VĂN BẠN
VĂN 1/ TOÀN TẬP
Nhiều tác giả/ Nguyễn Nguyên Bảy chủ trương/
NXB Văn Học ấn hành 1.2013
13. Văn Truyện
TRẦN NHƯƠNG
NHÂN
TÌNH CỦA MẸ
Bây giờ tôi đã 18 tuổi. Tôi đã
biết nghĩ nên thương mẹ tôi vô cùng. Tôi ân hận bởi vì tôi mà mẹ tôi thiệt thòi
không có mấy tháng ngày hạnh phúc. Suốt một đời chẳng được sự chăm sóc của bố
tôi. Mẹ tôi lấy chồng như mang tội nợ về mình. Đời người đàn bà gánh bao nhiêu
vất vả, lo toan lại không được một sự âu yếm, dịu ngọt của chồng thì coi như
mất trắng. Giá mà ngày ấy tôi không quyết liệt phản đối thì mẹ tôi đã kéo lại
được một chút hạnh phúc với một người đàn ông không phải bố tôi…
Năm ấy tôi độ tám chín tuổi gì
đấy. Tôi đã láng máng biết rằng mẹ tôi khổ sở vì tính gia trưởng và vũ phu của
bố tôi. Bố tôi làm nghề phu hồ cho một cánh thợ tự do. Hầu như ngày về nhà cũng
muộn và nồng nặc mùi rượu. Bố tôi lật lồng bàn nhìn mâm cơm rồi hất tung lên.
Bát đĩa vỡ, nước mắm, nước canh đổ đầy ra nền nhà;
- Cho ăn như cho lợn thế này à.
Mẹ tôi lí nhí:
- Thì tháng này anh không
đưa tiền lại còn lấy thêm tiền của em nên ăn kham khổ vài bữa vậy.
Bố tôi xông vào túm tóc mẹ tôi đánh túi bụi, Tôi thương mẹ chạy đến ôm chầm lấy
bà mong để bố tôi không đánh nữa.
Bố tôi hét lên:
- Tại sao dám ăn trước, Tao về
muộn thế nào cũng phải đợi nghe chưa…
Đại loại như như vậy. Có lẽ chưa
bao giờ bố tôi có một lời dịu ngọt với vợ. Mẹ tôi đêm nào ôm tôi vào lòng cũng
khóc. Mẹ tôi bảo nếu không có tôi thì bà đã chết đi cho thoát nợ. Ngày nào mẹ
tôi cũng phải ra chợ rau từ 3 giờ sáng mua một ít rồi gánh đi bán lẻ. Nhiều hôm
tối mịt mới về rau lại ế đến gần chục mớ. Về đến nhà, mẹ tôi tất bật cơm nước
để bố tôi về có cơm ăn ngay. Có lần khi ông về chưa có cơm thế là nện cho mẹ
tôi một trận. Về không có cơm ăn cũng đánh. Về muộn cơm canh nguội cũng đánh.
Mẹ tôi đơn lẻ chỉ biết ôm lấy tôi
mỗi đêm, coi tôi là người bạn tâm giao gần gũi nhất. Vậy mà tôi còn bé quá không
làm cho mẹ vơi đi nỗi buồn.
Mẹ tôi là một người nết na. Phải
nói mẹ tôi xinh đẹp. Tóc đen như nhung và dày như một thảm mun. Da trắng mịn.
Mắt phượng mày ngài. Má lúc nào cũng hồng dậy lên như người dùng son phấn khéo
léo. Cái gương mặt thánh thiện như vậy mà mẹ tôi lại khổ. Hồng nhan bạc mệnh
như người đời vẫn nói đã vận vào mẹ tôi thì phải.
Mẹ tôi cam chịu chưa bao giờ có
điều tiếng gì. Nếu mẹ tôi có tình ái lăng nhăng mà bố tôi sinh nghi rồi đối xử
tàn tệ thì đi một nhẽ. Hai người yêu nhau từ năm mẹ tôi mới 20 tuổi. Họ đều tự
nguyện đến với nhau chứ có ai ép buộc gì đâu. Mẹ tôi cứ bảo chắc là kiếp trước
mẹ có tội lỗi gì đây nên ông trời trừng phạt. Tôi không hiểu ông trời là ai mà
làm mẹ tôi khổ thế.
Rồi một ngày tôi thấy mẹ tôi có
phần chú ý đến mình hơn. Mẹ săn sóc mớ tóc, ăn mặc. Và đôi khi tôi thấy mẹ tôi
như ngóng chờ một ai đó. Có lúc mẹ thất thần hay quên. Lờ mờ tôi hiểu mẹ có
điều gì ẩn giấu trong lòng. Một hôm mẹ tôi bảo đi chơi với mẹ. Trời hôm ấy mưa
nặng hạt nhưng hai mẹ con tôi vẫn đi. Tôi ngoan ngoãn theo mẹ cũng là để xem có
gì khác thường ở bà không. Khi hai mẹ con từ trong ngõ sâu hút ra đến phố chính
thì tôi thấy một bác lớn tuổi đã ngồi trên xe máy chờ hai mẹ con tôi. Bác người
dáng học trò, mái tóc hoa dâm. Tôi áng chừng bác độ gần 60 tuổi, hơn mẹ tôi gần
30 tuổi. Mẹ tôi bảo :
- Đây là các Quân, bạn mẹ. Hôm nay
bác đưa hai mẹ con đi chơi.
Trời rét. Mẹ tôi mặt đỏ hồng lên
và có vẻ lúng túng. Tôi để ý thấy bác Quân nhìn mẹ tôi đắm đuối và dịu dàng mời
mẹ con tôi ngồi lên yên sau. Tôi ngồi giữa hai người. Trời mưa nên hai mẹ con
tôi chui vào áo mưa của bác Quân. Bác Quân đưa hai mẹ con đến một khu du lịch
rất đẹp. Nơi ấy có hồ câu cá, có cửa hàng ăn và tất nhiều biệt thư. Chúng tôi
ngồi câu cá trong một cái lều lá cọ có mành che xung quanh. Tôi thích quá cứ
chạy tung tăng qua lều này sang lều khác. Có lúc tôi bất thần quay lại thì nhìn
thấy mẹ tôi ngả người nằm gọn trong vòng tay bác Quân. Trên gương mặt mẹ tôi
đầm đìa nước mắt. Tôi không hiểu mẹ tôi khóc vì hạnh phúc hay vì tủi phận. Thú
thật lúc ấy tôi không thích bác Quân, không thích cả mẹ tôi nữa. Sao bác ấy lại
ôm mẹ mình cơ chứ. Sao mẹ lại để bác ôm cơ chứ. Buổi trưa chúng tôi vào một
gian phòng để ăn và nghỉ. Bác Quân gọi phở sào mang đến tận phòng. Tôi chưa bao
giờ được ăn phở mà có người mang đến tận nơi. Trời rét lại mưa nên chưa thể về
được. Chúng tôi ngồi đánh bài tiến lên. Bao giờ tôi cũng thắng. Có lẽ mẹ tôi và
bác Quân nhường cho trẻ con sướng chứ làm sao tôi đánh được hai người. Tôi thấy
gương mặt mẹ tôi sáng lên rờ rỡ. Có lẽ chưa bao giờ bà được những phút giây
thanh thản như vậy. Khi mỏi quá chúng tôi ngả lưng xuống giường đắp chăn cho đỡ
rét nhưng vẫn chơi bài. Một lúc thì bác Quân kêu buồn ngủ và ngả lưng úp thìa
vào mẹ tôi. Hai mẹ con tôi chơi bài, tôi vẫn cứ thắng. Mẹ tôi lúng túng đánh
bài nhầm lẫn lung tung. Trên nét mặt của bà tôi thấy như đang có lửa. Bác Quân
áp sát mặt vào gáy mẹ tôi. Người mẹ tôi cứ rung lên như có gì không yên. Chăn
vẫn phủ kín, mẹ tôi và bác Quân chỉ để hở hai cái đầu ra khỏi chăn. Đó là lần
đầu tiên tôi thấy mẹ tôi vui vẻ. Trông bà hôm nay đẹp lên rực rỡ. Thú thật là
tôi nhìn gương mặt của bà mà thèm rằng khi mình lớn lên được xinh như mẹ…
Một thời gian sau khi tôi mười
tuổi . Không biết công việc thế nào mà bố tôi hay đi làm ngoại tỉnh. Bác Quân
thuê xe đưa hai mẹ con tôi đi nghỉ mát trên Tam Đảo. Lần này tôi thấy bác thuê
hai phòng. Một phòng cho bác và một phòng cho mẹ con tôi. Có đêm tôi thức dậy
quờ tay sang chỗ mẹ không thấy, tôi khóc toáng lên. Mẹ tôi từ bên ngoài đẩy cửa
bước vào và nói mẹ không ngủ được nên đi dạo. Mấy ngày nghỉ ở Tam Đảo là thời
gian mẹ tôi vui vẻ nhất. Tất cả phiền muộn không mang theo nên bà hay cười và
hay kể chuyện tiếu lâm. Bác Quân nghe mẹ tôi kể chuyện cứ cười ngặt nghẽo và
nhìn mẹ tôi đắm đuối. Bác Quân chăm chút mẹ con tôi rất chu đáo. Những lúc đi
dạo hai người sóng đôi bên nhau, có khi bàn tay mẹ tôi nằm gọn trong tay bác
Quân. Trời ơi, tôi nhìn hai người thấy hạnh phúc quá. Phải chi người đó là bố
tôi chứ không phải bác Quân.
Tôi nghĩ vậy và lại buồn cho gia đình nhà mình. Tôi thương mẹ nhưng cũng thương
cả bố. Thế là trong lòng mẹ tôi không có hình ảnh của bố nữa rồi. Bố tôi không
làm cho mẹ tôi hạnh phúc thì thế nào có ngày cũng mất mẹ tôi. Ngày ấy đã đến.
Tôi buồn và đòi mẹ tôi về nhà ngay tức khắc. Bác Quân và mẹ tôi nói thế nào tôi
cũng không nghe. Tôi quyết định nhịn ăn đòi về bằng được . Lúc ấy tôi không
muốn mẹ tôi ở bên bác Quân. Tôi chưa đủ khôn để biết thế nào là bồ bịch, là
ngoại tình. Tôi chỉ biết mẹ tôi đã có bố tôi, đã có cả hai bên họ mạc.. Tôi
biết mẹ tôi đau khổ nhưng cứ đi chơi với một người đàn ông khác bố tôi thì cũng
không được. Cuộc đi chơi dở chừng. Mẹ tôi và bác Quân đều buồn. Cả tôi cũng
buồn. Suốt đường về không ai nói với ai một câu nào…
Buổi tối khi về đến nhà, sau khi nghỉ ngơi mẹ tôi gọi tôi lại nói chuyện. Bà
coi tôi là người đã biết nghĩ. Mẹ tôi khóc nhiều lắm. Mẹ tôi nói mẹ đã cam chịu
bao nhiêu năm, mẹ lấy chồng mà không có một ngày hạnh phúc. Bố con là một con
ác quỷ sinh ra để hành hạ mẹ. Bố con chỉ đến với mẹ khi cần tiền hoặc cần ân
ái. Nếu không có con mẹ đã không thiết sống. Có con thì mẹ không thể chết, vì
nếu không có mẹ con sẽ cầu bơ cầu bất. Cuối cùng thì bà nấc lên, nói:
- Cách đây hai năm mẹ đã biết bố
con có quan hệ với người đàn bà trẻ hơn mẹ. Họ đã có một con trai. Con thấy bố
con hồi này hay đi làm ngoại tỉnh là vì để đến với cô kia…
Tôi gần như hét lên:
- Có thật không mẹ ?
- Mẹ nói dối con sao. Con hãy hỏi
bà nội sẽ biết.
Tôi không còn nghe thấy gì nữa.
Tôi lao vào giường và nằm khóc.
Mẹ tôi lên giường nằm bên tôi vỗ
về. Thôi con ạ, không thể làm gì được nữa vì họ có con với nhau rồi. Chia lìa
họ thì đứa trẻ kia cũng khổ. Hai mẹ con mình đã khổ lâu rồi chịu được con ạ.
Rồi mẹ tôi kể lại chuyện gặp bác Quân sau mấy tháng biết tin bố tôi có con với
người đàn bà khác. Bác Quân là người rất tốt, bác thương mẹ, mẹ cũng thương
bác. Bác đã li dị vợ nhiều năm nay. Vợ bác đi lao động bên Đức rồi lấy chồng
Tây và chia tay với bác ấy. Con cái bác đã trưởng thành cả rồi. Bác sống một mình
với một người giúp việc. Con có tin rằng mẹ và bác chưa làm điều gì tội lỗi
không con. Yêu quý nhau thế thôi chứ không hề lợi dụng, không hề chung chạ. Sau
này lớn lên con sẽ hiểu không phải rơm nào gần lửa cũng bốc cháy. Thời gian qua
mẹ như một mảnh ruộng cạn nước mà xung quanh thì tràn trề. Chỉ cần một vết nứt
bờ là nước đã ùa sang. Mẹ không cưỡng nổi tình cảm của bác vì lòng mẹ trống
rỗng đến nỗi không đủ sức tự vệ. Hàng ngày mẹ đi bán rau qua cửa nhà bác, lần
nào bác cũng mua mấy mớ rau của mẹ và trả tiền cao hơn mấy lần giá chợ. Mẹ chỉ
lấy tiền đúng như bán cho người khác. Hình như thương mẹ mà bác mua thôi chứ
nhà bác không ăn nhiều rau thế. Cũng không biết từ khi nào bác đã để ý đến mẹ.
Bác biết hoàn cảnh vất vả của mẹ nên cứ âm thầm chờ mẹ mỗi sáng để được gặp, để
mua mấy mớ rau. Nhiều lần bác ngỏ ý giúp đỡ nhưng mẹ từ chối. Nhưng rồi mẹ
không cưỡng nổi tình cảm của bác. Mẹ thấy thương bác và mong hàng ngày gặp bác.
Cái lần cùng con đi chơi khu du lịch là lần đầu mẹ gần gũi bác hơn. Con có tha thứ
cho mẹ không ? Dù gì thì mẹ cũng có lỗi với bố con và con…Nhưng bây giờ con
phản đối thì mẹ hứa với con sẽ không có chuyện gì nữa. Mẹ coi bác Quân như một
người anh mà thôi. Mẹ thề với con như vậy đấy. Thôi mẹ không biết nói gì
nữa…con ngủ đi…
Sau cái lần ấy quả là mẹ tôi
không gặp lại bác Quân. Nghe nói ông đã bán nhà lên ở trên Trung Hòa - Nhân
Chính. Có lẽ ông muốn xa cái phố mà hàng ngày mẹ tôi vẫn gánh rau qua đấy. Ông
muốn không phá vỡ cái gia đình nhà tôi dù chỉ còn là hình thức.
Bố tôi càng ngày càng tàn tệ với
mẹ tôi và thường xuyên không ở nhà. Mẹ tôi héo hắt, gầy dộc đi. Trên gương mặt
của bà ảo não đến kinh hãi. Tôi lớn lên trong sự chăm nuôi của mẹ. Học hành tốn
kém nhiều tiền nhưng mẹ tôi vẫn cố lo liệu cho tôi bằng chị bằng em. Cuộc đời
của mẹ tôi như đã chết, bà cam chịu không muốn phá vỡ gia đình. Có lần tôi nói
hay là mẹ li dị bố đi, hai mẹ con mình sống với nhau cho thanh thản. Mẹ tôi
không chịu, mẹ tôi bảo mẹ sợ cái tiếng bỏ chồng lắm. Họ mạc đôi bên sẽ nhìn mẹ
thế nào. Trời đất ơi, mẹ tôi vẫn nghĩ đến cái tiếng, cái bề ngoài, cái đạo đức
giả. Mẹ tôi như một mớ rau đã trần qua nước nóng nên chỉ biết cam chịu trước
tất cả đè nén áp bức. Tôi nói với mẹ rằng vì bố con phản bội mẹ chứ lỗi đâu ở
mẹ.
Mẹ tôi cứ sống với những tháng
năm tần tảo và buồn tủi như thế. Bố tôi đã ở hẳn với người đàn bà kia. Có lần
bố tôi làm đơn li dị nhưng mẹ tôi không ký. Mẹ tôi bảo anh thích thì cứ đi, tôi
không muốn con Mây không có bố. Nó lớn rồi còn dựng vợ gả chồng…Thế là mẹ tôi
nhất quyết một mình nuôi tôi mà không cần đến sự có mặt của bố tôi. Tôi thương
mẹ mà không biết làm gì. Tôi chỉ còn biết làm phận con hiếu thảo để bù đắp cho
mẹ tôi phần nào…
Bây giờ tôi đã mười tám tuổi. Mẹ
tôi đã vào tuổi bốn mươi, đã vào tuổi hồi xuân. Bà tôi bảo đời người con gái có
một lần dậy thì nữa ấy là lúc hồi xuân. Tôi thương mẹ tôi cứ héo hắt, đơn côi
trong cái vỏ một gia đình hòa thuận, thậm chí một gia đình Văn hóa mà ủy ban
phường vẫn ban tặng. Tôi quyết định âm thầm đi tìm lại người tình cho mẹ. Tôi
đến căn nhà mà trước đây bác Quân vẫn ở. May sao người chủ mới cho tôi địa chỉ
nhà mới của bác Quân trên Trung Hòa – Nhân Chính. Tôi đến nhà bác thì biết bác
đang nằm viện Hữu nghị vì bị xưng phổi.
Tôi quyết định rủ mẹ cùng đến
thăm bác Quân. Mẹ tôi từ chối. Còn gì nữa đâu con, mẹ coi bác như người anh
thôi mà, con đừng thử lòng mẹ, tội lắm. Tôi phải nói vui thì cô em đi thăm ông
anh đang nằm viện là đúng quá còn gì. Mãi một lúc thì mẹ tôi cũng nghe. Bà soi
gương, chải tóc, ngắm mình một lúc như có ý xem lại dung nhan mình bây giờ thế
nào. Khuôn dung mẹ tôi tươi vui hơn một chút. Tôi biết trong lòng mẹ tôi vẫn có
bóng dáng bác Quân, bởi vì trọng nhau về tình chứ không vụ lợi. Chính vì điều
đó nên mới bền lâu, chẳng qua vì hồi trước tôi phản đối nên hai người xa nhau.
Bệnh tình bác Quân đã đỡ nhiều. Nhìn ông già ngoài sáu mươi nhưng vẫn tươi tốt
phong độ. Bác Quân ngạc nhiên đến nỗi thốt lên một câu gì đấy. Tôi trộm quan
sát nét mặt hai người vừa như ngường ngượng vừa như xúc động đột ngột nên trông
lạ lắm. Bác Quân hỏi sao biết bác nằm viện mà đến thăm. Chưa kịp trả lời thì
bác nhìn mẹ tôi trìu mến.- Em có khỏe không ? Vẫn đi rau đấy chứ
? Vất vả quá, vất vả quá…
Không biết từ lúc nào bàn tay mẹ
tôi đã ngoan ngoãn trong bàn tay bác Quân. Mẹ tôi nhìn bác và nước mắt lăn trên
gò má đang hồng rực lên…
Tôi ý tứ ra ngoài ban công. Trước
mắt tôi cây long não cổ thụ tán xòe ra cả một vùng râm mát. Những tán lá xanh
mướt, trong veo, lấp lánh đùa vui trong nắng sớm…
Đại Lải 9-8-2009
Truyện ngắn Trần Nhương/ Tác giả gửi bài.
Bây giờ tôi đã 18 tuổi. Tôi đã biết nghĩ nên thương mẹ tôi vô cùng. Tôi ân hận bởi vì tôi mà mẹ tôi thiệt thòi không có mấy tháng ngày hạnh phúc. Suốt một đời chẳng được sự chăm sóc của bố tôi. Mẹ tôi lấy chồng như mang tội nợ về mình. Đời người đàn bà gánh bao nhiêu vất vả, lo toan lại không được một sự âu yếm, dịu ngọt của chồng thì coi như mất trắng. Giá mà ngày ấy tôi không quyết liệt phản đối thì mẹ tôi đã kéo lại được một chút hạnh phúc với một người đàn ông không phải bố tôi…
Bố tôi xông vào túm tóc mẹ tôi đánh túi bụi, Tôi thương mẹ chạy đến ôm chầm lấy bà mong để bố tôi không đánh nữa. Bố tôi hét lên:
Tôi nghĩ vậy và lại buồn cho gia đình nhà mình. Tôi thương mẹ nhưng cũng thương cả bố. Thế là trong lòng mẹ tôi không có hình ảnh của bố nữa rồi. Bố tôi không làm cho mẹ tôi hạnh phúc thì thế nào có ngày cũng mất mẹ tôi. Ngày ấy đã đến. Tôi buồn và đòi mẹ tôi về nhà ngay tức khắc. Bác Quân và mẹ tôi nói thế nào tôi cũng không nghe. Tôi quyết định nhịn ăn đòi về bằng được . Lúc ấy tôi không muốn mẹ tôi ở bên bác Quân. Tôi chưa đủ khôn để biết thế nào là bồ bịch, là ngoại tình. Tôi chỉ biết mẹ tôi đã có bố tôi, đã có cả hai bên họ mạc.. Tôi biết mẹ tôi đau khổ nhưng cứ đi chơi với một người đàn ông khác bố tôi thì cũng không được. Cuộc đi chơi dở chừng. Mẹ tôi và bác Quân đều buồn. Cả tôi cũng buồn. Suốt đường về không ai nói với ai một câu nào…
Buổi tối khi về đến nhà, sau khi nghỉ ngơi mẹ tôi gọi tôi lại nói chuyện. Bà coi tôi là người đã biết nghĩ. Mẹ tôi khóc nhiều lắm. Mẹ tôi nói mẹ đã cam chịu bao nhiêu năm, mẹ lấy chồng mà không có một ngày hạnh phúc. Bố con là một con ác quỷ sinh ra để hành hạ mẹ. Bố con chỉ đến với mẹ khi cần tiền hoặc cần ân ái. Nếu không có con mẹ đã không thiết sống. Có con thì mẹ không thể chết, vì nếu không có mẹ con sẽ cầu bơ cầu bất. Cuối cùng thì bà nấc lên, nói:
Rồi mẹ tôi kể lại chuyện gặp bác Quân sau mấy tháng biết tin bố tôi có con với người đàn bà khác. Bác Quân là người rất tốt, bác thương mẹ, mẹ cũng thương bác. Bác đã li dị vợ nhiều năm nay. Vợ bác đi lao động bên Đức rồi lấy chồng Tây và chia tay với bác ấy. Con cái bác đã trưởng thành cả rồi. Bác sống một mình với một người giúp việc. Con có tin rằng mẹ và bác chưa làm điều gì tội lỗi không con. Yêu quý nhau thế thôi chứ không hề lợi dụng, không hề chung chạ. Sau này lớn lên con sẽ hiểu không phải rơm nào gần lửa cũng bốc cháy. Thời gian qua mẹ như một mảnh ruộng cạn nước mà xung quanh thì tràn trề. Chỉ cần một vết nứt bờ là nước đã ùa sang. Mẹ không cưỡng nổi tình cảm của bác vì lòng mẹ trống rỗng đến nỗi không đủ sức tự vệ. Hàng ngày mẹ đi bán rau qua cửa nhà bác, lần nào bác cũng mua mấy mớ rau của mẹ và trả tiền cao hơn mấy lần giá chợ. Mẹ chỉ lấy tiền đúng như bán cho người khác. Hình như thương mẹ mà bác mua thôi chứ nhà bác không ăn nhiều rau thế. Cũng không biết từ khi nào bác đã để ý đến mẹ. Bác biết hoàn cảnh vất vả của mẹ nên cứ âm thầm chờ mẹ mỗi sáng để được gặp, để mua mấy mớ rau. Nhiều lần bác ngỏ ý giúp đỡ nhưng mẹ từ chối. Nhưng rồi mẹ không cưỡng nổi tình cảm của bác. Mẹ thấy thương bác và mong hàng ngày gặp bác. Cái lần cùng con đi chơi khu du lịch là lần đầu mẹ gần gũi bác hơn. Con có tha thứ cho mẹ không ? Dù gì thì mẹ cũng có lỗi với bố con và con…Nhưng bây giờ con phản đối thì mẹ hứa với con sẽ không có chuyện gì nữa. Mẹ coi bác Quân như một người anh mà thôi. Mẹ thề với con như vậy đấy. Thôi mẹ không biết nói gì nữa…con ngủ đi…
Bệnh tình bác Quân đã đỡ nhiều. Nhìn ông già ngoài sáu mươi nhưng vẫn tươi tốt phong độ. Bác Quân ngạc nhiên đến nỗi thốt lên một câu gì đấy. Tôi trộm quan sát nét mặt hai người vừa như ngường ngượng vừa như xúc động đột ngột nên trông lạ lắm. Bác Quân hỏi sao biết bác nằm viện mà đến thăm. Chưa kịp trả lời thì bác nhìn mẹ tôi trìu mến.- Em có khỏe không ? Vẫn đi rau đấy chứ ? Vất vả quá, vất vả quá…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét