Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

NĂM BIỂU HIỆN CỦA KẺ KIÊU NGẠO


NĂM BIỂU HIỆN CỦA KẺ KIÊU NGẠO



Theo Phật giáo thì tính kiêu ngạo là một trong mười căn bản phiền não mà theo Phật ngữ gọi là Mạn. Mạn cũng là gốc rễ sinh ra những tùy phiền não khác như phẫn, hận, phú, não, tật, cuồng...5 biểu hiện của kẻ kiêu gạo hay Mạn, dưới đây:

1-- Luôn cho rằng mình đúng 
Một người kiêu ngạo trong bất cứ trường hợp nào cũng cho rằng quyết định hay lời nói của mình luôn đúng. - Đây là một trong những điều kị trong đạo đức con người, tức là luôn tự tin thái quá vào bản thân một cách mù quáng phiến diện, không chịu chấp nhận lẽ phải, gạt phăng những ý kiến hay lời khuyên răn của những người xung quanh.
Kiêu ngạo dạng này, được gọi là “Mạn quá mạn”. dạng người kiêu căng này khá nguy hiểm, bởi vì dù có người thật sự hơn mình nhưng vì chấp ngã tự cao tự đại, tự ái nặng nề nên họ không bao giờ chịu tiếp thu ý kiến người khác.

2-- Coi mình là trung tâm của vũ trụ
Người kiêu ngạo luôn tự coi bản thân mình là trung tâm của vũ trụ.
Họ tự bản thân họ có quyền hạn đặc biệt, họ luôn nghĩ mình hiển nhiên phải nhận được sự quan tâm của mọi người. Những người như thế này, khi làm đạt được một thành công nhất định nào đó, thường hay tự cho bản thân là có công lao to lớn mà người đời còn gọi là chứng bệnh “công thần”.
Những người này ở giữa đám đông luôn đóng vai một người lãnh đạo tất cả, bắt mọi người “phục tùng” mệnh lệnh, và yêu cầu của họ.
- Người ngạo mạn không bao giờ đặt bản thân vào vị trí của người khác để thông cảm hay chia sẻ những khó khăn với cộng đồng, xã hội. Họ cũng không đủ khiêm nhường để chấp nhận thành quả của người khác hơn hay bằng mình. Dần dần, những người kiêu ngạo này sẽ trở thành những người tự tư tự lợi, cá nhân, ích kỷ và luôn ghen tị.
Bởi do thái độ kiêu ngạo đó, họ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ.

3-- Luôn xem thường những người khác
Người kiêu ngạo luôn chỉ coi trọng bản thân mình, họ coi thường tất cả mọi người xung quanh vì nghĩ mình giỏi hơn người.
Họ thường có thái độ khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán.
Trong Phật giáo nhắc tới “Ngã mạn” và “Tà mạn”.
- "Ngã mạn" là nói một người ỷ mình giỏi mà lấn lướt người khác, tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu
- “Tà mạn” ý chỉ một người có chút giỏi giang mà khinh khi người. Tức là một người không thực sự giỏi, nhưng lại luôn cho mình là tài giỏi.
Nếu một người là “Ngã Mạn” khi làm việc nào đó được thành công thì họ lên mặt hống hách, tự thấy mình là người tài ba, lỗi lạc bậc nhất, thì “Tà mạn” là người rất dễ để suy nghĩ chủ quan của mình dẫn đến đến một quyết định sai lầm.

4 -- Vô lễ với người trên
Trong con mắt của nhà Thần học Aurelius Augustine đã cho rằng“những người kiêu ngạo chỉ cần là người luôn cho mình là trọng tâm, tự thị thậm cao và biểu hiện khiến mọi người phải chê cười là ngu muội vô tri và cuồng vong vô lễ”.
Người kiêu ngạo luôn cho mình là đúng, luôn đề cao bản thân và hạ thấp mọi người xung quanh mình, thì dù có là người lớn tuổi hay vai vế lớn hơn cũng không ngoại lệ.
Họ bỏ qua lời răn dạy của người trên bởi vì điạ vị thấp hơn, hay không thành công bằng bản thân mình, dẫn đến cư xử không đúng mực và tạo nên hình ảnh xấu xí đối với những người xung quanh.

5-- Không biết lắng nghe: chỉ nói về mình
Người kiêu ngạo chỉ thích nói về những thành tích họ đạt được hơn là lắng nghe mọi người xung quanh.  Họ sẽ không để tâm đến cảm xúc hay hoàn cảnh của người khác. Khi ra ngoài xã hội thường đánh giá mình quá cao, hợm hĩnh, kênh kiệu, hạch sách vô lý khiến cho mọi người có cảm giác đây là một người tự cao tự đại, rất khó chịu.
Đức Phật dạy “Hạnh lắng nghe là một phương pháp thực tập quan trọng, có khả năng trị liệu và chuyển hóa. Nếu một người biết lắng nghe thì người ấy có thể hiểu và mang lại hạnh phúc cho chính mình cùng mọi người còn ngược lại chỉ khiến bạn bè và xã hội xa lánh”.

*__ Kiêu ngạo quả là điều tồi tệ không nên có trong mỗi chúng ta
Vì thế hãy loại bỏ KIÊU NGẠO khỏi tâm hồn, chỉ để cho sự khiêm nhường chia sẻ và tình thương tồn tại. **__ Nên lắng nghe, đón nhận, tôn trọng lẫn nhau qua từng hành động và lời nói, cùng nhau tạo nên một thế tươi đẹp giữa con người với nhau.

Sưu tầm/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét