QUẦN HÙNG CHÉM GIÓ TÔI, 15 NHỊP
Văn đò đưa
1. Hoàng Như Mai / 2. Hạt Cát/ 3. Phùng Thành Chủng/ 4. Đinh Ngọc Diệp/ 5. Trần Vân Hạc/ 6. Hoàng Việt Hằng/ 7. Nguyễn Văn Hòa/ 8. Hoàng Xuân Họa/ 9. Tô Hoàng/ 10. Đào Trọng Khánh/ 11. Nguyễn Minh Khiêm/ 12. Nguyễn Mộng Nhưng/ 13. Hồ Bá Thâm/ 14. Minh Thi / 15. Nguyễn Anh Tuấn
1.LỜI NÓI SAU CỦA MỘT NGƯỜI ĐƯỢC ĐỌC TRƯỚC (*)
Giáo sư Hoàng Như Mai
Người ta thường nói: Thế giới thi
ca. Thế giới thi ca của Nguyễn Du, Thế giới thi ca của Lý Bạch, thế giới thi ca
của Puskin..Không rõ hàm nghĩa của chữ “thế giới’ là những gì, nhưng tôi ghi
nhận hai nghĩa: Thơ ( thơ nói chung hay thơ của một thi sĩ) là một thế giới,
tức là có những cái riêng của nó, nói khác, thế giới khác không có. Khi Crostop
Cô Lông tìm ra Mỹ Châu, người thời ấy gọi là Tân Thế Giới, vì ở đó có những thứ
khác với cái thế giới mà người ta đã biết. Nghĩa thứ hai, nó là cả một thế
giới, nghĩa là phong phú, đủ cho nó tồn tại, không cần sự viện trợ của đâu
khác.
Đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy, tôi nhớ tới cái thành ngữ thế giới thi ca và tự nhủ đừng quên: Mỗi tập thơ là một thế giới thi ca. Phải tìm hiểu, phải cảm thông với Nó, là Nó chứ đừng lấy cái khác đo lường nó, bình giải nó.
Đương nhiên là có những nguyên lý, những định nghĩa. Nhưng đừng tuyệt đối hóa chúng. Vì vận dụng cứng nhắc chúng, có khi người ta hiểu sai hoàn toàn một sự vật, một con người. Thí dụ, cuối thế kỷ trước có một viện sĩ hàn lâm nước Pháp Juyn Lơ mét (Jules Lemaitre) sang đi xem Hát Bội. Ông ta kêu quá trời, viết một bài phê bình xỉ vả hết lời, mà nếu đọc ta không thể không phẫn nộ. Bài đó chỉ chứng tỏ ông ta ngu, chỉ biết những nguyên lý của kịch Phương Tây, cho thế là tất cả và từ sự hạn hẹp về hiểu biết ông phủ nhận giá trị nghệ thuật của hát Bội.
Kìa thế cục như in giấc mộng/ Máy huyền vi mở đóng khôn lường/ Vẻ chi ăn uống sự thường/ Cũng còn Tiền định khá thương lọ là/ Đòi những kẻ thiên ma bách chiết/ Hình thì còn bụng chết đòi nau/ Thảo nào chỉ mới chôn nhau/ Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra/ Khóc vì nỗi..Quả thật trong cuộc sống thực tiễn người ta thường sống theo những nguyên lý, theo những ước lệ xã hội như học sinh khi làm bài Toán, bài Lý thì nghĩ ngay đến những công thức. Đó là sự tự nhiên. Tôi cũng vậy thôi.
Đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy, có mấy bài tôi thấy là lý luận, lập luận, Tôi nghĩ: Thơ thì không lý luận, lý luận thì không thơ. Nhưng tôi lại tự hỏi: Thế Cung oán ngâm khúc thì sao?/
Lý luận nhiều quá. Nhưng ai bảo Cung oán ngâm khúc không thơ ?
Lại có lúc tôi thấy tác giả sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo quá rõ. Tôi nghĩ, thơ mà kỹ xảo, kỹ thuật thì mất cái hồn nhiên, cái ngẩn ngơ..vốn là những cái nên thơ. Nhưng con người khác trong tôi lại cãi: Thế bài thơ Sự Tự Do của thi sĩ Pôn Ê Luy A ( Paul Eluard) thì sao? Những hiện tượng, những sự vật, những cảnh, ném tứ tung, ngổn ngang, vô tổ chức trong bài thơ khiến cho người đọc bối rối, ngơ ngác, không thể từ cái này liên tưởng đến cái kia dù là dòng tư duy đi nhanh đến đâu. Đến lúc đó mới giác ngộ: A, tự do là thế, thế là tự do! Chính sự tự do của những ý, những lời làm cho người đọc thơ Sống Với Sự Tự Do ( trong lúc đọc) dễ nhận thức được ý niệm Tự Do. Như vậy, sự bừa bãi, rối loạn kia là nhà thơ bầy ra có dụng ý, nhà thơ đã sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo.
Trải qua chặng hành trình như vậy, tôi nhớ ra cái chữ “thế giới thi ca” như đã nói trên và tôi cố gắng đuổi đi những định kiến, những cái “gu” chủ quan, bắt đầu đọc lại thơ Nguyễn Nguyên Bảy với quan niệm Nó là Nó. Tập thơ như có ba phần: Tôi đọc, thấy cái lý ấy, cái lý của những bài thơ.
Một nhà tư tưởng nói rằng: Con người ta đi từ sự hồn nhiên của tuổi thơ sang thời kỳ suy tư của tuổi tráng niên rồi đến sự hồn nhiên của tuổi già. Tuổi thơ hồn nhiên vì chưa hiểu sâu cuộc đời, tuổi già hồn nhiên vì đã hiểu sâu cuộc đời.
Tôi thực sự yêu quý sự hồn nhiên trong sáng. /Là khi anh nói về em/ Bông hoa trước cửa tự nhiên nở bùng/ Trên cành một giọt sương rung/ Gió nhẹ vô cùng thổi mãi không rơi../ của những bài thơ trong độ tuổi thơ./
/Sóng sánh trăng vai em/ Sóng sánh trăng tóc em/ Áo em vắt bên bờ giếng/ Anh không đánh cắp đâu/ Nước trăng cứ ướp thật lâu/ Thật lâu cho anh nhìn trộm../Cái Giọt Sương Rung, cái Gió Nhẹ Vô Cùng Thổi Mãi..thật đẹp, đẹp bâng khuâng: Cũng là có tội đấy (!) – anh nhìn trộm - nhưng cái tội đáng dung thứ. Hơn thế, đáng yêu, vì nó hồn nhiên, có thể nói thanh khiết. Cũng như ta bị hấp dẫn bởi một mùi hương, một sắc trời, một tiếng đàn!
Ban mai biển hóa nên tranh/ Sương mù dăng tạc những thành lũy xa/ Một điệu song ngân ru ca/ Đàn buồm bươm bướm đậu là mặt mây/ Mùa xuân như bụi phấn bay/ Thơm môi vị gió mặn say lòng người..//
Một bức tranh mà chỉ người họa sĩ - trẻ thơ mới vẽ nên. Kỳ thú, gợi cảm. Những giọt mưa:
/Ai bên hang xóm giọng trầm/ Như lời mưa cứ lầm thầm giọt rơi../ Và: / Thời gian nghe nặng mưa tuôn/ Giọt xối xả chảy, giọt bồn chồn rơi../ gieo vào lòng người những gì rất tâm tư.
Tôi chợt nhớ câu thơ của thi sĩ Pháp: Mười lăm, ôi Rô mê ô, tuổi nàng Duy li ét.
Khi đọc ở Nguyễn Nguyên Bảy những câu thơ về tình yêu mới chớm nụ đầu xuân: / Lượn lờ qua cửa nhà em/ Trái tim rối rít bên thềm đập vang/ Nho em chin đến rỡ rang/ Còn xanh. Anh nhủ thì thầm. Rồi đi/../ Đến khi mặt gặp mặt nhau/ Nho em thành rượu trong bầu của ai../ Quả nhiên ta không thể không mỉm cười trước lời tự thú là ngây dại của chàng thiếu niên chưa có kinh nghiệm trong tinh yêu này và chia sẻ với anh một niềm luyến tiếc, nhưng cũng nhẹ nhàng thôi, tuổi trẻ buồn đấy, vui đấy.
Đến khi gặp những lời thơ: /Tình như nắng vãi khắp vườn giọt hoa/ Giọt nào cho cuộc tình ta/ Để khi tắt nắng ta ra nhặt về../ thì tôi không ngăn được sự ngạc nhiên trước tứ thơ ngộ nghĩnh mà “tả chân”: Những giọt hoa những giọt hoa nắng vãi khắp vườn để ví với tình yêu, có cái tươi, có cái ấm, và cũng có cái hư huyền..
Khung trời tuổi thơ có vui, có buồn, nhưng tất cả đều nhẹ nhàng, dìu dịu, đóng lại để mở sang một khoảng sống đầy ưu tư của tuổi tráng niên, khiến người đọc có sự bàng hoàng.
Tôi bói Kiều xin một chút vui/ Sao chỉ thấy Tiền Đường sóng vỗ/ Và đôi môi chon chót Thúy Kiều cười../Đó là sự bạc bẽo của số phận: /Đó là bất công của tình đời, ví như Hoa nhài: / Ướp trà em.Cài tóc em. Mà vẫn khinh em. Hoa nở đêm/ Em vẫn cứ nở đêm/ Cho ngon trà. Cho ngọt tóc. Em vẫn cứ là em. Hoa Nhài../
./ Kinh thành hai giờ sáng lặng đêm/ Vợ tôi ngủ đẹp như tranh tĩnh vật/ Con cười mơ rung mặt phím dương cầm/…/ Hà Nội rạng đông/ Máu đã chảy lên thành Quả Mặt Trời../Đó là chiến tranh. Hình ảnh chiến tranh-những ngày B 52 ở Hà Nội - được dựng lên bằng hai mầu: Mầu xanh dịu của hạnh phúc và mầu đỏ khé của chết choc, cái mầu thứ hai giết chết mầu thứ nhất. Có gì thật chua chát, chân lý đảo ngược, khác lẽ thường: Đêm là sống, mà Mặt Trời là chết.Đó chính là điều phi lý, nhưng đã xẩy ra mà con người thời đại không thể không suy tư. Tôi liên tưởng đến Guéc ni ca của Pi cát sô. Chiến tranh rất độc ác. Nghệ thuật phải có cách gì để diễn tả được sự độc ác ấy, một thứ nghệ-thuật-độc-ác.
Chưa hết đâu. Còn sự thản nhiên trước những đau xót nhất (tình tan vỡ). Còn sự vấy lem những gì tinh khiết nhất (tình đầu). Còn sự vi phạm đạo đức. Còn sự biện hộ cho lỗi đạo ( tình bất chính)…
/ Khi tựa gối, khi cúi đầu/ Khi vò chin khúc khi chau đuôi mày/ Rằng hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào../ Vô tình, tôi biết chắc như vậy – tác giả chứng nhận có những đóa hoa đẹp của Tội-Đau như Bô đờ le nói, và những lời thơ tuyệt vọng nhất là những lời thơ đẹp nhất của Muýt xê khảng định. Hoặc như Nguyễn Du đã cho Kim Trọng nói lên khi nghe Thúy Kiều gảy đàn.
Phần này của tập thơ, tôi đọc những lời thơ mượt mà, sắc sảo, nhưng để thể hiện những điều rất xót xa../ Tranh tĩnh vật những ngón tay ngún lửa/ Giấc mơ thơ nát bấy như bùn../
/ Nào ngờ mắt xanh em mọng khóc thành mắt đỏ/ Ướt sũng vai áo anh. Và thế/ Búp bê đi lấy chồng/ Hẹn anh gì mà mắt lung liếng xanh../
..Trái đào mời mọc/ Người coi vườn vắng xa bao lâu chưa về/ Trăng khuya ơi trăng khuya/ Thấp thoáng, đong đưa bỏ đi sao đành../
Từ những điều vừa nói trên, tác giả đã dẫn vào những lời thơ đạo Phật, đó là cái lô gích của tâm hồn. Đạo Phật-hay đúng hơn Đạo Phật quan niệm của tác giả - là một chữ “giác”, một chữ “tâm”. Tuy nhiên lần vào những hạt trong chuỗi tràng hạt vẫn còn những viên sỏi hoài nghi, những câu hỏi muôn đời khó có lời đáp thỏa đáng: / Bể đời khổ sao bể đời vẫn chật?../ Trí dũng tát cạn được bể lửa/ Dám dâng thân cứu nạn triệu sinh linh/ Sao không cứu được mình/ Trước song Mê, bến Lú?../
Thật dễ hiểu - nếu những bài thơ trong phần này diễn tả trọn vẹn một quãng đời ‘du tử”, “lãng tử’- lại được kết thúc với Bài Ru Trằn Trọc: / Tôi ru trằn trọc rì rầm/ Trằn trọc vẫn thức với lỗi lầm hỏi tôi../ chưa phải đã là yên tịnh, nhưng ta biết trằn trọc sẽ lắng dịu với lời ru.
Tôi nghĩ rằng ai đọc phần còn lại của tập thơ cũng ấm lòng. Vì tất cả những bài thơ đều đầm ấm hơi ấm nhân bản, nói nôm na: yêu đời, yêu người.
/ Trăng là em đấy nuột nà/ Xõa tung mái tóc phủ lòa xòa vai/ Ta ghen với nước, nước ơi/ Ôm toàn thân một con người thơm tho../
Thơ nói yêu và yêu nói bằng thơ thì không lời nào bình giải đầy đủ được. Xin trả lại cho các bạn đọc những bài thơ tình trong tập thơ Nguyễn Nguyên Bảy, như món quà cưới mà tự tay cặp tân hôn mở ra để là những người đầu tiên đón nhận niềm vui, hạnh phúc. Mời các bạn đọc Cửa Rừng/ Trăng Mật/ Hoa Quỳnh/ để hiểu những điều không thể nói, không cần nói mà hiểu nhiều, hiểu đủ.Có những bài thơ viết về Những Nếp Nhăn Đuôi Mắt. Chớ thấy cái tựa đề ấy mà ngại. Có cái thời của Cái Nhìn Dao Cau và có cái thời của Những Nếp Nhân Đuôi Mắt ấy là tự nhiên, là quy luật, sao tránh được. Nhưng cái tình của thời những nếp nhăn đuôi mắt đắm đuối, trẻ trung, thủy chung. Cứ đọc xem: / Những nếp nhăn đuôi mắt/ Trao bao mùa xuân yêu../ Nụ tất phải nở thành hoa, tình yêu tất yếu phải nở thành những đứa con: / Hôm nay con của chúng ta/ Cảm ơn em, tiếng oa oa con chào/ Bao nhiêu sung sướng ngẹn ngào/ Đôi ta gieo hạt máu vào nhân gian../
Sự thử thách của cuộc sống còn ghê gớm hơn nhiều. Nó thử thách bằng cái chết của một đứa con, bằng cái suýt chết của chính tác giả. Bám vào cái phao cứu trợ tình yêu, nổi trôi, dập vùi trên muôn đợt sóng biển khổ, rồi cũng đến bờ. Đèn Trăng rồi Tượng Đài ấy là Tình yêu và hạnh phúc. Nếu dùng đúng chữ xúc động, thì tôi dành từ ấy cho những bài thơ trong phần này. Nghệ thuật chỉ thực sự xúc động khi nó nhân bản. Những đề tài muôn thuở của thơ thấm lọt vào lòng là những vấn đề của con người: Tồn tại hay là không tồn tại.
Cho nên tôi thấy rất thơ, vì thấy rất đời, rất người, những câu:
/ Rồi em phì nhiêu như đồng xanh/ Rồi em ngát thơm trang sách/ Rồi em vợ một đời../
/ Em Đức Chúa trong thơ/ Muối đời trong nước mắt/
/ Cuộc đời lá đẹp thế/ Rơi xuống đường còn lăn/ Còn rực lên ánh vàng/ Trước khi khô chết hẳn../
/ Tóc sắp khô rồi cho anh ngồi thêm chút/ Ngắm em than thở nỗi thương em../
/ Anh nhìn thấy mình hiện ra trong mắt em yêu/ Tim em đã nuốt những giọt khóc/ Đầy tràn gương mặt anh đôi mắt u hoài, xanh biếc/ Đôi mắt ấy chính là hai ngôi sao trên trời đêm đêm nhìn anh/ Hai ngôi sao không lặn bao giờ../ / Những bài ru xanh những bài ru đỏ/ Những bài ru muôn hồng ngàn tía/ Cha vẫn cứ ru dù con đã xa rồi../
Tập thơ có hậu. Nói thế nghe rất tẻ nhạt. Nhưng quả là thế, nên phải nói thế. Có hậu nghĩa là cuối cùng, tất cả chỉ là con người, nghĩa là tình yêu. Muôn ngàn con suối dòng sông chảy vào biển cả.
Nguyễn Nguyên Bảy cho tôi xem bản thảo tập thơ và có sự tin cậy muốn tôi nói cho vài điều nhận xét, tôi ghi lại cảm tưởng đầu tiên, thấy sao nói vậy, chủ tâm là chỉ muốn nói riêng với Bảy thôi.
Sài Gòn 8.1988
NGND, GS. Hoàng Như Mai
(*) Bài viết cho tập Thơ Nguyễn Nguyên Bảy, 30 bài, NXB Văn Nghệ TPHCM, 1988.
VANDANBNN
Đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy, tôi nhớ tới cái thành ngữ thế giới thi ca và tự nhủ đừng quên: Mỗi tập thơ là một thế giới thi ca. Phải tìm hiểu, phải cảm thông với Nó, là Nó chứ đừng lấy cái khác đo lường nó, bình giải nó.
Đương nhiên là có những nguyên lý, những định nghĩa. Nhưng đừng tuyệt đối hóa chúng. Vì vận dụng cứng nhắc chúng, có khi người ta hiểu sai hoàn toàn một sự vật, một con người. Thí dụ, cuối thế kỷ trước có một viện sĩ hàn lâm nước Pháp Juyn Lơ mét (Jules Lemaitre) sang đi xem Hát Bội. Ông ta kêu quá trời, viết một bài phê bình xỉ vả hết lời, mà nếu đọc ta không thể không phẫn nộ. Bài đó chỉ chứng tỏ ông ta ngu, chỉ biết những nguyên lý của kịch Phương Tây, cho thế là tất cả và từ sự hạn hẹp về hiểu biết ông phủ nhận giá trị nghệ thuật của hát Bội.
Kìa thế cục như in giấc mộng/ Máy huyền vi mở đóng khôn lường/ Vẻ chi ăn uống sự thường/ Cũng còn Tiền định khá thương lọ là/ Đòi những kẻ thiên ma bách chiết/ Hình thì còn bụng chết đòi nau/ Thảo nào chỉ mới chôn nhau/ Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra/ Khóc vì nỗi..Quả thật trong cuộc sống thực tiễn người ta thường sống theo những nguyên lý, theo những ước lệ xã hội như học sinh khi làm bài Toán, bài Lý thì nghĩ ngay đến những công thức. Đó là sự tự nhiên. Tôi cũng vậy thôi.
Đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy, có mấy bài tôi thấy là lý luận, lập luận, Tôi nghĩ: Thơ thì không lý luận, lý luận thì không thơ. Nhưng tôi lại tự hỏi: Thế Cung oán ngâm khúc thì sao?/
Lý luận nhiều quá. Nhưng ai bảo Cung oán ngâm khúc không thơ ?
Lại có lúc tôi thấy tác giả sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo quá rõ. Tôi nghĩ, thơ mà kỹ xảo, kỹ thuật thì mất cái hồn nhiên, cái ngẩn ngơ..vốn là những cái nên thơ. Nhưng con người khác trong tôi lại cãi: Thế bài thơ Sự Tự Do của thi sĩ Pôn Ê Luy A ( Paul Eluard) thì sao? Những hiện tượng, những sự vật, những cảnh, ném tứ tung, ngổn ngang, vô tổ chức trong bài thơ khiến cho người đọc bối rối, ngơ ngác, không thể từ cái này liên tưởng đến cái kia dù là dòng tư duy đi nhanh đến đâu. Đến lúc đó mới giác ngộ: A, tự do là thế, thế là tự do! Chính sự tự do của những ý, những lời làm cho người đọc thơ Sống Với Sự Tự Do ( trong lúc đọc) dễ nhận thức được ý niệm Tự Do. Như vậy, sự bừa bãi, rối loạn kia là nhà thơ bầy ra có dụng ý, nhà thơ đã sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo.
Trải qua chặng hành trình như vậy, tôi nhớ ra cái chữ “thế giới thi ca” như đã nói trên và tôi cố gắng đuổi đi những định kiến, những cái “gu” chủ quan, bắt đầu đọc lại thơ Nguyễn Nguyên Bảy với quan niệm Nó là Nó. Tập thơ như có ba phần: Tôi đọc, thấy cái lý ấy, cái lý của những bài thơ.
Một nhà tư tưởng nói rằng: Con người ta đi từ sự hồn nhiên của tuổi thơ sang thời kỳ suy tư của tuổi tráng niên rồi đến sự hồn nhiên của tuổi già. Tuổi thơ hồn nhiên vì chưa hiểu sâu cuộc đời, tuổi già hồn nhiên vì đã hiểu sâu cuộc đời.
Tôi thực sự yêu quý sự hồn nhiên trong sáng. /Là khi anh nói về em/ Bông hoa trước cửa tự nhiên nở bùng/ Trên cành một giọt sương rung/ Gió nhẹ vô cùng thổi mãi không rơi../ của những bài thơ trong độ tuổi thơ./
/Sóng sánh trăng vai em/ Sóng sánh trăng tóc em/ Áo em vắt bên bờ giếng/ Anh không đánh cắp đâu/ Nước trăng cứ ướp thật lâu/ Thật lâu cho anh nhìn trộm../Cái Giọt Sương Rung, cái Gió Nhẹ Vô Cùng Thổi Mãi..thật đẹp, đẹp bâng khuâng: Cũng là có tội đấy (!) – anh nhìn trộm - nhưng cái tội đáng dung thứ. Hơn thế, đáng yêu, vì nó hồn nhiên, có thể nói thanh khiết. Cũng như ta bị hấp dẫn bởi một mùi hương, một sắc trời, một tiếng đàn!
Ban mai biển hóa nên tranh/ Sương mù dăng tạc những thành lũy xa/ Một điệu song ngân ru ca/ Đàn buồm bươm bướm đậu là mặt mây/ Mùa xuân như bụi phấn bay/ Thơm môi vị gió mặn say lòng người..//
Một bức tranh mà chỉ người họa sĩ - trẻ thơ mới vẽ nên. Kỳ thú, gợi cảm. Những giọt mưa:
/Ai bên hang xóm giọng trầm/ Như lời mưa cứ lầm thầm giọt rơi../ Và: / Thời gian nghe nặng mưa tuôn/ Giọt xối xả chảy, giọt bồn chồn rơi../ gieo vào lòng người những gì rất tâm tư.
Tôi chợt nhớ câu thơ của thi sĩ Pháp: Mười lăm, ôi Rô mê ô, tuổi nàng Duy li ét.
Khi đọc ở Nguyễn Nguyên Bảy những câu thơ về tình yêu mới chớm nụ đầu xuân: / Lượn lờ qua cửa nhà em/ Trái tim rối rít bên thềm đập vang/ Nho em chin đến rỡ rang/ Còn xanh. Anh nhủ thì thầm. Rồi đi/../ Đến khi mặt gặp mặt nhau/ Nho em thành rượu trong bầu của ai../ Quả nhiên ta không thể không mỉm cười trước lời tự thú là ngây dại của chàng thiếu niên chưa có kinh nghiệm trong tinh yêu này và chia sẻ với anh một niềm luyến tiếc, nhưng cũng nhẹ nhàng thôi, tuổi trẻ buồn đấy, vui đấy.
Đến khi gặp những lời thơ: /Tình như nắng vãi khắp vườn giọt hoa/ Giọt nào cho cuộc tình ta/ Để khi tắt nắng ta ra nhặt về../ thì tôi không ngăn được sự ngạc nhiên trước tứ thơ ngộ nghĩnh mà “tả chân”: Những giọt hoa những giọt hoa nắng vãi khắp vườn để ví với tình yêu, có cái tươi, có cái ấm, và cũng có cái hư huyền..
Khung trời tuổi thơ có vui, có buồn, nhưng tất cả đều nhẹ nhàng, dìu dịu, đóng lại để mở sang một khoảng sống đầy ưu tư của tuổi tráng niên, khiến người đọc có sự bàng hoàng.
Tôi bói Kiều xin một chút vui/ Sao chỉ thấy Tiền Đường sóng vỗ/ Và đôi môi chon chót Thúy Kiều cười../Đó là sự bạc bẽo của số phận: /Đó là bất công của tình đời, ví như Hoa nhài: / Ướp trà em.Cài tóc em. Mà vẫn khinh em. Hoa nở đêm/ Em vẫn cứ nở đêm/ Cho ngon trà. Cho ngọt tóc. Em vẫn cứ là em. Hoa Nhài../
./ Kinh thành hai giờ sáng lặng đêm/ Vợ tôi ngủ đẹp như tranh tĩnh vật/ Con cười mơ rung mặt phím dương cầm/…/ Hà Nội rạng đông/ Máu đã chảy lên thành Quả Mặt Trời../Đó là chiến tranh. Hình ảnh chiến tranh-những ngày B 52 ở Hà Nội - được dựng lên bằng hai mầu: Mầu xanh dịu của hạnh phúc và mầu đỏ khé của chết choc, cái mầu thứ hai giết chết mầu thứ nhất. Có gì thật chua chát, chân lý đảo ngược, khác lẽ thường: Đêm là sống, mà Mặt Trời là chết.Đó chính là điều phi lý, nhưng đã xẩy ra mà con người thời đại không thể không suy tư. Tôi liên tưởng đến Guéc ni ca của Pi cát sô. Chiến tranh rất độc ác. Nghệ thuật phải có cách gì để diễn tả được sự độc ác ấy, một thứ nghệ-thuật-độc-ác.
Chưa hết đâu. Còn sự thản nhiên trước những đau xót nhất (tình tan vỡ). Còn sự vấy lem những gì tinh khiết nhất (tình đầu). Còn sự vi phạm đạo đức. Còn sự biện hộ cho lỗi đạo ( tình bất chính)…
/ Khi tựa gối, khi cúi đầu/ Khi vò chin khúc khi chau đuôi mày/ Rằng hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào../ Vô tình, tôi biết chắc như vậy – tác giả chứng nhận có những đóa hoa đẹp của Tội-Đau như Bô đờ le nói, và những lời thơ tuyệt vọng nhất là những lời thơ đẹp nhất của Muýt xê khảng định. Hoặc như Nguyễn Du đã cho Kim Trọng nói lên khi nghe Thúy Kiều gảy đàn.
Phần này của tập thơ, tôi đọc những lời thơ mượt mà, sắc sảo, nhưng để thể hiện những điều rất xót xa../ Tranh tĩnh vật những ngón tay ngún lửa/ Giấc mơ thơ nát bấy như bùn../
/ Nào ngờ mắt xanh em mọng khóc thành mắt đỏ/ Ướt sũng vai áo anh. Và thế/ Búp bê đi lấy chồng/ Hẹn anh gì mà mắt lung liếng xanh../
..Trái đào mời mọc/ Người coi vườn vắng xa bao lâu chưa về/ Trăng khuya ơi trăng khuya/ Thấp thoáng, đong đưa bỏ đi sao đành../
Từ những điều vừa nói trên, tác giả đã dẫn vào những lời thơ đạo Phật, đó là cái lô gích của tâm hồn. Đạo Phật-hay đúng hơn Đạo Phật quan niệm của tác giả - là một chữ “giác”, một chữ “tâm”. Tuy nhiên lần vào những hạt trong chuỗi tràng hạt vẫn còn những viên sỏi hoài nghi, những câu hỏi muôn đời khó có lời đáp thỏa đáng: / Bể đời khổ sao bể đời vẫn chật?../ Trí dũng tát cạn được bể lửa/ Dám dâng thân cứu nạn triệu sinh linh/ Sao không cứu được mình/ Trước song Mê, bến Lú?../
Thật dễ hiểu - nếu những bài thơ trong phần này diễn tả trọn vẹn một quãng đời ‘du tử”, “lãng tử’- lại được kết thúc với Bài Ru Trằn Trọc: / Tôi ru trằn trọc rì rầm/ Trằn trọc vẫn thức với lỗi lầm hỏi tôi../ chưa phải đã là yên tịnh, nhưng ta biết trằn trọc sẽ lắng dịu với lời ru.
Tôi nghĩ rằng ai đọc phần còn lại của tập thơ cũng ấm lòng. Vì tất cả những bài thơ đều đầm ấm hơi ấm nhân bản, nói nôm na: yêu đời, yêu người.
/ Trăng là em đấy nuột nà/ Xõa tung mái tóc phủ lòa xòa vai/ Ta ghen với nước, nước ơi/ Ôm toàn thân một con người thơm tho../
Thơ nói yêu và yêu nói bằng thơ thì không lời nào bình giải đầy đủ được. Xin trả lại cho các bạn đọc những bài thơ tình trong tập thơ Nguyễn Nguyên Bảy, như món quà cưới mà tự tay cặp tân hôn mở ra để là những người đầu tiên đón nhận niềm vui, hạnh phúc. Mời các bạn đọc Cửa Rừng/ Trăng Mật/ Hoa Quỳnh/ để hiểu những điều không thể nói, không cần nói mà hiểu nhiều, hiểu đủ.Có những bài thơ viết về Những Nếp Nhăn Đuôi Mắt. Chớ thấy cái tựa đề ấy mà ngại. Có cái thời của Cái Nhìn Dao Cau và có cái thời của Những Nếp Nhân Đuôi Mắt ấy là tự nhiên, là quy luật, sao tránh được. Nhưng cái tình của thời những nếp nhăn đuôi mắt đắm đuối, trẻ trung, thủy chung. Cứ đọc xem: / Những nếp nhăn đuôi mắt/ Trao bao mùa xuân yêu../ Nụ tất phải nở thành hoa, tình yêu tất yếu phải nở thành những đứa con: / Hôm nay con của chúng ta/ Cảm ơn em, tiếng oa oa con chào/ Bao nhiêu sung sướng ngẹn ngào/ Đôi ta gieo hạt máu vào nhân gian../
Sự thử thách của cuộc sống còn ghê gớm hơn nhiều. Nó thử thách bằng cái chết của một đứa con, bằng cái suýt chết của chính tác giả. Bám vào cái phao cứu trợ tình yêu, nổi trôi, dập vùi trên muôn đợt sóng biển khổ, rồi cũng đến bờ. Đèn Trăng rồi Tượng Đài ấy là Tình yêu và hạnh phúc. Nếu dùng đúng chữ xúc động, thì tôi dành từ ấy cho những bài thơ trong phần này. Nghệ thuật chỉ thực sự xúc động khi nó nhân bản. Những đề tài muôn thuở của thơ thấm lọt vào lòng là những vấn đề của con người: Tồn tại hay là không tồn tại.
Cho nên tôi thấy rất thơ, vì thấy rất đời, rất người, những câu:
/ Rồi em phì nhiêu như đồng xanh/ Rồi em ngát thơm trang sách/ Rồi em vợ một đời../
/ Em Đức Chúa trong thơ/ Muối đời trong nước mắt/
/ Cuộc đời lá đẹp thế/ Rơi xuống đường còn lăn/ Còn rực lên ánh vàng/ Trước khi khô chết hẳn../
/ Tóc sắp khô rồi cho anh ngồi thêm chút/ Ngắm em than thở nỗi thương em../
/ Anh nhìn thấy mình hiện ra trong mắt em yêu/ Tim em đã nuốt những giọt khóc/ Đầy tràn gương mặt anh đôi mắt u hoài, xanh biếc/ Đôi mắt ấy chính là hai ngôi sao trên trời đêm đêm nhìn anh/ Hai ngôi sao không lặn bao giờ../ / Những bài ru xanh những bài ru đỏ/ Những bài ru muôn hồng ngàn tía/ Cha vẫn cứ ru dù con đã xa rồi../
Tập thơ có hậu. Nói thế nghe rất tẻ nhạt. Nhưng quả là thế, nên phải nói thế. Có hậu nghĩa là cuối cùng, tất cả chỉ là con người, nghĩa là tình yêu. Muôn ngàn con suối dòng sông chảy vào biển cả.
Nguyễn Nguyên Bảy cho tôi xem bản thảo tập thơ và có sự tin cậy muốn tôi nói cho vài điều nhận xét, tôi ghi lại cảm tưởng đầu tiên, thấy sao nói vậy, chủ tâm là chỉ muốn nói riêng với Bảy thôi.
Sài Gòn 8.1988
NGND, GS. Hoàng Như Mai
(*) Bài viết cho tập Thơ Nguyễn Nguyên Bảy, 30 bài, NXB Văn Nghệ TPHCM, 1988.
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét