Giữa rất nhiều bài thơ, tập thơ của của các CLB thơ Hà Nội ra đời ào ạt trong thời gian qua mà tôi có được trong tay, chỉ đôi bài thơ, câu thơ hay đọng lại trong tâm trí tôi - trong đó có bài thơ này:
NHỚ CÔ HÀNG CỐM XƯA
Đầu chít khăn mỏ quạ
Dưới vành nón che nghiêng
Lưng thắt bao thiên lý
Chùm xà tích điểm duyên
Trên vai chiếc đòn gánh
Đầu cong mũi thuyền rồng
Đôi thúng tròn xinh xẻo
Vung vẩy khắp phố phường
Tà áo thu cuộn gió
Giọt sương đọng mi dài
Bóng chìm trong màu sữa
Rồi hiện giữa sao Mai...
Sớm ồn ào thức dậy
Đôi mắt ướt thay sương
Cố nghe từ bụi bặm
Tiếng rao cô cốm Vòng...
(Nguyễn Mạnh Tùng, CLB Thơ Thông reo)
Trong thế giới của "Kinh thành Cổ tích" (chữ dùng quen thuộc và là thương hiệu độc đáo của riêng nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy), tôi trộm nghĩ: chắc chắn phải có hương vị lạ lùng của cốm làng Vòng !
Cốm làng Vòng đã nổi tiếng từ lâu, trở thành một biểu tượng của mùa thu Hà Nội. Cốm làng Vòng gắn với một huyền thoại đẹp có từ ngàn năm nay. Có dạo, đã rất lâu rồi, tôi được nhìn thấy gói lá sen buộc cọng rơm xanh đựng lạng cốm Vòng ở một vùng châu thổ trên thượng nguồn, nơi có hồng Bạch Hạc không hạt nổi tiếng và nhớ lại câu ca: "Gắng công kén hộ cốm Vòng/ Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui"... Hơn chục năm trước, tôi đã đến làm phim về làng cốm Vòng, nay thuộc huyện Cầu Giấy Hà Nội, vẫn giữ nguyên vẹn là một làng quê lúa, con đường làng ngổn ngang rơm rạ. Tôi đã chăm chú theo dõi cách làm cốm ở đây, trong hương vị cốm non ngọt hương vị đòng đòng khiến cả châu thổ như cũng mang màu xanh ngọc lưu ly, thấm đượm tình yêu quê hương xứ sở... Tôi đã nhìn ngắm những chiếc chén gốm mắt trâu từng để đong cốm, những chiếc đòn gánh một đầu cong như con sâu đo còn sót lại trong làng, và hình dung ra những cô gái làng Vòng chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân bước đi uyển chuyển với đôi quang thúng đậy kín lá sen có mớ rơm xanh gài bên bao đời nay đã góp cho Thăng Long - Hà Nội một vẻ đẹp văn vật truyền thống thực quý báu - cái vẻ đẹp được chưng cất lên từ đồng bằng sông Hồng mà nhiều nhà thơ nhà văn, đặc biệt là hai nhà văn Vũ Bằng & Nguyễn Tuân đã say sưa miêu tả. Cốm Vòng đã được cả nước biết đến và còn được mang ra thế giới. Nhưng giờ đây, những cô gái bán cốm Vòng, và phần lớn người làm cốm Vòng thực thụ đã trở thành "những người muôn năm cũ" ( Vũ Đình Liên).
Tôi đọc bài thơ trên trong "tâm thế" hiểu biết và cảm xúc đó, với một nỗi lo lắng mơ hồ: liệu tác giả có lặp lại những gì người đi trước đã viết về đề tài này?
Cốm làng Vòng đã nổi tiếng từ lâu, trở thành một biểu tượng của mùa thu Hà Nội. Cốm làng Vòng gắn với một huyền thoại đẹp có từ ngàn năm nay. Có dạo, đã rất lâu rồi, tôi được nhìn thấy gói lá sen buộc cọng rơm xanh đựng lạng cốm Vòng ở một vùng châu thổ trên thượng nguồn, nơi có hồng Bạch Hạc không hạt nổi tiếng và nhớ lại câu ca: "Gắng công kén hộ cốm Vòng/ Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui"... Hơn chục năm trước, tôi đã đến làm phim về làng cốm Vòng, nay thuộc huyện Cầu Giấy Hà Nội, vẫn giữ nguyên vẹn là một làng quê lúa, con đường làng ngổn ngang rơm rạ. Tôi đã chăm chú theo dõi cách làm cốm ở đây, trong hương vị cốm non ngọt hương vị đòng đòng khiến cả châu thổ như cũng mang màu xanh ngọc lưu ly, thấm đượm tình yêu quê hương xứ sở... Tôi đã nhìn ngắm những chiếc chén gốm mắt trâu từng để đong cốm, những chiếc đòn gánh một đầu cong như con sâu đo còn sót lại trong làng, và hình dung ra những cô gái làng Vòng chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân bước đi uyển chuyển với đôi quang thúng đậy kín lá sen có mớ rơm xanh gài bên bao đời nay đã góp cho Thăng Long - Hà Nội một vẻ đẹp văn vật truyền thống thực quý báu - cái vẻ đẹp được chưng cất lên từ đồng bằng sông Hồng mà nhiều nhà thơ nhà văn, đặc biệt là hai nhà văn Vũ Bằng & Nguyễn Tuân đã say sưa miêu tả. Cốm Vòng đã được cả nước biết đến và còn được mang ra thế giới. Nhưng giờ đây, những cô gái bán cốm Vòng, và phần lớn người làm cốm Vòng thực thụ đã trở thành "những người muôn năm cũ" ( Vũ Đình Liên).
Tôi đọc bài thơ trên trong "tâm thế" hiểu biết và cảm xúc đó, với một nỗi lo lắng mơ hồ: liệu tác giả có lặp lại những gì người đi trước đã viết về đề tài này?
Tác giả, một người cao niên quê làng Vòng đã dành trọn cảm xúc ký ức của mình cho việc miêu tả cô bán cốm Vòng. Hai khổ đầu, thực ra chỉ là sự miêu tả khá tỷ mỉ, chính xác theo kiểu dân tộc học về cô gái đi bán cốm mà tác giả đã quen thuộc từ thở ấu thơ:
Đầu chít khăn mỏ quạ
Dưới vành nón che nghiêng
Lưng thắt bao thiên lý
Chùm xà tích điểm duyên
Trên vai chiếc đòn gánh
Đầu cong mũi thuyền rồng
Đôi thúng tròn xinh xẻo
Vung vẩy khắp phố phường
Có điều, hai câu cuối khổ thứ hai đã bắt đầu vượt thoát sự mô tả thực để tác giả gửi gắm rung động bay bổng của mình vào hành trang của cô gái trẻ và đồng hành cùng cô khắp phố phường, thông qua sự quan sát đầy thú vị lẫn bình phẩm tinh tế, trìu mến: "Đôi thúng tròn xinh xẻo/ Vung vẩy khắp phố phường".
Ở khổ thứ ba, sự miêu tả trực tiếp đã nâng lên thành biểu tượng, khi đó, vẻ đẹp dân dã của cô gái đã trở thành một phần của thiên nhiên, đúng hơn là hoàn toàn hòa nhập với thiên nhiên mùa thu trong trẻo:
Tà áo thu cuộn gió
Giọt sương đọng mi dài
Bóng chìm trong màu sữa
Rồi hiện giữa sao Mai...
Hình ảnh duyên dáng của người gánh "Đôi thúng tròn xinh xẻo" cùng các đồ nghề chìm ẩn hiện trong làn sương màu sữa, để rồi sau đó lại hiện ra rực rỡ trong buổi sớm thanh khiết, giữa ánh sao Mai ngời ngợi, thực là một hình ảnh đầy quyến rũ, thi vị! Cũng vẫn chỉ là những thi liệu quen thuộc: gió, sương, tà áo, hàng mi, sao Mai, bóng người "mờ mờ nhân ảnh", khi qua tâm hồn thi sĩ, chúng đã được liên kết lại thành hình tượng thơ giàu thẩm mỹ và xúc cảm.
Nhưng, cả ba khổ thơ trên, dù hấp dẫn đến đâu chăng nữa, xét cho cùng cũng chỉ là cái cớ, thuộc thể phú, để tác giả bất chợt hé lộ ra cái tâm trạng thực của mình - và đây cũng chính là cái nguyên cớ để ông làm ra bài thơ:
Sớm ồn ào thức dậy
Đôi mắt ướt thay sương
Cố nghe từ bụi bặm
Tiếng rao cô cốm Vòng...
Làng đã hóa phố một cách ép uổng. Những gì trong trẻo, êm ả đang mất đi, thay thế vào đó là sự ồn ã, xáo trộn, nhếch nhác, lôm nhôm... của sự ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tình người. "Đôi mắt ướt thay sương". Câu thơ mang phong vị thi ca cổ điển diễn tả được khá rõ nỗi niềm chua chát, đắng cay, bất lực của một người cả nghĩ trước thời cuộc. Cái hành động tuyệt vọng: "Cố nghe từ bụi bặm/ Tiếng rao cô cốm Vòng..." thực ra là một thái độ sống không chấp nhận những gì nhố nhăng, bát nháo đang tràn lan ngoài đời, cố giữ lại những gì tốt đẹp từ thiên nhiên và lẽ sống đích thực của một đời người.
Lâu nay, tôi từng se lòng lại khi nghĩ rằng: liệu cái hương vị ngọt bùi đồng quê của làng Vòng liệu còn giữ được bao lâu, khi tốc độ bán đất xây nhà quá nhanh, đất ruộng cấy lúa nếp hoa vàng để dành cho làm cốm đặc sản ngày một thu hẹp? Giờ đọc khổ thơ cuối này, tôi càng đồng cảm hơn với tác giả, và thêm quý trọng ông. Tôi bất chợt như nghe đâu đây giai điệu "Chiều cát bụi" của nhạc sĩ Xuân An phổ thơ nữ sĩ Ngân Giang: "Xác ở đây mà hồn ở đâu/ Cỏ cây năm tháng đã phai màu..."
Hà Nội, Đầu hè 2015
Tình Thơ Bạn Thơ 2 - Nguyễn Anh Tuấn
VANDANBNN tổng hợp
Hà Nội, Đầu hè 2015
Tình Thơ Bạn Thơ 2 - Nguyễn Anh Tuấn
VANDANBNN tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét