BBT.
Báo Nhân Dân số 5967 ra thứ Năm ngày 20/8/1970 dành gần 2/3 trang 2 cho chùm
thơ 5 bài của nhà thơ trẻ là công nhân của nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Đây
là một sự kiện hiếm có của báo Nhân Dân, để bạn đọc hiểu hơn về sự kiện độc đáo này
BBT đăng lại lời dẫn của số báo 5967.
LÝ PHƯƠNG LIÊN là con một gia đình công nhân, cha là thợ điện, mẹ là công nhân làm khóa. Cha Liên mất năm 1958 khi Liên mới tám tuổi. Tết năm 1962, giữa đêm giao thừa, gia đình Liên có vinh dự lớn được Bác Hồ tới thăm. Năm 1967, mẹ Liên mất trong một vụ đắm đò do giặc Mỹ ném bom. Mới 17 tuổi, Liên phải bỏ học để đi làm nuôi bốn em. Một cô gái trong cảnh ngộ như vậy, vừa lớn lên đã phải đương đầu với biết bao nhiêu khó khăn nhưng vẫn luôn luôn lạc quan, tin yêu cuộc sống. Liên ghi lại những cảm xúc của mình trong cuốn vở nhỏ bằng những vần thơ mà lúc đầu cô chưa dám nghĩ đó là những bài thơ. Liên nghĩ về hình ảnh người cha đã khuất, về chị hàng xóm tráng bánh đa nem, về một đêm đi làm ca ba, về tội ác của giặc Mỹ. Cô mơ có một phiên tòa xử bọn gây tội ác chiến tranh mà chính mẹ cô đã hiện về làm một nhân chứng. Cô gửi thư cho một bạn gái Mỹ không quen biết, cô nghĩ về nhân dân Mỹ, về nước Mỹ. Lý Phương Liện cũng nói đến tình yêu, nỗi nhớ, về những cảm xúc mùa thu… Tất cả những điều cô ghi lại trong cuốn vở nhỏ là những cái rất gần gũi, thân thuộc đối với cô, là những tình cảm chân thật, mộc mạc và tươi trẻ. Kỳ diệu thay, đó lại chính là thơ. Hơn một trăm bài thơ của một cô gái vừa tròn 20 tuổi.
Một
nụ thơ, hay nói cho đúng hơn, một bông hoa thơ vừa nở mà hương đã ngát, sắc đã
rực rỡ làm xôn xao cả vườn thơ. Thơ Lý Phương Liên khỏe khoắn, chân chất, hồn
nhiên gợi nhiều rung cảm trong lòng người đọc vì cô nói lên những tình cảm thực
nhất, sâu sắc nhất của riêng mình, từ đó, nói được cái chung của nhiều người.
Lòng căm thù giặc Mỹ và sự đau khổ của riêng cô cũng là lòng căm thù và sự đau
khổ của nhân dân ta. Tinh thần dũng cảm, lạc quan trong thơ cô cũng là cái dũng
cảm, lạc quan của thế hệ thanh niên Việt Nam đang đánh Mỹ. Quan điểm về lao
động, về tình yêu và nghĩa vụ trong thơ Lý Phương Liên cũng chính là cách nhìn,
cách nghĩ của lớp thanh niên tiên tiến được Đảng và chế độ mới chăm sóc, giáo
dục. Lý Phương Liên không có hoàn cảnh thuận lợi như nhiều người khác để tìm
hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng nhưng những điều cô nghĩ trong
thơ trên nhiều vấn đề lại rất đúng với quan điểm và đường lối của Đảng. Cái
nhìn đúng đó bắt nguồn từ một tâm hồn trong sáng, thiết tha muốn vươn lên, từ
lòng tin yêu cuộc sống mới, chế độ mới và luôn quan tâm theo dõi thời sự và học
tập để nâng cao trình dộ hiểu biết của mình.
Hình
thức thơ của Lý Phương Liên không cầu kỳ, hào nhoáng nhưng lại rất mới. Cái mới
trong hình thức không phải tìm đâu xa mà nảy sinh từ sự rung động của trái tim,
từ những tình cảm chân thành và tươi trẻ nhất.
Lý
Phương Liên như một bông hoa tươi có hương sắc đậm đà xuất hiện từ phong trào
văn nghệ quần chúng của Hà Nội. Mấy năm qua, Hội văn nghệ Hà Nội đã thực hiện
đúng chủ trương và đi đúng phương hướng văn nghệ của Đảng, tích cực bồi dưỡng
những mầm non văn nghệ, phát hiện những tài năng mới xuất hiện từ nhân dân lao
động. Chúng tôi hoan nghênh sự cố gắng của Hội văn nghệ Hà Nội, chào mừng một
nhà thơ trẻ có nhiều hứa hẹn và giới thiệu năm bài thơ dưới đây với bạn đọc: EM MƠ CÓ MỘT PHIÊN TÒA/ LỜI RU VỚI ANH/ VỀ NGƯỜI CHA ĐẢ KHUẤT/ THƯ GỬI NGƯỜI BẠN GÁI MỸ/ CA BÌNH MINH.
Theo ấn phẩm số 96 TVGV, trang 25.
VANDANBNN vi tính /gt.
Theo ấn phẩm số 96 TVGV, trang 25.
VANDANBNN vi tính /gt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét