Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

PHONG THỦY ỨNG DỤNG/ CHƯƠNG 7/ ỨNG DỤNG TRẢI NGHIỆM

Bìa 1 & Bìa 4 sách Dịch học tập 1  
PHONG THỦY ỨNG DỤNG

CHƯƠNG 7

 ỨNG DỤNG TRẢI NGHIỆM


LÀ SAo?
Dù giải thích cách nào thì hai chữ Phong Thủy cũng tàng ẩn những năng lực thần bí trong trang phục thánh thần. Chương sách này là những ứng dụng trải nghiệm dụng biến các năng lực thần bí ấy, bắt đầu từ Địa Lý Tả Ao

LÀ SAO?
Ông tổ của phong thủy Việt là cụ Tả Ao (Nguyễn Đức Huyền, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh), xin bắt đầu từ câu bốn trong sách Địa Đạo Diễn Ca vẻn vẹn 120 câu văn vần của Cụ.

Bốn Là Mở Sách La Bàn Cho Thông.
La bàn cái nhỏ gọi là Tróc Long, cái lớn gọi là La Kinh hay La Bàn. La bàn thường có 13 vòng, nhưng quan trọng nhất là 3 vòng Thiên Bàn, Địa Bàn và Nhân Bàn.Vòng ngoài cùng là Thiên Bàn, ứng dụng vào hướng thu thủy, phóng thủy. Vòng trong cùng là Địa Bàn, dùng án định long mạch. Vòng giữa là Nhân Bàn, dùng vào việc tiêu sa để xem sa nào tốt, sa nào xấu. Cả ba vòng đều chia làm 24 ô, mỗi ô 15 o trong 1 vòng tròn 360 o. Các chữ trong ba vòng đều giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ nếu lấy vòng trong cùng, vòng Địa bàn làm đích thì vòng Thiên bàn lệch sang bên phải nửa ô và vòng Nhân lệch sang bên trái nửa ô. Những chữ đề trong 24 vòng đó, chính Đông ở Mão, chính Tây ở Dậu, chính Nam ở Ngọ và chính Bắc ở Tí. Nếu đọc theo chiều thuận, từ Mão, theo kim đồng hồ thì thứ tự 24 chữ là : Mão, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tí, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp.Nếu phân chia thành tám hướng thì :

Đông : Giáp, Mão, Ất.
Đông Nam : Thìn, Tốn, Tỵ.
Nam : Bính, Ngọ, Đinh.
Tây Nam : Mùi, Khôn, Thân.
Tây : Canh, Dậu, Tân.
Tây Bắc : Tuất, Càn, Hợi.
Bắc : Nhâm, Tí, Quí.
Đông Bắc : Sửu, Cấn, Dần.

24 phương vị này, có 12 phương vị thuộc địa chi, 8 phương vị thuộc thiên can và 4 phương vị thuộc Bát Quái. Ba tầng Thiên-Địa-Nhân là vậy.

NỘI DUNG CỦA ĐỊA LÝ TẢ AO

Nội dung của Địa Lý Tả Ao gồm hai điều : Lý thuyết (lý khí) và thực hành (tầm long). Cả hai đều diễn nôm sơ sài, nhưng ý nghĩa thật sâu xa. Lý thuyết : Khuyên ai học làm thầy địa lý. Trước phải đọc sách sau là lượng cao. Dù ai khôn khéo thế nào. Học mà chẳng xét ấy là vô tông. Bốn câu này nhấn mạnh hai điểm : Hai câu trên hàm nghĩa khi xem phong thủy phải lượng cho cao và hai câu dưới hàm nghĩa phải xét cho đúng. Muốn lượng cao và xét đúng thực không dễ dàng. Đọc sách địa lý cho kỹ để có năng lực ước lượng cho rành mà còn phải thông hiểu dịch lý học, âm dương ngũ hành để suy xét cuộc đất, tìm quân bình cho mọi chi tiết kỹ thuật của khoa địa lý. 1) Trước tiên đất bình dương phẳng là dương, thì gò đống nổi cao là âm và đất sơn cước nhiều đồi núi là âm thì thung lũng bãi của nó là dương. Đất sơn cước cường dũng nên chọn huyệt ở chỗ mạch nhỏ long gầy, nơi bình dương thấp phẳng phải chọn nơi cao làm huyệt (khởi đột). Như thế mới là âm dương cân đối.
2) Rồi đến tay Long là dương phát ngành trưởng và con trai thì tay Hổ phát ngành thứ hay con gái. Long Hổ phải tương nhượng nhau. Long là anh phải dài hơn Hổ là em. Long dài hơn nên cần nhọn đầu thì Hổ ngắn hơn cần thùy đầu hay tròn đầu.
3) Sau đến núi (Sơn) chủ tĩnh là âm thì nước (thủy) chủ đông là dương. Khi đến huyệt kết phải có sơn thủy giao lai âm dương giao hội, nghĩa là núi chủ tĩnh đến đó phải quay đầu vẫy đuôi như động và nước chủ động đến huyệt kết phải lưu luyến nửa muốn ở, nửa muốn đi, tụ lại trước huyệt rồi mới chảy đi.
4) Núi và nước, một động một tĩnh đi song song như vợ chồng che chở nâng đỡ hộ vệ nhau. Nước từ khe núi chảy ra ngoài thì nước lại theo núi mà nuôi dưỡng cho khí mạch của núi, cho núi đỡ khô. Long, mạch đi có vẻ âm thì chuyển dương mới vào huyệt. Trái lại, long, mạch đi đang dương thì nhập thủ huyệt trường phải âm. Bốn diễn giải sơ lược âm dương nói trên, dịch biến trong ngũ hành : tròn là kim, dài là mộc, vuông là thổ, nhọn là hỏa, gợn sóng là thủy. Phương hướng cũng chia ngũ hành : Đông thuộc mộc, Tây thuộc kim, Nam thuộc hỏa, Bắc thuộc thủy, bốn hướng Đông Tây Nam Bắc hội về trung ương thuộc thổ. Bốn phương lại chia thành 24 vị, vị theo hành. Lý thuyết của Địa Lý Tả Ao chỉ gồm vậy, tin hay không tin, kế thừa hay cho là hoang đường bỏ đi, tùy quan niệm từng người, không cần nghĩ ngợi bàn thêm. Phần thực hành (tầm long) của Địa Lý Tả Ao (Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường), trình tự như sau : Long mạch : Long mạch là mạch đất chạy trên mặt đất trong có khí mạch (cũng như cây trong có nhựa cây). Long có thể đi cao như dãy đồi núi và cũng có thể đi rất thấp, nó là những thớ đất, có khi chỉ cao chừng 4 cm. Nước : Nước từ long chảy ra và chảy theo nuôi dưỡng và hộ vệ long. Những chỗ nước tụ có khi là minh đường, có khi chỉ là hộ tống thủy (nước dẫn long).
Long nhập thủ : Là Long kết huyệt.
Huyệt trường : Là nơi kết huyệt.
Huyền vũ : Thế đất đằng sau huyệt trường.
Thanh Long : Thớ đất ở bên trái huyệt trường mọc ra ôm chầu vào huyệt.
Bạch Hổ : Thớ đất ở bên phải huyệt trường mọc ra ôm chầu vào huyệt.
Tiền án : Đất nổi trước mặt huyệt.
Sa : Là gò đống, chứng cứ hiện ra, nổi lên xung quanh huyệt cả trước và sau, bao gồm : bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn…
Thủy khấu : Nơi nước đến minh đường và nơi nước từ minh đường đi (cấp và thoát nước).
Minh đường : Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt.
Long sinh : Long mạch sống động, bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi.
Long tử ; Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như lươn, cá chết.
Long cường : Long mạch nổi lên to lớn hùng vĩ, ngạo nghễ.
Long nhược : Long mạch nhỏ nhắn, sắc thái thư thả, ung dung. Tóm lại cái gì có nước là thủy, cái gì có thớ đất là long, bất kỳ không gian nào (nhà và các phòng ốc) cũng dụng phép tỏ trạch, tỏ nước, tỏ long mà xét đoán.Thời hiện tại, đất hẹp, người đông, các khu dân cư xây dựng theo quy hoạch, khó thể tự ý tầm long và lập trạch theo ý muốn cá nhân. Tuy nhiên, trí tuệ và tập quán của con người vẫn là thiết lập các khu dân cư trên đất lành chim đậu, và kiến thức tầm long của Địa Lý Tả Ao vẫn được con cháu kế thừa.

TRỞ LẠI ĐỊA LÝ TẢ AO.

Muốn cho con cháu Trạng Nguyên. Thì tìm bút lập đôi bên sắp bầy. Nhất là Tân, Tốn mới hay. Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đột lên. Nhìn la bàn hay hình đồ bát quái, chú ý các phương vị Tân, Tốn, Bính, Đinh, Đoài, Cấn (in đậm).


THÌN/ TỐNTỴ

BÍNHNGỌĐINH

MÙI/  KHÔN/ THÂN

ẤT/ MÃO/ GIÁP


CANH/ DẬU TÂN

DẦN/ CẤNSỬU

QUÝ/ TÍ/ NHÂM

TUẤT/ CÀN/ HỢI

Việc tấn học, nghiệp học rất chuộng phương vị Nam, cung Danh Tiếng. Chuộng nhất là hai phương vị Bính và Đinh (không chuộng Ngọ vì là chính Nam, tuyệt hỏa), nghĩa rằng đất nơi phương Nam, tả có huyệt bút (phương Tốn, huyệt bút) và hữu có huyệt nghiên (phương Đoài, huyệt nghiên) triều về, thì việc tiến thân đường học hành, thi cử, khoa bảng là vượng địa. Bút tượng hình như trái núi, như cây bút nhọn đầu, ý nghĩa là giải đất nằm, đầu nhọn, ôm chầu về huyệt. Có hai loại bút, bút nằm và bút đứng. Bút nằm là bút giác điền, bút đứng là bút lập. Bút lập còn gọi bút kình thiên (chống trời). Nghiên là gò đống hay mảnh ruộng con hình vuông, chữ nhật, cũng có thể có nghiên hình tròn hay bán nguyệt. Đây là những căn bản nên ứng dụng vào việc kích hoạt cung Sự Nghiệp của dương trạch, các phòng ốc dành cho việc học tập và phòng trẻ em, thậm chí dụng được ngay trên bàn làm việc, bàn học.

PHÂN BIỆT HUYỆT TRƯỜNG MỘC TIẾT, KIM LOAN ?
Mộc Tiết văn đỗ Trạng Nguyên. Kim Loan võ được tước quyền Quận Công.

LÀ THẾ NÀO ?
Là phân biệt được cuộc đất phát văn hay phát võ. Một đất sinh nhân như thế nào, đầu tiên phải biết đất đó thuộc về văn hay võ. Văn cao nhất là Trạng Nguyên, Tể Tướng, xuống thấp dần đến thư ký. Võ cao nhất là Quận Công, Nguyên Soái xuống thấp nhất là lính. Muốn biết mức độ cát hung thế nào phải biết cuộc đất đó phát văn hay phát võ. Nếu phát văn thì cuộc đất hình dài, dài là hình mộc, nếu võ thì cuộc đất hình tròn, mà tròn là hình kim. Trường hợp đất vừa dài, vừa tròn có thể cho là phát cả văn lẫn võ. Thời hiện đại, xã hội phát triển, ý nghĩa cuộc đất không chỉ đơn thuần hai ý nghĩa phát văn hay võ, mà được luận theo ngũ hành, như sau : Cuộc đất hình vuông, thuộc thổ, phát vượng nghĩa sinh tồn, sinh lý, thuộc văn võ cách. Cuộc đất hình tròn, thuộc kim, phát vượng ý nghĩa an toàn, kim lộc, thuộc võ cách. Cuộc đất uốn lượn, gợn sóng, thuộc thủy, phát vượng ý nghĩa giao tiếp, thuộc văn cách. Cuộc đất hình dài, thuộc mộc, phát vượng nghĩa sinh, dưỡng, tự trọng, thuộc văn cách. Cuộc đất hình tam giác, nhọn đầu, thuộc hỏa, phát vượng ý nghĩa thành tích, thuộc võ cách. Năm cuộc đất này, hình thổ, hình mộc được ưa chuộng nhất. Hình kim dụng khó, dụng được tất giầu có. Hình thủy và hỏa ít được dụng, dụng được hình thủy chủ thọ, hình hỏa chủ danh. Trong thực tế, hình hỏa gây ra nạn ách, họa hại nhiều hơn phúc thọ. Nhấn mạnh : không có cuộc đất nào toàn cát và không cuộc đất nào toàn hung. Hung cát luôn song hành, chủ cư ngụ tiếp nhận hung cát thế nào chính là bản chất của phong thủy. Ý nghĩa hình dài mộc (phát văn) và hình tròn kim (phát võ) là một gợi ý các giải pháp xuất và nhập thế cho dương trạch và phòng ốc.

HUYỆT HUNG CÁT.
Xem cho biết huyệt cát, huyệt hung. Huyệt cát nước tụ vào lòng. Đôi bên Long Hổ uốn vòng triều lai. Huyệt hung minh đường bất khai. Sơn tà, thủy xạ, hướng ngoài tà thiên.

LÀ SAO?
Một đất kết (nền đất) cần phải xem xét đó là đất kết cát hay đất kết hung. Huyệt hung thì minh đường không tụ nước và sơn thủy xấu. Sơn thủy xấu là Sơn tà, thủy xạ, hướng ngoài tà thiên.Sơn tà : là sơn không chính. Sơn là các sa như bút (dài, nhọn), bảng (hình chữ nhật), ấn (hình vuông), ngựa, voi, trâu, lân, hổ, (hình thú). Những sa này không chầu vào huyệt , chiều cao không cân đối (gần thì ngang huyệt, càng xa càng cao hơn) đều là sơn tà (không chính), không quân bình. Sơn xấu làm cho huyệt kết thành kết hung. Thủy xạ : là các ngọn nước đáng lẽ phải bao (chảy êm đềm) chầu về huyệt thì lại đâm thẳng vào huyệt hay vào giữa minh đường. Nước như thế là thủy xạ. Thủy như thế là thủy xấu làm cho huyệt kết kết hung. Hướng ngoài tà thiên :là sơn hay thủy đáng lẽ chầu vào huyệt thì lại quay lưng lại huyệt và chầu ra ngoài (hướng ngoài). Các sa méo mó, lệch lạc siêu vẹo lở đứt. Sơn thủy hướng ngoài tà thiên cũng làm cho huyệt kết trở thành kết hung. Không những sa (sơn) và thủy (ngọn nước) hướng ngoài tà thiên là xấu, mà chính ngay Minh Đường hướng ngoài tà thiên cũng là xấu. Minh Đường hướng ngoài tà thiên là loại minh đường nghiêng lệch, đổ nước ra ngoài chứ không thu nước vào trước huyệt. Minh Đường mà nghiêng lệch thì con cháu sẽ có tâm địa tà dâm, bất chính. Tóm lại, muốn biết huyệt cát hay huyệt hung nhất thiết phải quan sát tứ tượng. Một huyệt cát trước tiên và cần thiết nhất là : Minh Đường phải có nước tụ và hai bên Long Hổ phải ôm chầu về huyệt. Đối với dương trạch hay phòng ốc, phong thủy còn có khả năng dịch chuyển hóa giải hung cát, nhưng với âm phần thì không.

ĐỊA LÝ TẢ AO ĐƯỢC KẾ THỪA THẾ NÀO ?
Phải chăng cha ông ta chỉ chuộng thực hành mà không chuộng thuyết lý, nên gần như không để lại một cuốn sách kinh điển nào về phong thủy cho hậu thế. Các vị hóa thân vào nhân gian truyền khẩu phong thủy Việt bằng ca dao, tục ngữ. Thật đáng tiếc. Địa Lý Tả Ao cũng chỉ là những ghi chép mang mầu sắc kinh nghiệm, không đủ cơ sở để thành giáo khoa, nên việc đời sau kế thừa và phát triển là không đáng kể. Các nhà tập sự phong thủy thời nay gần như không có cội nguồn để thiết lập lý thuyết phong thủy Việt. Cái hiện có chỉ là những lý thuyết phong thủy sao chép, trích dịch từ sách vở Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, thậm chí cả Anh, Mỹ. Cuốn sách Phong Thủy Ứng Dụng này cũng vậy, chỉ là cuốn sách sao chép, nên người chép sách không vinh danh bất kỳ nhà nghiên cứu phong thủy Việt nào, mà gộp chung đóng góp của mọi cá nhân (nếu có) cho nền móng phong thủy Việt Nam.

PHONG THỦY TRUYỀN KHẨU

Ai chẳng đã một lần nghe những câu sau: Nhà cao cửa rộng. Nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm. Ruộng sâu trâu nái không bằng sinh gái đầu lòng. Đất có thổ công, sông có Hà Bá. Chuối sau cau trước. Lửa trước nước sau. Đất lành chim đậu…

CÓ TRUYỀN KHẨU CAO HƠN ?
Lý thuyết thì truyền khẩu bằng các quẻ kinh dịch. Thực hành thì truyền khẩu theo cơ thể người.
TRUYỀN KHẨU KINH DỊCH LÀ SAO ?
Kinh dịch dựa theo âm dương, ngũ hành mà thiết lập nên 64 quẻ cái. Có một quẻ tên là Phong/Thủy Hoán. Trên gió, dưới nước là quẻ Hoán. Thế sinh xuất, quẻ hạ sinh quẻ thượng, thủy sinh mộc, cát vượng mức 3 : vất vả, tranh đấu, thành tựu. Muốn cát vượng hơn cần hoán chuyển thay đổi.
Hoán chuyển thay đổi quẻ đảo thành Thủy/Phong Tỉnh. Trên nước, dưới gió là quẻ Tỉnh. Thế sinh nhập, quẻ thượng sinh quẻ hạ, thủy sinh mộc, cát vượng mức nhất, lợi vị kỷ bất lợi vị tha. Tỉnh là giếng. Đức của giếng là : Uống mãi không cạn, vơi lại đầy, đầy không tràn.
Hành trình của hoán chuyển này chính là hành trình Phong Thủy, đón cát tránh hung cho căn nhà cư ngụ. Hành trình này chính là thế thái, bĩ của hai quẻ gốc Càn Khôn khi hoan phối với nhau. Hoan phối theo thế Thiên trên/Địa dưới là quẻ Thiên/Địa Bĩ (xấu hãm, bế tắc). Hoan phối theo thế Địa trên/Thiên dưới là quẻ Địa/Thiên Thái (cát tường, hanh thông). Hai bàn tay lật, úp ghi nhớ hai quẻ này, lật là Thái, úp là Bĩ. Thái, Bĩ chỉ trong hai chữ lật, úp, nghe quá đơn giản, dễ dàng. Sự đơn giản dễ dàng ấy được thực hiện trong nội dung cửu (9) quẻ, cửu pháp hay còn gọi là cửu đức tu thân, dưới đây :

1. Thiên/Trạch Lý. Thiên là trời, Trạch là cái đầm, trời trên đầm dưới, là quẻ Lý. Lý là cái lẽ thuận, Thiên là Càn, kim dương, Trạch là Đoài kim âm, âm dương tương thích, cái lễ nghi trên đời, dưới đầm là tương thích. Trong phong thủy ý rằng, căn nhà cư ngụ cần tương thích với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, thuận lý với mình và với người. Được như vậy mới là lẽ thuận, lẽ cát tường.

2. Địa/Sơn Khiêm. Địa là đất còn gọi là thổ lớn. Sơn là núi, còn gọi là thổ nhỏ. Trên đất có núi là quẻ Khiêm. Trong phong thủy đây là trục thổ, số 2-5-8, cò gọi là trục Tây Nam – Đông Bắc. Khiêm là khiêm tốn, tự hạ. Vì cùng là thổ, nên đất và núi nếu không khiêm nhường tự hạ thì chính là cái lẽ họa hại lẫn nhau.Căn nhà cư ngụ của mình có là khiêm trạch ? Có phạm ngũ hư ?
Có gây họa hại cho cộng đồng, cho môi trường ? Đây chính là bản chất của cát hung dương trạch.

3. Địa/Lôi Phục. Trên thổ, dưới mộc là quẻ Phục. Quẻ khắc xuất, mức độ 2, ngụ ý rằng mộc có thể khắc chế được thổ. Dương bắt đầu phục hồi, là luật phản phục trong vũ trụ, cái sai có thể sửa, cái hung có thể hóa cát, cái xấu có thể hóa đẹp. Phục cũng hàm nghĩa là sửa đổi lại mà được tốt.
Căn nhà làm mới nên tránh những sai phạm phong thủy truyền thống. Căn nhà đang cư ngụ nếu có những sai phạm thì nên tu chỉnh lại. Tu chỉnh lại chính là quá trình đón cát tránh hung.

4. Lôi/Phong Hằng. Mộc trên mộc dưới, âm dương mộc cân bằng. Là cái bền vững của đức, vì hằng là giữ lòng cho bền, là vĩnh hằng, không đổi thay. Quẻ Hằng còn gọi là quẻ tình. Không có tình yêu với dương trạch cư ngụ thì liệu dương trạch ấy có cát vượng, vững bền ? Đây là cuộc hôn phối thuận thảo giữa người con trai trưởng với người con gái trưởng, cuộc hôn phối thuận lẽ, tương xứng, cuộc hôn phối mang ý nghĩa bền vững lâu dài. Trong phong thủy đây là ý nghĩa hôn phối giữa người cư ngụ và căn nhà cư ngụ.

5. Phong/Lôi Ích. Mộc trên mộc dưới âm dương mộc cân bằng. Đây là quẻ nghịch đảo của quẻ Lôi/Phong Hằng. Đây là giai đoạn nẩy nở đầy đủ của đức, Ích có nghĩa là tăng tiến (tích kết) cái đức. Cuộc hôn phối giữa người cư ngụ và căn nhà cư ngụ nếu tốt đẹp, tức là căn nhà cư ngụ và người cư ngụ được thụ hưởng những điều tốt đẹp, may mắn của phúc lộc thọ.
Quẻ này đòi hỏi một đức tin vững chắc vào việc tu bổ chỉnh sửa căn nhà cư ngụ theo phong thủy truyền thống.

6. Trạch/Thủy Khổn. Đầm trên nước dưới, đầm khô cạn, đầm không có nước. Trong phong thủy, tình trạng này biểu đạt tình cảnh ngôi nhà cư ngụ không tương thích với người cư ngụ, gây những khó khăn, họa hại cho người cư ngụ. Muốn cải thiện tình trạng khó khăn, họa hại này cần thiết phải thay đổi hoặc chỉnh sửa căn nhà cư ngụ theo phong thủy.

7. Sơn/ Trạch Tổn. Lời cổ : Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích, nghĩa là nên giảm (tổn) lòng dục, lòng giận của mình để giúp ích cho người, không làm hại người. Trong phong thủy, khi xây cất hay chỉnh sửa ngôi nhà cư ngụ, chẳng những không nên đua tranh, tham lam chiếm đoạt, cầu lợi làm phiền đến cộng đồng, đến môi trường làng xóm, mà còn nên khiêm tốn, nhường nhịn, chịu phần thiệt về mình, giúp đỡ và làm vui lòng người. Tổn còn bao hàm ý nghĩa, xây cất và chỉnh sửa nhà tất nhiên phải hao tổn, nhưng đó là hao tổn vì mục đích cát vượng phúc lộc thọ lâu dài của căn nhà và người cư ngụ trong căn nhà đó.

8. Thuần Tốn là quẻ thuần mộc, là phương Đông Nam, là cung Phú Quí, là chủ cai quản việc sinh, dưỡng và tự trọng. Ba việc này cát tường chính là cát tường phúc lộc thọ.

9. Thủy/Phong Tỉnh. Tỉnh là cái giếng đức. Đây chính là cái đức của căn nhà và người cư ngụ trong căn nhà đó. Nhắc lại không bao giờ thừa : Đức của giếng là uống mãi không cạn, vơi lại đầy, đầy không tràn. Đức của căn nhà cư ngụ cũng hàm ý nghĩa ấy.

TRUYỀN KHẨU THEO CƠ THỂ NGƯỜI ?

NGƯỜI VÀ DƯƠNG TRẠCH / LƯỢC ĐỒ ĐỐI CHỨNG.


NGƯỜI

DƯƠNG TRẠCH

Đạo : Một con người
Nhị : Bên ngoài và bên trong
Tam : Đầu, Mình, Chân, Tay
Tứ : Trước Mặt, Sau Lưng, Phải, Trái
Ngũ : Tứ + Lục Phủ, Ngũ Tạng
Cửa : Miệng, hai Mắt, hai Mũi, hai Tai, Hậu Môn, Tiểu và Sinh Dục.

Đạo : Một Căn Nhà
Nhị : Bên ngoài và bên trong
Tam : Khí Mạch, Minh Đường, Thủy Khẩu
Tứ : Tiền Tước,Hậu Vũ,Tả Long, Hữu Hổ
Ngũ : Tứ + Trung Cung
Cửa : Cửa Tiền, Cửa Hậu, Giếng Trời, Cửa Sổ, Cửa Thông gió, Thoát khí.

Con người là một vũ trụ nhỏ, nói rộng ra con người và Trời Đất là Tam Đa Đồng Nhất Trục, là một thể thống nhất, nên Cái Nhà cũng là một con người. Người cố chấp cho là ví von khiên cưỡng, dù vậy vẫn cứ nên hiểu phong thủy nhà cũng là phong thủy người. Cổ nhân luận : Thân người là một vũ trụ nhỏ, đầy đủ âm dương, ngũ hành để sinh, lão, bệnh, tử. Âm dương là bên phải bên trái của cơ thể, là huyết là khí, là hàn là nhiệt ở bên trong cơ thể. Trời đất có ngũ hành thì con người có ngũ tạng. Trời đất có chu kỳ 12 tháng thì con người có 12 đường kinh. Trời đất có 360 ngày thì con người có 360 huyệt chính, với phủ tạng người thì phủ là dương, tạng là âm. Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận là năm tạng thuộc âm. Mật, Dạ dầy, Ruột non, Ruột già, Bàng quang và Tam tiêu là sáu phủ, đều thuộc dương. Vũ trụ có 9 số Lạc Thư thì con người có chín Khiếu (lỗ thông với bên ngoài). Quy luật của trời đất cũng là quy luật của con người. Như vậy quy luật của con người chẳng là quy luật của căn nhà cư ngụ sao ?

Có thể theo mẫu lược đồ trên lập thành đối chứng chi tiết.

CĂN NHÀ KHUYẾT TẬT ?

Ở Đại hội thể thao người khuyết tật biết bao tấm gương của người khuyết tật vượt lên số phận, trở thành những người xứng đáng được vinh danh trong cộng đồng và trong cuộc sống. Căn nhà khuyết tật phải nên noi theo những tấm gương ấy mà sửa chữa những khuyết tật để được hoàn thiện hơn mà tiếp cát, tránh hung.
Có những căn nhà quá dễ dàng nhận ra khuyết tật với một lối đi và một cửa ra vào quá nhỏ hẹp so với căn nhà quá rộng lớn, lại nữa một cầu thang xoắn ốc hay một cầu thang xương cá ngay giữa nhà dẫn lên lầu hoặc đổ thẳng ra đường, và nữa một chậu xương rồng tua tủa gai được trình bày ngay nơi phòng khách hay một chậu cá cảnh trưng nơi phòng ngủ.
Nhưng có những khuyết tật không dễ nhận ra và cũng không dễ thuyết phục người cư ngụ chỉnh sửa. Đó là căn nhà quá nhiều phòng ốc mà chỉ có cặp vợ chồng son cư ngụ. Và nữa một phòng ngủ quá lớn kê lọt thỏm chông chênh chiếc giường ngủ giữa nhà, thậm chí xung quanh tường treo lan man những tấm gương lớn, nhỏ hội chiếu vào giường ngủ. Và nữa tường vách quá nhiều cửa sổ khiến căn nhà tràn đầy dương quang, âm khí trở nên thiếu thốn.
Đó chỉ là một vài đơn cử những căn nhà khuyết tật. Vấn đề là phải tìm ra được những khuyết tật ấy và thực sự cầu thị xem xét.

2.SOI GƯƠNG NGẮM MẶT ?

Một gương mặt đẹp là một gương mặt cân đối hài hòa. Mặt người có khác gì mặt tiền một ngôi nhà ? Trước hết là sự cân đối của gương mặt với toàn thân, vì gương mặt là 1/3 tam cương (đầu mình và tứ chi). Tiếp đến là sự cân đối giữa tóc và gương mặt (mái nhà và mặt tiền nhà). Sau hết là sự cân đối giữa miệng (cửa ra vào) với mắt, mũi và tai (cửa sổ). Chi tiết của miệng là môi và răng (cánh cửa và ổ khóa). Từ những xem xét cân đối này mà dân gian nói câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người “ càng ngẫm càng thấy hay.
Người ta có thể có hai miệng được không ? Mặt tiền căn nhà cư ngụ chỉ nên có một cửa ra vào (môn tiền, cửa cái). Cần phân biệt sự khác nhau giữa cửa và cổng, cửa thuộc về nhà, cổng thuộc về cuộc đất trong đó có căn nhà xây cất. Căn nhà có hai cửa ra vào, dù một lớn, một nhỏ cũng là không nên, vì mọi người trong nhà hay cãi cọ, mất lòng nhau, phong thủy có câu “ đa môn tắc đa khẩu”. Miệng là cửa ra vào của thức ăn nước uống, cũng là nơi vào ra của lời nói, ngôn từ, vì vậy miệng cần sạch và đẹp. Môn tiền căn nhà cũng vậy. Từ ý nghĩa này mà xem xét môn tiền căn nhà có thông thoáng, có bị vướng víu, có bị cản trở hay uế tạp xung sát vào nhà ? Nói chung cổng và cửa nên mở vào là thuận cách (hiếu khách), cổng và cửa mở ra là không thuận cách (đuổi khách). Cánh cửa và ổ khóa nên như thế nào là đẹp xấu (môi cong môi hớt, môi dầy, môi mỏng, răng thưa răng đều răng quặp hay răng hô).
Từ cửa ra vào mà nhận biết các cửa sổ nơi mặt tiền. Cửa sổ mở hết (mắt), cửa sổ lật, cửa sổ chớp, cửa sổ thông khí (mũi), cửa sổ Long, Hổ (tai). Như vậy tổng số cửa sổ cho một không gian mặt tiền và hai bên vách Long, Hổ chỉ nên 6 là đủ, ít hơn vô hại, nhưng nhiều hơn là tham hung. Cánh cửa sổ nên mở ra để đón gió nắng, tiện dụng và không chiếm không gian nội ốc. Cánh cửa mở vào nhiều bất tiện, phong thủy gọi là cửa mời hung, xấu. Sự cân đối của các cửa sổ mặt tiền mang ý nghĩa hung cát và ý nghĩa thẩm mỹ rất nhiều, chúng cần cân xứng với cửa ra vào. Tính cân xứng này càng nên xem trọng với các cửa ra ban công các lầu nhà nhiều tầng.
Từ cửa ra vào mà xem xét cửa thoát (môn hậu). Miệng người mở về phía trước (hướng ra tiền tước), Hậu môn người thoát các chất thải ra ngoài, xuống dưới, hai hướng tiền và hậu không nằm trên một trục mà cách trục khoảng 45 o . Vì thế, với căn nhà cư ngụ, vị trí của môn hậu không được thẳng hàng cùng hướng với môn tiền. Nếu môn tiền căn nhà là vị trí 0 o thì môn hậu nên ở vị trí 135 o hoặc 225 o. Cửa hậu không nên rộng lớn hơn hoặc bằng cửa tiền, chỉ nên bằng 2/3 môn tiền là đủ. Cửa hậu cũng chỉ nên một, trường hợp cần thoát khí, thông gió nên xem xét cụ thể và tham khảo ý kiến các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng.
Nhấn mạnh : Nhà ở nhất định nên có cửa hậu. Nếu đất xây dựng còn đủ, có nghĩa là không quá quan ngại sự chật hẹp của nội ốc, thì nên dành khoảng 54 cm hoặc 1 m phía sau cho sân để tìm giải pháp mở cửa hậu. Nếu cũng không thể thì nên có giải pháp giếng trời thay cửa thoát. Giếng trời không nhất thiết rộng lớn, chỉ cần áp tường vách bên Long hoặc bên Hổ 54 cm là đủ.
Xem xét môn tiền và môn hậu, sẽ hiểu ngay hành trình của thức ăn nước uống không thể vào từ miệng liền trôi tuột ra hậu môn, mà thức ăn nước uống cần được hấp thụ qua các cơ quan nội tạng,  sau đó mới thải ra ngoài. Hành trình của khí trong căn nhà cũng như vậy. Nếu trên trục của môn tiền là các cửa thì khí sẽ trôi tuột ra sau nhà, do đó, trong căn nhà không nên có 3 cửa mở thông nhau, phong thủy gọi cách hung này là “ độc lộ xuyên tâm”. Cũng từ nhận xét này mà nên tránh việc các cửa phòng ngủ, phòng bếp, phòng xí tắm mở cùng hướng với cửa ra vào, hung nhất là cửa xí tắm mở cùng hướng với cửa ra vào, phong thủy cho rằng như thế là cách bôi lem mặt. Soi gương ngắm mặt mình, tướng mạo mặt người thế nào thì phong thủy mặt tiền căn nhà cũng vậy.

3.XƯƠNG THỊT NGÔI NHÀ ?

Cốt nhục là hai thành phần không thể tách rời nhau, tạo nên bộ khung thân thể con người. Căn nhà cũng vậy, ngày xưa người ta dùng tre, gỗ, trộn đất đá với bùn, với mật, với rơm mà dựng nhà, ngày nay người dựng nhà bằng xi măng cốt thép, bằng gạch đá, kim loại.

Lập thành đối chứng.


NGƯỜI

DƯƠNG TRẠCH

Đầu, xương sọ, xương răng hàm mặt,tóc.
Xương vai, xương đòn gánh.
Xương sống.
Xương sườn.
Xương tay.
Xương chân.
Xương bàn chân.

Nóc, mái, xà gồ, đòn tay, rui, mè.
Đà, dầm, xà.
Cột, cầu thang.
Tường bao, vách ngăn phòng ốc.
Đà, dầm, giá đỡ, vách ngăn.
Cột, kèo.
Trụ móng.

Tính toán kết cấu xương thịt của một dương trạch như thế nào đó là công việc của các nhà kỹ thuật. Ở đây chỉ xin trao đổi đôi ba vấn đề xương thịt của dương trạch trên phương diện phong thủy truyền thống.

1. Khung xương nhà phải nên cân xứng với căn nhà. Căn nhà mái lá không cần thiết phải đổ móng băng, phải có những hàng cột bê tông cốt thép hoành tráng. Một nhà ngân hàng với những cột thanh mảnh và tường vách sơ sài sẽ tạo một cảm giác thiếu tin cậy. Một căn nhà phố không nên bao tường bằng đá khối hoặc đá chẻ, sẽ mang lại cảm giác pháo đài hay nhà mộ đối với dương trạch. Cửa chính là sự khác nhau giữa một trường dòng và một trường tiểu học.

2. Khung xương nhà là một đảm bảo cho căn nhà cân đối, hài hòa. Những hàng cột có thể làm căn nhà quá nặng nề, mất cân đối, chiếm không gian sử dụng, và tạo ra những xung sát không đáng có. Nói về xung sát, vai trò của khung xương nhà đóng vai trò quan trọng. Đà lộ trên trần, các đà giật tầng hoặc giằng chéo tạo ra những xung sát nghiêm trọng làm hư hại trường khí của ngôi nhà. Cố gắng che dấu cột và đà, hoặc đưa cột và đà vào các vị trí vuông hoặc chữ nhật là tốt nhất. Góc ao, đao đình chính là xung sát của các góc nhọn phong thủy khuyên nên tránh.

3. Khung sườn người là vách ngăn bảo vệ các cơ quan nội tạng, là một gợi ý liên tưởng đến các khung tường, vách ngăn phân chia phòng ốc. Bát quái phong thủy là hình đồ kinh điển, hợp lý nhất gợi ý cách ngăn chia phòng ốc. Đường ngoài cùng là tường bao dương trạch, các vách dọc chỉ dẫn đường đi của khí và các vách ngang chỉ dẫn cách phân chia để liên kết và cân bằng khí.

4.Xương sống người áp sát phía lưng. Đối với nhà một tầng thì lưng nhà chính là xương sống của nhà. Đối với nhà có lầu, hệ thống thang được coi là xương sống của nhà. Hệ thống thang nên thiết lập ở vị trí số 3 (vách ngang) theo hình đồ bát quái lập thành dẫn ở trên, đây chính là vị trí áp sát lưng của xương sống người.
Nhà cao tầng có thể có thêm hệ thống thang máy song hành với hệ thống thang bộ. Nhà chung cư, trường học, bệnh viện…có thể có hai hoặc nhiều hệ thống thang bộ, nhưng nhà một chủ chỉ nên một hệ thống thang là đủ, không nên nhiều, phân tán trường khí của dương trạch.
Xương sống người chia thành nhiều đốt, thang cũng vậy, quan trọng là bước thang tương thích với nhịp sinh học của bước chân người. Nhịp sinh học trong phong thủy truyền thống giao cho chòm sao Tràng Sinh, 12 ngôi :

                         12. Dưỡng
                       11. Thai
                   10. Tuyệt
                9. Mộ
              8. Tử
            7. Bệnh
          6. Suy
        5. Đế Vượng
      4. Lâm Quan
    3. Quan Đới
  2. Mộc Dục
1.Tràng Sinh

Nhịp bước đi sinh học luôn là : Một, Hai/ Một, Hai/ Một/. Khởi từ bước Tràng Sinh sẽ thấy nhịp bước sinh học luôn rơi vào ngôi Sinh, ngôi Vượng và ngôi Mộ, tức là ngôi số 1, số 5 và số 9. Để dễ nhớ người ta rút gọn vòng sao Tràng Sinh còn lại là Sinh-Lão-Bệnh-Tử, tức là ngôi số 1, rồi sau đó cộng với 4 = 5 và 5 cộng với 4 bằng 9. Thang dù ngàn bước cũng tính theo cách trên là đúng nhịp sinh học, là đúng phong thủy truyền thống.
Xương sống đốt đầu và đốt cuối thẳng hoặc uốn lượn, đều liền lạc, không đốt nào đổ ra phương tiền tước, nên bảo rằng miệng thang không nên đổ ra đường, tiền bạc (khí) sẽ trôi đi mất.
Xương sống tựa vào lưng (bả sơn), không đâm vào bất cứ không gian lục phủ ngũ tạng nào, vì thế cầu thang kỵ đâm thẳng vào phòng, và phòng khách kỵ cầu thang cuốn, dương trạch cư ngụ kỵ cầu thang xương cá (các đốt sống thoát vị đĩa đệm, cầu thang không liền lạc khí).

4. KHUNG SƯỜN – VÁCH NGĂN

Xương sườn người che chắn bảo vệ lục phủ ngũ tạng. Khung sườn vách ngăn phân chia các phòng ốc trong dương trạch. Thượng Đế sắp xếp lục phủ ngũ tạng người tuyệt vời đến nỗi gần như hoàn toàn không có một khiếm khuyết nào, ngoại trừ khúc ruột thừa hiện con người đang cố công tìm hiểu chức năng của nó. Và Phong Thủy truyền thống từ nhiều ngàn năm nay vẫn đang cố gắng áp dụng sự sắp xếp tuyệt vời đó vào việc sắp xếp nội ốc một dương trạch. Đây chính là vùng hung cát của căn nhà cư ngụ, không viển vông, không mơ hồ, không dị đoan mà chính là sự lợi ích, cái họa hại dễ được mọi người thừa nhận, tự giác tu bổ và chỉnh sửa.
Tim, phổi, gan, thận, dạ dày, ruột non, ruột già, lá lách, bàng quang, tam tiêu… là lục phủ, ngũ tạng người, cũng chính là các không gian phòng ốc của dương trạch. Không một không gian nào là không quan trọng. Dưới đây, lần lượt trình bày giản lược các không gian phòng ốc theo phong thủy truyền thống.

1. PHÒNG NGỦ:
 Phòng ngủ thuộc mộc âm, chủ sinh dưỡng và tự trọng thể tĩnh.
Trong dương trạch thông thường có bốn loại phòng ngủ :
+ Phòng ngủ người chủ dương trạch.
+ Phòng ngủ cha mẹ người chủ dương trạch.
+ Phòng ngủ con, em người chủ dương trạch.
+ Phòng ngủ cho khách hoặc gia nhân của chủ dương trạch.Theo thứ bậc tam cương thì người chủ dương trạch phải ờ vị trí Vua tôi, phòng ngủ của cha mẹ (nếu có) ở vị trí Cha Con, dù không phải là cha mẹ, nhưng là người có vị thế cao hơn chủ dương trạch trong dòng tộc cũng nên sắp xếp ở vị trí này. Sau mới tới con em và khách và gia nhân.

Những nguyên tắc cần lưu ý :
1. Phòng ngủ cần yên tĩnh, không nên quá nhiều dương quang (rèm cửa là giải pháp), đảm bảo tính sinh dưỡng tĩnh của mộc. Nên sao cho, khi ngả lưng xuống giường là giấc ngủ đến, giấc ngủ say, không mộng mỵ và tỉnh giấc đầy khoan khoái.

2. Phòng ngủ là một không gian riêng biệt, độc lập, phù hợp với sở thích cá nhân hoặc đôi lứa. Vì vậy cần kín đáo (cả nghĩa đen và nghĩa bóng), đó là đặc tính tự trọng của mộc âm.

3. Phòng ngủ không nên quá rộng (phạm ngũ hư), nên là một không gian vuông, kích thước 4 x 4 cộng trừ 54 cm là đủ. Không gian vuông này đầy một bát quái, đầy 8 điều cần thiết của con người trên Bát quái đồ. Nhấn mạnh : Rộng và vuông quá khổ cũng là không tốt, loãng trường khí âm tĩnh, tạo cảm giác cô độc, lạnh lẽo.

4. Phòng ngủ không nên bố trí gương (thủy dương, ba tầng nước tượng cho khúc hiểm), không nên bố trí các dụng cụ mang tính động của gương như : ti vi, máy vi tính. Không nên đặt các tượng hình người (tâm hồn không độc lập, riêng biệt). Không nên trang trí gươm giáo (kim) hoặc tranh, hình mầu đỏ (hỏa).5. Hướng của phòng ngủ chính là cửa ra vào phòng ngủ, vì vậy cửa phòng ngủ phải tránh mọi xung sát : Không đối diện với cửa bếp, WC, không bị các góc nhọn, gương, tượng bên ngoài trực xung, không để bàn thờ hay đồ vật uế tạp trước cửa phòng ngủ.
Nội thất phòng ngủ quan trọng nhất là vị trí kê giường. Giường nên kê vị trí chéo góc xa nhất so với cửa ra vào (ưu tiên 1), và vị trí ngang xa nhất so với cửa ra vào (ưu tiên 2). Hướng giường nên theo trục Bắc Nam (tương thích với từ trường trái đất). Đầu giường nên kê sát tường (bả sơn), không nên kê cách xa tường tạo thành vực giữa đầu giường và tường. Ngoài giường ngủ chỉ cần xem xét vị trí của bàn trang điểm nữ giới và tủ quần áo. Các vật dụng khác, nếu có, tùy nghi theo tiện ích và sở thích cá nhân mà sắp đặt.
Vị trí giường, ngoại trừ các vị trí ưu tiên 1 và 2, các vị trí khác đều xấu, nhất là giường kê thẳng trục với cửa ra vào phòng ngủ, xà ngang ép xuống đầu giường ngủ, đầu giường ngủ kê sát cửa sổ. Bàn trang điểm và tủ quần áo kê sao cho gương không chiếu vào phòng ngủ. Mầu sắc của tường, sàn và đồ vật trong phòng ngủ nên đảm bảo hài hòa, đầy đủ chất mộc âm, những rèm cửa
mầu xanh lá cây luôn là giải pháp quân bình âm dương ngũ hành tốt nhất. Phòng ngủ kỵ nhất là gương, tượng hình người và vũ khí. Cát nhất là rèm xanh mộc. Kích hoạt hạnh phúc vợ chồng, trẻ có thể là một bình hoa, một bức tranh sơn mài hai con cá (hoa và cá vẽ cùng một mầu), già có thể thêm một con rùa đá (chủ thọ) đặt nơi cung Hôn Nhân (số 2
Vị trí giường, ngoại trừ các vị trí ưu tiên 1 và 2, các vị trí khác đều xấu, nhất là giường kê thẳng trục với cửa ra vào phòng ngủ, xà ngang ép xuống đầu giường ngủ, đầu giường ngủ kê sát cửa sổ. Bàn trang điểm và tủ quần áo kê sao cho gương không chiếu vào phòng ngủ. Mầu sắc của tường, sàn và đồ vật trong phòng ngủ nên đảm bảo hài hòa, đầy đủ chất mộc âm, những rèm cửa mầu xanh lá cây luôn là giải pháp quân bình âm dương ngũ hành tốt nhất. Phòng ngủ kỵ nhất là gương, tượng hình người và vũ khí. Cát nhất là rèm xanh mộc. Kích hoạt hạnh phúc vợ chồng, trẻ có thể là một bình hoa, một bức tranh sơn mài hai con cá (hoa và cá vẽ cùng một mầu), già có thể thêm một con rùa đá (chủ thọ) đặt nơi cung Hôn Nhân (số 2).

2. PHÒNG BẾP (TÁO TÒA, TÁO HƯỚNG)

Phòng bếp là hành trình vận động của mộc dương (sinh, dưỡng, tự trọng) lên hỏa (thành tích), thể hỏa dương, động.
Phòng ăn thuộc mộc dương, động, chủ sinh dưỡng và tự trọng. 
Những kiêng kỵ nhất thiết nên tránh :

2.1. TÁO TÒA

+ Từ cửa cái nhìn thẳng thấy vị trí táo tòa cũng nên kiêng kỵ.+ Táo hướng (vị trí lò nấu) đặt ngược hướng nhà, tức là khi nấu quay lưng về cửa cái,
+ Nhà vệ sinh (xú uế) ảnh hưởng xấu đến thành tích (hỏa) của nhà bếp. Nhà bếp (mộc hỏa động ) ảnh hưởng tới phòng ngủ (mộc âm, tĩnh). Ý nghĩa đời sống : Cửa nhà bếp mở đối diện với cửa WC hoặc phòng ngủ hại cho sức khỏe và trường khí của dương trạch.Nhà bếp ở trên đầu phòng ngủ hoặc nhà WC ở trên đầu nhà bếp cũng hàm ý nghĩa hãm xấu này.+ Giường ngủ không nên kê sát với lò bếp, dù hai không gian khác nhau, có vách ngăn, cũng nên kiêng kỵ.

2.2. TÁO HƯỚNG :

+ Nên đặt lò nấu ở vị trí 135 o (ưu tiên 1) và 225 o (ưu tiên 2) tính từ cửa bếp. Trường hợp táo tòa không có vách ngăn thì tính từ cửa cái dương trạch.
+ Lửa và nước : Lò bếp nên cách nước (mương, rãnh, đường ống nước). Từ cửa bếp luôn phải nhìn thấy lò (Lửa trước ) rồi mới thấy nước (nước sau.)
+ Lửa và gió : Lò bếp kiêng đặt nơi phía sau là khoảng không như cửa sổ, lối thoát, quạt gió.
+ Lửa và nắng : Lò bếp không nên đặt áp tường, có cửa sổ, hướng tây phòng nắng chiều chiếu vào lò.+ Lửa và xà dầm, góc nhọn : Lò bếp kiêng đặt dưới các xà ngang, kiêng đặt nơi có các góc nhọn chiếu vào lò.

2.3. THAM KHẢO VỀ TÁO TÒA VÀ TÁO HƯỚNG :

Chỉ nên xem xét vị trí táo tòa và táo hướng theo cửa nhà bếp. Một khi cửa nhà bếp đã đúng thì các vấn đề về hướng đã là đúng, không cần quan tâm tới tọa hung hướng cát hoặc tọa cát hướng hung.
Các hướng táo vị trí Nam (ngọ - hỏa), hay Bắc (tí - thủy) bảo rằng dễ cháy hay dễ ngập nước là không có căn cứ.
Như đã nói ở trên, nhà bếp là quá trình hành mộc dương động sinh xuất lên hỏa, nên nhà bếp thuộc hỏa. Hỏa chủ về thành tích. Một nhà bếp như thế nào gọi là thành tích ? Thành tích không chỉ bởi sự to lớn hoành tráng với đồ đạc tiện nghi hiện đại, đắt tiền, mà thành tích chính là một nhà bếp sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, đầy đủ dương quang, khí, nước. Sự sung túc và thẩm mỹ của dương trạch được trình bày và thể hiện bằng chính nhà bếp. Một nhà bếp “ thành tích” chính là điềm báo một dương trạch cát vượng.
Thạp gạo và tủ lạnh (nơi trữ thức ăn dư) nên đặt theo trục thổ (Tây Nam – Đông Bắc), vì gạo và thức ăn thuộc thổ, tốt hơn cho thực phẩm phục vụ cho sức khỏe con người (dùng la bàn xác định trục thổ). Chú ý : Không nên đặt thạp gạo, tủ lạnh hướng đông, phương vị Giáp – Mão - Ất, thuộc Mộc, vì mộc khắc thổ và cần kê thạp gạo và tủ lạnh sát nền đất, không nên đặt trên cao.
Trong bếp đặt bàn thờ Táo Quân. Đây là việc tín ngưỡng tùy tâm. Nếu đặt “Định Phúc Táo Quân” thì nên đặt kế bên, ngang bằng với lò nấu. Không nên quá bận tâm lo lắng về bàn thờ Táo Quân, vì chắc chắn không có hướng bếp nào ra được phúc lộc thọ, nhất là với những táo tòa không sạch sẽ, không gọn gàng ngăn nắp, thủy hỏa tương tranh, họa sát tương xung.

Trường hợp trong táo tòa có phòng ăn. Phòng ăn thuộc mộc dương, động, chủ sinh dưỡng và tự trọng. Phòng ăn nên chú ý :
+ Bài trí một bộ bàn ghế ăn tương xứng với không gian cho phép. Chớ nên bàn ăn quá nhỏ lọt giữa một không gian lớn và một bàn ăn quá lớn chen chúc trong một không gian nhỏ hẹp. Ghế ngồi ăn chỉ nên đủ với những người cư ngụ trong gia đình, để bữa ăn luôn ấm cúng, sum vầy.
+ Vệ sinh và bài trí đồ đạc sáng, đẹp luôn là tiêu chuẩn cất tường đối với một phòng ăn.
+ Trong phòng ăn kích hoạt bằng tấm gương tường để sự trù phú và sum vầy gia đình luôn được lợi lạc. Treo gương chú ý: ở bất kỳ vị trí nào trong phòng ăn, thế ngồi hay đứng, gương đều soi hiện đầy đủ gương mặt.

/ Mời đọc tiếp Chương 8/ PTUD/
Nguyễn Nguyên Bảy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét