NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHÉM GIÓ MUÔN MÀU, 3.
Phần IV, tiểu thuyết TÌNH BIỂN
In lần thứ nhất: NXB Tổng hợp Kiên Giang
20.150 uốn, khổ 13x19/ Số XB 028/ GPNT-SP Ngày 23.3.1987
Tái bản 1: NXB HNV 2017.
TÌNH BIỂN
tiểu thuyết NGUYỄN NGUYÊN BẢY
27. Niềm Vui Chưa Trọn
Kể từ ngày mấy má con Trầm xuống Vũng Tàu đoàn tụ với Châu, tính tình của Châu có vẻ đầm hơn, anh ít nóng nảy ngang ngạnh và gương mặt đã thường trực nụ cười. Anh em trong khu tập thể cũng vui lây cảnh đoàn tụ của Châu, thỉnh thoảng họ lại kéu nhau tới nhà anh góp mặt và lai rai bàn sự đời. Vì vậy, sáng chủ nhật nào Trầm cũng trở dậy xuống chợ từ sớm. Sáng nay, chị cùng đi với Na, không xuống thẳng chợ mà rẽ ra bến. Họ tính mua ít tôm về làm chạo. Người có mặt sớm nhất ở nhà Châu, là Luận. Lẽ ra, cậu tính kè kè xuống chợ với vợ luôn. Nhưng thấy Na đánh tín hiệu cho Luận ở nhà vì đã có chị Trầm, anh còn làm cái đuôi thì kỳ lắm. Cu cậu đành ở nhà, nhưng có vẻ xìu. Thiệt tình hai đứa dính với nhau còn hơn cả sam. Người tới thứ hai là kiến trúc sư Thanh. Hôm qua, chàng nói là không thể tới được, vì đã hẹn đi chơi bãi biển với My My, chẳng biết sao chàng mò tới, chắc là cô nàng lại bị bà mẹ khóa trái cửa. Thanh thanh minh không phải vậy, má cô đột ngột yêu cầu cô đưa bả đi thăm mộ ông già. Tất nhiên là mà má không cho phép Thanh đi cùng. Người tới thứ ba là Đại. Nhà du lịch góp mặt mọi chổ, kể đủ mọi chuyện.
- Mình tới trễ quá, bả đi
chợ rồi phải không?
Vừa tới cửa, Đại đã lên tiếng hỏi Châu. Châu
gật đầu.
- Không hiểu hôm nay bả cho tụi mình thưởng
thức món gì? Gà hột điều, cơn hến, xíu cua, hay cút tần yến, lươn bọc mỡ chài?
Thanh cười lớn:
- Em đoán tụi mình sẽ được bà chị cho ăn món
cá luộc.
- Vậy hả, - Đại vẫn hể hả tiếp tục câu chuyện
- Cậu là người Nam chắc chắn là chưa được
thưởng thức món cá mè luộc của người Bắc. Châu cười cắt ngang:
- Cá mè mà luộc nỗi gì, người ta luộc cá chắm
cỏ, cá chép đồng. - Xin lỗi giám đốc, về món ăn thì xin ngài giám đốc cứ bình
tĩnh mà kêu tôi bằng giám đốc. Cá mè hoa nuôi ở làng Đan Phượng, con nào con nấy
ít nhất nặng hai ký, hai lườn ngậy mỡ, thứ cá mè đó mà mổ bụng rửa sạch, tất
nhiên là để nguyên mỡ và trứng, sau đó thả vào nồi nước đang sôi. Hương vị lập
tức theo khói bốc lên. Người phụ nữ khéo tay sẽ vừa đẩy củi vào bếp, vừa làm
ngay món nước chấm, được loại mắm tép hay mắm nêm vừa ngấu tới, vắt vào đó chút
chanh, vài lát ớt. Rồi kịp thời vớt cá ra, đừng quên bỏ một chút mỳ chính vào
nồi. Cá nằm trên đĩa, tất nhiên là khói tỏa mù mịt. Ly cốc chạm nhau, cứ gọi là
cái ngọt của vị cá mè hoa luộc ăn một lần tới bây giờ còn nghe ngọt trong cổ.
Luận ngồi im nghe, đối với cu cậu việc trình
bày một món ăn bao giờ cũng gây cho cậu một cảm giác thú vị, chẳng thế mà Na
cam đoan với mọi người là Luận mê cô bởi vì cô rất thạo nghề nấu món ăn.
- Thế nào, anh bạn trẻ, có cảm thấy ngon
không?
Đại nháy mắt hỏi Luận. - Chỉ nghe anh nói
không cũng đủ ngon rồi.
- Hôm nọ tớ được ăn món chả giò do vợ cậu làm,
ngon tuyệt, tớ chẳng thể hiểu vợ cậu có bí quyết gì mà chiên chả giò ròn đến
như vậy.
Luận cười:
- Cái khó của chả giò là phần kỹ thuật chiên.
Phải dùng dầu để chiên thay vì dùng mỡ, bắc chảo lên bếp, chờ cho dầu nóng mới
thả chả giò vào. Khi sôi, dùng đũa đảo liên tục. khoảng hai mươi phút khi chả giò vàng và bắt đầu cứng, vớt hết
ra rổ để vài ba phút, bắc một chảo khác, để dầu sôi rồi thả chả giò đã nguội
vào, chao đều, rồi vớt ra. Chiên
kiểu này chả giò ròn từ trong ra ngoài.
- Mất thì giờ, - Châu xen vào câu chuyện một
cách cục mịch.
- Vì vậy ông mới làm giám đốc xí nghiệp xây
dựng, còn tôi là người hướng dẫn du lịch, mỗi nghề có một bí quyết đam mê, ông
ạ.
Sự xuất hiện của Tư Lịch và Bài hơi đột ngột.
Tư Lịch cũng cảm giác như thế, nhưng anh đã hòa đồng ngay vào sự vui vẻ của mọi
người.
- Các cậu rôm rả chuyện gì vậy? - Thưa, Đại
hơi lúng túng,
- Đang tranh luận với nhau về các món ăn Việt
Nam.
- Nếu vậy thì sở thích của mình là cá trê kho
tộ hoặc cá lóc canh chua. Tất cả cùng cười rộ lên. Tư Lịch đón lấy ly nước từ
tay Châu đưa tới. Anh uống một ngụm nhỏ.
- Các cậu đồng ý với mình,
là Thành phố của chúng ta thay đổi từng giờ, cảnh vật, lẫn con người. Sự thay
đổi ở xung quanh mình, vậy mình cứ ngỡ ngàng, ngơ ngác. Mình và cậu Bài mới ở
khách sạn Hoa Phượng về, cả bộ mặt của khu Bãi sau đã thay đổi… Mình cũng thông
báo để các cậu biết, Công ty ta đã quyết định nhận bà Thanh Thúy trở lại làm
việc, - Tư Lịch bắt gặp nhiều con mắt cùng nhìn anh vừa ngạc nhiên, vừa mừng
rỡ, - Mình đưa bả trở lại khách sạn Thanh Thúy, còn anh lính này, - Tư Lịch chỉ
Bài, - Lại phải rời tổ ấm thôi. Đã là người lính thì lúc nào cũng phải có mặt
nơi gay go nhất, gian khổ nhất. Mình quyết định giao cụm khách sạn Hoa Phượng
cho cậu ấy.
Đại là người đứng bật dậy
đầu tiên:
-Vậy thì tuyệt, thưa anh
Tư, cụm khách san Hoa Phương mà giao cho anh Bài, thì chắc chắn không ai phản
đối. Đại luôn cho rằng mình là người hiểu Bài khá chắc. Ngay từ ngày đầu tiên,
khi Bài có mặt ở công ty, người đầu tiên Bài gặp chính là Đại, và yêu cầu đầu
tiên Bài đề xuất với lãnh đạo công ty là được học thêm tiếng Nga, và người đầu
tiên nhận giúp bài chuyện đó lại chính là Đại. Họ đã bắt đầu với nhau từ câu
chào buổi sáng, cho tới câu tạm biệt lúc khuya. Thế rồi họ đều trưởng thành,
mỗi người một công việc, tuy không gặp nhau thường, nhưng họ tin vào năng của
nhau. Hôm mới rồi, cả hai cùng đi dạo ở Bãi sau và họ đã nói về công trình
khách sạn Hoa Phượng. Đại không rành về công tác quản lý khách sạn lắm, còn
Bài, thì cứ đứng nhìn khách sạn mà ngẩn ngơ. Khi Đại hỏi, nếu được cử làm giám
đốc cụm khách sạn này, thì việc đầu tiên của ông là gì? Đại đang chờ một câu
trả lời, mà có thể anh cũng đã đọc trong sách, nào là sẽ xây dựng bộ máy, nào
là sẽ sắp xếp khoa học, nào là tổ chức công tác kinh doanh… Nhưng câu trả lời
của Bài lại khác hẳn: Mình sẽ cho tiến hành trồng phi lao suốt dọc bãi sau. Năm
năm sau, nơi đây sẽ là rừng. Rừng gần với biển, biển sát với rừng, cậu tưởng
tượng mà xem, bãi tắm của chúng ta sẽ lý tưởng thế nào. Đại hình dung ngay ra
khung cảnh đó, bởi anh là người hướng dẫn du lịch, anh đã từng đi đây, đi đó,
những bãi tắm tuyệt vời nhất thế giới chẵc cũng chỉ đến vậy, gió, nắng, biển
xanh êm, cát trắng, phẳng, nhà nghĩ đẹp, tiện nghi, và rừng, để đêm đêm du
khách nghe đại hòa tấu của sóng biển và gió rừng đang quyện vào nhau. Và để Đại khỏi ngơ ngác vì cái dự
đinh có vẽ như trên trời, dưới biển đó, Bài giải thích thêm: Quản lý một khách
sạn không khó, nhưng quản lý như thế nào để cơ sở vật chất ngày càng tăng sức
cuốn hút ngày càng lớn, thì đó là điều khó, do vậy, việc đầu tư chiều sâu, đầu
tư chất xám cho công việc mình làm, mới thật sự cần thiết. Nhưng cậu làm cách nào để trồng được phi lao trên bãi
cát nắng chang chang suốt ngày như thế này? Đại hỏi lại. Bài cười: Khuyến khích
vật chất. Vật chất là tiền đề cho mọi việc. Mình sẽ giao công việc này cho công
đoàn hoặc đoàn Thanh niên, mỗi người, bất kể ai, cứ trồng và chăm sóc được một
gốc phi lao, thì được thưởng một khoản tiền nào đó. Biện pháp này đảm bảo khuyến
khích mỗi người trồng cả trăm gốc. Việc trồng thực ra không khó, ta có thể phát
động bằng lời hô hào, chỉ cần một sáng chủ nhật lao động xã hội chủ nghĩa là có
cả ngàn gốc, nhưng rồi sau đó, chưa chắc có được vài chục cây sống sót. Đàng
này, khoán tiền thưởng cho việc trồng và chăm sóc, cậu đừng bỏ qua khâu chăm
sóc, thì nhất định phi lao không chết. Và sau đó là một hội đồng nghiệm thu
những cây phi lao sống. Đại thực sự thán phục Bài, anh nắm chặt tay bạn, hai
người lại tiếp tục đi trên cát. Chuyện đó dù sao họ cũng chỉ mới bàn cho vui,
vì có thể không bao giờ xảy ra. Vậy mà bây giờ chính Tư Lịch đã thông báo sẽ cử
Bài làm giám đốc cụm khách sạn Hoa Phượng.Đại đưa mắt nhìn Bài, hình như anh
muốn nhắc lại câu chuyện đi dạo bữa trước với bạn. Bài gật gù như đáp lời. Đại
hiểu rằng, con người của Bài, lúc nào cũng coi mình là người lính thì mọi việc
rồi đâu sẽ vào đó, cái viễn cảnh về một vùng du lịch nổi tiếng nhất định sẽ
thành hiện thực.
Trầm và Na khệ nệ hai giỏ
thức ăn từ ngoài bước vào. Các bà nội trợ đã về. Nhiều âm thanh nổi lên cùng
một lúc, vui vẻ. Tư Lịch nhình Trầm:
- Bà chủ tính đãi chúng tôi món gì đây?
Trầm đặt giỏ thức ăn xuống
sàn:
- Thưa anh Tư, mọi người hoàn toàn phụ thuộc
và tài nấu nướng của cô Na đây.
Na đỏ mặt lúng túng:
- Thưa chú…
Tư Lịch hóm hỉnh:
- Cô đầu bếp trổ tài đi, với tôi xin một đề
nghị. Na dạn dĩ:
- Chú cứ nói.
- Tôi rất thèm một món ăn dân dã.
Na hơi đánh con mắt nhìn Luận lúc này đang
đứng nép phía sau tủ, mặt hơn hớn mừng vợ đi chợ về, họ đánh tín hiệu gì cho
nhau, có mà trời biết, chỉ biết là Na đáp lời Tư Lịch rất tự tin:
- Thưa chú, nếu món ăn dân dã dành cho người
đi công tác xa hay đi du lịch, thì phải kể tới cơm nắm muối mè, còn món ăn dân
dã trong mọi gia đình thì nên cá kho tộ hoặc cá canh chua.
Tư Lịch bật cười:
- Khá lắm, chú đề nghị cá lóc canh chua.
Luận hoan hỉ kể công với vợ:
- Anh đã nói với em từ tối qua rồi mà, món cá
lóc canh chua sẽ được hưởng ứng trong mọi trường hợp.
- Thưa anh, không phải cá lóc canh chua mà là
cá mập canh chua, thôi vô bếp phụ với em một tay.
Trầm ngăn lại:
- Khoan, và sẽ có thêm món đặc sản cao cấp
Chạo tôm. Tất cả cùng cười. Luận đã nhanh nhẩu chạy lại bên vợ, đưa tay vào
quai chiếc giỏ xách của vợ. Tay hai người đan vào nhau, Na chí nhẹ ngón tay vào
tay Luận, nếu ở nhà chắc chắn Luận đã phản ứng bằng một cái hôn, và chuyện đó
có gì phải chống cự. Từ ngoài cửa Như lầm lầm đi vào. Mọi người sững lại, im
bặt, anh ta chắc chắn sẽ mang tới tin chẳng vui chút nào, và thật tình là không
đúng lúc.
Như: Thưa anh Tư…
Tư Lịch: Chuyện gì vậy, cậu cứ nói cho tất cả
cùng nghe.
Như: Tổng cục cử một đoàn thanh tra vào thanh
tra công ty chúng ta.
Tất cả: Sao?
Như: Trưởng đoàn thanh tra là chuyên viên kinh
tế Trần Đình Tấn. Tất cả im lặng.
Một lát.
Tư Lịch: Lại Trần Đình Tấn..
Tư lịch hiểu là lại một
thử thách nữa tới với anh, nhưng sự bình tĩnh lúc này thật cần thiết. Anh không
thể phá hỏng không khí đang vui của mọi người, giọng anh hơi trầm lại.
- Không có gì phải ầm ĩ, mọi việc cứ tiến hành
như thường. Những trái tim cứ mở cửa đón khách. Lòng chúng ta đối với sự nghiệp
dầu khí sẽ không vì thế mà giảm sút nhiệt tình, phải vậy không các bạn. Nào bà
chủ, - Tư Lịch đưa mắt đến những người có mặt, - Xin bắt đầu ngay cho, tám phần
ăn, xin lỗi, cả tôi nữa là chín…Những người phụ nữ lục tục vào bếp. Những người
đàn ông lặng lẽ ngồi xuống ghế. Họ không nói gì với nhau. Ai cũng hiểu rằng
cuộc vui của họ thế là chưa trọn.
/ Mời đọc tiếp/ tt Tình Biển/
28. Đối Thoại Đứt Quãng/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét