Tranh Lê Công Thành
Sách tìm thấy ở Thư Viện Mỹ
WASON PL 4389 .24 N578 D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
TÌNH YÊU CÓ CÁNH - TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Tổng hợp Tp HCM - 1987
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHƯƠNG BA/ 3.2
Chừng
hơn tám giờ tối, thằng Choai, học bài xong, đã đi ngủ. Dũng bước lại bàn làm việc,
lấy phong thư của Kim trong cuốn sổ tay ra đọc.
Anh thân yêu.
Lúc anh nhận được thư này, là lúc em đã ngồi trên tầu hỏa ra Hà Nội. Tin này liệu có làm đột ngột không? Em đang cố hình dung gương mặt anh, chắc là hai mắt tròn xoe và đầu đang đặt liên tiếp một loạt câu hỏi, mà trong đó thể nào cũng có câu: Em đi Hà Nội làm gì?
Lẽ ra, trước khi đi, emphai3 tới nông trường để thăm anh và báo cho anh biết. Nhưng em không đi được. Vì hai lý do. Thứ nhất là thời gian kíp quá, mà em còn phải chuẩn bị một vài thứ cho chuyến đi. Thứ hai, em sợ bị anh ngăn. Anh lại tròn mắt lên phải không và trong đầu anh lại hỏi: Tại sao anh ngăn mới được chứ? Em không tự tưởng tượng ra đâu, nhưng em biết là anh sẽ ngăn em. Để khỏi lấn cấn vì sự ngăn trở đó, em đã tự quyết định chuyến đi của mình.
Anh thân yêu. Anh có phồng má trợn mắt giận em không? Nói vậy thôi. Từ khi yêu nhau tới giờ, em đâu có thấy anh phồng má trợn mắt với em lần nào. Em cũng chỉ mong, có một lần nào đó, thấy anh phồng má trợn mắt, để coi em, khi đó anh phun lửa ra từ mắt hay từ miệng. Anh có mạnh giỏi không? Em cầu nguyện (thần linh nào, đố anh biết đấy!) cho anh luôn mạnh giỏi. Em hiểu rằng, chỉ có mạnh giỏi, anh mới đủ sức lực vượt qua mọi thử thách. Thư mới rồi, anh nói là công việc ở nông trường nhiều lắm, nhiều đến nỗi anh không có cả thời gian để viết thư cho em. Như vậy thử thách cụ thể của anh bây giờ là công việc. Em hiểu là anh đang lăn vào công việc, muốn bằng công việc để chứng minh con người mình. Dù gì đi nữa, thì em cũng vẫn cứ cầu mong cho anh mạnh giỏi, mạnh giỏi không ngừng.
Em trở lại chuyến đi Hà Nội của mình. Vấn đề như thế này anh ạ, chú Sáu Côi ở Ban Thanh tra đã giúp em lần tìm ra được một manh mối độc nhất trong chuyện của anh. Anh có biết chị Hằng không? Anh khoan đọc tiếp thư em, hãy trả lời cho em biết, anh chó biết chị Hằng?
Dũng đặt thư xuống bàn, với tay lấy gói thuốc lá, châm một điếu và trong làn khói thuốc, tâm hồn anh đáp lời Kim.
Nếu là chị Hằng, người yêu của anh Tư, thì anh biết. Anh chỉ gặp chị có một lần ở Sở Thú. Vóc người chị đậm và thấp hơn em chút xíu. Lần đó, anh Tư Mai nhờ anh báo lại cho chị địa điểm gặp mới. Chị mặc chiếc áo dài mầu vàng, tay xách bóp. Trông dáng chị có vẻ con nhà, nghe đâu chị cũng là sinh viên. Về những điểm này, anh chỉ đoán thôi, chớ không biết chắc, vì anh không dám hỏi anh Tư, nguyên tắc bí mật mà em. Ngay cả hai đứa mình, hồi đó cũng có ai biết công việc của ai đâu. Cũng hên là bữa đó, hai chị em vừa đứng coi khỉ đu cây, vừa nói chuyện với nhau. Chị là người ưa nhìn, càng nhìn lâu càng đẹp, càng dễ thương, hèn chi anh Tư chẳng say đắm. Tuy gặp nhau ít phút, nhưng hình ảnh chị không bao giờ phai nhòa trong tâm trí anh. Từ ngày hòa bình tới giờ, anh đã hỏi thăm nhiều đồng chí, người thì nói chị ra Bắc từ sau Hiệp Nghị Paris, người thì nói chị đi nhận nhiệm vụ ở nước ngoài. Nói chúng là anh không lần dò ra tung tích. Nếu quả thực chị Hằng đangở miền Bắc thì việc em đi Hà Nội tìm chị là cần lắm. Bởi dù, chưa lấy anh Tư, nhưng với chúng mình chị cũng là chị dâu, và với má, chị là phần đời anh Tư còn lại. Anh cầu mong, người em nói tới chính là chị.
Anh ơi, Sáu Côi nói rằng người cuối cùng gặp mặt anh Tư là chị Hằng, vợ chưa cưới của ảnh. Chị cũng bị bắt liền sau đó, bị đày ra Phú Quốc và được trao trả năm 1973. Chị đuợc đưa ra Bắc dưỡng bịnh và ở ngoài đó theo học luôn. Vì thế em quyết định đi Hà Nội để tìm chị. Tìm được chị, mọi nghi vấn của anh sẽ sáng rõ. Anh có biết là em vui như thế nào không? Ôm hôn anh ngàn ngàn cái. Vậy mà khi gặp nhau, một cái hôn cũng khó).
À quên. Thư rồi, anh có nhắc chuyện đứa con nuôi. Em không muốn nhắc tên nó. Tên gì mà gai góc. Em chẳng có quyền gì phản đối anh cả. Nhưng em chẳng muốn chưa được làm vợ mà đã có con.
Em, Kim.
Dũng ngả đầu vào ghế tựa. Hai chữ EM. KIM ngân nga mãi trong đầu anh.
Giàn mướp trước cửa nhà Tây Vườn Lài thật sáng giá. Những chiếc lá xanh đã phủ sắp kín giàn. Một vài trái mướp đã từ trên cành buông xuống, đung đưa. Còn hoa vàng cứ như rực lên để gọi những chú ong đen trũi, to gần bằng đốt tay từ đâu đó không biết rủ nhay bay tới.
Cái nắng khốc liệt ở miệt đất này, nếu không có bóng mát thì khốn. Thằng Choai và thằng Nhon vẫn chơi dưới bóng mát đó. Hôm nay, chúng đang chơi lò cò. Phía sau nhà, Tây Vườn Lài đang cuốc đất. Cần phải lên mấy liếp rau. Cứ đổ mồ hôi thể nào cũng được màu xanh của cây cối đền bù. Nhớ lại ngày đầu trồng mướp, ai cũng can. Đất phèn có mà mướp trời lên giàn được. Tây Vườn Lài không nản. Anh đào hai cái hố thiệt lớn, đổ xuống đó nào rác, nào mùn, nào phân trâu rồi ương hạt vào đó. Giàn mướp đã trả công ngon lành.
Tây Vườn Lài đang cuốc đất, thì tiếng Choai vang lên. Lại có chuyện gì đây? Tây nghĩ. Cứ nghe tiếng gọi của nó ắt lại có chuyện vui.
Anh thân yêu.
Lúc anh nhận được thư này, là lúc em đã ngồi trên tầu hỏa ra Hà Nội. Tin này liệu có làm đột ngột không? Em đang cố hình dung gương mặt anh, chắc là hai mắt tròn xoe và đầu đang đặt liên tiếp một loạt câu hỏi, mà trong đó thể nào cũng có câu: Em đi Hà Nội làm gì?
Lẽ ra, trước khi đi, emphai3 tới nông trường để thăm anh và báo cho anh biết. Nhưng em không đi được. Vì hai lý do. Thứ nhất là thời gian kíp quá, mà em còn phải chuẩn bị một vài thứ cho chuyến đi. Thứ hai, em sợ bị anh ngăn. Anh lại tròn mắt lên phải không và trong đầu anh lại hỏi: Tại sao anh ngăn mới được chứ? Em không tự tưởng tượng ra đâu, nhưng em biết là anh sẽ ngăn em. Để khỏi lấn cấn vì sự ngăn trở đó, em đã tự quyết định chuyến đi của mình.
Anh thân yêu. Anh có phồng má trợn mắt giận em không? Nói vậy thôi. Từ khi yêu nhau tới giờ, em đâu có thấy anh phồng má trợn mắt với em lần nào. Em cũng chỉ mong, có một lần nào đó, thấy anh phồng má trợn mắt, để coi em, khi đó anh phun lửa ra từ mắt hay từ miệng. Anh có mạnh giỏi không? Em cầu nguyện (thần linh nào, đố anh biết đấy!) cho anh luôn mạnh giỏi. Em hiểu rằng, chỉ có mạnh giỏi, anh mới đủ sức lực vượt qua mọi thử thách. Thư mới rồi, anh nói là công việc ở nông trường nhiều lắm, nhiều đến nỗi anh không có cả thời gian để viết thư cho em. Như vậy thử thách cụ thể của anh bây giờ là công việc. Em hiểu là anh đang lăn vào công việc, muốn bằng công việc để chứng minh con người mình. Dù gì đi nữa, thì em cũng vẫn cứ cầu mong cho anh mạnh giỏi, mạnh giỏi không ngừng.
Em trở lại chuyến đi Hà Nội của mình. Vấn đề như thế này anh ạ, chú Sáu Côi ở Ban Thanh tra đã giúp em lần tìm ra được một manh mối độc nhất trong chuyện của anh. Anh có biết chị Hằng không? Anh khoan đọc tiếp thư em, hãy trả lời cho em biết, anh chó biết chị Hằng?
Dũng đặt thư xuống bàn, với tay lấy gói thuốc lá, châm một điếu và trong làn khói thuốc, tâm hồn anh đáp lời Kim.
Nếu là chị Hằng, người yêu của anh Tư, thì anh biết. Anh chỉ gặp chị có một lần ở Sở Thú. Vóc người chị đậm và thấp hơn em chút xíu. Lần đó, anh Tư Mai nhờ anh báo lại cho chị địa điểm gặp mới. Chị mặc chiếc áo dài mầu vàng, tay xách bóp. Trông dáng chị có vẻ con nhà, nghe đâu chị cũng là sinh viên. Về những điểm này, anh chỉ đoán thôi, chớ không biết chắc, vì anh không dám hỏi anh Tư, nguyên tắc bí mật mà em. Ngay cả hai đứa mình, hồi đó cũng có ai biết công việc của ai đâu. Cũng hên là bữa đó, hai chị em vừa đứng coi khỉ đu cây, vừa nói chuyện với nhau. Chị là người ưa nhìn, càng nhìn lâu càng đẹp, càng dễ thương, hèn chi anh Tư chẳng say đắm. Tuy gặp nhau ít phút, nhưng hình ảnh chị không bao giờ phai nhòa trong tâm trí anh. Từ ngày hòa bình tới giờ, anh đã hỏi thăm nhiều đồng chí, người thì nói chị ra Bắc từ sau Hiệp Nghị Paris, người thì nói chị đi nhận nhiệm vụ ở nước ngoài. Nói chúng là anh không lần dò ra tung tích. Nếu quả thực chị Hằng đangở miền Bắc thì việc em đi Hà Nội tìm chị là cần lắm. Bởi dù, chưa lấy anh Tư, nhưng với chúng mình chị cũng là chị dâu, và với má, chị là phần đời anh Tư còn lại. Anh cầu mong, người em nói tới chính là chị.
Anh ơi, Sáu Côi nói rằng người cuối cùng gặp mặt anh Tư là chị Hằng, vợ chưa cưới của ảnh. Chị cũng bị bắt liền sau đó, bị đày ra Phú Quốc và được trao trả năm 1973. Chị đuợc đưa ra Bắc dưỡng bịnh và ở ngoài đó theo học luôn. Vì thế em quyết định đi Hà Nội để tìm chị. Tìm được chị, mọi nghi vấn của anh sẽ sáng rõ. Anh có biết là em vui như thế nào không? Ôm hôn anh ngàn ngàn cái. Vậy mà khi gặp nhau, một cái hôn cũng khó).
À quên. Thư rồi, anh có nhắc chuyện đứa con nuôi. Em không muốn nhắc tên nó. Tên gì mà gai góc. Em chẳng có quyền gì phản đối anh cả. Nhưng em chẳng muốn chưa được làm vợ mà đã có con.
Em, Kim.
Dũng ngả đầu vào ghế tựa. Hai chữ EM. KIM ngân nga mãi trong đầu anh.
Giàn mướp trước cửa nhà Tây Vườn Lài thật sáng giá. Những chiếc lá xanh đã phủ sắp kín giàn. Một vài trái mướp đã từ trên cành buông xuống, đung đưa. Còn hoa vàng cứ như rực lên để gọi những chú ong đen trũi, to gần bằng đốt tay từ đâu đó không biết rủ nhay bay tới.
Cái nắng khốc liệt ở miệt đất này, nếu không có bóng mát thì khốn. Thằng Choai và thằng Nhon vẫn chơi dưới bóng mát đó. Hôm nay, chúng đang chơi lò cò. Phía sau nhà, Tây Vườn Lài đang cuốc đất. Cần phải lên mấy liếp rau. Cứ đổ mồ hôi thể nào cũng được màu xanh của cây cối đền bù. Nhớ lại ngày đầu trồng mướp, ai cũng can. Đất phèn có mà mướp trời lên giàn được. Tây Vườn Lài không nản. Anh đào hai cái hố thiệt lớn, đổ xuống đó nào rác, nào mùn, nào phân trâu rồi ương hạt vào đó. Giàn mướp đã trả công ngon lành.
Tây Vườn Lài đang cuốc đất, thì tiếng Choai vang lên. Lại có chuyện gì đây? Tây nghĩ. Cứ nghe tiếng gọi của nó ắt lại có chuyện vui.
- Chú Tây ơi, mừng lắm.
- Gì vậy?
Choai
chạy lại gần anh, thở hào hển bằng hai tai.
- Cô lên.
- Cô nào?
- Cô của ba cháu đó.
- Sao mày biết?
- Cháu đoán vậy. Cô hỏi thăm ba cháu.
- Ba mày đã hay chưa?
- Dạ chưa, cô hỏi thăm hai đứa chúng cháu.
Cháu chạy ra đây, còn cổ đang đứng với Nhon.
Tây
bỏ cuốc xuống:
- Thằng ngu dễ sợ, sao mày không nói lẹ?
Tây
phủi hai tay vào chiếc quần cộc, chạy lại phía hiên nhà, nơi có vại nước, cái
áo sơ mi của anh máng trên dây kẽm. Anh múc gáo nước rửa qua mặt, khoác áo lên
người, chạy vội ra.
Thằng
nhỏ lầm. Hình ảnh cô gái đập vào mắt anh cùng với phán đoán có tính “nghề nghiệp
cũ”. Cô này còn trẻ, không phải chị Kim. Kiểu ăn mặc Sài Gòn, một chút son phấn,
móng tay móng chân không sơn. Chắc chắn là con nhà có học.
- Thưa chào chị, chị hỏi anh Dũng?
- Dạ.
Giọng
cô gái rất ấm. Thêm một chút bẽn lẽn. Với cô gái này thì tốt hơn hết không nên
hỏi gì thêm. Bởi cô sẽ khó trả lời, và mình cũng thành người tò mò.
- Giới thiệu với chị, tôi là em anh Dũng.
– Chỉ vào Nhon, - Còn đây là con gái tôi, cháu tên Mỹ.
Cô
gái cười:
- Chúng tôi đã quen nhau, - Cô gái vừa nói
vừa kéo Nhon vào gần mình, một tay xoa trên mái tóc.
Tây
quay lại sau, thấy Choai, đang há hốc miệng nghe chuyện.
- Còn đây là cháu Mã, con trai anh Dũng.
- Vậy hả? – Nghe trong tiếng thốt như vừa
hỏi, vừa như không tin ở tai mình, Tây Vườn Lài hiểu rằng về điều này cô gái
hơi bất ngờ. Không sao. Sự bất ngờ của cổ càng cho phép mình hiểu thêm là ít nhất
cô cũng có quan hệ khá thân thiết với Dũng, chỉ có vậy thì cô mới biết là Dũng
chưa có vợ, và đương nhiên là chưa có con. Sự phán đoán của Tây Vườn Lài đúng
boong, vì câu hỏi lại của cô gái chính là kết quả của sự bất ngờ đó, - Thưa,
tôi hỏi anh Nguyễn Văn Dũng, giám đốc nông trường.
- Chị không lầm đâu.
Tây
quay lại, nói nhỏ với Mã. Kể ra cũng chẳng có gì bí mật. Tây lệnh cho Mã ba
chân bốn cẳng về nhà trước để báo cho Dũng hay. Điều quan trọng là Dũng thay bộ
quần áo cho chỉnh tề, tiếp khách Sài Gòn thứ thiệt thế này mà chân lấm tay bùn
là không lịch sự. Mã hiểu ý, sau tiếng dạ thiệt to, co chân chạy.
- Chị thông cảm, tiếng là ngày chủ nhật,
nhưng anh em tôi vẫn mỗi người một công việc. Chắc giờ này anh Dũng cũng đang
lo mấy con lợn và mấy liếp rau. Tôi sẽ dẫn chị qua đó. – Với Nhon, - Con canh
chừng nhà hay qua bác với ba?
- Con đợi má về rồi con qua.
Dũng
bất ngờ vì sự có mặt của Tú. Từ ngày anh lên nông trường tới giờ, ngay đến Kim
cũng chưa lên thăm anh. Vậy mà cô gái đầu tiên lên thăm anh lại là Tú. Anh mừng.
Nhưng nỗi mừng của anh xem ra chưa bằng Choai, thằng bé lý lắc chẳng biết ngược
xuôi ra sao, đã thay ngay cái áo sơ mi mà tuần rồi ba nó mới may cho. Nó đứng tựa
cửa sau, há miệng nghe từng câu chào hỏi của Dũng với cô gái.
- Cô làm tôi thực sự bất ngờ đó, cô Tú ạ.
- Chẳng lẽ anh chưa nhận được thư của em?
Trong thư em nói với anh là em sẽ đi thực tập ở Huyện.
- Cô còn viết là cô sẽ rẽ vào nông trường
với chúng tôi, nhưng… - Dũng cười, - Đường sá ở đây gian truân quá, tôi nghĩ cô
nản.
- Em nhờ một người bạn cho quá giang.
Cô
đã nói dối, tất nhiên sự nói dối này vô hại. Làm gì có ai cho cô quá giang vô
đây. Cô tự lội bộ. Nhưng cô không thể cho anh biết sự thực đó, bởi cô k hông
thích, thế thôi. Nhưng cô làm sao qua được mắt Dũng. Anh đã nhận thấy tất cả. Bụi
bặm và những vết bùn còn vương nơi chân cô và trên quần áo cô.
Tây
Vườn Lài đã lấy chiếc ghế tựa, anh cẩn thận lau sạch bụi trước mặt cô gái:
- Mời chị ngồi, xin chị coi như người nhà,
ai đã đặt chân tới đây, đối với anh em chúng tôi đều là người nhà cả.
Tú
tươi cười nhìn Tây.
- Cảm ơn anh.
Tây
không để ý tới lời cảm ơn đó. Anh quay lại nháy mắt với Choai:
- Hai chú cháu mình bắt tay vào việc tiếp
đón khách quý chứ? – Rồi anh nói với Dũng như xin phép, - Anh ngồi trò chuyện với
chị, em và cháu biểu diễn hậu trường, - Với nụ cười vừa tươi vừa hóm anh vẫy
tay gọi Choai đi. Dũng nhìn theo cặp mắt biết ơn.
- Cô ra sau rửa mặt cho mát.
Dũng
lôi trong hộc tủ chiếc khăn mặt mới, đưa cho Tú. Dũng xối nước từ khuỷu tay cô
gái xuống bàn tay. Hai bàn tay cô gái vuốt nhẹ theo làn nước. Một dòng nước đục
đỏ trôi xuống đất. Có nước, những chiếc lông mịn trên làn da cô gái nằm rạp xuống,
mềm tươi. Làn da cô gái thiệt trắng, có lẽ được giữ gìn cẩn thận chưa va chạm với
gió nắng. Những búp tay dài, mu bàn tay và những ngón tay chưa nổi một sợi gân
xanh. Dũng vẫn tiếp tục dội nước. Cô gái khum hai tay, vục nước lên mặt. Những
sợi tóc gần cổ ướt nước, bết vào da. Cái cổ cao, một nốt ruồi duyên đỏ tía, nằm
giữa ức. Nước rửa sạch bui và lớp son phấn mỏng. Cô hiện ra với gương mặt thật
của mình. Lông mày nhỏ, được tỉa khéo. Hai bên thái dương và hai má đầy đặn. Ở
Kim thịt hai bên thái dương hơi tóp. Dũng không phải người mê tín, nhưng người
ta bảo, hai bên thái dương là cung phu của người con gái. Cung phu đầy thì người
con gái đó hạnh phúc đường chồng con. Cung phu tóp thì bất hạnh. Rồi có lúc,
mình sẽ nói lại tuy máy móc, về nhận định bói toán này với cổ. Tất nhiên với
Kim thì không. Kim cấm kỵ mọi bình luận có tính dị đoan. Chiếc khăn mặt ướt nước
che đầy khuôn mặt cổ, và rồi hiện ra trước tiên là đôi mắt. Màu sáng xanh, cái
màu sáng ấn tượng nhất đã chạn trổ hình cô trong lòng Dũng. Dũng khó quên người
con gái có đôi m ắt này. Cô gái bỗng đỏ chín mặt vì thấy Dũng cứ chầm chập nhìn
mình, cô vắt vội chiếc khăn trả lại Dũng. Rồi tự mình xối nước rửa chân. Dũng
trở vào nhà, thú thực, anh thấy mặt mình hơi nóng vì cái nhìn của cô gái.
Chừng
năm phút sau, cô gái mới ngồi trước mặt Dũng. Một bông hoa tươi nguyên! Dũng chỉ
kịp nghĩ như thế. Anh rót nước mời khách và im lặng.
Có
một đêm, mình mơ thấy Kim lên nông trường thăm mình. Mình cũng xối nước rửa
tay, rửa mặt cho Kim như mới rồi mình xối nước cho Tú.
- Sao anh không nói gì đi, cứ nhìn em hoài
vậy.
Như
bị bắt quả tang đang ăn vụng, Dũng bối rối.
- Xin lỗi, xin lỗi… Cô Tú có mạnh khỏe
không? Cô đi thực tập từ khi nào? Học hành chắc là khá? Ba má ở nhà có mạnh
không?...
Cô
tủm tỉm cười, nhìn anh. Anh đã nhìn ngắm em mãi rồi, bây giờ tới lượt em mới
công bằng. Này anh chàng Chủ tịch. Bữa đầu tiên khi anh bước lên bục nói chuyện
với đám thanh niên Phường, trông anh đâu có thế này. Anh vừa mở miệng đã như cuốn
ngay đám con gái tụi em. Giọng thì trầm mà câu nói cũng như có lửa. Em nói thiệt
đó, em bị anh cuốn vào cuộc không tới phút thứ hai đâu. Cũng chính vì sự cuốn
đó mà em xin phụ trách thiếu nhi, để thỉnh thoảng được tiếp xúc với anh. Tụi bạn
em, đứa nào cũng kêu anh bằng chú, đúng không nào? Em không muốn như chúng nó,
em cứ gọi anh bằng anh, anh chịu hay không em không cần biết. Tụi bạn còn kháo
nhau là anh sắp lấy vợ, một chị nào đó. Em tò mò, muốn biết chị. Người ta còn bảo,
nếu anh không tự nhiên bị bật khỏi chức Chủ tịch Phường thì anh chị đã làm lễ
cưới. Ô hay, tại sao chuyện cưới xin lại liên quan tới chuyện anh có làm Chủ tịch
Phường nữa hay không. Từ hôm chia tay anh ở Phường tới hôm nay, nom anh già
hơn, rắn rỏi hơn. Đàn ông cứ phải vậy. Nước da phải có màu nắng gió. À quên, có
một anh chàng gửi thư tán em. Anh chàng học lớp bên cạnh có lẽ trạc tuổi em.
Thư anh chàng viết như là một trích đoạn tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn. “Anh sẽ
chẳng ra người, sẽ chỉ là một sinh vật biết cười, biết khóc, nếu như đời anh
không có em. Em là ngọn lửa nhen cháy trái tim anh. Từ ngọn lửa ấy anh hoặc sẽ
tự thiêu cả cánh đồng cuộc đời nếu em từ chối tình yêu của anh”. Anh bảo thế có
chết cười không, cái gì mà thiêu cháy, em là lửa hả? Cánh đồng cuộc đời là gì?
Em gạch đít lá thư trả lại cho anh chàng. Ở dưới chú thêm câu: Đoạn văn này anh
trích ở cuốn tiểu thuyết ba xu nào vậy? Anh chàng giận em ra mặt, trả thù em
luôn. Anh biết trả thù sao không? Chàng liền yêu ngay cô bán thuốc lá trước cổng
trường. Thì ra ngọn lửa tình yêu của anh chàng cần phải đốt cháy cánh đồng thuốc
lá.
Sao? Cô có thể ở lại nông trường chúng
tôi được vài ngày không?
Tú
giật mình. Trong tất cả các câu hỏi anh ta đặt ra cho mình trả lời chỉ có câu hỏi
này là đáng giá.
- Đâu có được. Em đang thuộc diện quản lý
của Ủy ban Huyện. Lát nữa em phải về. Mấy đứa bạn đi thực tập xa nhà không
quen, em vắng chúng tưởng em lặn về Sài Gòn…
- Nếu cô bận thực sự thì tôi không dám giữ.
Còn nếu có thể thì cô nên ở lại nông trường chúng tôi vài ngày.
- Sao phải vậy? – Cô chiếu luồng mắt sáng
xanh vào thẳng cặp mắt của Dũng.
- Nông trường muốn nhờ cô thiết kế dùm mấy
dãy nhà cho các nông trường viên và khu vực chuồng trại.
Anh nói thiệt đấy chứ?
Dũng
tủm tỉm cười:
- Ở đây mọi thứ đều thiếu thốn, chỉ có
tình người là dư, cô thử tới vài ngày sẽ thấy tôi nói đúng sự thật.
- Nếu vậy, em sẽ báo cáo thầy giáo hướng dẫn
xin phép về đây ít ngày.
- Tôi sẽ viết thư mời cả thầy giáo nữa
nghe?
- Không cần. Em sẽ tới một mình.
Từ
sau nhà, Tây Vườn Lài và Choai khệ nệ bưng mâm cơm lên. Giọng Tây vui như một
diễn viên kịch:
- Chị cho phép, - Rồi anh nói tự nhiên, -
Một bữa cơm nông trường để đón khách quý Sài Gòn, mà chúng tôi rất quý trọng, -
Với riêng Tú, - Chị hiểu cho, nông trường còn nghèo lắm. Gà chúng tôi tự nuôi,
rau chúng tôi tự trồng, những trái ớt rất cay này vừa làm cây cảnh, vừa thuận
tiện khi đồ ăn chỉ có muối và nước mắm.
Ăn
cơm xong, Tú từ giã mọi người. Lý do Tú đã nói rồi. Nhất định phải có mặt ở Huyện,
không các bạn buồn có thể khóc. Tây Vườn Lài nhanh trí đã chạy đi mượn cái xe đạp.
Và tất nhiên người phải chở Tú ra Huyện không thể là ai khác, ngoài giám đốc.
Họ
lên xe và đi gập ghềnh trên con đường nhiều ổ gà, để rồi mất hút trong mắt nhìn
của Tây Vườn Lài, của Choai, của Nhon và một số nông trường viên tò mò nhìn
giám đốc đi với một cô gái.
Dũng
trở về lại nông trường trời đã sập tối. Tây Vườn Lài kéo anh qua bên nhà ăn
cơm. Anh không kể cho Tây nghe thêm điều gì, mãi khi đứng dậy để về nhà đi ngủ,
anh mới thầm thì với Tây như tiết lộ một bí mật quan trọng:
- Cổ nhận lời tới nông trường thiết kế nhà
ở và chuồng trại cho chúng ta.
- Chắc không anh?
Tự
nhiên anh cảm giác Tây Vườn Lài đã thấu hiểu tất cả những rối rắm trong lòng
mình. Khó qua được mắt nó, đứng về sự từng trải thì Tây Vườn Lài hơn hẳn mình.
Dũng định thú nhận tất cả. Thú nhận cai 1gi2 mới được chứ? Chưa cái gì hiện
hình. Nhưng xốn xang. Cô ấy thật tự nhiên, trong sáng. Suốt dọc đường từ nông
trường ra Huyện hai người trò chuyện với nhau đủ mọi điều. Cô hỏi về Kim. Và
quan trọng là cô đã hứa chắc, thế nào cũng tới nông trường.
Tây
đưa Dũng ra tận cửa, dưới giàn hoa mướp, Dũng dùng dằng chưa muốn về. Tây biết
là anh đang trong tâm trạng hoan hỉ. Chỉ có điều lạ, Tây nghĩ, sao những lần
nói chuyện về chị Kim, không thấy anh hoan hỉ như thế này.
- Ta phải xây dựng những dãy nhà với đủ tiện
nghi cho mỗi gia đình, điều đó rất cần, bởi khi đã có căn nhà rồi, người ta có
cảm giác mình đã an cư…
- Thưa anh, như em chẳng hạn.
- Chú định chọn nơi này là quê hương mãi
mãi chớ?
- Nếu phải xa anh thì em rất buồn.
- Tại sao chú nói vậy? Tôi chẳng đang ở với
chú đó sao?
Tây
cười:
- Em biết là chị Kim sẽ tìm mọi cách vận động
cấp trên điều anh về Thành phố.
- Chú đoán mò.
- Không mò đâu, rồi anh coi. Nếu điều đó
có xảy ra em nghĩ cũng phải thôi. Bởi anh chị cần phải xây dựng gia đình. Mà
công việc không cho phép chị tới nông trường để an cư…
Dũng
nắm tay Tây Vườn Lài, vừa như đồng tình với nhận xét tinh tường của Tây vừa là
cái bắt tay tạm biệt.
Anh
trở về nhà mình trong âm thanh rỉ rả của côn trùng. Không hiểu sao, anh lại cứ
mơ mộng như là đang đi bên cạnh Tú, bàn chuyện nông trường, những căn nhà và
dãy chuồng trại. Tại sao lại không phải đi với Kim? Mỗi lần mình nói chuyện
nông trường, chuyện các học viên, chuyện cày cấy, Kim đều không muốn nghe. Thậm
chí cứ muốn mình đừng bao giờ nhắc tới những chuyện đó.
- Nhất định em sẽ tới chứ?
- Nhất định mà anh.
Lúc
chia tay Tú ở Phố Huyện anh đã gọi Tú bằng em và trong cái bắt tay đáp lại lời
anh, ngoài luồng ánh sáng xanh mát của đôi mắt Tú còn gửi theo anh nụ cười rất
tươi. Lần này, nụ cười lại thêm một hằn khắc, và giờ đây anh đang đi cùng nụ cười
ấy về với giấc ngủ của mình.
/ Mời đọc tiếp 4.1/
TÌNH YÊU CÓ CÁNH - TIỂU THUYẾT
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét