Thơ BÙI HUY
PHÁC
NGUYỄN NGUYÊN BẢY, đò đưa
CHIA SẺ THA
PHƯƠNG CÙNG BÙI HUY PHÁC
Tôi với anh Phác (BuiHuy) ngoài đời chưa có ân oán giang hồ
gì vì chưa duyên quen biết nhau, nhưng ở Vườn Thơ Bạn Thơ tôi đã mắc nợ anh,
món nợ canh cánh xấu hổ trong lòng. Sự là, sau khi nhận được chùm thơ của anh do
nhà thơ Nguyễn Khôi đọc chọn gửi qua eMail, tôi đã mê liền chùm ba bài mang dấu
ấn Bùi Huy Phác và cho đăng in ngay vào Sách Thơ Bạn Thơ 2, xuất bản theo giấy
phép của NXB Văn học tháng 7.2012. Chùm thơ của anh đánh số 45, trang 177-178 :
/Tuyết trắng Vacsava/ Muối rong/ Tiếng
vọng ca trù/, mọi khâu hoàn hảo cả, ngoại trừ một lỗi vi tính cẩu thả, đó
là lỗi sau số thứ tự 45 tên tác giả rành rành Bùi Huy Phác chắng hiểu
cắc cớ gì lại biến thành Bùi Huy Phúc, dù cuối trang 178 và danh sách
tác giả nơi bìa 4 đều in đúng, đẹp tên Bùi Huy Phác. Từ đó đến nay, dù gặp nhà thơ Bùi Huy Phác thêm đôi ba lần trong các dịp chào sách tại Hà
Nội, nhưng tôi vẫn chưa nói được lời xin lỗi anh, thật đáng trách.
Thế rồi, mới đây, chính xác là ngày 14.4.2017 Anh Phác gửi
qua bưu điện từ Hà Nội tới thẳng Phòng Văn tôi ở Sài Gòn một tuyệt quà, đó là
tập sách thơ của anh, Những Trang Khép
Lại, in sao chụp, đóng quyển đẹp, dày 290 trang, gồm 204
thi phẩm, ruột sách đính kèm một lá thư viết bi nét mảnh, chữ ký thanh tao,
triện tay hán tự đỏ.
Tôi vồ vập (đúng chữ) đọc thơ anh trước. Đọc một hơi. Hình
như nửa tiếng giờ, ngây ngất. Rồi đọc thư anh ( cảm động,
đúng chữ). Rồi bốc điện thoại gặp anh. Lúc vui thường luyên thuyên, tôi đã nói
nhiều lời, dài dòng, nào cảm ơn, nào chúc mừng, nào thông báo mầu năn nỉ xin
phép được đọc chọn từ Những Trang
Khép Lại in vào sách Thơ Vườn Năm Nhà
3..
Nhà thơ Bùi Huy Phác gửi cho tôi cả thảy ba bức
thư, bức kẹp ruột sách thơ Những Trang
Khép Lại, tôi gọi là bức đầy đủ, vì tôi in vào sách đầy đủ, và quá trình
làm sách Vườn Năm Nhà hai bức thư
ngắn nữa, tôi gọi là bức trích, vì tôi chỉ trích in phần liên quan. Kính mời Phác và bạn đọc quan tâm cùng đọc lại, dưới
đây.
(Bức đầy đủ)
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2017
Thân quý gửi Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bẩy
Thơ tìm đến Nguyễn Nguyên Bẩy để nhận lấy tình của người yêu dấu. Thơ cũng tìm về anh như những cánh chim về tổ. Trong các cánh chim đó có cách chim non, cánh chim đang độ, có cả cánh chim già bạc… của nhiều loài. Chim về tổ đã là bản năng, hẳn tổ và chim cảm nhận sự liên thông tương giao đó sâu xa từ trong bản thể. Phước hạnh thay cho chim, càng phước hạnh hơn cho tổ.
Thơ tìm đến Nguyễn Nguyên Bẩy để nhận lấy tình của người yêu dấu. Thơ cũng tìm về anh như những cánh chim về tổ. Trong các cánh chim đó có cách chim non, cánh chim đang độ, có cả cánh chim già bạc… của nhiều loài. Chim về tổ đã là bản năng, hẳn tổ và chim cảm nhận sự liên thông tương giao đó sâu xa từ trong bản thể. Phước hạnh thay cho chim, càng phước hạnh hơn cho tổ.
Phác tôi vào thơ trong một cảnh huống đa đoan. Vốn tạng
yếu, sai lầm gặp nạn, trở nên khiếp sợ (lại sợ chim như sợ cành cong, như Kim
Lân từng thổ lộ: Không biết sợ chi, nhưng sợ lắm). Từ yêu quí, qua sợ, mà xa
lánh, rồi đoạn tuyệt đến quá nửa đời. Một cơ may, để mon men trở lại khi “…rón
rén bước đầu trên tuyết trắng”, thì với Thơ, anh đã ra một cá thể khác lắm rồi,
không còn biết đâu là nguyên cốt, đâu đến từ ngoài.
Phác tôi được Bẩy-Nguyễn Nguyên rờ đụng đến, cũng là nhờ
bạn đồng niên Nguyễn Khôi tiến dẫn, nhưng thật chưa được có phút nào tâm sự
riêng tư. Mặc dù trong mỗi dịp hiếm hoi gặp gỡ là nhận ra nhau và cười sướng
thật lòng, chỉ vì Phác tôi lủi thủi, biết mình không dành trọn cho thơ nên xa
lạ Thi đàn đang sôi động nhường ấy.
Nay có tập bản thảo dầy dầy, lại đặt tên thật thà là:
“Những Trang Khép Lại”, cái tên “ngang hông” đó, khép lại thì còn đụng đến, còn
nói làm gì? Mà đem nó về Tổ, là nơi Bẩy tôi đây. Phải chăng chiếc cánh già bạc
này đến ăn vạ Bẩy – Bao dung chăng?
Thì nguyên do, đắn đo mãi để nói ra là: Từ khi nhận ra, tin
quyết vào nơi Lẽ Thật Sáng Tạo, thì thấy quá khứ mình, dù trăn trở mấy cũng
chẳng có gì đáng quan hoài nữa, nên muốn phủi bỏ cả. Nhưng, trong những ngày
suy ngẫm trước cánh đồng mới đó, một người bạn thiết như anh em nhà văn quá cố
Bùi Bình Thi có lời khuyên chớ bỏ, phải lưu lại như một vật chứng của con người
trước ngưỡng cửa của Ngôi nhà Ánh sáng. Anh còn nói là sẽ viết về thơ bạn mình,
còn đại ngôn nói đó, một dòng thơ ngẫm ngợi. Nay Bùi Bình Thi đã về Nhà Cha
anh, sau khi kịp hoàn thành bản “Miêu thuật”, “Khâm Sai Đại Thần” (Có lẽ sẽ ra
mắt một ngày gần đây). Thương nhớ và kính về bạn, Phác tôi mới gom nhặt tất cả
mấy tập đã in và chưa in của mình, nghĩ ra một xếp đặt khác, theo bình diện đại
loại gọi là chủ đề, trong mỗi chủ đề ấy không phân biệt bài thơ được viết ra ở
đâu (không gian), lúc nào (thời gian). Tập hợp xong, xem lại thì thấy cần phải
hỏi bạn, hỏi thày xem sản phẩm này bộ dạng, công dụng nó ra làm sao, có cần cho
ai đó không?
Trong các bậc Bạn, Thày quen biết, Bùi Bình Thi – người sui
như mình thì không gặp lại trên đất này được nữa, thì chỉ còn tìm đến Nguyễn
Nguyên Bẩy, Nguyễn Khôi thôi.
Khôi thì Bẩy biết rồi, Bẩy còn thương vì chàng sớm làm ra
lụ khụ tột mốc U80 rồi. Thì Phác tôi còn nhờ cậy ai nữa ngoài người sung mãn,
nặng lòng cưu mang Nguyên Bẩy nữa.
Đây cũng là một tấm gương để đến trước mà soi mình. Nếu mà
ông ấy ngứa ngáy động cựa “chém gió” nhát nào đấy, thì mình biết đường mà định
liệu ngảy mai. Bởi Bẩy ơi! Phác tôi dại dột và liều lĩnh giờ đây, không như cụ
Khôi ban đồng tuế; Khép lại những trang này, Phác sẽ bắt đầu bước vào cánh đồng
mới “Khi Nghe Tiếng Gõ” (Bản thảo mới).
Việc làm và lời của Nguyên Bẩy chắc là giúp cho Phác tôi
nhiều vào công việc của Ngày Mai.
Amen!
(Bức trích 1)
Sinh thời, trong
những ngày tháng rút ruột cho tập miêu thuật “Khâm Sai Đại Thần”, nhà văn quá cố Bùi Bình Thi có cho tôi biết,
nhiều buổi chiều đi dạo trong rừng cọ, rừng mai của Khu chung cư sinh thái
Ecopark bên tả ngạn sông Hồng, để phục sức, chuẩn bị cho mỗi đêm thức trọn bên
trang viết, ông bảo những lúc ấy:“Tớ cầm
và đọc cậu, như một nhu cầu. Đó là một dòng thơ ngẫm ngợi…”. Ông dự định
sau khi xong cái miêu thuật ấy, sẽ có đôi điều về dòng thơ này. Nay điều đó đã
về trời, chuyện một thuở xa rồi.
Tôi mạo muội mượn tên gọi trên
đây mà bạn văn Bùi Bình Thi khi đọc, đã nghĩ về thơ tôi, dùng cho tập hợp này:
một số bài chọn trong tập “Những Trang
Khép Lại”, giới thiệu với Bộ sách Thơ “Vườn Năm Nhà” mà Nhà thơ
Nguyễn Nguyên Bẩy có lòng quan tâm đến.
Amen!
(Bức trích 2)
Các bạn xem lại xem, đưa thơ mình vào Vườn Năm Nhà, thế có nên chăng? Nếu các bạn vẫn giữ ý đó, xin
cho để chọn lại, cho nó hợp hơn với tác giả.
Dưới đây là những bài chọn lại, xin gửi đến, để các bạn tùy nghi sử dụng.
Xin chúc cho Vườn Năm Nhà mãi xum xuê bông trái nhiều loài, nhiều phong vị,
tô đẹp văn đàn. Tấm lòng và công khó của Người làm Vườn thật chẳng uổng đâu.
Nguyện Đấng Siêu Việt ban sức mới và thêm ân tứ và tình yêu cho người.
Amen!
Nguyễn Nguyên Bảy tôi, nhận đọc sách thơ anh, thư anh, mở lòng đón nghe,
nín thầm mà nghiệm thực những lời mong cầu Thơ Bạn Thơ, nên chậm tới lúc này,
việc xong, mới hoan hỷ đáp lời cảm ơn nhà thơ Bùi Huy Phác. Thưa anh, 35 bài
thơ do chính anh chọn gửi, đã chính thức có mặt trong sách thơ Vườn Năm Nhà 3, chữ cái tên anh vần P,
kết tập.
Người thơ Bùi Huy Phác. Thơ đúng như người, người thơ nhãn mác Bùi Huy Phác.
Thơ chân thành, đẹp giản dị, hay sâu sắc, đặc biệt là những vần thơ anh viết ở
xứ người, cảnh tình tha phương cầu thực, mà tôi như thấy tôi ở đấy, trong khóc
cười đồng điệu ấy và trong đức tin mà với anh Amen, với tôi Nam Mô A Di Đà
Phật.
Đáp lễ, NNB tôi xin được gửi anh chia sẻ bài kệ viết trong tâm cảnh tha phương cầu thực, Chùa Việt ờ Seattle USA thay lời cảm ơn không suông, không khách sáo, sau
khi đọc những áng thơ tràn đầy năng lượng Bùi Huy Phác và cũng là cặp bến một
đò đưa tình Thơ bạn Thơ.
Thơ Nguyễn Nguyên Bảy
CHÙA VIỆT Ở SEATTLE
Con
trai tôi thường đến đây những lúc thương cha nhớ mẹ những lúc tâm hồn tròng
trành những lúc không biết nên khóc hay nên hát
Chùa
thấp von như chủa làng quê Việt. Thấp von không phải bởi rét mướt mà bởi
chùa làng khiêm cung tu thân từ thanh nghèo bạch khổ. Chư Phật, chư Bồ tát, chư
tăng tọa sát mái chùa, thắp nhang, tay người chạm tay Phật, Phật như bằng hữu,
như người thân, như xóm láng giềng làng
Vườn
chùa thanh tịch, cây chay trĩu những quả chay, phật thủ ngâu hoa nhắc nhở lời
tịch diệt
Con
đang cầu gì mà tay chắp ngực, mắt lời không chớp
Lạy
Mẹ Quán Thế Âm, xin cho chúng con tam đại đồng đường. Lạy Chúa cứu thế, xin cho
chúng con tam đại đồng đường. Lạy Thánh Ala, xin cho chúng con tam đại đồng
đường
Con
lạy thế bởi con không nhập đạo, con chỉ có đức tin, trong con linh thiêng Phật,
linh thiêng Chúa hay linh thiêng Ala cũng chỉ một linh thiêng toàn năng cứu thế
Xin
hãy cứu vớt cha con một đời bền gan ngộ huệ, không sân si, không thù oán, lòng
chỉ nguyện sống đời tử tế
Xin
hãy cứu vớt mẹ con, từ bể khổ được lên thuyền Bát Nhã, đức hy sinh dài
sông cao núi, trọn đời vú sữa nuôi con
Xin
hãy cứu vớt em con tay em chỉ vừa mới hái cầm hạnh phúc
Xin
cứu giúp các con con, chúng đang là những bông thu trước mùa đông tuyết băng
mưa đá
Riêng
lẻ chúng con thật yếu đuối. Xin cho chúng con tam đại đồng đường. Ăn mày Phật,
ăn mày Bồ tát, ăn mày chúng Tăng tam đại đồng đường trong ngôi chùa Việt nhỏ mà
nội lực sinh tồn vạn đại, toàn năng cứu độ chúng sinh
Trước
một văn hóa lạ hoắc, một miệt rừng mênh mông, sông đã rộng còn thêm ao hồ khủng,
những ngưởi Việt nhập cư đã không hơ hoảng hoang mang, không ngã lòng
khiếp sợ, đã nhanh tay dựng ngôi chủa Việt xóm, Việt làng, Việt quê để gieo
trồng hạt giống đức tin
Đức
tin tam đại đồng đường, cây mọc ở đất nào cũng có gốc có thân có ngọn,
cũng ra hoa kết trái, dẫu cóc ổi trần bì dâu da…dẫu nho thì cũng Phan
Rang, táo nhỏ như bi cũng don don dầm đường Hà Nội
Chỉ
riêng điều cầu xin tam đại đồng đường xum họp, cha và con đã khác biệt nguyện
cầu, khác biệt nào trái tim cũng ngộp
Một
hớp thơ cha: Ly hương ư? Tóc
bà heo may. Lưng còng ngồi se sợi gió. Nhà cha dột ai lên rừng tìm tre nứa.
Canh bờ rào mẹ nấu để ai ăn. Hoa dại dại tay ai cầm. Anh đi rồi ai tặng hoa em
nhỉ? Kẻ chạy trốn bọc trăm trứng mẹ. Nở thành người được chăng?
Một
hớp lời con: Nguyện cầu của
cha ngược về quá khứ, mộng mơ trồng lại những cây cành đã chết. Nguyện cầu của
con nhìn về tương lai. Con muốn các con của con được sống làm người
Bất
đồng cha con hóa giải 16 năm chưa xong
Hèn
chi đã gần bốn chục năm vết thương chiến tranh Bắc Nam vẫn còn rỉ máu
Hèn
chi cầu xin của các con tôi mãi mãi chỉ là ước mơ xum họp một nhà, một nhà như
tam đại đức tin trong ngôi chùa Việt
Chùa thấp von như chùa làng quê ta. Thấp von không phải bởi rét mướt mà bởi chùa làng khiêm cung tu thân từ thanh nghèo bạch khổ. Chư Phật, chư Bồ tát, chư tăng tọa sát mái chùa, thắp nhang, tay người chạm tay Phật, Phật như bằng hữu, như người thân, như xóm láng giềng làng
Đấng
toàn năng trong ngôi chùa Việt ở Seattle đã tiếp nhận nguyện cầu con sắp bầy cổ
tích
Em
gái con du học Bắc Kinh, thích yêu quê mẹ, thích yêu tranh thủy mặc, lá rụng về
cội lòng chẳng chút mơ hồ phương tây
Vậy
mà một người trai Mỹ, lon ton Bắc Kinh, gặp sét em gái con nhất quyết đòi thành
chồng vợ.
Câu
chuyện kết thúc có hậu theo sắp đặt của Đấng toàn năng em gái tôi về Seattle
theo nguyện vọng của tứ thân phụ mẫu, của anh trai chị dâu, của đích tôn
Kít-Cát hội nhị đại đồng đường
Anh
em đã xum vầy nhị đại, mà sao con vẫn chắp tay nguyện cầu.
Này
con, Đấng toàn năng nghe chuông từ mọi phía, nghe nguyện cầu từ nhiều lòng, vô
tư công bằng thuận lý, không ai có thể cưỡng bức nguyện cầu
Chúng
ta đang có cây gia phả ba đời. Gốc cha mẹ nơi quê làng người Việt. Thân cành
các con và hoa trái các con con xum xuê trên đất Mỹ. Một cây gia phả đang có.
Một cây gia phả hiện thực.
Ngôi
nhà của mẹ cha rộng cửa. Con cháu của ta phải biết rộng lòng. Năm nay, ngày
này, bây giờ chẳng phải tam đại chúng ta đang đồng đường trong căn nhà của con?
Trên sân ngôi chùa Việt tín ngưỡng của con?
Ước
mơ có giới hạn là ước mơ hiện thực. Ước mơ không giới hạn là mơ ước viển vông.
Nhìn cây tam đại đồng đường nhà ta xum họp cha mẹ dụi mắt ngỡ tưởng nằm
mơ
Đấng
toàn năng đang hỷ xả tươi cười
Tại
sao con khóc? Đầy một sân chùa Việt trai gái trẻ già sao ai cũng khóc? Nước mắt
chảy xuống Lake Washington hồng xanh trong veo. Đem theo hình bóng ngôi chùa
Việt ở Seattle hồng xanh trong veo.
Nước
mắt con tôi, tín ngưỡng con tôi, tam đại đồng đường tôi, những tam đại đồng
đường người Việt tha hương như tôi…đang trôi về với cội nguồn.
Tháng
bảy quê nhà đang mùa báo hiếu…
Seattle,
20/8/2011
Thơ VƯỜN NĂM NHÀ 3
Thơ BÙI HUY PHÁC
VANDANBNN
Thơ VƯỜN NĂM NHÀ 3
Thơ BÙI HUY PHÁC
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét