VANDANBNN : Tiểu thuyết TÌNH BIỂN tôi viết năm 1986-1987 tại Sài gòn,trong chuyến đi công việc tại Mỹ, tìm thấy trong Thư Viện Seattle Wasington và trên các mạng thuvien.maivo.com, vnthuquan.net, và easycome.us/ liền post về lại trang nhà như món quà nhỏ trân trọng tặng bạn đọc.
TÌNH BIỂN Tiểu thuyết/ Sắp tái bản
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
33. Cái Gốc
Tư Lịch nhìn khắp lượt
những người cấp dưới của mình. Gương mặt nào cũng phảng phất nỗi buồn. Anh cố
đọc sự khác nhau của những nét buồn ấy trên từng gương mặt. Châu đang
nghĩ về Thanh, chưa có một lời hứa với Thanh, nhưng Châu luôn tin là mọi đề xuất
của mình với cấp trên về Thanh đều sẽ là hiện thực. Châu không đặt một ngoại
lệ, bởi anh cho là mọi người đều suy nghĩ giống mình. Vì thế nỗi buồn trên
gương mặt Châu là nỗi buồn không toại ý, vừa giận giữ, vừa chua chát. Nỗi buồn
trên gương mặt Bài chắc cũng vậy, với chất lính nhiều năm ngấm trong người, anh
ít nói, lầm lì, nhưng đôi mắt cứ như phun ra lửa. Nhưng ngọn gió của ngoại cảnh
mạnh quá làm ngọn lửa của mắt anh không táp ra ngoài được, mà cháy ngược vào
trong. Dù sao anh cũng rất hiểu và rất tin métđôten Kỷ. Còn nỗi buồn trên gương
mặt Như là nỗi buồn pha chút mắc cỡ của người cấp dưới không hoàn thành nhiệm
vụ cấp trên giao. Cũng chính vì nỗi buồn mắc sỡ đó, mà anh kéo theo lên văn
phòng Tư Lịch cả Châu và Bài. Tư Lịch hiểu, những người cấp dưới của mình
muốn nói với mình một tiếng nói tập thể, một tiếng nói chung.
Công an đã trả lời chích
thức, không chấp nhận hai trường hợp trong danh sách đoàn cán bộ công nhân viên
của công ty cử đi tham quan Cộng hòa dân chủ Đức. Đó là trường hợp métđôten Kỷ và kiến trúc sư Thanh.
Điều đáng nói là những
thắc mắc không thuộc những người trong công ty, mà là những người ngoài công
ty. Đối với anh chị em trong công ty, sau những năm dài làm việc bên nhau,
những định kiến của cái gọi là “dân cách mạng” và “dân ngụy” đã gần như không
còn ranh giới. Mọi người quyện vào nhau trong một tập thể, một sự nghiệp chung.
Nói vậy, không phải không có những cấn gợn, những suy bì nhỏ khi biết tin giám
đốc cho kiến trúc Thanh và métđôten Kỷ tham gia đoàn tham quan nước ngoài. Nhưng
chỉ với đôi lời giải thích với giám đốc, mọi người thông ngay.
Bên công an không chấp
thuận cũng có cái lý của họ. Đó là bộ máy cái của chuyên chính vô sản. Kiến
trúc sư Thanh và métđôten Kỷ có những liên quan trong chế độ cũ. Đặc biệt
métđôten Kỷ, con trai, con gái của ổng đều ở Mỹ, Canada và Pháp. Việc đưa những
người như thế cẩn trọng là đúng.
Như trình bày tất cả những điều đó với Tư Lịch là cũng muốn chứng minh sự cố
gắn hết mức của mình, nhưng không thu được kết quả.
- Cậu đã gặp anh Hai Thông
chưa?
Chỉ có điều căn dặn này
của Tư Lịch là Như chưa làm được, anh Hai Thông, giám đốc công an ốm, nằm bệnh
viện Thống Nhất, ở nhà chỉ có anh Năm Cương. Phó giám đốc thường trực, anh
Cương trả lời là không thể chấp thuận được, câu trả lời của anh khô lạnh và
ngắn.
Tư Lịch hiểu rằng, những
người cấp dưới của mình đã bế tắc, họ kéo tới đây là đích thân mình xuất quân.
Vào lúc khác, hẳn là anh không phải bận tâm suy nghĩ, nhưng vào thời điểm này,
công việc chồng chất. Anh mới từ giàn khoan bay về, công nhân ta và bạn đã tìn
thấy vỉa dầu đầu tiên tại thềm lục địa. Tin chưa phổ biến, vẫn mang tính bí
mật, vì vậy anh không muốn vi phạm nguyên tắc, loan báo rộng rãi cho mọi người.
Anh hiểu rằng, sau cái tin trọng đại như thế này, khối lượng công việc sẽ càng
nhiều hơn, bởi vì đã tìm thấy dầu, thì phải gấp rút khai thác, chuyên gia bạn
và ta sẽ đổ tới nhiều hơn, công tác hậu cần cho họ phải luôn luôn sẵn sàng.
- Thôi được, - Anh tủm
tỉm cười, nụ cười được mọi người trong công ty kêu bằng nụ cười “không có chuyện
gì phải ầm ĩ” – Các cậu cứ để hồ sơ của cậu Thanh và ông Kỷ lại đây cho mình.
Không ai nói thêm, cùng
đứng dậy và hình như cùng hiểu giống nhau: Anh Tư đã nói như vậy, có nghĩa là
anh sẽ đích thân đi gặp anh Hai Thông, và mọi chuyện nhất định phải được giải
quyết. Tất cả rời phòng Tư Lịch, gương mặt đã đở nặng nề hơn và trong mắt đã
rạng niềm tin cậy.
Đành phải vậy thôi, Tư
Lịch thầm nghĩ, đây là cái gốc. Mình có thể giải thích cho hai nạn nhân ấy, là
mình đã cố gắn hết sức mình, mình không hẹp hòi gì, nhưng công an họ lại ách
lại. Mà sự ách lại của công an thì ngoài khả năng của mình. Mình cũng sẽ
giải thích cho những người như Bài, như Châu, và Như là: làm sao được khi xã
hội còn những thành kiến. Hơn nữa, chuyên chính vô sản bao giờ cũng đặt nhiệm
vụ cảnh giác cách mạng lên hàng đầu. Chỉ có điều lương tâm mình sẽ lên tiếng.
Mọi sự tin yên người cấp
dưới của mình sẽ chỉ là cái ngọn, là cành lá, là những câu nói ban ơn, ve vuốt,
là sự ken thưởng, động viên. Nhưng là cái gốc ở chổ nào, khi anh em gặp sự hoạn
nạn, gặp sự mắt mớ, hiểu lầm. Gặp sự rắc rối trong cái gọi là lý lịch, quan hệ
chế độ cũ. Cái gốc là đức tin ở mình và ở anh em. Niềm tin vững chải như thế
nào để mình có thể khẳng định bản chất của anh em trước tập thể và trước cả
luật pháp. Chỉ có như vậy mới là làm hết sức và lương tâm của mình mới được yên
ổn.
Trong chuyến kết hợp một
số công việc với các cơ quan bạn ở thành phố Hồ Chí Minh, Tư Lịch đã ghé vào
bệnh viện Thống Nhất tìm gặp Hai Thông.
Họ gặp nhau ngay nơi
hành lang bệnh viện. Hai Thông vừi bắt tay Tư Lịch, vừa cười:
- Nếu tôi đoán không lầm thì ông vô kiếm tôi
về chuyện mấy người đi tham quan nước ngoài.
- Anh cũng biết chuyện đó?
- Hôm rồi anh Năm Cương
vô đây, cũng trình bày rất kỹ đề nghị của các anh.
Tư Lịch gật gù. Thì ra
anh em công an họ làm ăn cũng bài bản lắm, chứ đâu phải khô, lạnh, tác trách.
Trước khi quyết định khi quyết định việc gì họ cũng trước khi quyết định vấn đề
gì họ cũng trao đổi, bàn bạc với nhau rất thận trọng. Tư Lịch chợt thấy
hiện lên Như. Cậu ta thất vọng và bất lực là đúng. Ngay như mình,
giây phút này mình cũng đang rơi vào sự thất vọng và bất lực.
- Ý kiến của anh thế
nào?
\- Chẳng lẽ Năm Cương
không thông báo lại bên các anh?
\- Có, có, - Giọng Tư
Lịch hơi vội,
- Nhưng tôi muốn biết ý kiến
của riêng anh.
Hai Thông cười:
- Anh tư nghĩ sao mà hỏi
tôi như vậy? Chẳng lẽ tôi nghĩ một cách, làm một cách?
- Tôi đâu nghĩ vậy. Tôi
hỏi ý kiến riêng của anh Hai là muốn biết trong trường hợp này anh Hai có nệ
một cái gì khác mà phải ráng giữ nguyên tắc.
Hai Thông cười.
- Đối với những anh em
này, làm sao tính trước được. Họ được ra nước ngoài, tìm cách ở lại thì lúc đó
mình rầy rà.
- Có nghĩa anh Hai chưa
tin những nhận xét của chúng tôi?
- Tin có mức độ, các anh
đã thử thấy họ, và qua thử thách đó mà tin họ, nhưng thử thách này tôi cảm thấy
nặng hơn sức của họ.
- Anh Hai là giám đốc,
tôi cũng là giám đốc…
- Tôi chưa hiểu ý anh
Tư.
- Tôi xin bảo đảm cho
họ. Nếu họ có bất kỳ vi phạm gì theo quy định của luật pháp tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hai Thông nhăn trán, anh
đột nhiên trở nên khó nghĩ. Tư Lịch nói đúng, anh ấy với mình cùng là giám đốc,
tuy không trong cùng một ngành, nhưng trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau. Ảnh
tin vào những người cấp dưới của ảnh bảo vệ cho những người cấp dưới của ảnh.
Mình cũng đã làm như thế đối với chiến sĩ của mình.
- Anh làm tôi khó nghĩ
quá, - Lặng một lát, - Tôi hỏi thiệt anh Tư nghe, chuyện thanh tra bên đó tới
đâu rồi. Rất có thể họ lại cộng thêm vấn đề này vào danh sách cá đề mục phải
thanh tra nữa đó.
Tư Lịch cười hóm hỉnh:
- Có đề mục này, thì tôi
sẽ thuật lại cuộc gặp gỡ ngày hôm nà giữ tôi với anh.
- Vậy hả? – Hai Thông
nắm lấy tay Tư Lịch, cả hai cùng cười.
- Tôi băn khoăn cho anh
thật sự đó.
– Hai Thông trở lại
gương mặt nghiêm nghị.
- Cảm ơn anh Hai. Tôi
hiểu là mình nên làm gì và không nên làm gì. Anh em họ cộng tác với mình hết
lòng, con cái họ ở bên Mỹ, bên Canada, nếu họ muốn ra đi, thì nạp đơn cho mình
xin xuất cảnh, chắc mình cũng chẳng giữ họ. Đàng này họ tình nguyện ở lại với mình.
Tôi tin ông métđôten già đó lắm, ổng ở lại chỉ bởi lo sang bên đó không được
làm métđôten nữa. Ổng làm việc tận tụy, hết lòng, ai cũng tin yêu, năm nào cũng
được tập thể bình chọn là chiến sĩ thi đua. Còn cậu kiến trúc sư Thanh, nếu cậu
ấy muốn đi thì đã đi rồi, bà mẹ vợ cho vàng để vượt biên, vậy mà ở lại, còn kéo
theo cô gái mình yêu. Anh biết không, ngay trong đêm đó, bà mẹ cổ định cho cổ
vượt biên, thì cổ đã bỏ trốn, tới nhà cậu Thanh, và họ đã làm đám cưới với
nhau…
- Tôi cũng đã nghe người
ta nói những chuyện này.
- Chẳng lẽ như vậy anh
còn chưa đủ lòng tin họ hay sao?
- Tin họ đó là một lẽ,
còn thương anh…
- Sao anh cứ bận tâm tới
chuyện thanh tra quá vậy nhỉ? Tôi lại hiểu thanh tra theo nghĩa tích cực… - Là
sao? - Họ giúp mình uốn nắn những cái sai, và khẳng định những cái đúng. Trong
quá trình làm việc, cái đúng bao giờ cũng quan trọng. Chúng tôi luôn tin tưởng
ở mô hình làm ăn của mình anh Hai ạ.
- Mong là họ không yêu
cầu chúng tôi hỗ trợ.
Tư Lịch đáp lại rắn rỏi:
- Nếu có hổ trợ là các
anh hổ trợ cho chúng tôi việc làm thủ tục cho những trường hợp đi nước ngoài, -
Tư Lịch lấy trong cặp xấp hồ sư, đưa cho Hai Thông, - Tôi đã làm sẵn giấy bảo
đảm cho họ, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các anh.
- Anh thật đúng là thủ
trưởng, tôi xin học anh.
Hai Thông đặt xấp giấy
xuống chiếc bàn kê dọc hành lang ký rồi trả lại hồ sơ cho Tư Lịch. Họ đi sát
bên nhau, dọc hành lang.
- Vì sao cứ nhất thiết
phải như vậy anh Tư?
Tư Lịch trầm ngâm. Đó là
cái gốc. Tôi không làm như vậy có nghĩa là tôi không tin anh em. Chưa có niềm
tin, thì dù mình có tỉa lá, bắt sâu cho cây thế nào chăng nữa, cây không vững gốc,
cũng không thể chống cự nổi với cơn gió mạnh, gió sẽ thổi trốc gốc lên. Anh sẽ
lại hỏi, vì sao tôi tin họ. Tôi đã phải trả giá cho lòng tin ấy. Mà đã trả giá rồi,
vẫn chưa đủ tin, thì lỗi không phải ở họ, mà ở tôi, tôi đã trả một cái giá rẻ
mạt. Đã tin anh em, thì phải giám bảo vệ cho anh em. Thật ra, người ta cũng
chẳng bận tâm tới sự bảo vệ của chúng ta đâu, không phải họ vô ơn, mà họ
không biết, chúng ta cũng đâu có thuật lại cho họ nghe. Cần gì phải vậy. Một
việc làm tốt, bao giờ cũng tốt, chỉ cần lương tâm ghi nhận là đủ. - Vì họ là
những cấp dưới của tôi anh Hai ạ.
Hai Thông gật gù. Anh ấy
đã làm theo lời người xưa dạy. Việc nước cốt yên dân. Công ty của ảnh, cũng là
một nước thu nhỏ, ảnh là người đứng đầu cái nước nhỏ bé ấy, ảnh sống với cái
đạo của người cấp trên, và cái tâm đối với những cấp dưới. Qua sự việc nhỏ này,
không phải ảnh không tính tới những khả năng xấu nhất. Nếu khả năng xấu nhất ấy
xảy ra, thì cấp trên của ảnh sẽ không để cho ảnh ngồi trên cái ghế giám đốc đo.
Nhưng ảnh vẫn làm, không phải phiêu lưu, mà ảnh tin là chuyện đó không xảy ra,
những cấp dưới của ảnh không thể trả ơn anh bằng sự phản. Ảnh tin họ như tin
như những người anh em của mình.
- Bao giờ anh Hai ra
viện?
- Vài hôm nữa
- Cũng nên như vậy.
Hai Thông không giận bạn
vì câu nói xem ra ít tình ấy, vì dù sao anh cũng vào đây để chữa bịnh. Và anh
cũng linh cảm Tư Lịch nói câu đó ẩn một cái nghĩa khác.
- Vài hôm nữa mình về
liệu có kịp không?
- Chắc kịp.
Tư Lịch kéo Thông sát vào mình, nói thầm:
- Tôi bay ra giàn khoan,
tận mắt chứng kiến rồi. Chỉ ít ngày nữa sẽ công bố trong cả nước.
- Tôi cũng có nghe, càng
nghe, càng sốt ruột quá.
Tư Lịch nắm chặt tay
Thông:
- Phải nhân tin vui này
mà khỏi dứt bệnh tật đi ông bạn ạ. Hai Thông cười, nhìn theo bạn đi vội xuống
cầu thang.
/ Mời đọc tiếp/
Tiểu thuyết rút gọn/ Tình Biển của Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN
VANDANBNN : Tiểu thuyết TÌNH BIỂN tôi viết năm 1986-1987 tại Sài gòn,trong chuyến đi công việc tại Mỹ, tìm thấy trong Thư Viện Seattle Wasington và trên các mạng thuvien.maivo.com, vnthuquan.net, và easycome.us/ liền post về lại trang nhà như món quà nhỏ trân trọng tặng bạn đọc.
TÌNH BIỂN Tiểu thuyết/ Sắp tái bản
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Tư Lịch nhìn khắp lượt những người cấp dưới của mình. Gương mặt nào cũng phảng phất nỗi buồn. Anh cố đọc sự khác nhau của những nét buồn ấy trên từng gương mặt. Châu đang nghĩ về Thanh, chưa có một lời hứa với Thanh, nhưng Châu luôn tin là mọi đề xuất của mình với cấp trên về Thanh đều sẽ là hiện thực. Châu không đặt một ngoại lệ, bởi anh cho là mọi người đều suy nghĩ giống mình. Vì thế nỗi buồn trên gương mặt Châu là nỗi buồn không toại ý, vừa giận giữ, vừa chua chát. Nỗi buồn trên gương mặt Bài chắc cũng vậy, với chất lính nhiều năm ngấm trong người, anh ít nói, lầm lì, nhưng đôi mắt cứ như phun ra lửa. Nhưng ngọn gió của ngoại cảnh mạnh quá làm ngọn lửa của mắt anh không táp ra ngoài được, mà cháy ngược vào trong. Dù sao anh cũng rất hiểu và rất tin métđôten Kỷ. Còn nỗi buồn trên gương mặt Như là nỗi buồn pha chút mắc cỡ của người cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Cũng chính vì nỗi buồn mắc sỡ đó, mà anh kéo theo lên văn phòng Tư Lịch cả Châu và Bài. Tư Lịch hiểu, những người cấp dưới của mình muốn nói với mình một tiếng nói tập thể, một tiếng nói chung.
Công an đã trả lời chích
thức, không chấp nhận hai trường hợp trong danh sách đoàn cán bộ công nhân viên
của công ty cử đi tham quan Cộng hòa dân chủ Đức. Đó là trường hợp métđôten Kỷ và kiến trúc sư Thanh.
Điều đáng nói là những
thắc mắc không thuộc những người trong công ty, mà là những người ngoài công
ty. Đối với anh chị em trong công ty, sau những năm dài làm việc bên nhau,
những định kiến của cái gọi là “dân cách mạng” và “dân ngụy” đã gần như không
còn ranh giới. Mọi người quyện vào nhau trong một tập thể, một sự nghiệp chung.
Nói vậy, không phải không có những cấn gợn, những suy bì nhỏ khi biết tin giám
đốc cho kiến trúc Thanh và métđôten Kỷ tham gia đoàn tham quan nước ngoài. Nhưng
chỉ với đôi lời giải thích với giám đốc, mọi người thông ngay.
Bên công an không chấp
thuận cũng có cái lý của họ. Đó là bộ máy cái của chuyên chính vô sản. Kiến
trúc sư Thanh và métđôten Kỷ có những liên quan trong chế độ cũ. Đặc biệt
métđôten Kỷ, con trai, con gái của ổng đều ở Mỹ, Canada và Pháp. Việc đưa những
người như thế cẩn trọng là đúng.
Như trình bày tất cả những điều đó với Tư Lịch là cũng muốn chứng minh sự cố
gắn hết mức của mình, nhưng không thu được kết quả.
- Cậu đã gặp anh Hai Thông
chưa?
Chỉ có điều căn dặn này
của Tư Lịch là Như chưa làm được, anh Hai Thông, giám đốc công an ốm, nằm bệnh
viện Thống Nhất, ở nhà chỉ có anh Năm Cương. Phó giám đốc thường trực, anh
Cương trả lời là không thể chấp thuận được, câu trả lời của anh khô lạnh và
ngắn.
Tư Lịch hiểu rằng, những
người cấp dưới của mình đã bế tắc, họ kéo tới đây là đích thân mình xuất quân.
Vào lúc khác, hẳn là anh không phải bận tâm suy nghĩ, nhưng vào thời điểm này,
công việc chồng chất. Anh mới từ giàn khoan bay về, công nhân ta và bạn đã tìn
thấy vỉa dầu đầu tiên tại thềm lục địa. Tin chưa phổ biến, vẫn mang tính bí
mật, vì vậy anh không muốn vi phạm nguyên tắc, loan báo rộng rãi cho mọi người.
Anh hiểu rằng, sau cái tin trọng đại như thế này, khối lượng công việc sẽ càng
nhiều hơn, bởi vì đã tìm thấy dầu, thì phải gấp rút khai thác, chuyên gia bạn
và ta sẽ đổ tới nhiều hơn, công tác hậu cần cho họ phải luôn luôn sẵn sàng.
- Thôi được, - Anh tủm
tỉm cười, nụ cười được mọi người trong công ty kêu bằng nụ cười “không có chuyện
gì phải ầm ĩ” – Các cậu cứ để hồ sơ của cậu Thanh và ông Kỷ lại đây cho mình.
Không ai nói thêm, cùng
đứng dậy và hình như cùng hiểu giống nhau: Anh Tư đã nói như vậy, có nghĩa là
anh sẽ đích thân đi gặp anh Hai Thông, và mọi chuyện nhất định phải được giải
quyết. Tất cả rời phòng Tư Lịch, gương mặt đã đở nặng nề hơn và trong mắt đã
rạng niềm tin cậy.
Đành phải vậy thôi, Tư
Lịch thầm nghĩ, đây là cái gốc. Mình có thể giải thích cho hai nạn nhân ấy, là
mình đã cố gắn hết sức mình, mình không hẹp hòi gì, nhưng công an họ lại ách
lại. Mà sự ách lại của công an thì ngoài khả năng của mình. Mình cũng sẽ
giải thích cho những người như Bài, như Châu, và Như là: làm sao được khi xã
hội còn những thành kiến. Hơn nữa, chuyên chính vô sản bao giờ cũng đặt nhiệm
vụ cảnh giác cách mạng lên hàng đầu. Chỉ có điều lương tâm mình sẽ lên tiếng.
Mọi sự tin yên người cấp
dưới của mình sẽ chỉ là cái ngọn, là cành lá, là những câu nói ban ơn, ve vuốt,
là sự ken thưởng, động viên. Nhưng là cái gốc ở chổ nào, khi anh em gặp sự hoạn
nạn, gặp sự mắt mớ, hiểu lầm. Gặp sự rắc rối trong cái gọi là lý lịch, quan hệ
chế độ cũ. Cái gốc là đức tin ở mình và ở anh em. Niềm tin vững chải như thế
nào để mình có thể khẳng định bản chất của anh em trước tập thể và trước cả
luật pháp. Chỉ có như vậy mới là làm hết sức và lương tâm của mình mới được yên
ổn.
Trong chuyến kết hợp một
số công việc với các cơ quan bạn ở thành phố Hồ Chí Minh, Tư Lịch đã ghé vào
bệnh viện Thống Nhất tìm gặp Hai Thông.
Họ gặp nhau ngay nơi
hành lang bệnh viện. Hai Thông vừi bắt tay Tư Lịch, vừa cười:
- Nếu tôi đoán không lầm thì ông vô kiếm tôi
về chuyện mấy người đi tham quan nước ngoài.
- Anh cũng biết chuyện đó?
- Hôm rồi anh Năm Cương
vô đây, cũng trình bày rất kỹ đề nghị của các anh.
Tư Lịch gật gù. Thì ra
anh em công an họ làm ăn cũng bài bản lắm, chứ đâu phải khô, lạnh, tác trách.
Trước khi quyết định khi quyết định việc gì họ cũng trước khi quyết định vấn đề
gì họ cũng trao đổi, bàn bạc với nhau rất thận trọng. Tư Lịch chợt thấy
hiện lên Như. Cậu ta thất vọng và bất lực là đúng. Ngay như mình,
giây phút này mình cũng đang rơi vào sự thất vọng và bất lực.
- Ý kiến của anh thế
nào?
\- Chẳng lẽ Năm Cương
không thông báo lại bên các anh?
\- Có, có, - Giọng Tư
Lịch hơi vội,
- Nhưng tôi muốn biết ý kiến
của riêng anh.
Hai Thông cười:
- Anh tư nghĩ sao mà hỏi
tôi như vậy? Chẳng lẽ tôi nghĩ một cách, làm một cách?
- Tôi đâu nghĩ vậy. Tôi
hỏi ý kiến riêng của anh Hai là muốn biết trong trường hợp này anh Hai có nệ
một cái gì khác mà phải ráng giữ nguyên tắc.
Hai Thông cười.
- Đối với những anh em
này, làm sao tính trước được. Họ được ra nước ngoài, tìm cách ở lại thì lúc đó
mình rầy rà.
- Có nghĩa anh Hai chưa
tin những nhận xét của chúng tôi?
- Tin có mức độ, các anh
đã thử thấy họ, và qua thử thách đó mà tin họ, nhưng thử thách này tôi cảm thấy
nặng hơn sức của họ.
- Anh Hai là giám đốc,
tôi cũng là giám đốc…
- Tôi chưa hiểu ý anh
Tư.
- Tôi xin bảo đảm cho
họ. Nếu họ có bất kỳ vi phạm gì theo quy định của luật pháp tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hai Thông nhăn trán, anh
đột nhiên trở nên khó nghĩ. Tư Lịch nói đúng, anh ấy với mình cùng là giám đốc,
tuy không trong cùng một ngành, nhưng trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau. Ảnh
tin vào những người cấp dưới của ảnh bảo vệ cho những người cấp dưới của ảnh.
Mình cũng đã làm như thế đối với chiến sĩ của mình.
- Anh làm tôi khó nghĩ
quá, - Lặng một lát, - Tôi hỏi thiệt anh Tư nghe, chuyện thanh tra bên đó tới
đâu rồi. Rất có thể họ lại cộng thêm vấn đề này vào danh sách cá đề mục phải
thanh tra nữa đó.
Tư Lịch cười hóm hỉnh:
- Có đề mục này, thì tôi
sẽ thuật lại cuộc gặp gỡ ngày hôm nà giữ tôi với anh.
- Vậy hả? – Hai Thông
nắm lấy tay Tư Lịch, cả hai cùng cười.
- Tôi băn khoăn cho anh
thật sự đó.
– Hai Thông trở lại
gương mặt nghiêm nghị.
- Cảm ơn anh Hai. Tôi
hiểu là mình nên làm gì và không nên làm gì. Anh em họ cộng tác với mình hết
lòng, con cái họ ở bên Mỹ, bên Canada, nếu họ muốn ra đi, thì nạp đơn cho mình
xin xuất cảnh, chắc mình cũng chẳng giữ họ. Đàng này họ tình nguyện ở lại với mình.
Tôi tin ông métđôten già đó lắm, ổng ở lại chỉ bởi lo sang bên đó không được
làm métđôten nữa. Ổng làm việc tận tụy, hết lòng, ai cũng tin yêu, năm nào cũng
được tập thể bình chọn là chiến sĩ thi đua. Còn cậu kiến trúc sư Thanh, nếu cậu
ấy muốn đi thì đã đi rồi, bà mẹ vợ cho vàng để vượt biên, vậy mà ở lại, còn kéo
theo cô gái mình yêu. Anh biết không, ngay trong đêm đó, bà mẹ cổ định cho cổ
vượt biên, thì cổ đã bỏ trốn, tới nhà cậu Thanh, và họ đã làm đám cưới với
nhau…
- Tôi cũng đã nghe người
ta nói những chuyện này.
- Chẳng lẽ như vậy anh
còn chưa đủ lòng tin họ hay sao?
- Tin họ đó là một lẽ,
còn thương anh…
- Sao anh cứ bận tâm tới
chuyện thanh tra quá vậy nhỉ? Tôi lại hiểu thanh tra theo nghĩa tích cực… - Là
sao? - Họ giúp mình uốn nắn những cái sai, và khẳng định những cái đúng. Trong
quá trình làm việc, cái đúng bao giờ cũng quan trọng. Chúng tôi luôn tin tưởng
ở mô hình làm ăn của mình anh Hai ạ.
- Mong là họ không yêu
cầu chúng tôi hỗ trợ.
Tư Lịch đáp lại rắn rỏi:
- Nếu có hổ trợ là các
anh hổ trợ cho chúng tôi việc làm thủ tục cho những trường hợp đi nước ngoài, -
Tư Lịch lấy trong cặp xấp hồ sư, đưa cho Hai Thông, - Tôi đã làm sẵn giấy bảo
đảm cho họ, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các anh.
- Anh thật đúng là thủ
trưởng, tôi xin học anh.
Hai Thông đặt xấp giấy
xuống chiếc bàn kê dọc hành lang ký rồi trả lại hồ sơ cho Tư Lịch. Họ đi sát
bên nhau, dọc hành lang.
- Vì sao cứ nhất thiết
phải như vậy anh Tư?
Tư Lịch trầm ngâm. Đó là
cái gốc. Tôi không làm như vậy có nghĩa là tôi không tin anh em. Chưa có niềm
tin, thì dù mình có tỉa lá, bắt sâu cho cây thế nào chăng nữa, cây không vững gốc,
cũng không thể chống cự nổi với cơn gió mạnh, gió sẽ thổi trốc gốc lên. Anh sẽ
lại hỏi, vì sao tôi tin họ. Tôi đã phải trả giá cho lòng tin ấy. Mà đã trả giá rồi,
vẫn chưa đủ tin, thì lỗi không phải ở họ, mà ở tôi, tôi đã trả một cái giá rẻ
mạt. Đã tin anh em, thì phải giám bảo vệ cho anh em. Thật ra, người ta cũng
chẳng bận tâm tới sự bảo vệ của chúng ta đâu, không phải họ vô ơn, mà họ
không biết, chúng ta cũng đâu có thuật lại cho họ nghe. Cần gì phải vậy. Một
việc làm tốt, bao giờ cũng tốt, chỉ cần lương tâm ghi nhận là đủ. - Vì họ là
những cấp dưới của tôi anh Hai ạ.
Hai Thông gật gù. Anh ấy
đã làm theo lời người xưa dạy. Việc nước cốt yên dân. Công ty của ảnh, cũng là
một nước thu nhỏ, ảnh là người đứng đầu cái nước nhỏ bé ấy, ảnh sống với cái
đạo của người cấp trên, và cái tâm đối với những cấp dưới. Qua sự việc nhỏ này,
không phải ảnh không tính tới những khả năng xấu nhất. Nếu khả năng xấu nhất ấy
xảy ra, thì cấp trên của ảnh sẽ không để cho ảnh ngồi trên cái ghế giám đốc đo.
Nhưng ảnh vẫn làm, không phải phiêu lưu, mà ảnh tin là chuyện đó không xảy ra,
những cấp dưới của ảnh không thể trả ơn anh bằng sự phản. Ảnh tin họ như tin
như những người anh em của mình.
- Bao giờ anh Hai ra
viện?
- Vài hôm nữa
- Cũng nên như vậy.
Hai Thông không giận bạn
vì câu nói xem ra ít tình ấy, vì dù sao anh cũng vào đây để chữa bịnh. Và anh
cũng linh cảm Tư Lịch nói câu đó ẩn một cái nghĩa khác.
- Vài hôm nữa mình về
liệu có kịp không?
- Chắc kịp.
Tư Lịch kéo Thông sát vào mình, nói thầm:
- Tôi bay ra giàn khoan,
tận mắt chứng kiến rồi. Chỉ ít ngày nữa sẽ công bố trong cả nước.
- Tôi cũng có nghe, càng
nghe, càng sốt ruột quá.
Tư Lịch nắm chặt tay
Thông:
- Phải nhân tin vui này
mà khỏi dứt bệnh tật đi ông bạn ạ. Hai Thông cười, nhìn theo bạn đi vội xuống
cầu thang.
/ Mời đọc tiếp/
Tiểu thuyết rút gọn/ Tình Biển của Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét