Tranh Lê Công Thành
Sách tìm thấy ở Thư Viện Mỹ
WASON PL 4389 .24 N578 D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
TÌNH YÊU CÓ CÁNH - TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Tổng hợp Tp HCM - 1987
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHƯƠNG MƯỜI/ 10.3
Dũng
đã ngồi chờ cửa Tây Vườn Lài suốt đêm ấy và cả ngày hôm sau, nóng lòng sốt ruột,
mà Tây Vườn Lài vẫn biệt như một cánh chim trời. Chuyện gì đã xảy ra với chú ấy?
Mình đã làm gì để chú ấy hờn giận, chú ấy bỏ đi? Hay chú ấy trở lại nông trường?
Hay là… Câu giả định Dũng không dám nói ra miệng. Vô lý, chú ấy không thể quay
về con đường cũ. Lần này, nếu chú ấy trở về, nhất định mình sẽ không cho chú ấy
lên nông trường nữa. Mình sẽ đưa chú ấy về thành phố vào làm ở xí nghiệp của
mình. Chú ấy có sức khỏe, lại biết thợ hồ, thợ gạch. Cả vợ chú ấy nữa. Lao động
đã trả lại cho chú ấy tâm hồn của người lương thiện. Nhưng phải gần chú ấy, phải
làm cho chú ấy hiểu, sống làm người lương thiện cũng khó khăn lắm. Chỉ cần sơ sểnh
một chút là lại xập xuống hố. Nhưng bây giờ chú ấy ở đâu mới được chứ? Buổi
sáng, mình nhờ Tú đi mua quần áo cho Mã và Mỹ. Cứ nghĩ buổi trưa chú ấy sẽ về.
Mình và Tú chờ cơm chú ấy. Mình bắt Tú thuật lại thật tỷ mỷ cuộc trò chuyện giữa
Tú và chú ấy, buổi sáng chú ấy ghé vào xí nghiệp. Chỉ có một điểm gợn, là Tú đã
cho chú ấy biết Quận ủy đang họp kiểm điểm mình, lại còn nói chi tiết, kiểm điểm
việc tuyển người không đúng nguyên tắc. Nhưng chuyện đó có gì để chú ấy phải đột
ngột bỏ đi. Má Hai và Mã đều lo lắng. Dũng đang định, nếu ngày mai mà không thấy
Tây Vườn Lài về, thì anh sẽ đi nông trường. Còn má Hai, lại thắp nhang nơi bàn
thờ Tư Mai và cầu khấn.
Quãng
chín giờ tối, Tây Vườn Lài trở về.
Mã đã ngủ, má Hai cũng đã đi nằm. Dũng vẫn ngồi chờ cửa.
Mã đã ngủ, má Hai cũng đã đi nằm. Dũng vẫn ngồi chờ cửa.
- Chú Phước. Đi đâu mà giờ này mới về?
Má
Hai lụ khụ chạy ra. Thằng Mã tưởng ngủ, ai dè, nó cũng ra theo sau nội.
- Em về quê. – Với má Hai, - Con tranh thủ
về quê thưa má.
- Cơm nước gì chưa con? Mày làm anh mày
nôn quá.
- Con chưa tính đi, nhưng gặp xe thằng bạn,
xin quá giang, nên không kịp báo cho má và anh.
Nó
nói với mình quê nó ở Gò Dầu. Nhưng nó chỉ nói vậy cho biết, chớ có khi nào nó
nhắc nhở tới quê đâu.
Má
Hai kéo Mã vào trong bếp. Má tính hâm lại chút canh và món thịt ram cho Tây Vườn
Lài ăn.
- Anh giận em lắm phải không? Em nói thiệt
đó, em về Gò Dầu, dù sao đó cũng là quê em. Hồi ngụy, em cũng về đó mấy lần,
cũng có ông chú bà bác họ xa. Ai gặp em cũng mừng rỡ. Họ kêu em là Phước, cái
tên anh vừa kêu em đó.
Dũng
đã nguôi giận:
- Chú đi đâu cũng được, nhưng phải nói cho
tôi biết. Tôi đang tính sáng mai chú chưa về thì tôi xuống nông trường.
Má
Hai dọn cơm cho Tây Vườn Lài. Anh lùa vội vài chén cơm. Vừa ăn vừa nói chuyện
dưới quê. Ở đó đang mùa bắp, mùa đậu phộng. Mỗi người cho vài ký, gom lại cũng
vài bịch bự. Tây còn khoe, huyện còn cấp giấy cho mang ra khỏi huyện, một ông
bác họ làm ở văn phòng huyện, nên đậu và bắp không bị thu mua.
Nghe
Tây nói chuyện chết cười. Chữ chết cười là thằng Mã nói. Nó lại cảm thấy chú
Phước của nó vui vẻ như cái lúc hai chú cháu đi xe quá giang từ nông trường về
tới thành phố, chú vui tới nỗi vừa ngồi trên xe xích lô vừa kể tía lia mọi chuyện,
vừa cười hề hề.
Mã
đi ngủ trước. Lần này thằng bé ngủ thật. Nó không còn phải mang nỗi thấp thỏm về
chú nó biến đi đâu vào giấc ngủ nữa. Hơi thở của nó đã nghe đều đều.
Má
Hai cũng đã vào nhà trong. Má vẫn vậy, không muốn, như má nói, làm mất tự do
trò chuyện của con cháu.
- Chú tính về quê sinh cơ lập nghiệp phải
không?
- Sao anh biết hay vậy.
- Tôi là anh chú.
- Em ở nông trường không nổi. – Tây Vườn
Lài thở dài.
- Vất vả lắm phải không?
- Những ngày anh em mình sống bên nhau, chẳng
lẽ anh không biết sức em. Em nói thiệt, kham khổ cỡ nào em cũng chịu được.
Nhưng…
- Họ đối đãi với chú không được như ý phải
không?
- Em không có nhu cầu được đối đãi như thế
này hoặc thế khác. Đời em dù sao cũng coi như bỏ.
- Chú nói gì vậy?
- Không bỏ, thì đời em dù sao cũng đã
nhúng bùn, bây giờ gột rửa có sạch, thì cũng còn cái mùi… Nhưng em không thể để
vợ con em bị cái mùi đó làm xú uế suốt đời. Em không muốn bất kỳ một người nào
được phép coi vợ em là vợ một thằng dao búa, con em là con một thằng dao búa.
Chú
ấy đã nói đúng. Con đường từ bỏ một quá khứ thật là gian nan. Chú ấy cứ cố quên
đi, không phải chỉ quên, mà là chôn, chôn thật sâu trong lòng đất, nhưng xã hội
thật phức tạp, không phải người nào cũng chấp nhận cuộc chối bỏ, cuộc chôn vùi
quá khứ của chú ấy. Chú ấy nói đúng, chú ấy không chỉ cần tình thương, dù tình
thương đó là của mình, hay của ai nữa, mà chú ấy cần một sự công nhận, như là
công nhận tên chú ấy là Phước. Con chú ấy lớn lên như mọi trẻ em khác, vợ chú ấy
tốt đẹp như mọi người vợ khác.
- Anh tính bàn với chú thế này, hay là cả
hai cô chú cùng về xí nghiệp anh làm việc.
- Em cũng đã nghĩ tới điều đó, nhưng như vậy
sợ không ổn anh ạ.
- Sao?
- Ở trên nông trường, người ta không ai chịu
quên rằng em vốn là một tên dao búa. Họ nhớ, họ cảm giác, họ không tin mình.
Còn về thành phố, đám em út cũng sẽ không chịu quên em vốn là một đàn anh dao
búa. Chúng sẽ lợi dụng lúc em túng thiếu mà rủ rê. Cái tặc lưỡi chẳng biết thế
nào mà nói trước được anh ạ. Ở quê em, mọi người chỉ biết em là thằng Phước, vốn
mồ côi, phiêu bạt, bây giờ trở lại với bà con.
- Chú sợ về thành phố làm phiền cho tôi phải
không?
- Anh giúp đỡ em như thế là đủ rồi. Em lợi
dụng nữa thì em không phải là em của anh.
- Chú đừng ngại.
- Em đã không lo được cho má Hai, không lo
được cho thằng Mã, mọi thứ anh phải gánh vác tất cả, em sẽ không phải là thằng
em của anh, nếu như… Hơn nữa, em tự thấy mình có thể tự lập được rồi. Em không
muốn làm loài dây leo.
- Phước ạ, chú đã suy nghĩ kỹ chưa?
- Nếu bây giờ em không trở thành một con
người lương thiện, tốt đẹp, thì em không còn trách cứ ai được nữa.
- Chú định khi nào trở lại nông trường.
- Em có hứa sửa căn nhà cho má.
- Chuyện đó chú khỏi lo, xí nghiệp sẽ sửa
chữa nhà cho má.
- Nếu vậy sáng mai em đi.
- Gấp thế sao?
- Dưới nông trường cũng còn nhiều việc,
hơn nữa, ở đây mà không có việc làm chân tay ngứa ngáy khó chịu lắm.
- Tôi có mua cho con Mỹ bộ quần áo.
- Trời, bác còn cho cháu. Nó sẽ mừng lắm.
- Khi nào chú chuyển về quê, nhớ cho thím ấy
và con Mỹ ghé qua chào nội.
- Dạ. – Lặng một lát – Em còn muốn hỏi
anh…
- Chú cứ nói.
- Công việc ở xí nghiệp có ổn không anh.
- Chú yên tâm, người tốt không bao giờ bị
nạn lâu đâu.
- Còn chuyện chị ấy…
Dũng
không đáp. Anh lảng qua chuyện khác.
- Tôi cũng có biết qua tình hình dưới nông
trường. Chú có đi, thì cũng khuyên can anh em mình gắng lao động cải tạo cho tốt.
- Mọi người ai cũng nhớ anh. Nếu ông giám
đốc mới cũng được như anh thì…
- Chú đừng nói vậy, có thể phương pháp
công tác của đồng chí ấy khác tôi, nhưng tấm lòng thì tôi tin là đồng chí ấy rất
tốt, rất thiện chí.
- Em không tin.
- Chú mất lòng tin từ khi nào vậy?
- Em nói anh đừng giận, ổng không tốt như
anh nghĩ đâu.
- Bậy, chú bậy.
Phước
định kể cho Dũng nghe, ông giám đốc nông trường đã làm những gì để mất niềm
tin. Ông là một ông quan thì đúng hơn, còn những trại viên thì đúng là những
người tù. Ông thiết lập cho mình cuộc sống vương giả. Một căn nhà đẹp nhất nông
trường. Ba cô phục vụ, ông thả sức tuyển lựa trong đám trại viên. Cứ vài tháng
ông lại thay một lần. Ai cũng được ông thương như một nhân tình, nhân tình có
thời gian… Nhưng Phước không dám kể lại những điều đó. Vì anh sợ Dũng sẽ nổi giận.
Nhược điểm lớn nhất của anh ấy là suy diễn từ mình ra mọi người. Anh ấy không
phải thứ quan thoái hóa như thế, thì các đồng chí của anh cũng nhất định không
phải vậy.
Phải tin và yêu con người và cuộc sống này chú Phước ạ, dù một vài sự gì đấy bẩn thỉu, nhơ nhớp, nhưng đó không phải là bản chất của con người, không phải bản chất của cuộc sống.
Phải tin và yêu con người và cuộc sống này chú Phước ạ, dù một vài sự gì đấy bẩn thỉu, nhơ nhớp, nhưng đó không phải là bản chất của con người, không phải bản chất của cuộc sống.
Có
thể anh ấy không ngây thơ như mình nghĩ, ảnh biết không tường tận, nhưng ảnh biết,
chỉ có điều ảnh không vì những chuyện đó mà bi quan trước cuộc đời. Hèn chi,
trước mọi khó khăn ảnh đều bình tĩnh đi qua
- Chú có đồng ý với tôi như thế không?
- Dạ.
Phước
trả lời thiệt lòng.
- Tôi với chú đã coi nhau là anh em, tuy
không cùng cha mẹ sinh ra, nhưng tình nghĩa cũng xem như ruột thịt, chú cần gì ở
tôi, chú cứ nói, tôi cũng vậy. Chú về quê lập nghiệp tôi hoan nghênh. Nếu tình
thế lại kẹt nữa thì lên với tôi.
- Sẽ chẳng có kẹt gì nữa đâu anh ạ.
- Vậy hả. Tôi cũng mong cho chú như thế.
Anh
cười sảng khoái, trầm ấm. Phước cũng cười giao hóa với niềm vui của anh. Má Hai
hiện ra nơi cửa. Chừng như má cũng đã nghe trọn câu chuyện của hai người con.
Má cũng cười. Trên bàn thờ Tư Mai cũng cười.
/ Mời đọc tiếp 11.1/
TÌNH YÊU CÓ CÁNH - TIỂU THUYẾT
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét