“Nước càng sâu thì
chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên
mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở
bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong. Làm người cũng
như thế, gặp phải chuyện lo lắng, việc khó khăn thì đều phải bảo trì một tâm
thái bình tĩnh và tường hòa.“Động” và “tĩnh”, “nhanh” và “chậm” là thuộc về lý
tương sinh tương khắc. “Động, tĩnh, nhanh, chậm”, trời đất vì có chúng mà trở
nên cân bằng. “Động” sẽ khiến tiêu vong xảy ra nhanh hơn, “tĩnh” mới có thể lâu
dài, cho nên người xưa mới giảng rằng “tĩnh lặng mới có thể đi xa”.
Một người tu luyện
chân chính, một người trí huệ cao, người có hàm dưỡng đạo đưc thì trong thái độ
xử thế luôn chứa đựng sự từ bi. Họ có thể nhường nhịn, có thể chịu thiệt. Một
khi gặp chuyện, họ có thể trầm tĩnh, tâm lượng mở ra rộng lớn hơn và dung nạp
được nhiều hơn.
Lão Tử nói: “Bất cảm
vi thiên hạ tiên” (Tạm dịch: Không dám đứng trước thiên hạ). Cái gì gọi là
“không dám”? Đó chính là chỉ cái tâm “danh, lợi, tình” là không dám đứng đầu
thiên hạ, không dám để cái tình của thế tục lôi kéo, không dám lưu giữ một ý
một niệm bất hảo nào trong tâm…Bởi vì, người có đạo đức cao thường cho rằng,
cái tâm của một người vừa máy động thì sẽ là tạo nghiệp, sẽ bị rơi rớt xuống
tầng thứ thấp hơn và tu luyện sẽ không thành, không thể quay về thế giới của
Phật, thế giới của Thần Tiên.
Nhưng người phàm trần
lại dám làm hết thảy. Họ truy danh, truy lợi, tranh mạnh háo thắng, dám đánh
dám mắng, thậm chí không việc ác nào không dám làm. Người như vậy, kỳ thực sống
rất mệt, rất khổ, lo được lo mất, vì một chút lợi nhỏ mà ăn không ngon, ngủ
không yên, khiến thân thể bị bệnh tật, trong tâm lo lắng, bất an. Chúng ta thử
ngẫm xem, người như thế có thể không bị giảm phúc, giảm thọ sao?
Nói đến tu luyện thì
người ta thường giảng đến tâm tính và “đức” của con người. “Đức” kỳ thực là một
loại năng lượng có tồn tại thực sự của con người, chấp trước vào dục vọng càng
nhiều thì năng lượng bị tổn hao càng lớn. Cho nên, cổ nhân luôn giảng: “Mệnh
tùy tâm chuyển, tướng từ tâm sinh” hay “Tâm quyết định tính nên được gọi là tâm
tính. Tính quyết định mệnh nên được gọi là tính mệnh. Mệnh quyết định vận nên
gọi là vận mệnh. Vận quyết định khí nên gọi là vận khí.” Bệnh của một người là
từ tâm người ấy mà sinh ra, mệnh cũng là từ tâm sinh ra. Tất cả các chính giáo
trong lịch sử từ xưa đến nay, bao gồm cả Đạo giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo,
Thiên Chúa giáo…đều là vì giảng con người phải tu thiện, làm người tốt mà được
lưu truyền trong mấy ngàn năm nay.
Không chỉ mệnh từ tâm
sinh mà bệnh tật của một người cũng là từ tâm sinh ra. Tất cả bệnh tật của con
người đều là được sinh ra bởi vì trong tâm có khuyết điểm, sai lầm, tạo nghiệp,
nếu không thì con người không có khả năng phát sinh bệnh tật. Nhưng người mà
nhận thức được điều này thì vô cùng ít ỏi.
Con người trong xã hội
hiện đại, tâm là vô cùng mạnh mẽ, ham muốn hưởng lạc cũng phi thường mãnh liệt.
Đối với công danh lợi lộc thì họ rất coi trọng, cho rằng lợi ích đạt được càng
nhiều, quyền lợi càng lớn thì là càng giỏi, càng tốt. Vì thế, họ không từ một
thủ đoạn nào đi làm thương tổn người khác, ức hiếp người khác, chiếm đoạt lợi
ích người khác, cho rằng mình chính là người mạnh mẽ, là anh hùng. Kỳ thực, họ
đều là đang tiêu hao “Đức” của bản thân mình.
“Đức” tiêu hao nhanh
bao nhiêu thì phúc lộc thọ của con người cũng giảm nhanh bấy nhiêu. Đến lúc
“Đức” hết sạch rồi thì sinh mệnh cũng đi đến chỗ diệt vong. Cho nên, cổ nhân
thường giảng đạo lý: “Phải tích đức, tích đức, vì bản thân, vì con cháu, tích
nhiều đức thì có nhiều phúc báo.”
“Nhân quý tắc ngữ trì”
ý nói rằng, người sang quý thì lời nói thường chậm rãi, hơn nữa còn không dễ
dàng tỏ thái độ, không dễ dàng kết luận, thận trọng từ lời nói đến việc làm.
Những người tu luyện
chuyên nghiệp thời cổ đại đều coi trọng tu khẩu, họ thường ngậm miệng không nói
gì vì sợ nói ra sẽ tạo nghiệp và phải hoàn trả. Bậc Thánh nhân, quân vương xưa
cũng là ít nói, “miệng vàng lời ngọc”. Lời Hoàng Thượng nói ra là Thánh chỉ,
lời nói vô tình có thể khiến đầu của người dân thường rơi xuống, vận mệnh của
một người bị đảo lộn. Cho nên, bình thường, Hoàng Thượng đều tự xưng mình là
“Quả nhân”, “Cô gia” (có ý nhún mình, tự nhận mình là có ít đức tốt). Ngay cả
những người có trí tuệ trong dân gian, người có tu dưỡng, nói chuyện cũng rất
chú ý, sợ nói lời ác làm đả thương người khác, thất đức, tổn đức, khó có tiếng
nói trong dân chúng.
Khi chúng ta hiểu được
đạo lý: “Tâm tính là nguồn gốc của mọi dưỡng sinh”, “tâm có thể sinh ra hết
thảy, tâm có thể diệt hết thảy” thì hãy coi trọng đạo đức, làm việc thiện, tích
đức, tích phúc, như vậy tự nhiên cuộc đời của chúng ta mới có phúc lộc thọ, an
khang, tâm linh của chúng ta nhất định có thể bước đến miền cực lạc tươi sáng.
VANDANBNN st tu
thân/gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét