NHIỀU TÁC GIẢ
Chủ biên: Nguyễn Nguyên Bảy
PV: Trong cuốn 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], người đọc có thể tìm thấy nhiều trích dẫn Kinh Thánh. Có vẻ anh là người thích Kinh Thánh?
PV: Với cá nhân anh, anh có cho rằng, Đạo Thiên Chúa hơn Đạo Phật?
PV: Vậy có nên so sánh nhà văn với công nhân đào đường?
PV: Vậy theo anh, chúng ta nên có cái nhìn như thế nào về một ai đó?
PV: Có lẽ, chúng ta nên có cái nhìn thản nhiên?
PV: Phải có rồi mới buông bỏ được! Nhưng vì một sự ràng buộc nào đó mà không bỏ được thì sao?
Văn chương Việt Nam hiện nay đâu đến nỗi phải tự ti
PV: Vậy theo anh, bậc thầy và thợ giỏi trong văn chương có điểm gì khác?
PV: Nhà thơ Lê Thuận Nghĩa so sánh thế này giữa anh và Mạc Ngôn: “Đặng Thân là tay viết cự phách, một con chim đầu đàn trong phong trào cách tân văn học của Việt Nam cũng như của thế giới. Mình rất thích đọc lão này và cũng là phen cứng với trước tác của lão. Mình cũng khoái Mạc Ngôn (Nobel văn học năm 2012), nhưng mình thích cái uyên bác, thâm sâu, phiến loạn của Đặng Thân hơn Mạc Ngôn.” Anh nghĩ sao về điều này?
PV: Anh nghĩ gì về giải Nobel?
PV: Như vậy là chủ quan?
PV: Có vẻ các nhà văn Việt Nam ít người nghĩ đến giải Nobel văn chương?
PV: Nhưng thơ Tagore ngày xưa thì khác?
Văn sự Vũ Gia Hà và Đăng Thân
Tác giả gửi bài
Chủ biên: Nguyễn Nguyên Bảy
2. Văn sự
VŨ GIA HÀ & ĐẶNG THÂN
NHỮNG CÁI KHÁC NGOÀI TÁC PHẨM
VŨ GIA HÀ & ĐẶNG THÂN
NHỮNG CÁI KHÁC NGOÀI TÁC PHẨM
Sau hai cuốn sách gây ồn ào
gần đây nhất là 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] và Dị-nghị-luận|Đồng-chân-dung,
nhà văn Đặng Thân dường như đang bình thản nhìn những “đứa con” tinh thần của
mình vui-buồn với đời.
Sau hai cuốn sách gây ồn ào gần đây nhất là 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] và Dị-nghị-luận|Đồng-chân-dung, nhà văn Đặng Thân dường như đang bình thản nhìn những “đứa con” tinh thần của mình vui-buồn với đời.
Đọc văn Đặng Thân không phải là một chuyện dễ. Bởi ngôn ngữ mà anh dùng là ngôn ngữ mang nghĩa rộng, nghĩa mở (connotation), không giống với ngôn ngữ mang nghĩa đơn (denotation) thông thường mà văn chương xưa nay vốn dĩ.
Trò chuyện với Đặng Thân cũng vậy, cứ lôi cuốn, cứ khó hiểu, cứ hỏi, cứ bực mình, cứ thích thú. Mỗi lần gặp anh lại là một lần thấy một Đặng Thân khác. Không biết trong cuộc sống hàng ngày, anh thế nào; nhưng anh từng nói với tôi về Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã răn dạy rằng, chúng ta không nên ăn lại đờm dãi của người xưa, mỗi lần nói là một lần mới. Có phải vì vậy, mà mỗi lời nói sau của Đặng Thân như thể luôn khác với mỗi lời trước và lần trước
Trò chuyện với anh, rất dễ bị anh dồn vào thế chân tường. Không biết vì sao? Nhưng chí ít, sau cuộc nói chuyện với anh, tôi lại được bắt gặp một “Đặng Thân mới”.
Kinh Thánh và “3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]”
Sau hai cuốn sách gây ồn ào gần đây nhất là 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] và Dị-nghị-luận|Đồng-chân-dung, nhà văn Đặng Thân dường như đang bình thản nhìn những “đứa con” tinh thần của mình vui-buồn với đời.
Đọc văn Đặng Thân không phải là một chuyện dễ. Bởi ngôn ngữ mà anh dùng là ngôn ngữ mang nghĩa rộng, nghĩa mở (connotation), không giống với ngôn ngữ mang nghĩa đơn (denotation) thông thường mà văn chương xưa nay vốn dĩ.
Trò chuyện với Đặng Thân cũng vậy, cứ lôi cuốn, cứ khó hiểu, cứ hỏi, cứ bực mình, cứ thích thú. Mỗi lần gặp anh lại là một lần thấy một Đặng Thân khác. Không biết trong cuộc sống hàng ngày, anh thế nào; nhưng anh từng nói với tôi về Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã răn dạy rằng, chúng ta không nên ăn lại đờm dãi của người xưa, mỗi lần nói là một lần mới. Có phải vì vậy, mà mỗi lời nói sau của Đặng Thân như thể luôn khác với mỗi lời trước và lần trước
Trò chuyện với anh, rất dễ bị anh dồn vào thế chân tường. Không biết vì sao? Nhưng chí ít, sau cuộc nói chuyện với anh, tôi lại được bắt gặp một “Đặng Thân mới”.
Kinh Thánh và “3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]”
PV: Trong cuốn 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], người đọc có thể tìm thấy nhiều trích dẫn Kinh Thánh. Có vẻ anh là người thích Kinh Thánh?
Nhà văn Đặng Thân: Văn học
phương Tây nói chung và văn học thế giới bây giờ phần lớn chịu ảnh hưởng của
Kinh Thánh. Văn chương nói ngang, nói dọc đều phải xiển dương tình yêu thương
con người. Mà Kinh Thánh rất hay là dạy phải trái. Phải trái là cái Đạo rất tốt
trong cái Đạo làm người. Bất kể là anh theo Đạo gì thì đọc Kinh Thánh sẽ mang lại
cho anh rất nhiều điều hay.
PV: Với cá nhân anh, anh có cho rằng, Đạo Thiên Chúa hơn Đạo Phật?
Nhà văn Đặng Thân: Không
nên bàn hơn kém, bởi mỗi ông có một lẽ, dù chung gốc. Phật giáo cung cấp nhận
thức về thế giới. Nhận thức về cả vũ trụ, đó là đỉnh cao của Phật giáo. Thiên
Chúa thiên về lẽ người, đức tin và tình yêu thương. Sự cổ xúy tình yêu thương
là cái vĩ đại nhất của Thiên Chúa giáo.
Chúng ta nên bỏ khái niệm hơn kém
giữa con người với nhau ở thế gian này. Một công nhân đào đường và một người kỹ
sư tin học, ai hơn ai? Làm gì có cái tiêu chí thật chuẩn để so bì như vậy.
Phật giáo và Thiên Chúa giáo là nơi chứa đựng những tư tưởng đỉnh cao. Nó giúp ta nhìn mọi việc rất rõ ràng. Giải thích thế gian, vũ trụ cho con người đến độ thỏa mãn cao nhất. Không có gì là triệt để, là hoàn toàn. Nhưng những tư tưởng trong Phật giáo hay Thiên Chúa giáo đã cho ta thỏa mãn tối đa sự hiếu kỳ về mọi sự xung quanh, từ trăng sao đến cây cỏ, làm thế nào để con người hạnh phúc, đó là tính nhân sinh cần có ở mỗi con người; cho chúng ta câu trả lời cụ thể nhất về con người, hoặc giữa người với người, giá trị của con người. Phật hay Thiên Chúa cho chúng ta nhìn nhận về tất cả thế gian. Kitô cho chúng ta biết một cách giản dị về con người và phải làm gì cho con người, và làm như thế nào. Vì vậy, văn chương thường bị ảnh hưởng từ Kinh Thánh điều ấy. Mọi giá trị của văn chương xưa nay đều bàn về tính nhân văn của con người. Trong văn chương của mình, tôi thấy và học được ở Kinh Thánh tính cao cả, nỗi bi thống, giọng tráng ca, sức lay động lòng người; và ở Kinh Phật thì ngoài những chiều không gian bao la thì (có thể nói đây là cả một phát kiến của tôi), là một cái giọng giễu nhại hết sức đặc biệt.
Phật giáo và Thiên Chúa giáo là nơi chứa đựng những tư tưởng đỉnh cao. Nó giúp ta nhìn mọi việc rất rõ ràng. Giải thích thế gian, vũ trụ cho con người đến độ thỏa mãn cao nhất. Không có gì là triệt để, là hoàn toàn. Nhưng những tư tưởng trong Phật giáo hay Thiên Chúa giáo đã cho ta thỏa mãn tối đa sự hiếu kỳ về mọi sự xung quanh, từ trăng sao đến cây cỏ, làm thế nào để con người hạnh phúc, đó là tính nhân sinh cần có ở mỗi con người; cho chúng ta câu trả lời cụ thể nhất về con người, hoặc giữa người với người, giá trị của con người. Phật hay Thiên Chúa cho chúng ta nhìn nhận về tất cả thế gian. Kitô cho chúng ta biết một cách giản dị về con người và phải làm gì cho con người, và làm như thế nào. Vì vậy, văn chương thường bị ảnh hưởng từ Kinh Thánh điều ấy. Mọi giá trị của văn chương xưa nay đều bàn về tính nhân văn của con người. Trong văn chương của mình, tôi thấy và học được ở Kinh Thánh tính cao cả, nỗi bi thống, giọng tráng ca, sức lay động lòng người; và ở Kinh Phật thì ngoài những chiều không gian bao la thì (có thể nói đây là cả một phát kiến của tôi), là một cái giọng giễu nhại hết sức đặc biệt.
PV: Vậy có nên so sánh nhà văn với công nhân đào đường?
Nhà văn Đặng Thân: Nếu xét
về mặt ý nghĩa xã hội, công nhân đào đường làm được nhiều việc hơn nhà văn
trong nhiều vấn đề. Một nhà văn nhảm thì đáng vứt đi hơn là một công nhân đào
đường cụ thể, họ đào được bao nhiêu mét đường là từng ấy mét có ích cho xã hội.
Còn một nhà văn nhảm, nếu viết một nghìn câu mà mất chín trăm chín chín câu
chẳng ra gì thì nhà văn đó chẳng làm được gì cho xã hội, mà ngược lại là rất
tai hại.
Nhưng rõ ràng, nếu một nhà văn đi
được vào lòng người, vào tư tưởng nhân loại, thì điều đó không có gì sánh được.
Vì họ đã làm được việc quá vĩ đại.
PV: Với tôi, giá
trị cuốn 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] có gì đó gần với Kinh Thánh;
ngoài ra, nó còn có một cái gì khác nữa mà tôi chưa hiểu hết. Anh có thể chia
sẻ về điều này?
Nhà văn Đặng Thân: Có một
Kitô hữu đã đặt lên bàn cân cuốn 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] và
cuốn Kinh Thánh. Theo anh ta, về mặt giá trị, thì cuốn 3.3.3.9 [những
mảnh hồn trần] sẽ mang lại giá trị hiện nay và tương lai vì nó đem lại
nhiều điều. Kinh Thánh chỉ dừng lại ở những quan niệm nhị nguyên, tức là
phân biệt rõ ràng phải trái, trắng đen, thiện ác. Còn 3.3.3.9 [những mảnh
hồn trần] không dừng lại ở đó, nó vượt qua hiện hãn, vượt qua nhãn quan
chật chội để hướng đến con người đích thực có tính tương lai, vị lai
của nó.
PV: Anh có thể
nói rõ hơn về điều này?
Nhà văn Đặng Thân: Trong
tư tưởng, nếu dừng ở nhị nguyên thì không thấy rõ được vấn đề, lúc nào
cũng nhìn con người tốt hay xấu, phải hay trái. Nếu nhìn như vậy thì không bao
giờ nhìn được con người đó hay bất cứ sự việc nào.
Ví dụ đơn giản, với một sinh
viên, nếu phân tích theo kiểu nhị nguyên: cậu ấy ở trên lớp là một sinh
viên ngoan, học giỏi, lịch sự. Nhưng có người lại biết, trong cuộc sống, cậu ấy
từng đi ăn trộm gà, say rượu, chửi bậy. Nếu đưa ra ý kiến, thì cả hai người
nhìn thấy cậu sinh viên ấy đưa ra đều chả đúng. Bởi, nếu nghiêng về ý kiến của
người này hay người kia thì không biết cậu sinh viên đó là người như thế nào.
Hoặc là theo một trong hai ý kiến được nói ra, như vậy thì cậu sinh viên đó đã
“trốn” được khỏi một ý kiến.
Tóm lại, mọi kết luận về con
người đứng trên nhị nguyên đều sai. Trên đời này, trong phân tích luận
chỉ nhìn hai mặt của vấn đề. Vì vậy mà chúng ta hay hỏi “tại sao”. Và vì sao
Freud lại tung hoành ở phương Tây trăm năm nay, bởi ông ấy đã chỉ ra được con
đường thứ ba: bản năng, trực giác, vô thức. Và tại sao bản
năng, trực giác, vô thức lại hoành hành, vì nó giúp đem lại
câu trả lời thấu đáo hơn những câu trả lời khác cho sự phân tích của con người.
Để
cho bản năng mách bảo, vô thức nhắc nhở
PV: Vậy theo anh, chúng ta nên có cái nhìn như thế nào về một ai đó?
Nhà văn Đặng Thân: Bây
giờ, chúng ta không theo sự phân tích của mình nữa, mà chúng ta cần dựa vào cái
bản thể để suy xét. Tức là để cho bản năng mách bảo, vô thức nhắc
nhở. Chúng ta sẽ cảm nhận về ai đó, để xem ai đó là gì, nói như thế nào, tức là
chúng ta không nghe bất kỳ ý kiến của ai cả. Lúc ấy, chúng ta mới đến gần được
cái người mà chúng ta nhận định.
Freud đã chỉ cho chúng ta con
đường ra khỏi nhị nguyên để đến với vô thức, bản năng và
những giấc mơ. Nhất là những giấc mơ, đó là nơi cho chúng ta
những câu trả lời thỏa đáng nhất. Những giấc mơ mới cung cấp những thông
tin thật nhất, bởi hàng ngày, chính suy nghĩ của chúng ta tự lừa dối chúng ta.
Tại sao vậy? Giả hoặc, bây giờ anh A muốn chơi thân với anh B. Vì vậy, anh A sẽ
không bao giờ muốn mình nghĩ xấu về anh B vì sợ nó ảnh hưởng đến quyết định
chơi thân của mình với anh B. Cho nên, thường xuyên anh A phải lừa dối chính
mình. Đã có lúc, A nhìn vào mắt B và thấy ánh mắt B thật gian xảo chẳng hạn.
Nhưng vì A rất muốn chơi thân với B nên A không muốn nhớ đến điều đó. Do vậy,
chính mình cũng không thật với mình. Bởi vì nếu A nghĩ cái gì không hay tới B
sẽ không chơi với B nữa. Trong khi đó, A rất muốn có mối quan hệ tốt với B, và
mục tiêu đó sẽ làm mình đánh lừa mình.
PV: Có lẽ, chúng ta nên có cái nhìn thản nhiên?
Nhà văn Đặng Thân: Đúng
vậy.
PV: Anh nghĩ sao
về việc một ai đó muốn “lên núi ở ẩn” mặc dù có hoặc chưa có danh gì với đời.
Bởi họ cho đời là quá tàn nhẫn hay không có gì đáng phải lao tâm vì nó?
Nhà văn Đặng Thân: Cái mà
mình có thể bỏ được là cái mà mình đã có. Người ta không thể bỏ cái mà người ta
chưa có. Nếu không là khốn nạn. Mình chưa từng làm một việc gì đó, như việc lấy
vợ, thì làm sao mà biết được chuyện đó hay dở thế nào mà bảo là dở để rồi lại
nghĩ không đáng để bỏ tiền bạc, công sức, tình yêu ra để tán gái lấy vợ. Đồng
thời, cũng đừng nghe những người có vợ rồi bảo đời khốn nạn, cay đắng. Nghe qua
ai đó, rồi ngồi tưởng tượng thêm. Mình đã lấy vợ đâu mà biết là cay đắng, hạnh
phúc. Huyền Quang Tôn Giả đã từng dùi mài kinh sử để đi thi, để cho khắp thiên
hạ từ vua đến dân biết mình tài giỏi, đức độ, cũng là để đi tìm công danh hiển
hách, đến khi có rồi mới thấy không chấp nhận nổi, bỏ tất cả đi lên núi mà
thành một trong những Tổ của Trúc Lâm. Đại thi sĩ Bùi Giáng (người mà tôi gọi
là “Tuyệt-Tự-Tiên”) thì đã từng bán tất cả nhà cửa để lấy tiền in cuốn sách đầu
tay, cũng là quyết liệt đi tìm danh vọng đấy chứ; đến khi có danh rồi thì mới
chơi bỡn quàng xiên coi nó như giẻ rách được. Đến các vị đó còn không thể từ bỏ
được cái gì ngay từ khi tay trắng.
PV: Phải có rồi mới buông bỏ được! Nhưng vì một sự ràng buộc nào đó mà không bỏ được thì sao?
Nhà văn Đặng Thân: Làm gì
có sự ràng buộc trên đời với những thằng dứt khoát.
Văn chương Việt Nam hiện nay đâu đến nỗi phải tự ti
PV: Năm nay,
theo anh giải Nobel văn chương sẽ thuộc về nhà văn nào?
Nhà văn Đặng Thân: Tôi
chưa quan tâm.
PV: Giải Nobel
văn chương năm qua được trao cho Mạc Ngôn, có lẽ đó là một bất ngờ với nhiều
người yêu văn chương. Vậy theo anh, những yếu tố nào tác động đến Hội đồng chấm
giải Nobel văn chương để Mạc Ngôn đạt giải?
Nhà văn Đặng Thân: Đây là
vấn đề ngoài văn học chăng.
PV: Thế theo anh
thì Mạc Ngôn thuộc tầm cỡ nào?
Nhà văn Đặng Thân: Đó là
một “thợ to”. Mạc Ngôn không thể là bậc thầy. Mạc Ngôn chỉ là một ông thợ giỏi.
Ông ấy đoạt giải, như nhiều người nói là áp lực chính trị từ Trung Quốc, áp lực
từ người Hoa, áp lực chính trị về cân bằng thế giới. Trong giới chuyên môn thì
khá nhiều người cho rằng, Mạc Ngôn đạt giải là không xứng đáng.
PV: Vậy theo anh, bậc thầy và thợ giỏi trong văn chương có điểm gì khác?
Nhà văn Đặng Thân: Bậc
thầy là người làm ra được cái gì mới có giá trị lớn, có tính cách mạng,
thay đổi ghê gớm, mở ra những bầu trời khác lạ. Tác phẩm của họ là thứ để thiên
hạ noi theo, hoặc thay đổi cách suy nghĩ cố hữu của mình. Giờ thử hỏi, có ai
theo lối viết của Mạc Ngôn. Bậc thầy là phải có người muốn theo, muốn học. Nếu
không có cái đó thì không thành thầy được. Người thợ có thể giỏi nhưng không
sản sinh ra được cái Mới.
PV: Nhà thơ Lê Thuận Nghĩa so sánh thế này giữa anh và Mạc Ngôn: “Đặng Thân là tay viết cự phách, một con chim đầu đàn trong phong trào cách tân văn học của Việt Nam cũng như của thế giới. Mình rất thích đọc lão này và cũng là phen cứng với trước tác của lão. Mình cũng khoái Mạc Ngôn (Nobel văn học năm 2012), nhưng mình thích cái uyên bác, thâm sâu, phiến loạn của Đặng Thân hơn Mạc Ngôn.” Anh nghĩ sao về điều này?
Nhà văn Đặng Thân: Điều đó
nói rằng, một nhà thơ Việt Nam mà có nhận định như vậy thì chứng tỏ văn chương
chúng ta cũng có nhà văn hơn cả Mạc Ngôn. Đó là một quan điểm rất hay, tích
cực, mở ra hy vọng. Nghĩa là trong cộng đồng văn chương Việt không đến mức
chúng ta phải tự ti khi mà chính người Việt mình nhận ra văn chương của ta có
những giá trị còn cao hơn văn chương của Mạc Ngôn.
PV: Lúc trình
diễn đa thoại tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] ở Viện Goethe,
PGS.TS dịch giả Lê Huy Bắc, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cũng từng nói nếu
cứ viết theo cái đà này, thì không lâu nữa, Nobel văn học sẽ thuộc về Đặng
Thân. Anh nghĩ sao với nhận định này?
Nhà văn Đặng Thân: Với
những nhận định trên, tôi nghĩ rằng, chúng ta đang có đủ tự tin để trình làng
văn học với thế giới. Và cũng hãy tự tin rằng, ít nhất là chúng ta không kém
Mạc Ngôn. Mà chúng ta không kém Mạc Ngôn thì hãy bình thản đi. Nhưng mà, thực
lòng thì tôi chẳng mấy tôn trọng và quan tâm tới các ông bà cầm chịch về văn
chương ở Thụy Điển.
Giải
Nobel văn chương chưa uy tín bằng các giải Nobel khác
PV: Anh nghĩ gì về giải Nobel?
Nhà văn Đặng Thân: Giải
Nobel, nếu xét về giải văn chương thì mới là có uy tín chứ chưa có được khẳng
định giá trị cao nhất về văn chương. Giá trị văn chương chưa được thể hiện thật
chuẩn. Giải Nobel có uy tín vì sự lâu đời và giá trị giải thưởng mà chưa có một
giải nào mang tầm cỡ thế giới vượt qua nó. Bên cạnh sự uy tín và kinh tế của
giải thưởng thì việc trao giải thưởng cho nhiều lĩnh vực cũng là một uy thế. Và
việc trao giải cho các lĩnh vực khác lại rất uy tín chứ không như văn chương.
Đã từng có hàng chục cái Nobel được trao cho những nhà văn vớ vẩn (bạn đã nghe tới những cái tên này bao giờ chưa: Jacinto Benavente, Odysseus Elytis, Jaroslav Seifert, Eyvind Johnson, Harry Martinson, Dario Fò… Nobel đấy!). Tệ hại nhất, là các bậc thầy vĩ đại nhất nhân loại trong thế kỷ trước lại không được Thụy Điển trao giải (hãy nghe tên tuổi họ mà xót xa: Lev Tolstoy, Anton Chekhov, George Meredith, Thomas Hardy, Emile Zola, Joseph Conrad, James Joyce, Virginia Woolf, D.H. Lawrence, George Orwell, W.H. Auden, Robert Frost, Wallace Stevens, Ezra Pound, Marcel Proust, Paul Valery, Andre Malraux, Anna Akhmatova, Vladimir Nabokov, Jorge Luis Borges, Rainer Maria Rilke, Franz Kafka, Stefan Zweig, Thomas Bernhard, Jack Kerouac, Henry Miller…). Tệ hơn nữa, là các giải được trao đều mang tính “dĩ Âu vi trung”, xa rời các châu lục khác.
Đã từng có hàng chục cái Nobel được trao cho những nhà văn vớ vẩn (bạn đã nghe tới những cái tên này bao giờ chưa: Jacinto Benavente, Odysseus Elytis, Jaroslav Seifert, Eyvind Johnson, Harry Martinson, Dario Fò… Nobel đấy!). Tệ hại nhất, là các bậc thầy vĩ đại nhất nhân loại trong thế kỷ trước lại không được Thụy Điển trao giải (hãy nghe tên tuổi họ mà xót xa: Lev Tolstoy, Anton Chekhov, George Meredith, Thomas Hardy, Emile Zola, Joseph Conrad, James Joyce, Virginia Woolf, D.H. Lawrence, George Orwell, W.H. Auden, Robert Frost, Wallace Stevens, Ezra Pound, Marcel Proust, Paul Valery, Andre Malraux, Anna Akhmatova, Vladimir Nabokov, Jorge Luis Borges, Rainer Maria Rilke, Franz Kafka, Stefan Zweig, Thomas Bernhard, Jack Kerouac, Henry Miller…). Tệ hơn nữa, là các giải được trao đều mang tính “dĩ Âu vi trung”, xa rời các châu lục khác.
PV: Vậy theo
anh, vấn đề nào khiến giải Nobel văn chương chưa ổn?
Nhà văn Đặng Thân: Vấn đề
ở chỗ, giải này phần lớn được quyết định chỉ dựa trên quan điểm của các vị viện
sĩ người Thụy Điển.
PV: Như vậy là chủ quan?
Nhà văn Đặng Thân: Tức là
nó chỉ đưa ra được quan điểm của người Thụy Điển hay là của văn giới Thụy Điển,
chứ nó chưa thực sự phản ánh được văn chương toàn thế giới.
PV: Như vậy, là
cái tạng của người Thụy Điển có ảnh hưởng đến cách cảm thụ văn chương?
Nhà văn Đặng Thân: Như tôi thấy, người Thụy Điển thường ưa một thứ văn học trầm mặc, tính nhân văn lộ liễu. Tính nhân văn đó, theo quan niệm của tôi, là thứ nhân văn thô thiển. Cái kiểu nhân văn mà thể hiện rõ tôi với ông thương nhau ra mặt chẳng hạn... Còn đỉnh cao nghệ thuật và đỉnh cao văn chương có khi không nói gì rõ về nhân văn nhưng lại rất nhân văn. Có nhà văn Pháp đòi diệt hết loài người để thay thế bằng loài người khác cơ mà. Cái nhân văn sâu sắc khác ở chỗ đó.
Nhà văn Đặng Thân: Như tôi thấy, người Thụy Điển thường ưa một thứ văn học trầm mặc, tính nhân văn lộ liễu. Tính nhân văn đó, theo quan niệm của tôi, là thứ nhân văn thô thiển. Cái kiểu nhân văn mà thể hiện rõ tôi với ông thương nhau ra mặt chẳng hạn... Còn đỉnh cao nghệ thuật và đỉnh cao văn chương có khi không nói gì rõ về nhân văn nhưng lại rất nhân văn. Có nhà văn Pháp đòi diệt hết loài người để thay thế bằng loài người khác cơ mà. Cái nhân văn sâu sắc khác ở chỗ đó.
PV: Những người
mà sẵn sàng phản nhân loại lại là những người rất nhân văn?
Nhà văn Đặng Thân: Kiểu
như ông nhà văn Pháp ấy thì mới phản ánh đúng quan điểm nhân văn sâu sắc ở chỗ,
một nghệ sĩ phải biết phẫn nộ, bất mãn với thực tại. Ông ta hoàn toàn bất mãn
với con người hiện tại. Ông ta muốn có những con người tốt hơn, đẹp hơn. Đó là
thứ nhân văn vượt qua được những thứ tầm thường của con người. Và với quan điểm
“phản nhân loại” ấy, thì đừng mơ mà đến được Thụy Điển, dù có thể được đánh giá
cao trên toàn thế giới.
PV: Vậy theo
anh, làm thế nào để giải Nobel văn chương có uy tín hơn?
Nhà văn Đặng Thân: Rất đơn
giản, ít nhất là quá bán thành viên Ủy ban phải là người nước ngoài và đều là
đại diện xuất sắc của tất cả các phương trời: châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc
Mỹ, Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Nam Á…
PV: Có vẻ các nhà văn Việt Nam ít người nghĩ đến giải Nobel văn chương?
Nhà văn Đặng Thân: Tôi
thấy người Việt Nam cứ nghĩ đến cái gì tầm cỡ thế giới là “sợ vãi”. Chỉ nghĩ ở
trong bụng chứ không dám nói ra. Chính cái sự tự ti đó đã khiến chúng ta quay
lại khủng bố lẫn nhau.
PV: Anh nghĩ sao
về giải Nobel văn chương năm 2011 trao cho nhà thơ Thụy Điển Tomas Tranströmer?
Nhà văn Đặng Thân: Các
giải Nobel văn chương được trao cho người Thụy Điển phần lớn được coi là do sự
ưu đãi cá nhân, nội bộ. Trước đây, đã có những vị Thụy Điển được Nobel văn
chương, bây giờ có ai nhớ đâu. Nhưng với Tomas Tranströmer, tôi lại nghĩ
khác. Đó là nhân vật đáng được chú ý. Hơn nữa, thơ là loại khó nhận định. Nên
trao giải cho thơ cũng dễ gây ra những tranh luận khác nhau.
PV: Nhưng thơ Tagore ngày xưa thì khác?
Nhà văn Đặng Thân: Thơ
Tagore thì vào đúng cái gu Thụy Điển như tôi vừa nói. Tôi không thấy Tagore quá
ghê gớm, thậm chí nhiều chỗ còn khá “thô lỗ”. À mà này, nếu không đủ sức tin
tôi thì chư vị có thể tin vào lời thẩm định của lão giáo sư viện sĩ Đặng Anh
Đào: “(Sau khi đọc Dị-nghị-luận|Đồng-chân-dung]) tôi đã hiểu thêm về một
vài tác giả, nhiều câu thơ mà trước đây tôi không hiểu. Riêng về thơ, Đặng Thân
là một người thẩm âm tinh tế.”
PV: Mạc Ngôn chủ
yếu viết về quê hương Cao Mật của ông ấy, cũng như James Joyce viết về thành
phố Dublin, Marquez viết về làng Macondo… Như vậy, sự phủ sóng lãnh thổ của nó
có nhỏ quá không nếu muốn nói được cái chung của toàn nhân loại
Nhà văn Đặng Thân: Đấy có
thể gọi là hình tượng văn học. Cao Mật của Mạc Ngôn, làng Macondo của Marquez,
thành phố Dublin của James Joyce… Nó chỉ mang tính biểu tượng. Đó chỉ là cách
của nhà văn đưa vào một cái gì đó cụ thể, sát với cuộc sống để người đọc thấy
thân thiết dễ gần, dễ nhớ. Bởi con người rất sợ những cái mông lung, trừu
tượng. Buồn cười lắm, người ta thường thèm ăn những thứ bánh nếp, bánh tẻ, bánh
bột lọc mà mấy ai bị hấp dẫn bởi những cái tên như bánh chín tầng mây, bánh
vầng trăng khuyết!
PV: Anh có nghĩ
một tác phẩm văn học lớn cần phải có nhiều nhân vật?
Nhà văn Đặng Thân: Có
nhiều tác phẩm lớn chẳng cần có nhiều nhân vật. Vấn đề là cách viết, từ vựng và
tư tưởng của nhà văn. Còn nhân vật, thậm chí không có cũng chẳng sao.
Thơ
đỉnh cao không gần với ngôn ngữ của con người
PV: Khoảng cách
sau 15 năm thơ mới có Nobel kể từ khi nữ nhà thơ Ba Lan Wislawa Szymborska nhận
được vinh dự này, anh có nghĩ khoảng cách đó chứng tỏ sự thất thế của thơ ca?
Nhà văn Đặng Thân: Tôi
không nghĩ thơ bị thất thế. Bởi vì thơ đỉnh cao không gần với ngôn ngữ con
người. Tất cả các dòng thơ hay thì ngôn ngữ đều xa ngôn ngữ chung. Và chỉ có
một vài người nhận ra chứ không phải đa số. Thơ hay không phải dành cho số
đông. Thơ mà đông người thấy thích thì cũng bình thường thôi.
PV: Truyện Kiều
của Nguyễn Du thì anh nghĩ thế nào?
Nhà văn Đặng Thân: Truyện
Kiều có được như vậy là do cha ông ta biết cách truyền đạt. Nếu cứ để nó đi vào
người đọc mà không có ai giảng cho thì không dễ nghĩ là nó hay. Truyện Kiều lại
dùng những từ cổ, bóng bẩy, lắt léo. Hay hay không, một phần là do sức ép của
dư luận. Khi mười tuổi, nếu chưa biết gì về Truyện Kiều, đọc nó, làm sao mà
thấy hay.
PV: Hay là cuộc
sống xô bồ, ít khoảng lặng, ít khoảng nghĩ, nên thơ không có đất để nảy nở. Và
con người cũng không cần nó để chiêm nghiệm. Vì vậy, tiểu thuyết là cái hơn
hết?
Nhà văn Đặng Thân: Tiểu
thuyết là thứ gần hơn với ngôn ngữ con người.
PV: Văn học Việt
Nam, cho đến giờ, vẫn chưa có ai đạt giải Nobel văn học, anh có cho đó là một
thiệt thòi?
Nhà văn Đặng Thân: Văn học
Việt Nam chưa từng được trao giải Nobel là điều đúng và hiển nhiên, phản ánh
đúng bộ mặt của văn chương Việt Nam. Văn học Việt Nam trước đến nay đã làm được
gì ghê lắm đâu cho văn học thế giới mà kêu thiệt thòi. Việt Nam chỉ có vài
thành tựu lẻ tẻ, chẳng có gì đáng gọi là thiệt thòi cả.
PV: Theo quan
điểm của anh thì thật buồn khi nghĩ về văn chương Việt Nam?
Nhà văn Đặng Thân: Chẳng
có gì phải buồn. Có sao dùng vậy, đỉnh cao tài năng luôn luôn là hiếm hoi. Mà
người làm văn chương Việt Nam, mấy ai có nền văn chương tử tế đâu mà đòi xây
những lâu đài văn chương.
Tuy nhiên, tôi tin là tất cả sẽ Khác.
Văn học tiếng Việt đang chuyển mình mạnh mẽ, chúng ta đang bước vào một vận hội
Mới.
Văn sự Vũ Gia Hà và Đăng Thân
Tác giả gửi bài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét