Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

CHÉM GIÓ MUÔN MẦU/ Bài 5 . CHÉP CHỚP QUÊ HƯƠNG



NGUYỄN NGUYÊN BẢ
Y

CHÉM
GIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
Sách dày 240 trang, khổ 20x20, bìa carton in 4 mầu, giấy Ford indo trắng, gồm tập hợp 33 bài chém gió xanh/đỏ/tím/ vàng của bút nhân Nguyễn Nguyên Bảy, chủ trang vandan BNN, đã..đã có mặt tại gia, và sẽ là món quà nhỏ/ thân/yêu tặng bầu bạn trước thềm Tết năm Mùi Ất..2015

Bài 5 . CHÉP CHỚP QUÊ HƯƠNG
Tùy văn
Đêm trắng/ Nghĩa bóng trắng như tờ giấy./ Thổi chữ vào giấy/ Thổi chay/ Không ra văn vần, không ra văn xuối/ Chỉ thấy chữ múa/ chữ hát/ chữ hôn/chữ làm tình/chữ gục đầu/chữ khóc../ Hello những chữ  là chữ..

CHÉP CHỚP QUÊ HƯƠNG

Minh bạch 1/
Tôi là người có ba Quê. Nơi tôi sinh ra và sống ở đó cho đến ngoài 30 tuổi, là Hà Nội, Kinh Thành Cổ Tích, là quê 1, quê ruột của tôi. Sài Gòn, nơi tôi đã sống và nên người tử tế tính đã gần 40 năm, là Quê 2, quê sống của tôi. Và Seattle W. USA, là quê 3, nghĩa bởi, lúc tuổi già, con cháu ở đâu quê hương ở đó..Xin Ba Quê nhận lời chào tung tăng của tôi:
/Chào quê! Đi nhé, sáng nay/Thôi mà.. sen sóng Hồ Tây dùng dằng/ Hương sen ủ yếm tri âm/ Gió theo tri kỷ thì thầm nhớ theo../
Chào quê! Đừng bịn rịn yêu/ Sài Gòn tiễn trận mưa chiều tắm mưa/ Ôi sao mới lạ lùng chưa/ Gót son trẻ lại bước thơ thẩn người../
Chào Seattle, chào định thế thôi/ Cháu con ôm đón thốt lời..chào quê!..


Chào quê! Đi nhé, sáng nay. Sáng nay là sáng 5.7.14.
Máy bay trễ chuyến ở Đài Loan hơn 2 giờ. Mãi gần 12 giờ khuya mới từ sân bay Đài Bắc bay một mạch đến Seattle-Takoma, lúc 9g tối vẫn trong ngày Thứ Bảy 5.7.14 (múi giờ Seattle chậm hơn Sài Gòn 8 tiếng). Cực mệt, ngồi rũ trên hai chiếc xe lăn, vậy mà gặp cháu con đứng dậy khỏe trẻ như chưa già yếu bao giờ. Thi, Kít, Nick, Ngọc và Vava..đủ mặt, cười mừng ôm cha mẹ, nước mắt ướt rịn bờ vai..
Về thẳng nhà Thi, mới hay còn một thôi đường nữa, hơn 60km cách Seattle, căn nhà ở Everett.. Chào nhà, cho ta ở trong em vài đôi ngày đã, rồi ta sẽ trò truyện cùng em, ta sẽ nói ta yêu thích em thế nào và em cần phải chỉnh trang tu sửa gì thêm đề ta thân mến em hơn..Hứa đấy..

Minh bạch 2/
 Mồng 1 Tháng Tám.14, nhận được thư ngắn của bạn, vai em, từ quê nhà gửi sang, em viết:

Một tháng rồi đấy, anh đã đủ chữ? Đủ chữ thì chép. Kẻo, chẳng khi nào có khúc thư nhàn mà nhớ chép được đâu. Chớp thế đủ rồi, kẻo (lại kẻo) bị gatô đấy..


Bèn đáp: Cảm ơn máy chớp thời @ đã trợ thủ đắc lực cho người cầm bút. Chớp ghi lại hình ảnh, rồi gợi nhớ, rồi phóng khoáng tượng thanh, tượng hình, tượng cảm, nhìn vào chớp mà đọc/thấy được bao nhiêu điều, bao nhiêu sự, bao nhiêu tích, mà nếu chỉ đơn thuần chép chắc chắn thua hơn. Ta được việc ta, thì bận tâm gì tới "bánh" gatô, mà nếu sau bữa tiệc chữ, tráng miệng gatô, càng ngọt ngon, anh không mắc bệnh cữ đường..
Đáp thêm: Chữ tạm đủ rồi em ạ, tung vãi rậm rịt như rừng, mấy ngày nay đầu đã vu vu, tay đã ngơ ngơ rối rít, nhưng thật tiếc, chưa tìm thấy cửa rừng..
Sau cùng, hình như, thư nhắc của em đã mở cửa rừng..Ôi hoa nhiều ơi là hoa, nhưng anh sẽ không viết về Cỏ Hoa ngay đâu, anh viết về Nắng đấy. Để khỏi mất lòng Cỏ Hoa, cho anh được thơ thẩn thơ lời chào hoa đã nhé!

/Tôi là kẻ lãng du vừa trở lại quê nhà/Gió Hà Nội còn vương trên tóc/Nắng Sài Gòn còn ấm thoảng bờ vai/ Múi giờ còn nặng trĩu mắt/ Niềm vui đang trộn khóc cười..

/Hoa cỏ Seattle ơi, xin nghe lãng du tôi/ Năn nỉ đấy, Cỏ cứ xanh thong thả / Năn nỉ đấy, Hoa cứ thong thả nở/ Cả nắng nữa, đừng vội vàng như thế/ Lãng du tôi vừa trở lại quê nhà..

/ Tôi trở lại quê nhà từ miền phượng nở/ Phượng Sài Gòn đỏ ngát má em tôi/ Tôi trở lại quê nhà từ miền sen nhớ/ Hồ Tây chân thững thờ/ Ai xui khôn đem thờ thững xa quê ?

/ Lãng du tôi quanh năm tha thẩn đi về/ Đây đó khắp ba quê chép thơ hoa cỏ/ Cho thỏa sướng tuổi già bỗng dưng phải gió/ Hồi xuân / Hồi xuân cùng hoa cỏ chơi vơi.
/Hoa cỏ Seattle ơi, xin nghe lãng du tôi/ Năn nỉ đấy, Cỏ cứ xanh thong thả / Năn nỉ đấy, Hoa cứ thong thả nở/ Cả nắng nữa, đừng vội vàng như thế/ Lãng du tôi vừa trở lại quê nhà..

Minh bạch 3/
 Tôi tự tay trồng một cây thông xanh góc vườn sau nhà, nơi tôi thường ngồi một mình trò truyện với cây, hút thuốc với cây và uống trà cùng cây. Chúng tôi là đôi bạn, quá hiểu nhau và thương nhau. Mọi tâm sự không lời của tôi cây thấu hiểu, còn tôi, tôi cảm như nghe được tiếng lá nói, tiếng thân cành run rẩy, và cả tiếng gió nắng khi cây nhờ sang tai thanh âm..Thưa, đó thực chỉ là câu chuyện riêng tư giữa Tôi và Cây, tịnh không liên quan đến bất kỳ ai, kể cả thân bằng quyến thuộc tôi, càng không liên quan gì đến thế thái nhân tình, đến thiên hạ, xã tắc, máy trời..Chỉ mong được đọc như một tâm sự riêng tư, đừng chạnh lòng buồn hoặc gatô phán xét..Cầu xin..
Và bây giờ bắt đầu bài văn chép Seattle: Nắng, Gió, Cỏ Hoa..


CHÉP MỘT

Ngoài trời Nắng vãi khắp vườn giọt hoa..


Nói ngoài trời tức là tôi đang trong nhà, ngồi sau ô cửa sổ nhìn ra ngoài trời. Nhìn mà thấy Nắng vãi khắp vườn giọt..nắng. Lạ lắm, lạ lắm. Quá khứ của hôm qua, hôm kia, của tuổi yêu, tuổi ấu nhi, tràn ùa về, từng giọt, giọt nào cũng ảo giác lung linh, không như hoa, không phải ngọc ngà châu báu, không là gì, chỉ là giọt (nắng)..quá vãng không rơi, không tan, đúc lại cho hiện hình giọt..hôm nay. Bèn gọi hỏi thơ, thơ bật phím: Giọt nào cho cuộc tình ta/ Đề khi tắt nắng ta ra nhặt về..

Thơ đưa tôi về Kinh Thành Cổ Tích.


Nhớ một, nhớ không chính xác tuổi lên mấy, chỉ nhớ cái ao trước nhà đang kiệt nước từ những ngày lập đông, bỗng tia mắt láu mà thấy mặt nước sát bùn những run rẩy cua cá, thật nhanh, quần cộc, tay xô lao xuống, mò, bắt, chụp..ôi cá cua ơi, ôi ốc nhồi ốc vặn, ôi bữa cơm trưa nay, chiều nay, sáng mai, chiều mai..Mẹ sẽ kho cá cua mặn muối, ăn dè cũng được dăm ngày. Sướng mà hát. Và khi những chú cá cua hình như đã lượm sạch vào xô, thì cũng là lúc tôi rét run như con cầy (sấy), lao lên bờ, chỉ kịp trao xô cho mẹ, chạy ra giếng, xối nước và ngã run trong rét..Mẹ kéo/ bế vào nhà, quấn chiếc chăn tải khắp quanh, rồi đặt tôi nằm dưới bóng nắng đông, ấm hửng, đổ xuống từ mái hiên nhà. và tôi đã tỉnh dậy trong vàng ươm nắng ấy..Nhớ này, kể không biết đã bao lần, viết không biết đã cũ mòn bao nhiêu chữ..Nhưng biết làm sao, kỷ niệm ấu nhi khiến tôi yêu/thích nắng vô cùng..

Nhớ hai, Chuyện đời thực của dì tôi: Chồng đi bộ đội, rồi chết trận. Chuyện này đâu có gì đặc biệt, có gì phải quá đau lòng, phải nấc lên mà kể. Làng tôi, nhà nào không chồng thì con, không cha thì anh..đều phải đăng lính. Chiến tranh mà! Khăn tang và nhang khói là chuyện "vinh quang", đã vinh quang còn than thở làm gì! Nhưng chuyện đời ảo của dì tôi thì thực sự "sốc" cả một thời niên thiếu tôi. Mỗi sáng Rằm/ Mồng Một, bốn mùa, cầu trời hôm ấy nắng cho dì cười, đừng mưa để dì phải khóc. Ngay từ tối hôm trước nóng lạnh thế nào, mặc, dì vẫn tắm nõn cầu ao, khăn yếm hoa bưởi, hoa chanh thơm lừng cả xóm..và thức/ngủ chờ hừng sáng, dậy, quàng tay nón lá, dì đi te te. Tôi đi theo rình trộm một lần, duy nhất, một lần. Và họa ách cho tôi, sau lần rình trộm ấy, di biết, dì chẳng những không la mắng, mà dì còn bỏ hẳn thói quen (đi) ấy của mình. Van xin hỏi Dì vì sao, dì chỉ cười, không nói. Dì tôi đã đi đâu những sáng Rằm/Mồng Một? Thưa, dì tôi băng qua đê, ra bãi (làng tôi gọi là Trại) sông, dì ngồi, khi thì (theo mùa) trước bãi dâu mút mắt xanh non, khi thì trước vườn hoa cải chiu chít bông vàng..Dì tin, cứ nắng lên là Chú lại về..Nắng đưa lối Chú về..

Tôi đã bắt chước Dì tôi đi tìm mơ hồ ấy. Tôi nằm xoài trên cỏ triền đê, chờ nắng. Nắng lên tưng tửng như đứa bé tập đi..Tôi đắm mắt nhìn nắng men men, vờn vờn từng nõn cải, búp hoa..Nhìn cho tới khi mắt tôi hoa chứ không phải ngồng cải hoa mắt, cả vườn cải nắng vàng, hiện lên bao nhiêu là bao nhiêu múa hát, rồi hình lượn lờ hiện lên trong tiếng hát, toàn là tiên đồng, tiên nữ con vua, cháu chúa, áo khăn lụa nắng mỏng tang, ước chi tôi được một xéo lụa ấy vá khâu vào chiếc áo bạc sờn, thành bộ cánh lụa hoa, thi hội làng hẳn phải chìm ngập mắt nhìn tôi như con vua cháu chúa bước ra từ cổ tích làng..
Vì cái mầu nắng lụa cổ tích ấy mà bao lần mẹ đã cho roi, vẫn không chừa thói mơ hồ thích nắng..Thưa vâng, tôi thích nắng trên đồng bãi quê làng tôi lắm, nắng đã cho tôi bao nhiêu là bao nhiêu cổ tích hiện ra từ vườn cải, nương dâu..


Sau 1975, tôi vào Sài Gòn quê mới.


Ngày đó, tuổi đã ngoài ba chục, cái tật thích nắng vẫn không bỏ được, mà xem chừng còn lậm sâu hơn.

Nhớ một, tôi đã đứng thảng hồi lâu, hình như lâu đến hết nắng, trên ban công căn nhà cao tầng của người bạn, tia mắt nhìn dòng kênh Nhiêu Lộc trước mặt, và bỗng gặp nắng ma mị, rủ quyến tôi đi theo nắng. Mắt tôi đi theo nắng, nắng đang chạy nhịp chậm trên mái tôn những căn nhà ổ chuột dọc ven kênh..Toàn thân nắng đầm đìa mồ hôi. Tôi không sao hiểu được vì sao nắng lại đổ mồ hôi ? Câu hỏi không thể hỏi ai, vì ai nghe câu hỏi cũng nghĩ tôi khùng mát, nên tôi giữ ngu dốt ấy cho riêng minh..Chỉ biết rằng, hình như từ sau lần thấy Nắng đổ mồ hôi ấy, lòng tôi không chỉ thich nắng mà tôi yêu nắng..

Và thực yêu cho tới Nhớ Hai này ( Nhớ Hai giống như Nhớ Một).Tôi cũng đứng trên sân thượng ngôi nhà tám tầng trên đường Ký Con, và đang ngắm nhìn nắng tung tăng nhảy múa trên nóc những ngôi nhà tứ phương, tám hướng mà mắt tôi nhìn thấy..Tôi nói nắng nhảy múa, vì dưới chân nắng bây giờ, lúc này không chỉ là những mái tôn xám xanh hay đã sét nham, mà còn đủ loại mái, nào mái bằng hoa, nào mái chóp đỏ,xanh,vàng và cả nâu đen, đến mái cổ điển, mái lệch, mái vuông tròn..Đủ muôn hình sắc..Vì hình mầu ấy mà chân nắng như thân hoa và lụa nắng vung ra, theo chân nhẩy, là cầu vồng sắc, đẹp đẽ vô chừng..Đấy là nói nắng múa, còn thanh, duy nhất một câu sang tai, nhấn nhá nhiều cung bực cao thấp, dài rộng khác nhau, nghe như hợp xướng mang mang tiếng sóng biển không vỗ rứt bao giờ: Ta sung sướng chào mừng cần lao..Ta sung sướng chào mừng cần lao..Một âm vang sang tai quá 'triết", hẳn chỉ có Mẹ tôi mới giảng luận được, mà Mẹ thì đã về mây xanh mây trắng lâu rồi. Nên đôi đành ôm lời sang tai ấy, tự giảng luận cho mình nghe, cho tới khi vỡ òa sự hiểu về ý nghĩa cần lao mà nắng hiến dâng cho vạn vật, trong đó có con người, và con người hơn hết thẩy mọi loài nhận đón hiến dâng ấy mà cần lao biến hóa mà gây dựng cuộc sống của mình từng bước, từng bước tiến về hạnh phúc. Ôi, tôi giảng "triết" vớ vẩn, mơ hô vậy..bởi nào đã mấy ai đáp được câu hỏi rất thường tình: Tình yêu là gì? Chỉ biết rằng, sau thanh âm sang tai Ta sung sướng chào mừng cần lao..của Nắng, tâm thức tôi đã không còn cái sự thích mà đã thành cái sự Yêu,  Yêu Nắng cần lao biết bao! Tôi yêu Nắng Sài Gòn biết bao! Sài Gòn có hai mủa mưa/nắng minh bạch, rõ ràng, thế nên, chí ít mỗi năm tôi cũng được hưởng tình yêu Nắng đến sáu tháng, có khi hơn..Thật là quãng tình yêu dài, đáng bị gatô cho mỗi năm hạnh phúc đời tôi..


CHÉP HAI

Thật chính xác thì con trai tôi bắt đầu cư ngụ tại Seattle từ năm 1995.


Tính đến nay đã là 20 năm, hẳn nhiên hắn phải thuộc Nắng hơn tôi. Tôi đưa chuyện tham khảo hắn. Hắn gọn lời: Người Saettle quý nắng lắm. Nhưng trước khi con thưa với ba cái sự người Seattle quý nắng như thế nào xin ba cho con biết ý ba về mối liên quan giữa nắng và căn nhà cư ngụ..

(Riêng tư: Ranh ma, mi không thích ta văn veo, thơ thẩn, thì cũng phải chiều cái thích của ta chứ, chẳng lẽ mọi chuyện, mọi điều đều giảng luận bằng dịch học, cho mi thỏa cái kíp/gấp lớn thành nhà phong thủy? Thôi được, mi con ta, ta chiều..)

Tạm ngưng đề tài Nắng, nói về căn nhà cư ngụ.


Nơi đâu trên hành tinh này, con người ta đều nuôi ước mơ có một căn nhà để ở, người Mỹ, trên đất Mỹ, ước mơ này không ngoại lệ. Và tình yêu với căn nhà ở đó dạng vẻ, cung bực tình cảm đôi chút khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là tình yêu. Nhìn con cháu tôi chăm sóc, nâng niu căn nhà chúng ở mà như thấy bầu bạn tôi cơi nới "những tổ chim chung cư" Hà Nội, hoa cảnh cho vuông cửa sổ nhà tầng Sài Gòn những lẵng hoa treo má mát lòng hởi dạ.. hạnh phúc tràn ngập căn nhà mình ở..

Ba lại văn.
Hình như con trai tôi chen cười như thế. Ba hiểu là trước khi nói tới căn nhà ở, cần nói tới quyền cư trú. Ở Mỹ, người Mỹ muốn ở bất kỳ nơi nào, thuộc tiểu bang nào, kể cả thủ đô, mà nếu họ thích, họ muốn. Đó là quyền tự do cư trú của con người. Không như ở Trung Quốc, người ta cấm tiệt dân cư các vùng miền khác vào cư trú Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều thành phố lớn khác. Cũng như ở Việt nam ta, người ngoài tỉnh muốn vào cư trú Sài Gòn hay hà Nội có mà 5-10 năm vẫn là kẻ ăn đậu ở nhờ KT3..Biết đến bao giờ chủ quyền một căn nhà cư ngụ để thành người Sài Gòn/ Hà Nội.. Vậy mà hiến pháp của cả ba nước: Mỹ, Trung Hoa và Việt Nam đều xác nhận quyền tự do cư trú đấy, thưa ba. Hồi con còn nhỏ, con đã hỏi ba vì sao Tòa Nhà Trắng, nơi tập trung quyền lực cao nhất của nước Mỹ lại sơn mầu trắng, ba giảng, mầu trắng là mầu biểu tượng cho sự minh bạch, rõ ràng, luật sao làm vậy. Và vì sao Bộ máy đầu não của quốc phòng Mỹ lại tọa lạc ở Lầu Năm Góc. Ba giảng, nơi đó sức mạnh quân sự của Mỹ được vận hành theo quy luật ngũ hành sinh khắc của Càn-Khôn mà giáng hung, tạo cát. Tòa Bạch Cung và Ngũ Giác Đài đều là Nhà cả đấy, thưa ba.
Người Mỹ yêu căn nhà cư ngụ không mang nặng ý nghĩa sở hữu chủ quyền căn nhà. Căn nhà họ cư ngụ, dù là họ mua (chủ quyền) hoặc thuê,mức độ tôn trong và tình yêu mến ngang nhau. Người Mỹ thích ở nhà thuê, họ coi căn nhà là một phương tiên đời sống, không coi đó là mục đích cuộc sống, mục đích cuộc sống của họ là tự do, là nhân quyền, hai mục đích này diễn ra trong công việc/nghề nghiệp mưu cuộc sinh tồn/sinh lý của họ. Tương thích là giải pháp chọn lựa của họ. Do vậy, nơi nào có công ăn việc làm thích hợp với họ là họ đến, thuê một căn nhà để ở và tiến lên xây dựng cuộc sống như họ muốn.
Tự do-Nhân quyền ở Mỹ là tự do,nhân quyền thực sự, không văn vẻ bùa ngải, không độc tài, độc quyền, không lửa mị, dối trá..Không../
Con trai nín lời trước ánh mắt tôi/ Xin lỗi ba, nhưng con đầu có nói chính trị. Ba nhìn hai bức ảnh chụp ngay trước cửa nhà con. Bức đề: This home is now occupied. Please respect the owner's privacy. ( Nhà đã có chủ/ Làm ơn tôn trọng quyền riêng tư của chủ nhà). Và bức đỏ cảnh báo căn nhà được bảo vệ an ninh của một công ty pháp luật. Hai bức hình đó là giải pháp của luật pháp Mỹ bảo vệ tự do và nhân quyền đấy, thưa ba.

Vòng vo kiểu gì, con trai tôi cũng trở lại bốn chữ Tự Do-Nhân Quyền..Mệt đầu quá Cu ơi! Hai cha con cười toang toang muốn vỡ nhà. Rồi giã chào tôi, vội đi vào trường, quên mất bổn phận trả lời tôi vì sao người Seattle quý Nắng. Cho ba roi. Ai ra lệnh cho tôi thế nhỉ? Tôi cười, nhìn theo con đã lao vút xe đi, người lái chiếc xe bóng nhẫy ấy là con trai tôi, giã đã bước sang tuổi 43..


Luận theo dịch học cho Cây nghe về Nắng..


Tôi lẳng lặng ngồi bên cây thông, bạn tôi. Châm điếu Mall trắng, thả khói trắng. Và luận dịch học cho Cây nghe về Nắng.
Nắng, tên hành là Thiên Thượng Hỏa. (Tôi chỉ thấy lửa trên trời là nắng, nên tự cho phép mình dịch chữ Thiên Thượng Hỏa trong kinh dịch là Nắng, ai dịch khác tôi không quan tâm, xin không bàn). Nắng là hành duy nhất (cũng theo tôi nghĩ) tàng ẩn ý nghĩa cân bằng âm dương tương đối nhất, ban ngày là nắng dương, đêm là nắng âm. Hai cõi âm dương minh bạch cũng chính là chu kỳ luân hồi (nói theo nghĩa con người) nhìn thấy rõ nhất, từ 5g sáng nắng sinh ra non hồng như đứa trẻ..theo thời gian, nắng trưởng thành, rồi nắng già, rồi hoàng hôn, và không thể cưỡng quy luật sinh/lão/bệnh/tử/ 5g chiều nắng tắt, tắt đồng nghĩa với chữ chết, khác chăng là nắng về âm ngủ để ngày mai lại sinh ra (luân hồi chu kỳ).

Trong ba cõi Thiên/ Địa và Nhân, các hành thuộc hỏa được dịch học phân bố như sau:
+ Cõi Thiên gồm hai hành Thiên Thượng Hỏa (nắng) và Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét).
+ Cõi Địa gồm hai hành Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới chân núi) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi)
+ Cõi Nhân gồm hai hành Lư Trung Hỏa (Bếp lò/ Lư hương thờ) và Phúc Đăng Hỏa ( lửa đèn).
Đọc các hành hỏa phân chia trong ba cõi nhận thấy rất rõ sự khác biệt của nguồn gốc, công năng và yếu tố tác động của môi trường và con người vào từng hành, đặc biệt các hành thuộc cõi Địa và cõi Nhân. Riêng hai hành hỏa thuộc cõi Thiên, đúng là hai hành "con của Trời" quả không sai. Và ngay cả với hai hành con của Trời này, chức phận được giao phó cũng rất khác nhau. Mời đọc định nghĩa
về hành Tích Lịch Hỏa: " Sấm có tiếng nhưng không có lực/ Ai cũng sợ/ Nhưng không giết ai bao giờ". Nắng có ảo như sấm sét? Có hù dọa, có phô phang, có vô tích sự như sấm sét?

Đặt hỏi cho sấm sét thế e là tôi đã thiên vị Nắng. Thứ lỗi, tôi người mà, tôi thích nắng Hà Nội làng tôi, tôi yêu nắng Sài Gòn quê tôi và tôi đang dần quý nắng Seattle, quê hương con cháu tôi.. Nắng sinh ra từ đâu? Nắng là con Trời, Trời sinh ra Nắng. Sinh ra Nắng, Trời trao cho nắng công việc tỏa/ phóng dương quang lấy thân nhiệt người (37*) là ngưỡng sinh/ diệt. Tỏa phóng dương quang, đức của nắng là chuyên cần/chăm chỉ, tính của nắng là công bằng/ bất vụ lợi, sắc của nắng là cười chóa lóa..

Bảo Trời là cha mẹ của nắng, mơ hồ quá, theo dịch học, Nắng thuộc Hỏa, cha mẹ của hỏa là mộc, vậy có mộc (cây) nào sinh được nắng? Chẳng lẽ gọi Trời là Cây Trời? Vậy là Hỏa/nắng không có thế sinh nhập, chẳng những vậy, nắng còn chịu thế phản sinh, tức là nắng phóng dương quang, trao chất diệp lục nuôi cây sống mà nẩy nở sinh sôi. Nói rộng: Không lợi thế sinh nhập còn chịu thế phản sinh, nghĩa rằng cuộc đời phải tự lập, tự cường 100% nội lực mà gây dựng cuộc sống/sự nghiệp.

Sinh xuất thì sao? Sinh xuất bậc 3 nói theo ma trận, là bậc hư hao, bậc hại. Hỏa sinh xuất cho thổ. Nhưng hỏa/nắng làm sao sinh được thổ, ngoại trừ việc làm cho đất bùn nhão thành khô, đất ẩm ướt được nhuần và đất khô thành táo nẻ. Việc phóng dương quang theo lệnh Trời là trách phận của nắng, nắng không bao giờ mất cái bản chất, cái quyền ấy, bởi Trời cho nắng luân hồi chu kỳ, ngày mai lại nắng, luân hỗi mãi tới khi còn trái đất xanh. Thế nên bảo nắng sinh xuất mà không kiệt là vậy. Nói rộng: Sinh xuất mà không kiệt, người sinh ra mang hành này nhiều cơ may thành tích (tiền và danh), ít nạn ách và lợi tuổi trời.

Vậy khắc Xuất thì sao ? Đừng thấy chữ khắc mà sợ. Khắc xuất đồng nghĩa với chữ chinh phục. Chinh phục thứ/cái gì chẳng khó khăn gian khổ, nhưng sức ta/ lực ta chinh phục được. Chinh phục luôn làm ta hân hoan, sung sướng. Xếp bậc của ma trận dịch, khắc xuất đứng ngôi 2.

Hỏa khắc kim. Nói vắn, hỏa đốt chảy được mọi loại kim, khắc được mọi loại kim. Nhưng than ơi, Trời không cho Hỏa/nắng sức mạnh ấy, nhiệt độ ngưỡng của nắng là 37* cứ cho là cộng trừ 10 đi nữa, thì liệu có làm kim nóng chảy? Hiểu được lý này mà dụng biến hỏa/nắng thành phản khắc, không thể làm cho kim chảy thì làm cho kim lung linh/sáng lộng/ chói lòa có hơn không? Phản khắc này chính là đặc tính tính tình tích cách của hỏa /nắng nhu hòa, vị tha, rộng lòng..mà được coi là tử tế, là quân tử, là tiếng tốt, tất nhiên cả danh lợi (danh nhiều hơn lợi).

Và sau cùng, khắc nhập. Khắc nhập mang ý nghĩa tấn công hủy diệt, khắc không khoan nhượng, bất chấp thủ đoạn và cực kỳ tàn độc. Hỏa chịu thế khắc nhập của Thủy, nói thuận là thủy khắc hỏa, đây là cuộc khắc không có hòa giải, chỉ có tiêu diệt, thủy bách thắng cả trăm trận. Nhưng thủy ơi, luận giảng ngũ hành không hoang đường được, như trên đã nói, tưởng là nói chơi, Hỏa/ Nắng là "con Trời", nắng chỉ sợ duy nhất chị gái tên Mưa, mà cũng chỉ sợ lúc cha Trời có việc sai bảo sai chị Mưa đi gọi Nắng..Còn tất tật họ hàng nhà thủy khác, Hỏa/ Nắng cho bốc hơi về trời giúp việc chị Mưa hết, nhé!

(Văn dịch học phải nghiêm túc! Một ai đó sang tai nhắc nhở. Xin vâng)
Trong dịch học, ba cõi Thiên/Địa/ Nhân phân bố 6 loại hành thủy như sau: Cõi Thiên với Thiên Hà Thủy (mưa) và Trường Lưu Thủy (dòng chảy dài). Cõi Địa với Tuyền Trung thủy ( giếng/suối) và Đại Khê Thủy (Khe nước lớn/ Bể nước ngầm). Cõi Nhân với Giang Hà Thủy (sông) và Đại hải Thủy (biển). Trong 6 hành thủy này, duy nhất chỉ có Thiên Hà Thủy (mưa) là khắc được Hỏa/ Nắng, 05 hành thủy còn lại đều bị nắng phản khắc, làm cho bốc hơi về trời làm mưa. Tương khắc giữa Mưa/ Nắng được coi là tương khắc thuận, tương khắc gia đình, tương khắc tương hỗ nhau, ví von mưa nắng như hai chị em con trời là vậy.
Định giảng thêm về Hỏa/Nắng, chợt nghe tiếng cây đổ gió hoan hoan. Và trong hoan hoan ấy, cây sang tai: Tôi là cây, tôi thuộc mộc, tôi cần mưa để ăn, cần nắng để diệp lục..nên tôi cầu xin mưa nắng thuận hòa..
Cảm ơn hai chữ Thuận Hòa cây vừa nói. Hai chữ thuận hòa như đưa tôi ra Lake Washington chiêm ngắm người Seattle quý nắng biết chừng nào..

CHÉP BA

Quý Nắng như người Seattle


Nắng phủ đầy lụa vàng non trên mặt Lake Washington. Nắng đang múa hát trên những chiếc thuyền hàng lối dọc ngang trên mặt góc hồ như một vạn chài quê Việt. Nắng đang rải lụa trên lưng trần các cô gái, đang đưa võng bên cạnh những chiếc bàn ăn ven hồ đỏ lò bbq, nắng đang bơi lội với xấp nhỏ tay ôm, chân cưỡi đủ mầu phao thú..Nghĩa là nắng đang cần lao phân phát hào quang nắng cho cùng khắp người/ vật quanh tôi, bao la trong mắt tôi..Và người/vật đang theo nhu cầu của mình mà thụ hưởng ân huệ nắng, mà khoái sướng, mà phục sức, mà dưỡng tâm, mà nuôi trí cho ngày mai về lại với cần lao..

Chào Nắng! Nghe tiếng chào tôi, Nắng sang tai đáp: Ta bây giờ là của mọi người, riêng tư ngươi xin hẹn dịp khác. ta là Nắng Tự do, tự do, tự do..

Nghe nắng sang tai rền đến ba lần hai chữ Tự Do, chẳng hiểu từ đâu liên tưởng tôi lại thức hai chữ ngục tù. Là sao? Tôi muốn hét lên, lại e Nắng buồn, nên đành ngậm nín, ngậm mà tức ói. Thực lòng mà nói, tôi đã quá chán hai chữ ngục tù, vì ở quê tôi, hai chữ ngục tù được dùng như một hù dọa, một thách thức, một quyền lệnh..Tôi chán đến nỗi chính sự chán đã cầm tù tôi, tôi ngồi bó gối suốt ngày trong xó phòng, hai bữa cơm vợ mở cửa bưng vào, dỗ dành ăn, cố ăn mà sống, mà ra ngoài tung tăng với đời. Vợ ơi, em đâu có hiểu..xích xiềng, xiềng xích, xích xiềng sẽ xích chồng em.. là cái chắc. Là sao? (nhắc lại từ thốt ở trên cho liền mạch văn) Là vì đang ngồi ngắm Nắng ở Lake Washington, tức là cách xa quê nhà vạn dặm, người ta vẫn cứ gửi hai chữ ngục tù qua Alo đến tôi như một quà tặng. Việt kiều ở Mỹ là tù khổ sai! Trời cao đất dầy ơi, sao dân tôi khốn khổ khốn nạn đến thế, sống ở trong nước cũng lắm rêu rao đang sống trong tù ngục, giờ sống ở nước ngoài, Mỹ hẳn hoi, mà cũng lớn giọng là tù khổ sai! Tôi xin đăng lại, nguyên văn dưới đây, không biên tập lại dù một chấm, phẩy, hay những sai sót văn phạm, văn phong, đây là văn bản copy đúng nghĩa. Trong văn bản có đôi ba gạch nhấn lưu ý để minh họa cho lời bình của tôi ở cuối bài viết này.

Việt kiều ở Mỹ là 'tù khổ sai'!
http://baodatviet.vn/doi-song/viet-kieu-o-my-la-tu-kho-sai-3041502/


Hàng ngày, trên khắp đất nước Việt Nam, vẫn có rất nhiều người mòn mỏi chờ đợi được đến với vùng đất hứa: nước Mỹ.
Để có thể chạm đến “giấc mơ Mỹ”, nhiều người có thể chờ đợi hơn 10 năm theo diện đoàn tụ, có người thậm chí còn chấp nhận kết hôn giả, du học giả… Nhưng, với những người Việt hiện đang ở Mỹ, thì nước Mỹ không phải là thiên đường như mọi người lầm tưởng. Để hưởng thụ cuộc sống được cho là “chất lượng cao” ở nước Mỹ, họ phải nai lưng ra làm việc, vất vả như một con trâu, chẳng khác gì “tù khổ sai”.
Nhìn bề ngoài, bạn có tất cả, nhưng thật ra bạn chẳng có gì cả. Tất cả đều là nợ, bạn phải trả cho chính phủ cả đời. Qua bài viết của Danny Nguyen, trên một tờ báo về du học, chúng ta có thể thấy rõ ràng khuôn mặt thật của nước Mỹ cũng như cuộc sống đầu tắt, mặt tối của hầu hết Việt kiều ở đó.
"Dù ở Việt Nam bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa, nhưng khi tới Mỹ thì bạn như là người mù chữ. Việc tìm được một công việc phù hợp với bằng cấp đã học ở Việt Nam sẽ là điều không thể, vì vậy khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, việc bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay sẽ là điều tất yếu.
Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.
Hầu hết Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày.
Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lại bệnh viện 48 giờ. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12 giờ/ngày. Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.
Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ, bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống?
Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.
Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu...

Riêng bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gửi về.

Mua nhà trả góp ở Mỹ rất dễ dàng. Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở.
Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại, có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vẫn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.

/Quỳnh Như/

Như trên đã thưa, tôi quả có định viết đôi lời bình về bài viết này, nhưng con trai tôi đã kịp can. ba đâu dư thời gian cho chuyện bá vơ này, người Việt ở Mỹ không bị kỳ thị, nhân quyền như mọi sắc tộc trong Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, nếu người Việt sống ở Mỹ như tù khổ sai, thì nhân dân Mỹ sống trên đất Mỹ này đều là tù khổ sai cả sao? Điếm thối! Muốn đời sống chất lượng cao (thiên đường), mà học không chịu học, làm không muốn làm, thích xe xua quần áo, xe cộ..Điếm thối! Nằm dưới gốc sung mà chờ thiên đường. Than khổ than nghèo, không có tiền đóng bảo hiểm, nhưng có tiền đầu tư (mua nhà cho thuê) làm giầu cho quê hương! Điếm thối! Toàn lời điếm thối! Rác chuyện này đi ba, nắng đang tung tăng trên lưng trần các cô gái, kìa ba..Con đố ba, tại sao các cô gái Mỹ lại thích nước da đen còn các cô gái quê ta thì ước mơ làn da trắng?

Con trai tôi thủng thẳng:  Các cô gái Việt Nam mình, nhìn chung đều thích nước da trắng, có làn da trắng nhất định phải phô khoe. Phô khoe cũng đáng thôi. Làn da trắng làm sáng rạng không gian, thời gian..là một nét đẹp có khả năng nâng cấp cô gái lên hàng giầu sang, phú quí..(cười). Và để bảo vệ làn da trắng sáng ấy, các cô gái gần như trọn ngày, quanh tháng, suốt năm, ra đường miệng khẩu trang, tay chân vớ bằng vớ nhọn, đã áo đóng thùng, đã đầm, còn thêm áo nắng..Và thế, tất nhiên nắng chẳng được yêu quý, nếu không muốn nói là nắng đáng ghét, đáng sợ, đáng..biến đi cho lành, nắng ơi!

Với các cô gái Mỹ thì khác. Nước da trắng là nước da người ít ra nắng, ít ra nắng tức là ngồi trong nhà, ngồi trong xe hơi, tức là người đi học, người đi làm..Còn những người có nước da ướp nắng, hơi ngăm một chút hoặc ngăm nhiều càng tốt, là những người ít ngồi trong nhà, ít ngồi xe hơi, tung tăng ngoài trời nhiều hơn, thở ướp nắng gió ngoài trời nhiều hơn..những người đó hẳn nhiên phải ở đẳng cấp cao hơn..sang trọng, quý phái hơn..Vì thế, các cô gái Mỹ, nói khu vực nhỏ hơn, là người Seattle quý nắng biết bao. Sau một tuần học tập, lao động hết sức mình, người ta mong chờ hai ngày cuối tuần tràn ngập nắng, để thụ hưởng nắng mà sướng, mà vui, mà hạnh phúc. Nắng không chỉ là sự thích, sự yêu, mà nắng đáng trân quý biết bao..


Tôi hết chữ để tôn vinh nắng, để nói thêm những điều chưa nói đủ, nói hết về cái sự người Seattle quý nắng đến mức nào. Thường khi bí chữ, lòng tôi lại ngân nga (đồng nghĩa với ngắc ngứ) và thế là thơ lại bung chảy. Khúc thơ dưới đây thay lời chào biệt Nắng

THIỀN NẮNG


Thiền Nắng nỗi nhớ xa quê/Là tình rối rít hiện về thấp cao
/ Khi mình tắm nõn cầu ao/ Mắt ai mượn cớ chiêm bao thững thờ/ Khi mình hôi hổi rơm vơ /Niêu đất om rục tép cờ mủn tương/ Lại khi mình giận hay thương/ Khóc vui mắt ướt khóc buồn mắt khô/ Lại khi mình thả con đò/ Bể đời bươn chải cánh cò nhặt khoan../ Chiều nay bỗng nhớ bất an/ Cảm ơn mình thoảng một làn Nắng quê..   

Seattle 2014.

nguyễn nguyên bảy/ Mời đọc tiếp bài 6/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét