Ngày nay, rất nhiều
người theo đuổi và mơ ước được sở hữu điều kiện vật chất tiện nghi, hiện đại.
Để ý một chút, từ xưa đến nay, có bao nhiêu người cả đời lao tâm lao lực, đến
lúc vinh hoa phú quý, công thành danh toại, tưởng rằng như thế là hạnh phúc,
khoái hoạt. Nhưng quay đầu lại nhìn thì hóa ra, hạnh phúc lại không phải ở nơi
ấy… Người như vậy nơi nào cũng có, họ cuối cùng rốt cuộc là thành công hay thất
bại đây?
Nếu sống mà luôn trong
trạng thái vội vã, bận rộn, truy cầu, thì bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ
không theo kịp thể xác không? Đối với một điều nào đó đang mong đợi, nếu đạt
được chắc chắn người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vô cùng, nhưng nếu bị mất đi hẳn
là cũng sẽ khiến người ta đau khổ tương đương. Mức độ cảm nhận của niềm vui và
thất bại luôn là bằng nhau.
Có người kiếm được
tiền tài nhưng lại mất đi sức khỏe, gia đình hoặc tình yêu. Có người sự nghiệp,
thành tích đều không quá nhiều nhưng chất lượng cuộc sống, sức khỏe lại vô cùng
tốt. Có những điều thoạt nhìn thì thấy như là không công bằng, nhưng thực tế nó
lại rất công bằng với tất cả mọi người.
Người ta thường cho
rằng người có tiền sẽ rất hạnh phúc, nhưng đây là một quan niệm không hoàn toàn
đúng. Một người nghèo khó chỉ tiêu vài trăm ngàn đồng cũng sẽ tìm được niềm vui,
nhưng khi có nhiều tiền rồi, người ta sẽ phải tiêu số tiền gấp hàng trăm lần
mới thấy được niềm vui tương đương. Khi sở thích của một người thay đổi thì cảm
nhận của người ấy với mọi thứ cũng sẽ thay đổi theo. Khi một người có càng
nhiều tiền thì giá trị đồng tiền sẽ càng giảm, vì thế người ta cũng khó dùng
tiền để tìm được niềm hạnh phúc. Rất nhiều người giàu có cảm thấy nội tâm trống
rỗng hư không, vì sao lại thế?
Một người sống phức
tạp thì tâm người ấy liền trở nên phức tạp. Thế giới này chính là như vậy,
chiếm giữ càng nhiều thì sẽ càng bị chiếm giữ nhiều. Khi một người sống mà quá
coi trọng vật chất, phụ thuộc vào những yếu tố ngoại cảnh thì chính những thứ
đó sẽ quay lại chiếm cứ nội tâm họ. Điều họ đạt được kỳ thực chỉ là những tổn
thất về mặt tinh thần. Thậm chí có người còn phải trả giá nặng nề hơn.
Người có trước thì bị
mất đi trước, người có sau sẽ mất đi sau, người không có gì sẽ không bị mất đi.
Tổng số được mất sẽ luôn là không, vì thế sống trên đời không nên so đo tính
toán quá nhiều, không cần phải quá bận tâm đến được mất, thiệt hơn. Người hiểu
thấu lẽ được mất, sẽ sống được đơn giản, thuận theo tự nhiên vì thế mà vui vẻ,
hạnh phúc nhất.
Một người theo đuổi sự
an bình trong tinh thần sẽ có dũng khí vứt bỏ những phức tạp trong lòng, không
bị dính mắc vào ngoại vật và ngoại cảnh. Trong cuộc đời một người sẽ gặp được
rất nhiều người và sự việc, một số là không thể thiếu và một số là hoàn toàn
không cần thiết. Lòng tham, hư vinh, ghen ghét, oán hận… những điều này xét cho
cùng đều chỉ là gánh nặng, cần phải cương quyết vứt bỏ.
Đời người là đi từng
bước từng bước và vứt bỏ từng chút từng chút một. Thứ cần để mình đi chính là
con đường, chính là Đạo. Những thứ cần vứt đi chính là những vật nặng, có như
vậy đoạn đường đi được mới càng ngày càng dài và tâm mới càng ngày càng thanh
tịnh.
Có câu nói thế này:
“Nếu đời này, thứ gì bạn cũng không cầm lên thì cần gì phải nói đến việc buông
bỏ?” Khi một người nắm giữ quá nhiều thì đến một mức độ nào đó họ sẽ ngộ ra
rằng cần phải học được cách bỏ đi.
Xưa nay, một người khi
hướng tới cảnh giới tinh thần cao thượng thì cuộc sống của họ cũng thuần tịnh
và giản đơn. Một người càng sống đơn giản thì càng có thể lắng nghe được thanh
âm của nội tâm mình.
VANDANBNN st tu
thân/gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét