Gần đây, một người TQ di cư đến Canada đăng tải một bài viết trên mạng internet đã thu hút sự chú ý cùa cộng đông mạng.
Bài viết nói về những phiền não mà các cụ già mang đến cho con cháu khi từ Trung Quốc di cư ra nước ngoài. Có một đoạn được chia sẻ rộng rãi cho rằng: Không phải là các cụ già “xấu đi” mà là “người xấu” già đi.
Bài viết dưới đây sẽ kể với bạn về các cụ già Trung Quốc có thể ‘Tung hoành ngang dọc’ khi ở trong nước, nhưng phải ngây ra khi ở nước ngoài và “Học được bài học sâu sắc”.
1. Khoảng 10 năm trước, tôi còn đang học đại học tại thủ đô Ottawa của Canada, ở đây chỉ có vài nghìn người Hoa, có một chị khóa trên người Trung Quốc rất nổi tiếng. Có rất nhiều bạn học ở đây hễ nhắc đến đều biết chị “Goose Li” này, tuy nhiên lại không phải là tiếng tốt gì.
Được biết có một ngày chị ấy đi học, có hai cảnh sát tìm đến nói chuyện với giáo sư vài câu, rồi “mời” chị ấy ra ngoài. Phòng học lập tức trở nên ồn ào, chị ấy cũng sợ hết hồn, khi tôi mới đến nên không giỏi tiếng Anh lắm, đành phải nhờ một bạn học người Đài Loan dịch hộ mới biết được, thì ra là bố của chị ấy sang thăm, ông ấy bắt một con ngỗng ở công viên hồ Ottawa mang về nhà làm ngỗng quay và bị người ta báo cảnh sát. Cảnh sát đến điều tra thì đúng lúc bắt gặp tại trận ông đang xắn tay áo vặt lông ngỗng đang nóng.
Ông ấy một là không biết tiếng Anh, hai là không nhận lỗi, ba là kiên quyết rằng không để “Quỷ Tây ức hiếp người Trung Quốc”, ông hùng hồn nói “Con gái muốn ăn ngỗng quay, tôi không trộm không cướp thì làm sao đây?!” Ông kiên quyết không phối hợp, ép cảnh sát đến mức phải rút súng ra, trực tiếp áp chế ông đưa về sở cảnh sát.
Chị khóa trên tội nghiệp là người bảo lãnh của bố, tất nhiên sẽ bị mời đến. Chị ấy từ nhỏ học hành chăm chỉ, lần đầu tiên bị cảnh sát đưa đến sở, trên đường đi chị ấy không ngừng khóc và lặp đi lặp lại rằng, “Tôi chưa bao giờ nói với bố là mình muốn ăn ngỗng.”
Kết quả xử lý cuối cùng là phạt 786 đô la, là người bảo lãnh nên chị ấy bị lưu lại điểm xấu trong hồ sơ. Được biết cho đến khi về nhà, người bố không biết lỗi của chị ấy vẫn còn lớn tiếng quát “Cũng đâu phải ngỗng nhà nuôi! Ở quê tôi mấy con ngỗng hoang đó ai bắt được thì là của người đó, là do mấy tên quỷ tây các người không ưa người Trung Quốc chúng tôi!”
2. Nói thật thì tôi rất thương chị khóa trên ấy, không phải là “con dữ” mà là có “bố dữ”. Thói quen nề nếp hoàn toàn không cản được sự tùy ý của bố chị ấy. Sống ở Canada càng lâu, dần dần phát hiện ra những người con gánh họa thay cho “bố dữ” chẳng phải chỉ có một hai người.
Đặc biệt là khi chuyển đến Vancouver, tôi đã tiếp xúc với nhiều người mới di cư từ Trung Quốc hơn, quả thật là được mở rộng tầm mắt. Những cụ này mà “Dữ” lên thì còn mạnh hơn trẻ nhỏ nhiều!
Ví dụ như, có một khách hàng đưa bố mẹ đến ở một tháng. Các cụ nấu ăn, nghĩ là chỉ ra ngoài vài phút thôi nên không tắt lửa dẫn đến khói khởi động máy báo cháy gọi cảnh sát, cứu hỏa đến, khiến người dân mấy tầng lầu phải di tản. Chẳng những hai cái cửa trong nhà bị đội cứu hỏa phá, mà còn phải trả 1.000 đô la phí cho cảnh sát.
Theo lý thì việc này cũng xem như là một bài học. Ai ngờ các cụ “Mạnh mẽ” quá nên không biết hối cải, mà ngược lại còn tự cho là mình thông minh, dùng túi ni lông bọc hết các máy báo cháy lại, cho đến khi khói trong nhà họ làm máy báo cháy của nhà khác báo động thì cảnh sát mới biết tình trạng này, họ lập tức phạt 500 đô, đồng thời bảo hiểm nhà của họ tăng lên gấp đôi liên tục 3 năm.
3. Lấy một ví dụ khác, năm ngoái trên diễn đàn của Vancouver có bàn luận sôi nổi về một sự cố. Trên đường cao tốc 60 km/h, có một cụ già người Trung Quốc dắt cháu đi qua đường, may mà người lái xe tránh kịp nên chỉ bị đụng nhẹ.
Người lái xe lập tức xuống xe báo cảnh sát và đến hỏi thăm hai bà cháu, không ngờ bà cụ vừa thấy thế thì kéo cháu ngồi vật ra đất kêu đau chỗ này chỗ nọ khiến người kia bối rối gọi xe cấp cứu.
Khi cảnh sát đến nơi biết được tình hình và kiểm tra đoạn phim ghi lại trong xe, họ thông qua phiên dịch để nói với bà cụ rằng người chịu trách nhiệm chính là bà và phí chữa trị là do bà tự chi trả.
Bà cụ lập tức gào khóc, la hét với người qua đời “Mau đến xem người ta ức hiếp người già trẻ nhỏ người Trung Quốc này!”
Cảnh sát thì nghĩ rằng có thể bà bị sợ hãi nên dẫn đến mất kiểm soát về cảm xúc, họ lập tức tách hai bà cháu ra và đưa bà đến bệnh viện. Đến khi các con đến bệnh viện thì đợi họ là tờ hóa đơn viện phí hàng trăm đô la.
Ngoài ra, ở Greater Vancouver thường xuyên xảy ra tai nạn xe cộ do các người cao tuổi Trung Quốc. Những ai chưa từng đến sẽ không tưởng tượng nổi, các cụ này không được nhanh nhạy, nhưng xe thì lại lái rất nhanh, xe càng sang thì càng tùy ý chạy. Số lần và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn do các cụ gây ra không hề kém cạnh so với siêu xe của các đại gia.
Vào tháng 1/2016, trên đường quốc lộ No.3 ở Richmond, một chiếc xe Toyota màu bạc tông vào tiệm cà phê của một người Hoa, nhân chứng cho biết người lái xe là một phụ nữ 78 tuổi.
Đương nhiên, những người con hiếu thảo kiếm tiền rất dễ cảm thấy bố mẹ mình vất vả cả đời rồi, phạt thì phạt, chỉ cần bố mẹ không sao là được, cứ xem như là đóng chút học phí cho họ, tiêu chút tiền để thể hiện lòng hiếu thảo thôi mà.
Vì vậy, những nơi nào càng có nhiều người Trung Quốc di cư thì khiến người bản xứ cảm thấy càng có nhiều chuyện kỳ dị.
4. Người dân Vancouver bàn luận trên Twitter về những tin tức kỳ lạ ở Richmond, họ nói họ nhìn thấy những người Trung Quốc lớn tuổi lái nào là BMW, Lexus và thậm chí là Porsche đi lục lọi khắp các thùng rác để nhặt vỏ chai, có khi còn đánh nhau giành địa bàn nữa. Số tiền nhặt rác này còn không đủ trả tiền xăng nữa! Các con của họ nghĩ gì vậy chứ, cũng không khuyên bố mẹ một câu?!
Vào ngày 27/6/2017, một bà Trung Quốc 80 tuổi ném 9 đồng xu về phía động cơ máy bay để cầu bình an dẫn đến chuyến bay phải hoãn 5 giờ đồng hồ.
5. Còn ở siêu thị, các dì đeo túi Gucci, LV thì nào là túi ni lông đựng thực phẩm, giấy cuộn trong nhà vệ sinh, giấy lau tay… đều nhét hết vào túi xách, bất cẩn bị nhân viên phát hiện thì còn hùng hổ đối đáp: “Chẳng phải là lấy miễn phí sao? Tôi lấy nhiều hơn một chút thì sao nào? Cũng đâu có phạm pháp, hơn nữa chẳng phải chỉ có mình tôi lấy đâu!”
Người dân Vancouver thì bàn luận rằng người Trung Quốc lớn tuổi đạo đức quá kém, không tuân thủ quy định xã hội cơ bản, các con của họ lại còn tức giận phản pháo, nói rằng dựa vào cái gì mà phê phán bố mẹ họ. Không chỉ là tùy tiện khạc nhổ, tùy tay vứt rác, tùy ý chen mua hàng, nói chuyện lớn tiếng, tham những thứ nhỏ nhặt, qua đường vô tội vạ, tiểu bậy giữa đường, đôi khi gây sự, đập phá, nuông chiều “trẻ dữ” trong nhà sao… Các con của họ lý luận: “Họ đã ăn cơm uống nước của nhà các người à? Bố mẹ chúng tôi đã sống ở Trung Quốc cả đời theo cách này rồi, chúng tôi chịu mệt chịu tức còn không dám nói, làm gì có cửa cho các người nói chứ.”
4. Người dân Vancouver bàn luận trên Twitter về những tin tức kỳ lạ ở Richmond, họ nói họ nhìn thấy những người Trung Quốc lớn tuổi lái nào là BMW, Lexus và thậm chí là Porsche đi lục lọi khắp các thùng rác để nhặt vỏ chai, có khi còn đánh nhau giành địa bàn nữa. Số tiền nhặt rác này còn không đủ trả tiền xăng nữa! Các con của họ nghĩ gì vậy chứ, cũng không khuyên bố mẹ một câu?!
Vào ngày 27/6/2017, một bà Trung Quốc 80 tuổi ném 9 đồng xu về phía động cơ máy bay để cầu bình an dẫn đến chuyến bay phải hoãn 5 giờ đồng hồ.
5. Còn ở siêu thị, các dì đeo túi Gucci, LV thì nào là túi ni lông đựng thực phẩm, giấy cuộn trong nhà vệ sinh, giấy lau tay… đều nhét hết vào túi xách, bất cẩn bị nhân viên phát hiện thì còn hùng hổ đối đáp: “Chẳng phải là lấy miễn phí sao? Tôi lấy nhiều hơn một chút thì sao nào? Cũng đâu có phạm pháp, hơn nữa chẳng phải chỉ có mình tôi lấy đâu!”
Người dân Vancouver thì bàn luận rằng người Trung Quốc lớn tuổi đạo đức quá kém, không tuân thủ quy định xã hội cơ bản, các con của họ lại còn tức giận phản pháo, nói rằng dựa vào cái gì mà phê phán bố mẹ họ. Không chỉ là tùy tiện khạc nhổ, tùy tay vứt rác, tùy ý chen mua hàng, nói chuyện lớn tiếng, tham những thứ nhỏ nhặt, qua đường vô tội vạ, tiểu bậy giữa đường, đôi khi gây sự, đập phá, nuông chiều “trẻ dữ” trong nhà sao… Các con của họ lý luận: “Họ đã ăn cơm uống nước của nhà các người à? Bố mẹ chúng tôi đã sống ở Trung Quốc cả đời theo cách này rồi, chúng tôi chịu mệt chịu tức còn không dám nói, làm gì có cửa cho các người nói chứ.”
Đương nhiên cũng có một số những người Trung Quốc di cư sống cuộc sống trung lưu bằng số tiền do mình học hành đi làm kiếm được, họ thật sự đau đầu với vấn đề “Bố mẹ dữ” này. Việc gì nên làm, việc gì không được làm, ban đầu đều đã nói rõ ràng rồi, nói đến khô cả cổ, nhưng các cụ vẫn làm theo ý mình như cũ, hoàn toàn không để lọt tai chữ nào.
6. Ở Vancouver tôi có một người bạn là phiên dịch chuyên về lĩnh vực pháp luật, thường xuyên bị gọi gấp đến hiện trường, sở cảnh sát, tòa án làm phiên dịch, trong đó anh ấy tiếp xúc với khá nhiều người lớn tuổi đến từ Trung Quốc.
Mỗi lần trong nhóm bạn bè nhắc đến vấn đề đau đầu này, anh ấy luôn cười cười an ủi, “Không sao, cậu không dám nói rồi sẽ có người dạy”. Sau đó anh ấy kể một vài cuộc trò chuyện mà thường hay phải dịch nhất:
Ông cụ: “Tôi có biết là không được làm vậy đâu!”
Cảnh sát: “Không, chắc là ông biết. Là một người trưởng thành, ông hẳn phải biết hành vi của ông buộc phải tuân thủ pháp luật nơi ông sinh sống.”
Ông cụ: “Ở quê tôi người ta đều làm thế, chẳng ai quản cả.”
Cảnh sát: “Ông có thể làm bất cứ điều gì mà nước ông cho phép trên nước ông, nhưng ông đang ở Canada thì phải tuân thủ pháp luật Canada.”
Ông cụ: “Tôi phạm tội lần đầu tiên, có thể bỏ qua được không, lần sau tôi nhất định sẽ chú ý.”
Cảnh sát: “Trước mắt mức phạt được quyết định dựa theo lần đần tiên vi phạm, lần thứ hai vi phạm pháp luật sẽ bị phạt nặng hơn.”
Ông cụ: “Tôi lớn tuổi rồi, cũng không cố ý, không thể bỏ qua được sao?”
Cảnh sát: “Bất cứ người trưởng thành nào đều cũng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình, không có liên quan gì đến tuổi tác.”
Ông cụ: “Có phải các người xem thường người Trung Quốc không? Cố ý kiếm chuyện với chúng tôi! Kỳ thị người Trung Quốc chúng tôi!”
Cảnh sát: “Nếu ông có bất kỳ câu hỏi hoặc khiếu nại nào về quy trình thực thi pháp luật của tôi, số cảnh sát của tôi là XXXX, ông có thể kiện lên tòa án trong vòng XX ngày.”
Ông cụ: “Các người ức hiếp người, ức hiếp ông già như tôi, tôi không sống nữa, tôi liều với các người!!!” (Ngồi vật ra đất la hét gào khóc)
Cảnh sát: Trực tiếp lấy còng, thậm chí rút súng ra áp chế người bị xem là có tính công kích hoặc hành vi tự làm hại mình.
Ông cụ: Giả vờ bệnh, giả vờ ngất.
Cảnh sát: Gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện. Phí do đương sự tự chi trả.
(Xe cấp cứu ở Canada nếu không phải trường hợp bắt buộc thì sẽ thu phí rất cao. Phí gọi cấp cứu áp dụng đối với người không phải cư dân địa phương của tỉnh British Columbia là 1.200 đô la Canada, phí kiểm tra tính riêng, trung bình một ngày nằm viện phải mất 7.000 đến 10.000 đô Canada)
Người bạn làm phiên dịch này cũng thường hay an ủi những người con phải gánh họa cho các cụ đang lo lắng ấy rằng:“Các anh chị nói xem, là chính phủ (Trung Quốc) giáo dục các anh chị không được dạy người lớn tuổi phải làm thế nào là đúng, là tốt, nói cách khác, dù làm sai cũng sẽ không bị phạt một cách nghiêm túc. Nhưng ở đây họ sẽ có chế độ giáo dục và quản thúc mỗi người, phạt hành vi vi phạm và để mỗi người biết rằng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Người già hay trẻ nhỏ có quyền hoặc không có thế, giàu hay nghèo đều không ngoại lệ..”
Anh ấy còn nói: “Đây cũng không hẳn là chuyện xấu. Các anh các chị đi di cư thường đều là để con cái được giáo dục tốt hơn. Thật ra cũng tương tự như vậy, đón các cụ ra nước ngoài có thể để họ được học những ‘bài học’ tốt hơn.”
Ngọc Trúc
Chia sẻ theo fb Tran Hoang Dung
Cảnh sát: “Không, chắc là ông biết. Là một người trưởng thành, ông hẳn phải biết hành vi của ông buộc phải tuân thủ pháp luật nơi ông sinh sống.”
Ông cụ: “Ở quê tôi người ta đều làm thế, chẳng ai quản cả.”
Cảnh sát: “Ông có thể làm bất cứ điều gì mà nước ông cho phép trên nước ông, nhưng ông đang ở Canada thì phải tuân thủ pháp luật Canada.”
Ông cụ: “Tôi phạm tội lần đầu tiên, có thể bỏ qua được không, lần sau tôi nhất định sẽ chú ý.”
Cảnh sát: “Trước mắt mức phạt được quyết định dựa theo lần đần tiên vi phạm, lần thứ hai vi phạm pháp luật sẽ bị phạt nặng hơn.”
Ông cụ: “Tôi lớn tuổi rồi, cũng không cố ý, không thể bỏ qua được sao?”
Cảnh sát: “Bất cứ người trưởng thành nào đều cũng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình, không có liên quan gì đến tuổi tác.”
Ông cụ: “Có phải các người xem thường người Trung Quốc không? Cố ý kiếm chuyện với chúng tôi! Kỳ thị người Trung Quốc chúng tôi!”
Cảnh sát: “Nếu ông có bất kỳ câu hỏi hoặc khiếu nại nào về quy trình thực thi pháp luật của tôi, số cảnh sát của tôi là XXXX, ông có thể kiện lên tòa án trong vòng XX ngày.”
Ông cụ: “Các người ức hiếp người, ức hiếp ông già như tôi, tôi không sống nữa, tôi liều với các người!!!” (Ngồi vật ra đất la hét gào khóc)
Cảnh sát: Trực tiếp lấy còng, thậm chí rút súng ra áp chế người bị xem là có tính công kích hoặc hành vi tự làm hại mình.
Ông cụ: Giả vờ bệnh, giả vờ ngất.
Cảnh sát: Gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện. Phí do đương sự tự chi trả.
(Xe cấp cứu ở Canada nếu không phải trường hợp bắt buộc thì sẽ thu phí rất cao. Phí gọi cấp cứu áp dụng đối với người không phải cư dân địa phương của tỉnh British Columbia là 1.200 đô la Canada, phí kiểm tra tính riêng, trung bình một ngày nằm viện phải mất 7.000 đến 10.000 đô Canada)
Người bạn làm phiên dịch này cũng thường hay an ủi những người con phải gánh họa cho các cụ đang lo lắng ấy rằng:“Các anh chị nói xem, là chính phủ (Trung Quốc) giáo dục các anh chị không được dạy người lớn tuổi phải làm thế nào là đúng, là tốt, nói cách khác, dù làm sai cũng sẽ không bị phạt một cách nghiêm túc. Nhưng ở đây họ sẽ có chế độ giáo dục và quản thúc mỗi người, phạt hành vi vi phạm và để mỗi người biết rằng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Người già hay trẻ nhỏ có quyền hoặc không có thế, giàu hay nghèo đều không ngoại lệ..”
Anh ấy còn nói: “Đây cũng không hẳn là chuyện xấu. Các anh các chị đi di cư thường đều là để con cái được giáo dục tốt hơn. Thật ra cũng tương tự như vậy, đón các cụ ra nước ngoài có thể để họ được học những ‘bài học’ tốt hơn.”
Ngọc Trúc
Chia sẻ theo fb Tran Hoang Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét