NHIỀU TÁC GIẢ
Chủ biên: Nguyễn Nguyên Bảy
“Tôi không phải nhà văn, nhà thơ. Tôi chỉ là người chép chữ xuôi rồi bảo là văn. Chép chữ vần rồi bảo là thơ. Chép từ hồi tiểu học Lương Yên những năm đầu giải phóng Thủ đô, bạn “lớp chúng mình” gọi đùa Trương Chi. Chép chữ suốt từ ấy đến giờ, ngày nào ít nhiều cũng chép. Tôi là một nghiệp dư thơ. Một nghiệp dư say mê thơ điên cuồng, chép chép ghi ghi và chôn ghi ghi chép chép ấy vào mộ huyệt của im lặng, chỉ thỉnh thoảng, không cưỡng nổi điên khùng, nửa đêm thức giấc, ngửa mặt nhìn trời đọc thơ gửi mây, tặng gió… Thơ là thơ. Vì ba từ của định nghĩa ấy tôi đã suýt xong một đời. Thơ là thơ. Thơ không phải là địa vị của người làm thơ. Mười lăm chữ ấy đủ cho một bản án không tuyên”.
Đây chính là những lời giãi bày gan ruột của Nguyễn Nguyên Bảy về nghiệp cầm bút. Ta có thể coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của ông về thơ. Dù ông không nhận và chưa bao giờ nhận mình là nhà văn, nhà thơ nhưng tôi nghĩ rằng ông xứng đáng để được gọi bằng những danh hiệu cao sang đó.
Nguyễn Nguyên Bảy ý thức sâu sắc rằng: “Thơ ca hiện diện như một chiếc gương, soi vào đấy hiện lên vẹn toàn gương mặt thi nhân. Hồng mặt gương hay xám ngoét mặt gương, thi nhân tự thức”.
Tôi buồn cho ông, buồn cho những người cùng thời với ông vì không gặp thời mà phải lận đận với nghiệp cầm bút. Tôi cũng thực sự khâm phục, kính trọng Nguyễn Nguyên Bảy bởi sự khiêm tốn, thẳng thắn, cương trực; sẵn sàng chịu “phạt” để giữ vững lập trường, để sống và chết với văn chương một cách thanh sạch. Để khỏi phải hổ thẹn với lương tâm và trách nhiệm của một người cầm bút chân chính. “Muốn sống cho thơ, duy nhất một con đường nín lặng mà yêu thơ, mà chép thơ, và chấp nhận một nghiệp dư, mà góp tiếng thơ cho yêu mến đồng bào, cho ngoại sử của non sông”.Trong bài Tự thuật tội lỗi, nhà thơ kể lại trong sự đau đớn quặn lòng: /Có một thứ luật pháp/ Chép ra từ miệng quan/ Có một thứ luật pháp/ Không cần xử cần giam/ Có một thứ luật pháp/ Tra khảo bằng phiếu tem/ Có một thứ luật pháp/ Sống là tự chết mòn /Tôi phạm tội trẻ con/ Luận Kiều thời chinh chiến/ Biết phận mình ong kiến/ Chẳng dám trách miệng quan/ Cố lùa vào nỗi nhục/ Gối tình ôm sát ngực/ Cố đừng mòn sống ơi…/
Chủ biên: Nguyễn Nguyên Bảy
NGUYỄN NGUYEN BẢY, THƠ LÀ
THƠ..
Thạc sĩ, Nhà thơ NGUYỄN VĂN HÒA
Thạc sĩ, Nhà thơ NGUYỄN VĂN HÒA
“Tôi không phải nhà văn, nhà thơ. Tôi chỉ là người chép chữ xuôi rồi bảo là văn. Chép chữ vần rồi bảo là thơ. Chép từ hồi tiểu học Lương Yên những năm đầu giải phóng Thủ đô, bạn “lớp chúng mình” gọi đùa Trương Chi. Chép chữ suốt từ ấy đến giờ, ngày nào ít nhiều cũng chép. Tôi là một nghiệp dư thơ. Một nghiệp dư say mê thơ điên cuồng, chép chép ghi ghi và chôn ghi ghi chép chép ấy vào mộ huyệt của im lặng, chỉ thỉnh thoảng, không cưỡng nổi điên khùng, nửa đêm thức giấc, ngửa mặt nhìn trời đọc thơ gửi mây, tặng gió… Thơ là thơ. Vì ba từ của định nghĩa ấy tôi đã suýt xong một đời. Thơ là thơ. Thơ không phải là địa vị của người làm thơ. Mười lăm chữ ấy đủ cho một bản án không tuyên”.
Đây chính là những lời giãi bày gan ruột của Nguyễn Nguyên Bảy về nghiệp cầm bút. Ta có thể coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của ông về thơ. Dù ông không nhận và chưa bao giờ nhận mình là nhà văn, nhà thơ nhưng tôi nghĩ rằng ông xứng đáng để được gọi bằng những danh hiệu cao sang đó.
Nguyễn Nguyên Bảy ý thức sâu sắc rằng: “Thơ ca hiện diện như một chiếc gương, soi vào đấy hiện lên vẹn toàn gương mặt thi nhân. Hồng mặt gương hay xám ngoét mặt gương, thi nhân tự thức”.
Tôi buồn cho ông, buồn cho những người cùng thời với ông vì không gặp thời mà phải lận đận với nghiệp cầm bút. Tôi cũng thực sự khâm phục, kính trọng Nguyễn Nguyên Bảy bởi sự khiêm tốn, thẳng thắn, cương trực; sẵn sàng chịu “phạt” để giữ vững lập trường, để sống và chết với văn chương một cách thanh sạch. Để khỏi phải hổ thẹn với lương tâm và trách nhiệm của một người cầm bút chân chính. “Muốn sống cho thơ, duy nhất một con đường nín lặng mà yêu thơ, mà chép thơ, và chấp nhận một nghiệp dư, mà góp tiếng thơ cho yêu mến đồng bào, cho ngoại sử của non sông”.Trong bài Tự thuật tội lỗi, nhà thơ kể lại trong sự đau đớn quặn lòng: /Có một thứ luật pháp/ Chép ra từ miệng quan/ Có một thứ luật pháp/ Không cần xử cần giam/ Có một thứ luật pháp/ Tra khảo bằng phiếu tem/ Có một thứ luật pháp/ Sống là tự chết mòn /Tôi phạm tội trẻ con/ Luận Kiều thời chinh chiến/ Biết phận mình ong kiến/ Chẳng dám trách miệng quan/ Cố lùa vào nỗi nhục/ Gối tình ôm sát ngực/ Cố đừng mòn sống ơi…/
Nguyễn Nguyên Bảy là người lặng
lẽ sống, lặng lẽ viết, chuyên cần, chăm chỉ khâu gió dệt nắng tưởng như mơ
hồ..Ông là một người am tường chữ nghĩa, người có những hiểu biết sâu sắc về
thơ. Tôi thích nhất cách mà Nguyễn Nguyên Bảy gọi những bài bình bằng một cái
tên khác cách gọi thông thường đó là “Đò đưa”, cách gọi này vừa
quen, vừa lạ, vừa giản dị khiêm nhường nhưng nó cũng hàm chứa ý nghĩa vô cùng
sâu sắc. Phải chăng, cuộc đời cầm bút với những trải nghiệm thực tế đã giúp ông
đưa ra những cách gọi mới, sát đúng với thực tế như vậy?..
Đọc những gì Nguyễn Nguyên Bảy
viết ta có thể khẳng định những trang thơ của ông chính là những trang đời. Dù
ông viết về đề tài, chủ đề gì đi chăng nữa nó cũng thấm đẫm tinh thần nhân văn,
nhân ái - “da diết nỗi đời, nỗi người, nỗi nhân tình thế thái.Cuộc đời ông đã
đi và trải qua nhiều thăng trầm, tất cả không sao xóa được, được tạo dựng nên
bằng những lớp kỷ niệm. Những kỷ niệm ấy lần lượt sống dậy trong thơ, nó trở
thành nỗi nhớ niềm thương và cả những đau xót nghẹn ngào về những tháng năm bần
hàn, cơ cực phải làm nhiều nghề để sinh sống. Khi gia đình thi sĩ Nguyễn Nguyên
Bảy gặp nạn vì thơ. Họ đành phải rời Hà Nội - mảnh đất mẹ, nơi chôn nhau cắt
rốn vào Nam
với bao ức uất. Nhưng may mà vợ chồng ông vẫn một mực tin tưởng, yêu đời và
nghĩ rằng sẽ có một ngày mai tươi sáng, một ngày nào đó trắng đen sẽ rõ ràng.
Tất cả mọi thứ sẽ trở về giá trị thực như nó vốn có. Vợ chồng ông sẽ được minh
oan, sẽ sống cuộc đời vui, có ý nghĩa ở những ngày tháng còn lại phía trước. “Niềm
tin ấy son sắt lòng tôi và tôi đi theo niềm tin ấy, không sợ cam go, không
vướng muộn phiền. Và thơ tôi ra đời như thế, đều đặn, tự nhiên mà sung sướng
với đời” (Nguyễn Nguyên Bảy).
Dù mấy chục năm xa đất Bắc, xa Hà
Nội nhưng trong tâm can vợ chồng ông vẫn luôn hướng về nơi đất Bắc, với một nỗi
nhớ cồn cào, da diết. Tất cả cả trở thành máu thịt, niềm yêu thương vô bờ.
Dòng sông thơ mộng, trữ tình mang đậm hồn quê xuất hiện nhiều lần trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy. Dòng sông đã in đậm tình yêu quê hương và sự sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ chính là con sông Hồng (sông Cái) - một con sông gắn liền với bao ký ức niềm thương và chở đầy huyền thoại. Phải chăng cũng chính từ con sông Hồng phù sa đỏ nặng này nó tạo nên mạch nguồn cảm xúc dạt dào vô tận cho ông.
Dòng sông thơ mộng, trữ tình mang đậm hồn quê xuất hiện nhiều lần trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy. Dòng sông đã in đậm tình yêu quê hương và sự sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ chính là con sông Hồng (sông Cái) - một con sông gắn liền với bao ký ức niềm thương và chở đầy huyền thoại. Phải chăng cũng chính từ con sông Hồng phù sa đỏ nặng này nó tạo nên mạch nguồn cảm xúc dạt dào vô tận cho ông.
/Anh ngụp lặn quẫy đùa thời
trai trẻ/ Những chiều sông Cái quê hương/ Nhớ tuần trăng mật chẳng bình thường/
Tình xém chìm trong bể đời nước mắt/ Hỡi quá khứ với bao nhiêu mặn chát/ Ngươi
cũng là vị biển của tình yêu/ (Biển
đổ chiều)
/ Sông Hồng sóng vỗ lửa
thiêng/ Một con đò đắm mẹ mềm cỏ trôi/…/ Sông Hồng xác mẹ giạt trôi/ Sông ni
dìm chết bao người mẹ ta/ (Qua sông Hiền Lương)
Sau mấy chục năm xa cách, có dịp
trở lại con sông này nhà thơ xúc động giãi bày
/Tôi đã yêu một dòng sông/ Năm
mươi năm rồi dòng sông có biết?/ Lúc ấy tóc tôi và tóc mình cùng xanh ngọt/ Mà
giờ đều trắng hoa lau/ (Gặp lại
dòng sông)
Nỗi buồn miên man chảy trong thơ
ông - ông buồn vì nhiều lẽ: buồn vì cuộc sống áo cơm, vì chiến tranh đau thương
tang tóc, buồn vì những bất công ngang trái của cuộc đời, buồn vì ước nguyện
làm người chưa trọn. Nên thơ ông dày đặc những thanh âm buồn.
Hình ảnh người mẹ, người cha
những năm sơ tán được nhà thơ ghi lại trong sự ngậm ngùi:
Mẹ từ khu sơ tán trở về nhà/
Đi tắt đường ao rau muống/ Trăng hạ tuần lạnh mỏng/ Không soi được bóng mẹ
xiêu/ Mấy hôm nay Hà Nội báo động nhiều/ Cha chẳng bao giờ chịu xuống hầm trú
ẩn/ Cơm nguội muối rang mặn đắng/ Làm sao nuốt nổi chồng ơi…
/../Súng nhỏ súng to nổ rát
phía bờ sông/ Cha thầm thào điều gì mẹ nghe không rõ/ Vài bóng người chạy ngang
cửa sổ/ Gọi cha ra đê Sơn Tinh/ Nước lên to đỏ mắt thủy thần/ Nổ một trái bom
là đê vỡ/ Mẹ bật hầm chạy ra đê bươn bả/ Bao nhiêu người nằm che thân đê…/ (Ký
ức thư)
Mẹ là thiêng liêng, là kỳ diệu,
là tuyệt vời nhất:
Mặt trăng không sinh được con
người/ Mặt trời không sinh được con người/ Sinh ra người là mẹ muôn vàn yêu quý
của con/ Ai nói lời cảm tạ thần linh/ Chớ quên mẹ muôn vàn yêu quý của con/…/ Hiểu tất cả mọi điều là mẹ/ Đất nghiêng tán lũ vào đồng/
Ở đâu núi chảy ra lửa chết/ Hai bàn tay mẹ làm lành lại hết./ (Nam mô Đất)
Để rồi có lúc thi sĩ Nguyễn
Nguyên Bảy bất chợt thấy mẹ hiện về:
/Mẹ lại hiện về lưng còng như
trăng/ Con
đâu biết làm gì để lưng mẹ thẳng/Mẹ bảo đừng cười chua khóc đắng/ Cứ làm thơ trăng cho Hằng vỗ về
đời/(Ký ức còn lại)
Có lẽ dưới nấm mộ sâu, người mẹ
cũng thấu hiểu cho nỗi lòng đứa con trai yêu quý đang gặp tai ương, nạn kiếp vì
thơ trên cõi trần. Vì ngay từ lúc còn nhỏ, mẹ đã từng ve vuốt: Con cái đứa nào cũng rứt ruột đẻ ra/
Nhưng mẹ thương con nhất/ Thương thằng mộng mị thơ ca. Vốn yêu con, hiểu
con nên người mẹ hiện về đã an ủi và căn dặn: “đừng cười chua khóc đắng”
mà “Cứ làm thơ trăng cho Hằng vỗ về đời”.
Thi sĩ còn nhớ như in về ngày đưa
tang mẹ:
/Đám tang mẹ vắng hai người
con trai/ Anh trai trưởng tạ người đến phúng/ Cháu đích tôn tạ người đến phúng/
Người con trai thứ tư ngồi sau quan tài/ Rượu trắng lưng chai/ Nắn nót từng ly
mời mẹ/../
Nhà thơ nghẹn ngào, tự trách mình vì chưa làm được gì để giúp mẹ mà chỉ toàn gây bao đau khổ, muộn phiền:
Nhà thơ nghẹn ngào, tự trách mình vì chưa làm được gì để giúp mẹ mà chỉ toàn gây bao đau khổ, muộn phiền:
Thời tôi sống đã gây cho mẹ
biết bao đau khổ/ Chết rồi mẹ vẫn thương tôi/ Biết bao giờ tôi lại được gặp
người/ Để đền đáp yêu thương của mẹ/ Tôi đã sống một đời người hoang phí…
Nhận thức được điều đó, vốn là
một người con hiếu nghĩa, nặng tình với mẹ nên Nguyễn Nguyên Bảy đã: / Lạy Càn Khôn, tôi nguyện sống tu
thân theo mẹ/ Sau trăm tuổi xin cho tôi về làm mùa tứ quí/ Để hầu hạ mẹ tôi…(Mùa
tứ quí)
Ước nguyện “làm mùa tứ quí”,
đấy là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Ở thế giới bên kia người mẹ
cũng cảm thấy ấm lòng vì có đứa con trai tuyệt vời đến vậy!.
Bài thơ dài Lời nghĩa trang là bài thơ tạo nên sự ám ảnh, day dứt, gây thổn thức và cấu véo tâm can người đọc:
Bài thơ dài Lời nghĩa trang là bài thơ tạo nên sự ám ảnh, day dứt, gây thổn thức và cấu véo tâm can người đọc:
/Chúng tôi đã thành cát bụi cả
rồi/ Những
người con gái con trai thiết tha yêu đất nước/ Tôi hy sinh mùa thu 45/ Đòn gánh phá kho thóc/ Tôi hy sinh trong chiến dịch Thu
Đông/ Áo trấn thủ vợ may
sũng máu/ Tôi hy sinh năm
50 Biên Giới/ Trong reo hò
đồng đội xung phong/ Tôi
hy sinh giữ khúc điệu hào hùng/ Qua
miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa/ Tôi
hy sinh khi nhận thấy ngọn cờ/ Bay
phần phật trên nóc hầm Đờ cát/…/
/../Tôi hy sinh những ngày
cuồng sát/ Núi sông chia cắt Hiền Lương/ Tôi hy sinh ngoài địa ngục Côn Sơn/ Lưng chằng chịt lằn roi cá đuối/ Tôi hy sinh những ngày 59 luật 10
máy chém kéo lê/ Tôi hy
sinh trong tức nước vỡ bờ/Cái sống đứng lên Đồng Khởi/.../
/Chúng tôi hy sinh trăm ngàn
cách khác nhau/ Người còn nguyên hài cốt/Người
chỉ là tờ báo tử mầu xanh/ Chúng
tôi hy sinh không nhớ thời gian/Non sông ba chục năm loạn lạc/ Chúng tôi chết khắp mọi miền đất
nước/Rừng dài biển thẳm non cao/ Chúng
tôi người vừa tân hôn/ Người
trầu cau mới dạm/ Người đã
có con dâu con rể/ Cha
vượt sóng con băng rừng/Chúng tôi chết nhớ triền đê/ Chết vọng về đồng bể/ Chết lang thang quay hồn về núi/ Tìm suối chảy ra sông/ Tất cả chúng tôi không thể già hơn/ Mộ đời cỏ mọc xuân sang/ Chúng tôi hy sinh người không lời
trăng trối/ Người nói gọi
đôi câu/ Có ai mang theo
gì đâu/ Ngoài bóng hình
đất nước/…/
Đó là lời của những linh hồn đã
hy sinh vì sự nghiệp cao cả của cuộc đời này, lời cảm tạ sâu sắc của những
người đang sống đối với những người đã ngã xuống cho Tổ quốc, lời nhắc nhớ về ý
thức trách nhiệm của những người đang sống hôm nay. Phải sống chết thế nào cho
phải phép. Điệp câu: “Chúng tôi đã thành cát bụi cả rồi/ Những người con gái
con trai thiết tha yêu đất nước”
“Không làng xã nào không xây dựng nghĩa trang/ Không thị thành nào không xây dựng nghĩa trang”- Thảm họa của chiến tranh cực kỳ khủng khiếp! Nhưng cái đau khổ nhất mà bão tố chiến tranh đem đến cho con người không chỉ là mất mát, tang thương, điêu tàn mà còn là những vết thương lòng rỉ máu, những ám ảnh kinh hoàng còn mãi trong ký ức, xiết chặt tâm hồn người thời hậu chiến. /Xin người sống nhớ cho/ Chết là điều duy nhất tiếc/ Đừng để chúng tôi tiếc mình chết phí/ Máu nhuôm cờ phải mãi thiêng liêng/..Thơ thực sự đã vỡ òa lời trăng trối.
“Không làng xã nào không xây dựng nghĩa trang/ Không thị thành nào không xây dựng nghĩa trang”- Thảm họa của chiến tranh cực kỳ khủng khiếp! Nhưng cái đau khổ nhất mà bão tố chiến tranh đem đến cho con người không chỉ là mất mát, tang thương, điêu tàn mà còn là những vết thương lòng rỉ máu, những ám ảnh kinh hoàng còn mãi trong ký ức, xiết chặt tâm hồn người thời hậu chiến. /Xin người sống nhớ cho/ Chết là điều duy nhất tiếc/ Đừng để chúng tôi tiếc mình chết phí/ Máu nhuôm cờ phải mãi thiêng liêng/..Thơ thực sự đã vỡ òa lời trăng trối.
Nguyễn Nguyên Bảy cũng dành những
vần thơ nghe ai oán để nói về Nguyễn Du, về Thúy Kiều, về Đạm Tiên, Hằng Nga,
Trương Chi, Từ Thức, Mỵ Nương, về thánh thơ Cao Bá Quát… khơi gợi nơi người đọc
bao điều trắc ẩn về lẽ sống, niềm tin, cả những chiêm nghiệm, những suy ngẫm
sâu sắc về thế sự nhân sinh…
Nạn ách vì thơ và sự suy ngẫm về
một thời đã qua - Trong bài Ru
cháu giống ai gợi lên cho
người đọc bao nỗi niềm: Cháu
đừng giống ông/ Ăn thơ ăn báo/ Cháu đừng giống bà/ Ăn cháo ăn ngô… / Ông cười
ướt mắt/ Nhìn trời mênh mông.
Lời trò chuyện, lời căn dặn của
ông đối với cháu nghe sao mà xót xa. Ông cười để cho cháu vui nhưng thực ra là
ông đang khóc: “Ông cười ướt mắt”. Có lẽ đứa cháu còn quá nhỏ nó chưa
hiểu và chưa nhận ra vì sao ông lại dặn cháu như thế. Nhưng tôi tin rằng, vào
một ngày khi đứa cháu ấy đã lớn, cháu sẽ hiểu rõ vì sao ông lại dặn những lời
gan ruột như vậy.
Có lẽ người mà thi sĩ Nguyễn Nguyên
Bảy dành những tình cảm đặc biệt nhất đó là người vợ- người bạn đời- thi sĩ Lý
Phương Liên. Người đã cùng ông gánh chịu bao niềm đau, bao ghềnh thác, bão
giông của cuộc đời. Có nhiều bài thơ ông viết về bà, nói về bà như là lời biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất. Nguyễn Nguyên Bảy có hẳn một tập thơ để tặng vợ,
đó là tập 99 khúc tặng Liên (Nhà xuất bản Văn học, 2012).
Khi đọc tập thơ này, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm nhận định: “Mới. Lạ. Mở. Dạt
dào cảm hứng. Ý tứ mênh mang. Chữ như mây vỡ. Rất thực mà ảo. Rất ảo mà thực.
Tình chắp cánh cho trí bay lên. Trí làm cho tình găm lòng người ở lại. Ông viết
như mê. Ông viết như say. Ông viết như không. Ông viết như chơi. Không khuôn
mẫu. Không lặp lại. Biến hóa. Sáng tạo. Sáng tạo mà không cứng. Nhuần nhuyễn. Đầy
chất thơ. Đầy chất thi sĩ…”
Đọc 99 khúc tặng Liên, bạn
đọc sẽ nhận thấy có một thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy rất mực tài hoa, lãng mạn
nhưng cũng vô cùng thực tế và sâu sắc. Nhà thơ cho rằng, việc ông gặp Lý Phương
Liên và kết duyên chồng vợ, đó có lẽ là duyên số. Ông ví von:
/Chúng tôi chỉ là đôi bồ câu/ Không biết véo von chỉ biết
gù/ Chim vợ gù giọng thủy/ Chim chồng gù giọng thổ…/
/Tiếng gù bồ câu không có lời
than thở/ Công danh là chuyện mưa rào/ Mưa rào bồ câu không xuống sân nhặt
thóc/ Đói khổ là chuyện ngập lụt/ Bồ câu biết lưới cá câu tôm/ Trong tiếng gù
bồ câu chỉ có lời tình/ Vợ chồng như đất và nước/ Khắc này là khắc tương sinh/
Anh nguyện yêu em trọn một đời tình/ (Tiếng
gù bồ câu trống)
Trước cuộc đời đầy giông bão,
nhiều thăng trầm, chiến tranh loạn lạc, hai con người ấy vẫn một lòng một dạ
sống tình nghĩa, thủy chung:
/ Này bồ câu trống em gọi là
chồng/ Giữa thời bom rơi đạn nổ/ Mà anh muốn cưới tình/ Cưới tình thời chiến
tranh phải thề không được chết/ Trống mái không con nào được chết/ Trước khi
tình đầu bạc răng long/ (Tiếng gù
bồ câu mái)
Tận trong sâu thẳm con tim mình,
ông bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất đến người con gái họ Lý kia:
/ Cho anh lạy tạ tình ta/ Tạ ơn em tiếng oa oa con chào/ Bao nhiêu sung sướng nghẹn ngào/ Đôi ta gieo hạt máu vào nhân gian/ (Thơ tạ)
/ Cho anh lạy tạ tình ta/ Tạ ơn em tiếng oa oa con chào/ Bao nhiêu sung sướng nghẹn ngào/ Đôi ta gieo hạt máu vào nhân gian/ (Thơ tạ)
Đọc thơ ông, người ta sẽ nhận
thấy đây là một nhà thơ, một hồn thơ, một giọng thơ có nhiều điều khác biệt. Sở
dĩ tôi khẳng định là khác biệt vì nhiều lẽ.Với Nguyễn Nguyên Bảy thơ đã
trở thành lẽ sống, niềm tin bất diệt. Ông đã có thơ từ những năm 60,70 của thế
kỉ trước, ông viết nhiều và viết đều đặn. Những bài thơ của ông dù được đăng
báo hay không, dù được khen hay chê nhà thơ vẫn coi đó là những đứa con tinh
thần của mình dứt ruột đẻ ra. Ông lưu giữ đến ngày hôm nay những sáng tác của
những năm tháng khổ đau, đày ải, những năm tháng loạn ly do khói lửa chiến
tranh… Nếu không phải là người “dũng cảm”, sẵn sàng sống chết với văn chương,
coi văn chương như là đức tin tôn giáo thì chắc chắn vợ chồng ông đã bỏ cuộc.
May thay điều đó đã không xảy ra. Bạn đọc hôm nay có được cơ hội để thưởng thức
những bài thơ, câu thơ hay của đôi vợ chồng thi sĩ tài hoa này.
Tôi rất thích mấy câu thơ trong bài Gặp mừng, được viết vào mùa xuân năm 1975:
Tôi rất thích mấy câu thơ trong bài Gặp mừng, được viết vào mùa xuân năm 1975:
/ Anh đã cùng thơ đi khắp
những miền xa/ Tưởng tượng những địa đàng ẩn nấp/ Anh chẳng dám tin ngày hôm nay có
thật/ Giữa Sài Gòn thong
thả du ca/
Đó là niềm vui sướng, hân hoan
của nhà thơ vì đất nước đã được hoàn toàn giải phóng, Bắc- Nam đã được sum họp một nhà. Cũng
từ đây mọi điều sẽ khác, thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy có điều kiện để “thong thả du ca”.
Ngôn ngữ là nguyên liệu duy nhất
của nghệ thuật văn chương. Nó là sự chắc lọc tinh khiết tạo nên vẻ đẹp quyến rũ
cho tác phẩm nghệ thuật. Trong sáng tác của mình Nguyễn Nguyên Bảy đã vận dụng
sáng tạo trong việc lựa chọn và kết hợp từ ngữ tạo nên những hình ảnh thơ độc
đáo:
Gái tầm tang da bóc trứng gà/ Lưng ong cong mềm khung cửi/ (Mười rằm mồng một)
Gái tầm tang da bóc trứng gà/ Lưng ong cong mềm khung cửi/ (Mười rằm mồng một)
Mở lòng mà đón ban mai/ Yếm
trăng buộc lại thiên thai hẹn chiều/ (Ban mai)
Thả mình phơi trong đỏ biển
chiều/ Anh
theo sóng cắn mềm bờ cát/ (Biển đổ chiều)
Con biết ở cõi trời/ Mẹ
muốn khóc cũng không thể khóc/ Vì
thế ở cõi người/Ngày ngày con đem tiếng khóc mẹ ra phơi/ (Mẹ
khóc)
… Hà Nội rạng đông/ Máu đã chảy lên thành Quả Mặt Trời/
(Quả Mặt Trời)
/…/
“Thơ ông giàu có về hình ảnh. Hình ảnh này gọi hình ảnh kia. Hình ảnh chồng lợp lên nhau, giao thoa nhau. Một tầng. Hai tầng. Nhiều tầng. Câu chữ sóng động. Sự biểu cảm phong phú. Đa thanh. Đa sắc… Cách viết của ông không giống ai. Không gồng lên. Không cố tạo khác biệt. Ấy thế mà trộn vào đâu cũng không lẫn…” (Nguyễn Minh Khiêm).
“Thơ ông giàu có về hình ảnh. Hình ảnh này gọi hình ảnh kia. Hình ảnh chồng lợp lên nhau, giao thoa nhau. Một tầng. Hai tầng. Nhiều tầng. Câu chữ sóng động. Sự biểu cảm phong phú. Đa thanh. Đa sắc… Cách viết của ông không giống ai. Không gồng lên. Không cố tạo khác biệt. Ấy thế mà trộn vào đâu cũng không lẫn…” (Nguyễn Minh Khiêm).
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Nguyên Bảy là
thứ ngôn ngữ có ma lực. Bởi nhiều từ ngữ ông sử dụng với những giá trị và ngữ
nghĩa riêng:
+ Trăng như da ngực trinh tân
Hỏi trăng, trăng đã một lần ai
hôn?
+ Gió no thơ phưỡn bụng buồm
Cò đói thơ đứng thả buồn bờ ao
+ Gió kinh thành ngũ sắc hoan
ca
+ Bóng đè sông Mê, thuyền neo
bến Lú
+ Quốc ca hát đỏ sông Hồng
Nơi ấy là kinh thành cổ tích
+ Phì nhiêu khoan nhặt gù
tình…
+ Xóm Hạ Hồi thoang hương sữa
lạnh
Hoa từ vú lụa thơm ra
+ Cỏ lau cười lắt lay đầu
Sông lăn tăn sóng thoa bầu vú
trăng
...
Khảo sát ngôn ngữ thơ Nguyễn
Nguyên Bảy, ta có cách cảm nhận riêng về thơ ông trong sự khám phá thế giới. Nhìn
chung Nguyễn Nguyên Bảy bộc lộ một khả năng tưởng tượng phong phú khi tạo dựng
các chiều không gian khác nhau. Mọi không gian trong thơ ông đều được
vĩnh viễn hóa, bất tử hóa trong chiều sâu ký ức. Miền ký ức tuổi thơ và những
năm tháng khổ đau, nạn ách lần lượt sống dậy trong những trang thơ của người
thi sĩ tài hoa này.
“Trả lại hết sướng vui nạn
ách. Chuyền tay chữ hát xuống thuyền. Thung thăng ngược bến cỏ non…”
Thời gian nghe nặng mưa tuôn/
Giọt xối xả chảy, giọt bồn chồn rơi
Tư tưởng và triết lý Phật Giáo
được đưa vào thơ, những từ nói về chùa chiền, về Phật, về tu, về nạn kiếp… được
đề cập đến nhiều trong thơ ông. Cho thấy ông là người thấm nhuần và hiểu biết
sâu sắc về Phật pháp.
… Bể đời khổ sao bể đời vẫn
chật?/ … Trí dũng tát cạn được bể lửa/ Dám dâng thân cứu nạn triệu sinh linh/
Sao không tự cứu được mình/ Trước sông Mê bến Lú
Hóa ra con người cũng dễ bị cám
dỗ, dễ bị sập bẫy trước đồng tiền và danh lợi? Bằng cách nói hình ảnh: “Sông
Mê, bến Lú” gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Viết cho người bạn văn quá cố
Trần Hoài Dương, thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy đau đáu rằng: / Dẫu dài đời cũng trăm năm/ Sao chẳng trăm năm nương cửa Phật/ Bể đời khổ sao bể đời vẫn chật/ Nào mấy người vào bể Như Lai/ (Vào chùa)
Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, nhân
hóa… cũng được nhà thơ sử dụng để tạo ra những tứ thơ bất ngờ, mới lạ, đem lại
sắc điệu thẩm mỹ mới trong thơ.
- Ngực buồm no gió thuyền say/ Anh là
gió lộng vun đầy thuyền son/ (Hát không đề)
- Em trói sóng lời ru mềm lắm/ Mơ hồ
buồn sóng lặng lẽ về khơi/ (Viết trên giường bệnh)
- Tôi đổ tuổi tác vào nồi ký
ức/ Tóc
lau ngồi nín cời than/ (Ký ức còn lại)
- Trăng vàng rơi qua kẽ tay/ Trôi
bồng bềnh rồi rơi vào sóng bạc/ (Ca trù mùa thu)
- Nếu em là hạt mưa xuân/ Anh là
chồi biếc uống chầm chậm em/ (Bốn mùa)
- Ly hương ư? Mắt bà heo may/ Lưng
còng ngồi se sợi gió/ (Tinh tú ngộ duyên)
- Mới hay trăng sáng thì thầm/ Gió ôm trăng nói gió cầm trăng đi/
(Lời tóc cỏ lau)
/…/
Điều đặc biệt, trong thơ Nguyễn
Nguyên Bảy tần số sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, xuất hiện dày
đặc. Phải chăng đây cũng là điểm mạnh của thơ ông.Thơ Nguyễn Nguyên Bảy giàu ẩn
ngữ, mang tính triết luận, nhiều khi gây khó hiểu đối với người tiếp nhận. Vì
vậy, đọc thơ ông phải đọc đi đọc lại nhiều lần, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ mới thấy
được những chân giá trị và ý đồ nghệ thuật mà nhà thơ muốn gửi gắm. Chẳng hạn:
chỉ 4 câu trong bài thơ ngắn Chân
hương cũng gợi ra bao
nhiêu suy nghĩ và đặt ra những vấn đề mang tính triết lý về lẽ sống và cuộc
đời:
/ Cháy rồi, cháy hết phần thơm
/ Cháy rồi, cháy hết phần thơm
Chân hương đứng lặng nỗi buồn
vô vi
Rồi mầu phẩm nhuộm phai
đi
Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân
hương../
Thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thơ của
một con người từng trải, một con người đã từng chứng kiến bao thăng trầm dâu bể
của lịch sử dân tộc, gánh chịu bao đau khổ, điều tiếng không tốt, có lúc bị quy
kết chuyện này chuyện khác và phải chịu những hệ lụy vì thơ. Tai nạn nghề
nghiệp - gặp cơn thác dữ về thơ năm 1970 từ người vợ Lý Phương Liên và những
phát ngôn về thơ của ông đã bị đánh “lên bờ xuống ruộng”. Nhưng hai con
người ấy, hai tâm hồn ấy, hai thi sĩ ấy vẫn miệt mài, bền bĩ, lặng lẽ “nhả thơ”
trong bóng tối của đời mình.
Đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy, nhà
thơ Hoàng Xuân Họa cho rằng: “Thế giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thế giới của
cái đẹp, cái đẹp những dòng sông, tình yêu, cuộc sống; nhiều vấn đề của cuộc
sống được anh khai thác thả vào thơ để mong người đời hướng thiện”.
Thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thơ đáng
để đọc. Nhìn trên tổng thể, thơ ông viết có rất nhiều bài, nhiều câu thơ, nhiều
hình ảnh thơ đặc sắc. Thơ ông không màu mè, hoa lá nhưng có chỗ ông rất sáng
tạo trong việc tạo dựng các hình ảnh, kết hợp và tạo ra nhiều từ ngữ lạ và độc
đáo với một trình độ tư duy nghệ thuật mới.
Nguyễn Nguyên Bảy là một nhà thơ
lặng lẽ nhưng say mê làm mới và sáng tạo hình thức thơ ca trữ tình hiện đại.
Ông đem lại cho ngôn ngữ thơ những tín hiệu thẩm mỹ mới về khả năng dung chứa
và phản ánh hiện thực. Ông kế thừa và làm mới thơ trên nhiều phương diện. Vận
dụng linh hoạt những thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ,
điệp câu … trong cấu trúc hình thức tác phẩm.
Tôi không dám lạm bàn về thơ
Nguyễn Nguyên Bảy. Nhưng với tấm lòng của một người yêu văn chương, yêu thích
thơ - với khả năng và sự hiểu biết có hạn tôi chỉ nêu lên vài cảm nhận của
riêng mình như thế về thơ ông. Bởi tôi nhận thấy rằng: thơ Nguyễn Nguyên Bảy -
đúng như con người của ông và những phát ngôn của ông: Thơ là thơ. Tôi đặc biệt
ấn tượng và thích kiểu loại thơ đó. Thơ là đời, là người, là cuộc sống như nó
vốn có. Vì thế thơ Nguyễn Nguyên Bảy không cao giọng, không hô hào, không khẩu
hiệu… mà nó thật như những gì vốn có của cuộc sống, của cuộc đời. “Đời tự
nhiên đã muôn mầu muôn sắc, cớ chi thơ không muôn sắc ngàn mầu. Vấn đề là trước
cảnh, trước người, trước sự, trước việc ấy lòng ta buồn hay lòng ta vui? Thành
thực với chính mình, thì buồn vui gì cũng tuôn chảy ra vần điệu, và đó chính là
thơ… Thành thực với chính mình ắt nhận ra tình yêu, tình thích, tình giận, tình
thù và ngay cả những sục sôi phẫn nộ. Muốn vậy, phải cố mà tránh những khuôn
mẫu nghĩ, những thói bầy đàn lười biếng, những dụ dỗ của danh tiền tầm thường,
để mặc vội vã cho ngôn từ tấm áo “bảo là thơ” để tụng ca minh họa, để trăm bài
thơ giống ngàn bài thơ, một giọng, một điệu, thậm chí một vần đều như đúc ra từ
một khuôn thơ, thành thứ tân văn vần (không phải văn vần mới, vì văn vần mới
hàm chứa một sự sáng tạo)… Thiếu gì những chuyên nghiệp thi sĩ khai sinh một
rừng biển thơ toàn những lời hô hào rỗng tuyếch, toàn những lời diễn ca chính
sách, toàn những lời tụng ca, những dạy dỗ và tôn vinh những giả dối mọn hèn.
Thế nên, thơ của họ làm sao vươn tới tầm vĩ đại của dân tộc đổ máu dằng dặc
những năm dài giữ nước, của khổ nghèo nhân dân thắt lưng buộc bụng cho tiền
phương giết giặc. Thế nên, thời tôi sống, nào được mấy trang thơ chói lóa trả
ơn cho những hy sinh, những đau đớn khổ cực của Mẹ Việt Nam Anh Hùng”.
Đó là những lời sẻ chia đầy tâm huyết của thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy.
Hãy để thời gian, công chúng
thưởng thức và những nhà chuyên môn đánh giá, khai mở những tầng giá trị và ý
nghĩa của thơ ông. Riêng tôi, tôi thật sự kính trọng, khâm phục tài năng và phẩm
hạnh của một người cầm bút như ông. Nguyễn
Nguyên Bảy, Thơ là Thơ…
4.2013
Nguyễn Văn Hòa/ Tác
giả gửi bài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét