Đang Biên tập
TÌNH THƠ BẠN THƠ 2.
Đd, Nv Mai An NGUYỄN
ANH TUẤN
BAO GIỜ VỀ LẠI BẾN
SÔNG...
Nguyễn Tiến Lộc trước
hết là một nhà văn, đúng hơn là một nhà kinh tế học viết văn. Những truyện ngắn
của ông (đã in trên hai tập sách) mà tôi được đọc, không kể những truyện đề tài
lịch sử, thì những truyện đề tài đương đại đều không thấy liên quan dính dáng
gì tới nghề nghiệp ‘kiếm cơm” của ông; trong đó, chủ yếu là những phận người ít
gặp may mắn và những trăn trở của ông về thế thái nhân tình... Những trăn trở
đó, bộc lộ chưa hết, “chưa đã” trong văn xuôi, ông lại gửi gắm vào Thơ. Nhưng
với thơ ca, Nguyễn Tiến Lộc mới thực sự dãi bày được cái chất thi sĩ ẩn trong
xương tuỷ: Ăn sung chát đắng cả lòng/ Vẫn yêu mãi cái mông lung giữa trời , và
“hiện nguyên hình” cái bản lĩnh văn hoá của một người con quê hương Kinh Bắc,
mà từ thuở ấu thơ ông đã thấm từng lời ca quan họ. Nhiều bài thơ, câu thơ của
ông mang dáng dấp những câu hát liền anh liền chị quan họ giao duyên từ hàng
trăm năm qua trên vùng đất Bắc Ninh tình tứ. Thơ ông, khi bắt vào được cái
nguồn dân ca đằm thắm của các làng quan họ cổ bên sông Thương, sông Cầu, thì
những nỗi niềm thao thức của một người đã từng đặt chân trên nhiều nơi trên thế
giới đã trào tuôn không kìm lại được, và ông đã tạo ra cả một vệt thơ trữ tình
thực đặc sắc về quê hương quan họ, không hề giống ai. Viết về quê hương quan
họ, nhưng cũng đồng thời nhà thơ miêu tả về chính cõi lòng u uẩn của mình, về
tâm trạng của một trí thức đứng giữa đàng bơ vơ trong cuộc đời ngổn ngang...
Tôi xin dẫn đôi bài thơ như thế, không thể cắt chọn từng câu riêng lẻ - nếu như
không muốn làm đứt đoạn cái hơi thơ thống nhất, cái mạch thơ nhất quán mà thi
sĩ đã làm trong những cơn mơ chất chứa tình yêu, nỗi đau, lòng thương nhớ quê
nhà, và càng làm bật lên cái Tôi cô đơn hiện đại. Trong những bài thơ này, câu
chữ và thi liệu được dùng khá tinh xảo mà tự nhiên, tưởng như đã quen mà lại
rất mới mẻ, bởi chúng được bơi lội trong trường cảm xúc tự nhiên chân thực của
tác giả. Có thể nói, đối với tôi, đây là những bài thơ hay nhất của nhà văn
Nguyễn Tiến Lộc trong gia sản văn chương của ông:
ĐỨNG BÓNG
Em ơi, trời đứng bóng
rồi
Sang sông đi
kẻo lại trời sắp mưa
Đứng bóng là đã quá
trưa
Đường xa
thân gái
gió lùa
mong manh
Đầu chiều chợ đã vắng
tanh
cây dưa đã héo, quả
chanh úa vàng
Con đò đã hết người
sang
Chỉ còn anh đứng giữa
đàng bơ vơ
Tình xưa, nửa hững nửa
hờ
Để ai đứng bóng bây
giờ còn son
Sang sông con nước vẫn
trong..
ĐÒ MUỘN
Đò chiều còn một
chuyến sang
Một chân em xuống, vội
vàng rút lên
Muộn rồi chẳng muốn đi
thêm
Tự thương bóng lẻ,
từng đêm chập chờn
Đêm dài phủ kín chăn
đơn
Khép hàng mi lại mà
chôn nỗi sầu
Kiếp sau trao phút
duyên đầu
Khỏi mang dải yếm bắc
cầu, người ơi
Nói vậy thôi, biết vậy
thôi
Đời sau ai biết ông
trời tính sao.
CHẮC GÌ HOA NỞ ĐÚNG
MÙA
Đò ơi, còn một chuyến
sang
Em đi mà vẫn ngổn
ngang rối bời
Thủy chung em cũng đã
rồi
Đất trời thay đổi,
tình người khác xưa
Kìa xem hoa cải, hoa
mua
Chắc gì hoa nở đúng
mùa ước mong
Mây chiều nhiều nỗi
mông lung
Sớm mai đâu chắc hoa
hồng nở hoa
Tơ vò là những năm qua
Người đi sai hẹn,
người xa không về
Thư đi tăm cá mịt mờ
Thư về chỉ thấy trong
mơ tưởng người
Mười mươi đã dở dang
rồi
Thì em cứ đợi đến thời
nào đây
Thôi đành cởi gió cho
mây
Cởi duyên xưa khỏi
những ngày ước ao
Cởi tung cả cái yếm
đào
Để trăm năm khỏi rơi
vào hư vô
Để rồi có một đêm thơ
Một chồng, một vợ bên
bờ vai nhau
Những đêm nồng ấm ,
đậm sâu
Còn hơn chăm chắm, âu
sầu, ngóng trông
Để nhìn vào cái trống
không
Thời gian hoen ố, má
hồng vô duyên
Nhìn trời chỉ thấy
trăng suông…
BAO GIỜ VỀ LẠI BẾN SÔNG
Bao giờ về lại bến
sông
Mười năm xa cách người
không thấy người
Bến sông thuyền cắm
giữa trời
Mười năm bến đợi lở
bồi xót xa
Người đi lả đả la đà
Bấy mùa trăng, bến đã
già nhớ thương
Người đi tin nhạn thất
thường
Bến sông dãi nắng, dầm
sương một mình ....
NẮNG LÊN
Anh về thăm lại quê xưa
Gặp cô hàng xóm tuổi
vừa hoa niên
Em cười như gọi nắng
lên
Nắng loang sang cả sân
vườn nhà anh
Nắng từ thăm thẳm cao
xanh
Hay từ ngọn gió trong
lành hồn em
Anh nằm mơ nắng suốt
đêm
Sáng ra nắng mọc bên
thềm nhà anh.
MỘT PHÚT CÁNH CHIM
Nếu mai em định xa anh
Xin dành một phút để
mình nhớ nhau
Nhớ hôm em đứng trên
cầu
Gió bay qua nụ hôn đầu
anh trao
Một bóng chim vụt qua
mau
Có nụ hôn khác đậu vào
môi em
Anh nghe hoang hoải
tiếng chim
Gù nhau thủ thỉ
nghiêng niềm cô đơn
Những nỗi cô đơn
thường trực trong thơ Nguyễn Tiến Lộc lại có khả năng giúp người đọc thêm gắn
bó, yêu thương cuộc đời, cũng bởi chúng mang cái cội nguồn văn hoá sâu thẳm của
quê hương ông.
Nguyễn Tiến Lộc dụng
công với thơ nhưng không làm cho nó mất đi tính hồn nhiên mộc mạc: “Một ngày
không về làng, tôi khắc khoải, nỗi nhớ thành thế kỷ/ Hai ngày không về làng,
thắt ruột, tôi nhớ/ Mẹ lưng còng cấy lúa trồng khoai/ Ba ngày không về làng, tôi
khát/ Giọt nước mạch nguồn ngọt chát chè xanh /Dịu khát hồn tôi năm tháng chiến
tranh/ Bốn ngày không về làng, tôi thèm được bát canh/ Có cua đồng, cà pháo ròn
đanh, em nấu”… Ở một số bài khác, tứ thơ được bố cục, xếp đặt nhịp nhàng theo
từng khổ thơ, bốn hoặc năm hoặc sáu câu, vừa đủ để làm toát lên tâm tư, tình
cảm của tác giả. Có thể mượn những hình ảnh đã xưa cũ nhưng với lối viết riêng
có của mình, tác giả tạo cho ta cảm giác mới như trong một bối cảnh đợi mưa:
“Vừa mong mưa để đợi mưa trụ lại/ Vừa sợ mưa , mưa lạnh giá tâm hồn …/ Bàn tay
hồng vồng những dòng nước chảy/ Những giọt mưa vàng long lánh , long lanh” .
Hoặc ở những câu đầy hình ảnh sau đây nữa: “Con trai tôi lái xe chạy khắp xứ
đồng/ Chở đầy ắp ước mơ về nhà/ Những hạt lúa tròn mảy/ Rơi vàng đường bê-tông”
. Ở đây , tính tự nhiên được sử dụng một cách cần thiết để làm cho bức tranh
sinh động thêm lên.
Mạch thơ trữ tình của
tác giả thường thể hiện ở hai trạng thái khác nhau, lúc thì vô tư, ngộ nghĩnh
của tuổi trẻ: “Anh đi qua nhà em/ Hoa nở đầy trong gió/ Mùi hoa trinh nguyên
tỏa/ Hương nồng tuổi thơ ngây /…/ Có một người con gái/ hương vô tư bay đầy”;
khi lại ưu tư lúc quá thời: “ Ta về tìm lại tình xưa / Bờ tre không gió , cỏ đê
úa vàng / Đò chiều thiếu một chuyến sang/ Hoàng hôn nhạt nắng, lỡ làng bến
sông/ Muộn về, sáo đã sang sông/ Thôi đành đứng ngắm cải ngồng vàng hoa”. Liền
với mạch thơ này, là bài “Ga xép”, một bài thơ ngắn, lạ, mới, sâu sắc: “Em lướt
qua đời anh, Như con tàu ghé vào ga xép/ Khi tàu đến/ Ga bừng lên nhộn nhịp /
Một niềm vui bất chợt thoảng qua/ Khi tàu đi/ Ga trống vắng hoang sơ/ Gió thổi
tốc vài mái lều xiêu vẹo/ Chỉ có thế/ Mà suốt đời anh đợi/ Mong được là ga xép
đón em qua.
Với những trải nghiệm
trong thời gian khá dài dưới bầu trời châu Âu, thơ trữ tình của Nguyễn Tiến Lộc
còn bao hàm cả những bài viết về Liên Xô - nước Nga: “Tuyết đầu mùa”, “Thăm
ngôi nhà Lê-nin”, “Hoàng hôn Saint Peterburg”, “Gửi sông Nê-va”, về nước Anh,
như : “Sớm mùa đông trên đồng cỏ”: “ Bỗng hiện ra một cô gái tóc vàng/ Cô ngồi
vào chiếc tắc-xi kiểu cổ màu đen/ Quên cả người bố gọi với theo/ Dặn con một
điều hệ trọng”.
Nhưng những quan sát
và xúc cảm ở các vùng quê xa xôi nọ dường như chỉ là cái cớ để người thơ chìm
đắm Về Lại Bến Sông của tuổi thơ...
Hà Nội, đầu tháng Mưa
Ngâu, 2017
Tình Thơ Bạn Thơ 2 -
Nguyễn Anh Tuấn
VANDANBNN tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét