Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN/ ĐÒ ĐƯA NGUYỄN VĂN HÒA


THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN/ ĐÒ ĐƯA NGUYỄN VĂN HÒA

“THƠ ĐƯỢC VIẾT KHI ĐÃ QUA 
HẠNH PHÚC LẪN KHỔ ĐAU”

Thơ Phạm Thị Ngọc Liên có một giọng điệu rất riêng, rất lạ và khác biệt; không thể lẫn lộn với bất cứ nhà thơ nào khác. Thơ chị được nhiều người yêu thích và đánh giá cao, bởi thơ được viết ra từ chính những hạnh phúc và khổ đau mà nhà thơ đã trải qua. Đó là những cảm xúc thật, viết ra bởi một hồn thơ đa cảm với cách viết tự nhiên, tuôn chảy dạt dào, những câu chữ bật ra, không gượng ép, khiên cưỡng. Linh hoạt trong cách viết với hệ thống những từ ngữ, hình ảnh mới lạ, độc đáo, hấp dẫn, đa sắc màu; Phạm Thị Ngọc Liên đã thổi một luồng sinh khí mới vào thơ đương đại.
Năm 1987, Phạm Thị Ngọc Liên bắt đầu nổi tiếng với dòng thơ tình yêu “tuôn chảy như một dòng thác từ ngữ” (Ý Nhi). Bên cạnh thơ tình hay chị cũng nổi tiếng bởi có một nhan sắc trời phú. Năm 1991, Phạm Thị Ngọc Liên được nhận danh hiệu người phụ nữ tài năng, sau khi liên tiếp nhận được các giải thưởng văn chương.
Chị hát hay, là một diễn viên đầy triển vọng và với sắc đẹp tự nhiên ấy, có thể giúp Phạm Thị Ngọc Liên chọn nhiều con đường để thành công nhưng chị quyết định từ bỏ tất cả để làm một công việc nhọc nhằn là cầm bút. Phạm Thị Ngọc Liên cho rằng: “Không phải mình chọn văn chương mà chính văn chương chọn mình. Đối với tôi, dù 20 năm hay 50 năm trong nghiệp viết, tôi vẫn không thay đổi cách nhìn về văn chương. Tôi không quá hoang tưởng để bảo rằng mình cầm bút với nhiệm vụ dùng câu chữ để thay đổi thế giới, thay đổi xã hội như ai đó. Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng mình cầm bút là một định mệnh, là một cái nghiệp”.
Phạm Thị Ngọc Liên đã ra mắt bạn đọc 4 tập thơ: Những vầng trăng chỉ mọc một mình (1989), Biển đã mất (1990), Em muốn giang tay giữa trời mà hét (1992), Thức đến sáng và mơ (2004). 5 tập truyện ngắn: Có một nửa mặt trăng trong mặt trời (2000), Người đàn bà bí ẩn (2007), Đồi hoang (2008), Nụ hôn buốt giá (2011), Tháng ngày trôi đi (2015). Và sẽ in tập thơ mới trong năm 2017 này.
Có lẽ hiếm có người nghệ sĩ nào ý thức về nghiệp cầm bút nói chung và nghĩ về công việc làm thơ vừa rạch ròi và vừa sâu sắc như chị. Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên cho rằng: Dù những nỗi buồn có lớn đến cỡ nào thì những câu thơ viết ra cũng phải đẹp. Đọc thơ chị, người đọc nhận thấy rõ điều này. Những vẫn thơ viết về nỗi buồn đau, tổn thương, mất mát nhưng vẫn lấp lánh vẻ đẹp của lớp từ ngữ, giọng điệu, cảm xúc chân thành. Đó là tiếng lòng của một người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời, sống bao dung và giàu lòng nhân ái.
Chị khá nổi tiếng với những bài thơ tình nhưng không phải chị không có những bài thơ hay viết về các đề tài khác. Nhiều bài thơ của chị được độc giả yêu mến: Lục bát tưởng nhớ, Em muốn giang tay giữa trời mà hét, Im lặng đêm Hà Nội, Nỗi buồn của chiếc bóng, Sự dối lừa của vầng trăng, Khi tháng năm lên tiếng…
Thơ Phạm Ngọc Liên đầy khao khát, mãnh liệt. Cái tôi cá nhân, đời tư của chị được nhìn nhận trên nhiều phương diện; để từ đó có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn hơn bản thân mình và cuộc sống rộng lớn ngoài kia.
Tôi soi gương/ Bản cung khai tự thú/ Mặt trước mặt sau/ Đời và đời/ Tôi thấy tôi tươi vui thấy tôi già cỗi/ Thấy tôi chân thật thấy tôi lọc lừa/ Tôi lẳng lơ tôi đứng đắn/ Tôi cuồng nhiệt tôi lạnh băng/ Tôi độc ác dịu dàng/ Tôi ma lanh khờ khạo/ tôi nhìn tôi không chỗ nào che dấu/ Và tôi nhìn tôi/ Bình minh nhìn xuống đêm thâu…
Những đối lập ấy làm nổi bật ý nghĩa, thể hiện đầy đủ mọi tốt - xấu, khám phá mọi ngõ ngách trong tâm hồn mình. Đằng sau sự quẫy cựa của tâm hồn là niềm đam mê yêu, đam mê sống đầy chất nhân văn, nhân bản của Phạm Thị Ngọc Liên.
Có lúc tác giả muốn hét, muốn giang tay, muốn vùng vẫy, cắn xé… Tuy vậy, vẫn ở một giới hạn nhất định. Thơ chị vẫn có nét đằm thắm, dịu dàng và nữ tính.
Tên những bài thơ, tập thơ của chị cũng đều thể hiện những nỗi niềm: cô đơn, khao khát, mơ ước, sự trăn trở lẫn nỗi hụt hẫng, xót xa… Phần lớn thơ chị viết ra đều buồn, đó là nỗi buồn của một người đàn bà luôn có khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo hơn. Do đó phải có quá trình đấu tranh dai dẳng và bền bỉ nhằm khắc phục, loại bỏ nhược điểm để sống có ý nghĩa hơn với cuộc đời này.
Viết ra được những bài thơ hay, câu thơ hay đánh động lòng trắc ẩn của độc giả, người viết ra những dòng thơ ấy cũng trải qua, cũng nếm trải, chứng kiến tận cùng nỗi đau cũng như niềm hạnh phúc. Đó là lúc tác giả vắt kiệt sức mình, giây phút thăng hoa nhất để “sinh” ra những bài thơ, câu thơ như vậy.
Sự trở lại của con người bản thể trong thể loại tuyên xưng tối đa tinh thần cá nhân chính là nét nổi trội của thơ đương đại. Các nhà thơ viết bằng chính trải nghiệm, thể nghiệm của họ, viết để được là chính mình. Phạm Ngọc Liên là một trong số những người viết như thế.
Trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên, hình ảnh người đàn bà đam mê tình yêu, khao khát tình yêu, sống hết mình vì tình yêu… Đó là những cung bậc cảm xúc rất thật, những đòi hỏi hết sức chính đáng và thể hiện rõ thiên tính nữ của chị.
Con chim sẻ đứng trên mái ngói kia/ Muốn nói gì với mặt trời?/ Lời chim thì nhỏ/ Bầu trời thì cao…/ Mối tình anh như mái ngói đầy rêu/ Nỗi buồn đóng thành tầng/ Em dẫm vào trượt ngã/ Vết nhói đau đến lạ.
… Em ngã trong nỗi buồn thầm lặng/ Già nua/ Mệt nhoài…/ Giá như anh có một lần biết được/ Em muốn như con sẻ kia/ Bay đi/ Bay đi/ Dù không đến được mặt trời.
(Một mình trong chiều)
Có lúc, Phạm Thị Ngọc Liên muốn được như con chim để cất lên tiếng hót:
Em muốn được như chim kia/ trong bụi mận gai/ ngứa cổ hót vào cái chết…
Em mang mũi gai trong tim/ Hót lời yêu nồng nàn/ Cái chết không làm tuyệt vọng
Thơm ngát giây phút sau cùng/ hơi thở tan vào mộng/ hành trình vẫn có tình anh…
(Tiếng hót)
Tất cả những lời ước muốn đó đều xuất phát từ nhu cầu sống thật của chính bản thân mình. Chính cuộc sống đã cho chị những trải nghiệm quý, để giúp chị tự hiểu mình hơn và kể cả những người xung quanh chị.
Lặn ngụp trong thơ/ Tắm gội mối tình mình/ Hừng hực trong tôi/ cháy bỏng ngôn từ/ không hề giấu mặt/ phải trả nỗi đau bằng tiếng thét” (Khỏa thân tím). 
Những người đàn ông trong tác phẩm của chị, hầu như đều mang những phẩm chất xấu. Cái xấu ấy, theo chị đều có nguyên cớ của nó. Không phải chị ghét đàn ông, có ác cảm với đàn ông mà chị nêu ra những đặc điểm xấu của họ để họ biết thanh lọc, sửa chữa. Mục đích cuối cùng là người đàn ông sẽ sống tốt, đối xử biết điều hơn với người phụ nữ. Có lẽ vì đa phần đàn ông chưa tốt cho nên đưa đến những hệ lụy và trở thành “định mệnh” mà giới nữ khó có thể tránh được.
Tình yêu như mật ong trong cánh rừng hoang 
nơi tôi trở về cùng bản năng nguyên thủy 
mải miết như con ong chăm chỉ 
tôi không biết đã đi qua cánh cửa tò vò 
Anh giống như khung cửa đen nấp sau vẻ rực rỡ của vầng trăng mà tôi đã nuốt 
và từ đó hành trình trong tâm hồn tôi thoáng chói lòa thoáng tăm tối vực sâu 
đôi mắt anh và lời hứa tình yêu khiến tôi tin cậy 
bây giờ ở đâu? 
Khi tôi cầm những chiếc lá non tơ phục sinh từ niềm tin trên tay 
chúng đã phơ phất rách 
tôi đi qua khung cửa tối đen nơi sự lừa dối của vầng trăng vẫn còn tỏa sáng 
nơi anh nhấp nháy như một ngọn đèn không hồn và lồng ngực rỗng 
tôi đi về phía mặt trời đòi một thiêu hủy bình yên...
(Sự lừa dối của vầng trăng)
Khát khao một tình yêu đích thực và đón nhận nó bằng tất cả lòng mình, nên tình yêu đã nâng tâm hồn lên một chiều kích mới, mở rộng cả về không gian, thời gian và đối tượng phản ánh.
đỏ như thế/ nồng nàn như thế/ một ngày mặt trời rụng xuống tim tôi/ cháy bỏng những khát khao lặng im/ tôi tìm thấy tôi một nửa/ yêu tôi như chưa bao giờ/ bạc như thế/ lạnh lùng như thế/ một ngày mặt trời một nửa chìm sâu/ tôi dâng tặng linh hồn tôi/ nửa khao khát còn lại/ và nửa trăng mệt mỏi cúi đầu (Có một nửa mặt Trăng trong mặt Trời).
Đời sống con người vô thường lắm, có đấy rồi không đấy, được đấy rồi mất đấy, hạnh phúc chưa là bao thoáng chốc lại chia lìa. Gặp nhau đó rồi lại mất nhau. Nhà thơ hiểu rõ điều đó nhưng đôi lúc nhà thơ tự hỏi phải chăng đó là định mệnh?
Nếu em đừng gặp anh/ Đêm sẽ không thao thức/ Hơi thở đầy lồng ngực/ Khỏi rộn ràng nôn nao/ Thế mà cứ gặp nhau/ Mừng như cành gặp lá/ Một chút gì keo sơn/ Giữ đời ta ở đó/ Một chút gì như lụa/ Buộc đời ta vào nhau (Tại sao mình gặp nhau).
Có những lúc Phạm Thị Ngọc Liên cảm thấy quá cô đơn, một mình đối diện với chính mình và chị nhận ra trái tim đau của mình vẫn không ngừng nhịp thở.
Có những lúc tâm hồn chỉ đắm một nỗi buồn/ Tưởng chừng mong manh/ Môi em vẫn tươi hồng nụ cười/ Trái tim đau không ngừng nhịp thở/ Sẽ chẳng có thêm lần nào/ Em làm thơ cho anh/ Dẫu chỉ một lần nghi ngờ/ Hay một lần cố tình đùa cợt/ Dẫu chỉ một lần lỡ tới/ Một lần buột miệng/ Trái tim ràn rụa khóc thầm.
Lặng lẽ những hạnh phúc đời thường/ Em đã quên/ Không được hưởng/ Lặng lẽ những câu thơ không tin/ Đó là sự thật/ Lặng lẽ khước từ/ Lặng lẽ mình em.
(Lặng lẽ mình yêu)
Nhà thơ linh cảm: Sẽ có một ngày, tôi biết/ trái tim tôi sẽ ngưng đập/ cảm giác tôi không còn/ chiếc bóng tôi biến mất/ và nỗi buồn tôi như đại dương kia/ không còn bờ bến/ sẽ tan thành hư vô…
(Nỗi buồn của chiếc bóng)
Chính những hoài nghi trong tình yêu, thứ hạnh phúc nửa vời về những điều mấp mé giữa đôi bờ thực - ảo. Do vậy, nhà thơ muốn lại tìm về quá khứ đã qua, với những năm tháng êm đềm và có nhiều kỉ niệm đẹp:
em bơi đi trong cơn mưa tưởng tượngvề một mùa hè rong chơi không lo nghĩtrong môi hôn của anhtình yêu còn đỏ cháyôi vẫn là một mùa hèmà khao khát quá những giấc mơ ngoanngày tháng nào tuyệt đẹpkhao khát quá một chuyến đi trong mưatrở về quá khứ... (Tháng năm).
Phạm Thị Ngọc Liên sẵn sàng dốc hết nhiệt huyết để yêu, yêu như là bản năng vốn có, yêu chân thành, yêu mãnh liệt, yêu để biết rằng những nỗi buồn mà chị đang nếm trải không thể dập tắt niềm hi vọng, mơ ước của chị. Phạm Thị Ngọc Liên rất tinh tế khi so sánh giữa hoa sen chọn mùa để nở  em chọn anh để yêu. Để rồi: chọn một mùa nắng nhất để nởsen một mình thơmchọn anh để yêuem một mình hạnh phúcdẫu mai này ra sao...
Senchọn một mùa nắng nhất để nởnhư em chọn anh để yêubiết rằng sẽ có ngày khát cháychỉ cần một khoảnh khắc nở bừngsá gì phút giây tàn tạem tỏa hương như senở bến bờ anhkhắc nghiệt và hân hoananh trao cho em cơn run mê đắmnhư mưa trao cho sen một buổi chiều ướt đẫmrồi yên lặng quay đichọn một mùa nắng nhất để nởsen một mình thơmchọn anh để yêuem một mình hạnh phúcdẫu mai này ra sao... (Sen em).
Đôi lúc đắm chìm, mơ mải quá trong tình yêu cho nên có những dại khờ, thiếu tỉnh táo, mù quáng, bị lừa lọc… Nhưng người phụ nữ bằng bản năng và sự dẻo dai, chịu đựng họ vẫn còn niềm tin chắc chắc vào tương lai phía trước, vẫn ngẩng cao đầu để sống và yêu.
Có không một tưởng tượng kinh rợn và lãng mạn/ về một người đàn ông nửa đêmđi xuyên qua mọi cánh cửa ngôi nhàkhi ánh sáng đã tắt... (Chờ đợi).
Nhà thơ không đòi hỏi gì nhiều, chỉ có một niềm mong mỏi giản đơn từ anh:Chỉ mong ước một điều dịu ngọt/ Được anh yêu đơn giản rất con người!...
Hầu hết các sáng tác thơ của Phạm Thị Ngọc Liên đều viết theo thể thơ tự do. Thơ tự do của Phạm Thị Ngọc Liên viết theo một lối riêng và rất hiện đại. Dưới ngòi bút tài hoa của chị, thể thơ này có sự giãn nở về biên độ phản ánh và cấu trúc hóa nhạc điệu câu thơ. Hình thức thơ biến hóa linh hoạt, câu thơ uốn lượn một cách thoải mái theo cơn bão của cảm xúc tâm hồn, nhịp đập của trái tim. Cách diễn đạt vừa trực cảm vừa vô thức, vừa hiện đại vừa lãng mạn, vừa tự sự vừa trữ tình… Phải chăng đó là thế mạnh của thơ Phạm Thị Ngọc Liên.
Điều đặc biệt, thơ Phạm Thị Ngọc Liên rất giàu nhạc tính. Vì vậy, thơ chị có rất nhiều bài được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Nhiều ca khúc hay và khá quen thuộc được nhiều người biết đến: Im lặng đêm Hà NộiLang thang, Thu khúc (Phú Quang); Sinh nhật (Phạm Trọng Cầu); Mưa rào (Phan Huỳnh Điểu); Có nụ hồng bỗng gọi tên anhMùa đông không có mặt trờiMưa trong mắt emGiọt xanh, Hát cùng chúng tôi… (Bảo Phúc); Lục bát tưởng nhớ (Trịnh Công Sơn)…
Thơ nữ hôm nay vẫn là những dòng chảy liên tục, luôn kế thừa và phát huy những đặc điểm của thơ ca truyền thống. Tuy nhiên, thơ nữ đương đại vẫn có những đặc điểm riêng về nội dung và phương thức biểu hiện. Nó vừa kế thừa trước đó nhưng cũng có những cách tân hết sức táo bạo. Mỗi nhà thơ nữ đương đại đều mang đến cho mình một giọng điệu riêng với những phức điệu và dấu ấn đặc biệt. Trong dàn đồng ca ấy, người đọc không thể nào quên giọng thơ Phạm Thị Ngọc Liên./.
THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN/ ĐÒ ĐƯA NGUYỄN VĂN HÒA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét