VANDANBNN : TÌNH BIỂN Tiểu thuyết của Nguyễn Nguyên Bảy, in 29.150 cuốn, khổ 15x19 tại Xí nghiệp in số 2. Số XB 028/ GPNT-SP ngày 23/03/87 NXB Tổng Hợp Kiên Giang, In xong và nộp lưu chiểu tháng 6.1987. Đã làm phim video hai tập BIỂN GỌI, đạo diễn Đoàn Bá, diễn viên chính Mai Phương, Nguyễn Dương.., do Đài HTV9 TpHCM và Cty OSC Vũng Tàu phối hợp thực hiện.
Sách được lưu trữ tại nhiều thư viện lớn trong và ngoài nước, được nhân bản tại Mỹ, đăng tải trên internet ( http://vnthuquan.org/truyen/truyen.aspxtid=2qtqv3m3237ntnmn4n4n31n343tq)
Văn bản đăng tải dưới đây dạng Tiểu thuyết rút gọn, sắp tái bản. Mời đọc.
TÌNH BIỂN
Tiểu thuyết/ Sắp tái bản
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Công trường Chim Xanh đã hoàn thành trước thời hạn một ngày.
Phái đoàn thăm dò dầu khí Canada đã nhận trụ sở với sự hài lòng đặc biệt.
Kết quả của việc làm này nức lòng cán bộ công nhân viên toàn công ty. Ai cũng có cảm giác là mình đã được thử sức và mình có thể đảm đương được các công việc lớn. Mặc dù vậy cũng còn nhiều người không đồng tình, họ cho rằng việc thi công biệt thự Chim Xanh đã khiến lãnh đạo công ty mắc một số sai lầm, trong đó chủ yếu được đề cập tới là sai lầm trong quản lý kinh tế, những vi phạm các nguyên tắc thể chế của nhà nước. Người có ý kiến gay gắt nhất là Tấn. Và rõ ràng Tấn đã đưa ra các lập luận rất chính xác, Năm Lê và Tư Lịch đều phải thừa nhận. Nhưng xét trên bình diện năng xuất, chất lượng và hiệu quả công việc thì chính Tấn cũng phải nhận thấy việc thi công công trình Chim xanh là trường hợp có thể châm chước, trường hợp đặc biệt không tính tới sai lầm. Nhưng nếu tiếp tục theo phương án đó, thì cần phải bàn tính lại.
Năm Lê ghi nhận những ý kiến của Tấn. Trong thâm tâm anh không bằng lòng. Anh linh cảm thấy một cái gì đó bảo thủ, trì tuệ trong chính con người trẻ tuổi này. Nhưng anh nghĩ với những khả năng và kinh nghiệm làm nghề xây dựng cơ bản của Tấn, nếu lôi kéo anh ta vào cuộc thì hiệu quả công việc sẽ tốt đẹp hơn. Vì vậy, anh đã hội ý với Tư Lịch, và định giao việc quản lý xí nghiệp xây dựng của công ty cho Tấn. Thực tế sẽ làm cho cậu ấy sáng ra, anh nói với Tư Lịch, khi đã sáng vấn đề rồi, cậu ấy sẽ có nhiều đóng góp. Tư Lịch cũng cho là như vậy. Vì thế sau khi hội nghị giữa hai bên Việt Nam và Canada về thăm dò dầu khí khai mạc được 3 ngày, Năm Lê mời Tấn tới nhà riêng của mình để giao công tác.
Kết quả của việc làm này nức lòng cán bộ công nhân viên toàn công ty. Ai cũng có cảm giác là mình đã được thử sức và mình có thể đảm đương được các công việc lớn. Mặc dù vậy cũng còn nhiều người không đồng tình, họ cho rằng việc thi công biệt thự Chim Xanh đã khiến lãnh đạo công ty mắc một số sai lầm, trong đó chủ yếu được đề cập tới là sai lầm trong quản lý kinh tế, những vi phạm các nguyên tắc thể chế của nhà nước. Người có ý kiến gay gắt nhất là Tấn. Và rõ ràng Tấn đã đưa ra các lập luận rất chính xác, Năm Lê và Tư Lịch đều phải thừa nhận. Nhưng xét trên bình diện năng xuất, chất lượng và hiệu quả công việc thì chính Tấn cũng phải nhận thấy việc thi công công trình Chim xanh là trường hợp có thể châm chước, trường hợp đặc biệt không tính tới sai lầm. Nhưng nếu tiếp tục theo phương án đó, thì cần phải bàn tính lại.
Năm Lê ghi nhận những ý kiến của Tấn. Trong thâm tâm anh không bằng lòng. Anh linh cảm thấy một cái gì đó bảo thủ, trì tuệ trong chính con người trẻ tuổi này. Nhưng anh nghĩ với những khả năng và kinh nghiệm làm nghề xây dựng cơ bản của Tấn, nếu lôi kéo anh ta vào cuộc thì hiệu quả công việc sẽ tốt đẹp hơn. Vì vậy, anh đã hội ý với Tư Lịch, và định giao việc quản lý xí nghiệp xây dựng của công ty cho Tấn. Thực tế sẽ làm cho cậu ấy sáng ra, anh nói với Tư Lịch, khi đã sáng vấn đề rồi, cậu ấy sẽ có nhiều đóng góp. Tư Lịch cũng cho là như vậy. Vì thế sau khi hội nghị giữa hai bên Việt Nam và Canada về thăm dò dầu khí khai mạc được 3 ngày, Năm Lê mời Tấn tới nhà riêng của mình để giao công tác.
Năm Lê: Tất cả những điều cậu nói, mình đều thấy đúng cả và mình
cũng đều nghĩ tới. Nhưng cậu cũng nên hiểu, hoàn cảnh không thể khác được.
Cấp trên chỉ cho chúng ta 10 ngày, thử hỏi nếu trong 10 ngày đó, chúng ta không
cho đấu thầu, không mở hết ga, thì liệu công trình có thể hoàn tất được không?
Từ lâu chúng ta ít nghĩ tới hiệu quả cuối cùng của công việc. Mình thì cho rằng
hiệu quả của công việc bao giờ cũng điều quan trọng nhất.
Tấn: Em hoàn toàn cảm thông với sự lo lắng công việc của anh
Năm. (Tấn lái câu chuyện sang một hướng khác, vì hình như Tấn cũng đánh hơi
thấy một cái gì đó khá quan trọng sắp xẩy ra đối với mình) Anh Năm là thủ
trưởng mà anh Năm còn nói được những lời bình tĩnh, còn thằng Châu, nó là cái
thá gì mà dám nói những lời góp ý của em là phá nó. Chính nó đang nuôi ý đồ phá
anh Năm.
Năm Lê: Cậu đừng nói vậy
Tấn: Em nói thiệt đó, nó là con nít, háo thắng, ngựa non háu
đá
Năm Lê: Cậu cần đại lượng hơn, bởi vì công trình Chim Xanh đã
hoàn thành, chúng ta đã thí nghiệm thành công một phương án làm việc mới, một
phong cách làm việc có hiệu quả. Là một chuyên viên kinh tế, tôi nghĩ là cậu
cũng coi trọng chuyện này. (Tấn lắng nghe một cách chăm chú, nhất là khi Năm Lê
coi trọng việc Tấn là một chuyên viên kinh tế). Tổng cục đưa cậu vào đây chi
viện cho tụi mình. Thời gian cậu tìm hiểu công việc cũng tạm ổn, ban giám đốc
tính giao công việc cụ thể cho cậu.
Tấn: (hoan hỉ) Thưa anh Năm, lúc nào em cũng sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ các anh giao.
Năm Lê: Mình định giao cho cậu làm giám đốc xí nghiệp xây dựng
của công ty.
Tấn: (ngạc nhiên) Xí nghiệp xây dựng nào, anh Năm?
Tấn: (ngạc nhiên) Xí nghiệp xây dựng nào, anh Năm?
Năm Lê: Công ty cần phải thành lập xí nghiệp xây dựng để đảm
nhiệm các công trình xây dựng cơ bản trên cơ sở Ban quản lý công trình mà Châu
đang phụ trách. Chúng ta cần phải tự sửa chữa và xây dựng mới các công trình,
bởi thời gian tới việc khoan thăm dò sẽ đẩy mạnh, chuyên gia các nước sẽ tới
nhiều.
Tấn: Em hiểu
Năm Lê: Mình chỉ còn băn khoăn có một điều.
Tấn: Điều gì vậy, anh Năm?
Năm Lê: Cậu với thằng Châu, mới làm việc đã đụng nhau.
Tấn: Thưa anh Năm, nó là em út, em chấp nó làm gì
Năm LÊ: Nó sẽ làm phó cho cậu
Tấn: Em có thể lái được nó mà anh Năm
Năm Lê đứng dậy, quay người nhìn ra cửa sổ, biển ngay dưới chân
anh bao la trước mặt anh:
- Cậu lại đây, nhìn mà xem…
Tấn bước lại bên cửa sổ, tâm hồn đối thoại với nhau.
- Biển chứ có gì lạ đâu?
- Sao lại không lạ, lạ lắm chứ, ngày nào mình cũng đứng ít phút
ở đây, cũng nhìn ra biển cả.
- Chẳng lẽ anh thấy như vậy không nhàm chán sao? Em mới tới thành phố biển này ít ngày, mà nghe tiếng sóng biển đều đều thật là ngán ngẩm. Vậy mà anh lại mê nó?
- Chẳng lẽ anh thấy như vậy không nhàm chán sao? Em mới tới thành phố biển này ít ngày, mà nghe tiếng sóng biển đều đều thật là ngán ngẩm. Vậy mà anh lại mê nó?
- Tiếng sóng biển, cậu chưa nghe được nó đâu. Cứ nghe đi rồi sẽ
thấy nó nói gì với cậu. Chừng nào chưa nghe được tiếng sóng biển thì chừng đó
tâm hồn cậu chưa phóng khoáng được đâu, những ý nghĩ nhỏ nhen sẽ luôn đầy đọa
cậu.
- Em không tin, làm gì có ngôn ngữ con người trong tiếng sóng
biển ấy.
- Vậy hả? Vậy thì cậu hãy tập nghe đi, mình khuyên cậu chân
thành đó. Hãy tập nghe rồi sẽ hiểu nó nói gì với cậu. Đã khi nào nước mắt cậu
tự trào ra chưa? Chưa à? Vậy thì cậu hãy đứng trước biển lúc bình minh hay buổi
hoàng hôn cũng vậy. Cậu sẽ được biển phả lên mặt một thứ gió kỳ lạ lắm, hơi mằn
mặn, nhưng thắm thiết, gió tới cởi cho cậu những u sầu đó, rồi cậu sẽ thấy biển
nhân hậu như thế nào, khi những con thuyền dân chài đậu sát vào nhau, tiếng gọi
nhau í ới, và trẻ nhỏ khiêng những giành cá thật nặng trong những gương mặt hân
hoan. Chưa hết đâu, lúc hoàng hôn cậu sẽ thấy biển lặng lắm. Biển ở đây những
ngày nào tấp nập tầu thuyền, vậy mà bây giờ vắng vẻ. Vắng tầu, thuyền, hình như
biển rộn hơn, biển cô đơn đó cậu. Những lúc đó, nước mắt tự nhiên ứa ra, ở
trong cuộc đời cũng vậy cậu ạ, không hòa nhập mình vào mọi người thì mình sẽ cô
đơn.
- Em không cho là như vậy, em không cần phải có nhiều bạn bè,
một vài thôi cũng đủ, còn như để hòa nhập với tất cả, thì chính mình sẽ biến
mất, chẳng ai còn nhận ra mình nữa.
- Thì cậu cứ đuổi theo con sóng mà nhìn, cậu chính là một con
sóng đấy, nhưng chẳng phải sóng của cậu hòa vào giữa mênh mông sóng đó
sao.
- Thưa anh Năm, cuộc đời là cuộc đời chứ cuộc
đời không phải là biển.
Năm Lê đưa mắt nhìn đi chỗ khác, anh tránh cả cái nhìn của Tấn,
tránh cả cái nhìn của biển. Anh sẽ có lỗi nếu để cho những đối thoại tâm hồn
của một con người không hề hiểu biển như Tấn lại nói vọng vào biển.
Lạ thiệt, tại sao nó lại không yêu biển mới được chứ, không yêu
biển thì nó tới đây làm gì? Sóng sau đè sóng trước. Mình đã ngoài 50 rồi, chỉ còn ít năm nữa là về hưu,
từ nay tới đó, mình đóng góp tất cả sức lực, chỉ mong sao, lấy được dầu từ dưới
biển lên. Như thế có nhắm mắt cũng toại nguyện. Những năm dài cầm súng mình ước mơ tới ngày hôm nay, con người ta sinh ra đâu phải để cầm súng,
mà là để tạo dựng hạnh phúc. Đất nước này có dầu, cuộc sống của mỗi con người
sẽ đẹp đẽ hơn. Ý nghĩ hình thành bất chợt, vì thế anh thấy lòng dịu lại.
- Tấn ạ, mình không ngờ, những năm cuối đời lại được công hiến
cho sự nghiệp dầu khí
Tấn rạng rỡ, ình như câu đối đáp của anh là thật lòng.
- Thưa anh Năm, cũng vì sự nghiệp dầu khí mà em thu xếp mọi
chuyện gia đình để tới đây với anh.
Năm Lê cười khà khà.
- Mình cũng vậy, nhớ bả, nhớ sắp nhỏ lắm. Nhưng tiếng gọi của
biển mạnh hơn.
- Em hiểu…
- Chúng ta sẽ có lỗi, nếu để những suy tính nhỏ nhen, ti tiện
che mờ và làm vẩn đục những việc làm tốt đẹp của chúng ta. Cậu còn trẻ hơn
mình, đường đi của cậu còn dài hơn mình, rồi đây, chính các cậu sẽ là ngưòi đảm
nhiệm cnhững công việc nặng nề của thành phố dầu này.
Năm Lê quay người ngược lại, một tay anh vuốt mặt, vầng trán hơi nheo, những ý nghĩ tự đáy lòng vang ra làm xao động chính trái tim anh. Anh choàng tay qua vai Tấn, kéo Tấn cùng ngồi xuống ghế.
Năm Lê quay người ngược lại, một tay anh vuốt mặt, vầng trán hơi nheo, những ý nghĩ tự đáy lòng vang ra làm xao động chính trái tim anh. Anh choàng tay qua vai Tấn, kéo Tấn cùng ngồi xuống ghế.
Anh đã nói với Tấn tất cả những suy nghĩ của cá nhân mình về
Tấn. Việc anh quyết định đề bạt Tấn là giám đốc xí nghiệp xây dựng không phải
không va đụng với nhiều ý kiến khác, không phải anh em ghét bỏ Tấn, mà vì anh
em, chưa hiểu Tấn, chưa trực tiếp làm việc với Tấn, ở Tấn chỉ mới thấy những
lời nói, những lý thuyết, những dự định. Năm Lê thực sự cũng chưa hiểu Tấn
nhiều, nhưng quá trình công tác, quá trình được cơ quan Tổng cục đánh giá, và
nhất là bậc lương chuyên viên của Tấn. Hay nói cách khác là mời Tấn nhập cuộc.
Anh rất muốn qua công việc, Tấn sẽ thi thố, sẽ đóng góp, Tấn chừng như cũng
hiểu điều đó. Mới chân ướt, chân ráo tới đây, mà đã được bổ nhiệm ngay làm giám
đốc thì đó cũng là một bước nhảy vọt nói theo thuật ngữ gọi là đốt cháy giai
đoạn.
Năm Lê như đọc được những suy nghĩ đó của Tấn qua ánh nhìn.
Nhưng anh thận trọng căn dặn Tấn cũng là căn dặn chính mình.
- Có tình yêu sự nghiệp dầu khí không chưa đủ đâu Tấn ạ. Phải có
một suy nghĩ mới trong công việc, mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn chịu trách nhiệm
và quan trọng là phải có tấm lòng đại lượng, tin yêu những người cấp dưới của
mình.
Họ chia tay nhau, Tấn hồ hởi trở về. Năm Lê vẫn ngồi lặng nơi
ghế. Lòng anh lại dội lên tiếng vỗ đều đều của sóng. Thời gian không chờ đợi,
không dẫm chân một chỗ. Mái tóc mỗi ngày lại thêm những sợi bạc. Mình có thể
làm việc một cách bình thường, làm việc với tư cách của người điều hành bộ máy,
như vậy, mọi chuyện sẽ đơn giản, nhẹ nhàng hơn với mình. Nhưng làm giám đốc
kiểu đó, thì ai làm chẳng được. Bởi lẽ các bộ phận nghiệp vụ giúp việc, mình
chỉ cần chỉ huy sao cho khớp, điều phối sao cho hài hòa, và sau chót là hội họp
đầy đủ. Năm Lê khẽ nhếch mép cười. Mình không phải loại giám đốc như vậy. Tư
Lịch cũng không như vậy. Mình muốn lao vào giữa xoáy lốc của khó khăn mà tìm sự
bình lặng, tìm sự đẹp đẽ, mà tiến tới. Sóng biển vẫn vỗ đều đều. Anh hiểu rằng
đó là tiếng đập của trái tim biển, cũng như trái tim người, suốt đời chỉ đập
đều đều một nhịp mà có xưa cũ, có nhàm chán bao giờ. Nhưng giữa biển và con
người có sự khác nhau lớn lao, đó là trái tim con người đi đánh thức trái tim
biển. Năm Lê tự bằng lòng với sự so sánh xem ra không khập khiễng của
mình.
/ Mời đọc tiếp/
Tiểu thuyết Tình Biển của Nguyễn
Nguyên Bảy
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét