơi khi bầy sói bị tấn công.
Ba con sói đi đầu (khoanh đỏ) là những con già
hay bệnh. Đây là những con chậm chạp nhưng lại thông thuộc, có nhiều hiểu biết
và kinh nghiệm, nên đi đầu để tạo tốc độ di chuyển cho bầy sói. Nhưng mục đích
chính là không có con nào bị bỏ rơi trong tình huống bầy sói bị tấn công.
Năm con trong nhóm “khoanh màu vàng” là những
con khoẻ mạnh nhất, thiện chiến nhất và giỏi nhất. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ
các con sói già và mặt trước của bầy sói, trong trường hợp chúng bị tấn công.
Nhóm nằm giữa là nhóm luôn được bảo vệ và an
toàn trong tình huống có bất kỳ sự tấn công nào.
Nhóm 5 con sau (khoanh màu xanh) cũng là 5 con
khoẻ mạnh, thiện chiến và giỏi nhất. Nhiệm vụ của nó là bảo vệ nhóm giữa và bảo
vệ mặt sau của bầy trong tình huống có tấn công bất ngờ từ phía sau.
Con cuối cùng. Đây chính là con Đầu Đàn. Nó đi
sau cùng để bảo đảm là không có bất cứ thành viên nào trong bầy bị tụt lại phía
sau. Nó luôn đi sau cùng để quan sát, bao quát, giữ cho đàn sói luôn là một bầy
đoàn kết và đi cùng một hướng. Nó đi sau cùng để có thể chạy nhanh đến bất cứ
hướng nào để bảo vệ cho cả đàn trong tình huống xấu nhất.
Nhưng khi gặp khó khăn, con đầu đàn sẽ xông lên
phía trước mở đường, con đường đó có thể không hề thẳng, nhưng có thể để đàn
sói đi lại dễ dàng hơn, nhưng nó sẽ không nói cho đàn sói biết mở con đường này
gian khổ thế nào.
Vai trò của sói đầu đàn:
Nổi tiếng với chiến thuật săn mồi theo bầy đàn
đỉnh cao cùng khả năng dồn đuổi con mồi, chó sói dần trở thành biểu tượng cho
sự thành công không thể cản phá. Để làm được điều đó, vai trò của sói đầu đàn
(alpha wolf) rất quan trọng. Dũng mãnh, khỏe mạnh và đầy quyết đoán, chó sói
đầu đàn được ví như những chiến binh gan dạ chốn cao nguyên rộng lớn. Để dẫn
dắt một bầy sói luôn hừng hực khí thế trong huyết quản, sẵn sàng xả thân như
loài sói, con đầu đàn phải tụ hội những yếu tố để cả đàn tuân theo.
Đối với một con sói đầu đàn, sự tự tin vào khả
năng thành công và bản lĩnh trong việc ra quyết định hành động được xem là yếu
tố quyết định cho việc nó là sói đầu đàn hay sói thành viên.
Con đầu đàn phải có khả năng ra lệnh, khi nào
thì hành động và khi nào thì nằm yên bất động chờ “thời cơ vàng”. Để dẫn dất
một đội quân dũng mãnh, nó phải mang trong mình trọng trách đánh giá cuộc săn
hoặc là thành công – hoặc là thất bại, một sứ mệnh sống còn.
Vì thế, để trở thành con sói đầu đàn, nó phải là
những con khỏe mạnh nhất, kiên trì nhất và dũng cảm nhất. Không chỉ chạy nhanh,
dẻo dai và bộ móng vuốt bấu mạnh vào da thịt con mồi, loài sói còn được trang
bị bộ giác gian nhạy bén. Những giác quan này là công cụ hỗ trợ đắc lực cho
việc phát hiện, quan sát và đánh giá của con đầu đàn và thành viên.
Tiếng hú gọi đàn của chó sói đầu đàn có thể vang
xa 10km, giống như quân lệnh dũng mãnh của tướng chỉ huy khi xông ra trận mạc.
Đó là thứ “ngôn ngữ” mà chỉ cần nghe thấy thôi, các con sói thành viên sẽ tăng
thêm khả năng chiến đấu đến cùng. Tiếng hú của con đầu đàn còn có khả năng góp
phần kết thúc cuộc đi săn. Tiếng hú càng to càng khiến con mồi khiếp sợ và dễ
dàng gục ngã.
Khi vùng thức ăn quanh chúng dần cạn kiệt, đàn
sói buộc phải đi xa. Chúng có thể đi săn cách nơi ở 160km chỉ trong vòng một
ngày. Khi tìm thấy con mồi, con đầu đàn sẽ phải làm nhiệm vụ phân tích tình
hình. Việc nôn nóng trong tấn công có thể khiến cả đàn sói về tay trắng. Chớp
thời cơ có lẽ là một trong những bí quyết thành công của loài động vật ưa tốc độ
và có thừa sự ranh mãnh này.
Bài học từ “Sói đầu đàn” trong cuộc sống và công
việc, bất kể ai trong chúng ta cũng cần nên tham khảo đó là: “Lãnh đạo, không
phải chỉ là đi tiên phong. Mà cái chính là phải biết quan sát, bao quát và quan
tâm đến những thành viên trong nhóm mình lãnh đạo. Thậm chí lãnh đạo luôn là
người ăn sau cùng.”
Bài viết sử dụng nguồn: National
Geographic, Forbes
vandanbnn st/gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét