Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Thơ bạn thơ 8 / Lời thưa và Phần A, Thơ Người Thơ Đã Mất/ Lời giới thiệu Truyện thơ Đồi Thông Hai Mộ

NHIỀU TÁC GIẢ
Chủ biên
: Lý Phương Liên - Nguyễn Nguyên Bảy 
THƠ BẠN THƠ, 8 
Nxb HỘI NHÀ VĂN
Cảm ơn các đấng sinh thành và gây dựng Nền Thơ Việt Nam, cảm ơn các thi nhân tiền bối giờ này nơi cõi khác vẫn mong đợi ngâm ca tình thơ con cháu. Cảm ơn và kính dâng lên miền thiêng thơ những áng thơ thời chúng tôi đang sống.
Cảm ơn thơ, cảm ơn các người thơ cao cả đã ban cho chúng tôi vinh dự thực hiện ước mơ tự nguyện được đọc chọn và quảng bá những bông thơ bầu bạn. Bảo là ước mơ tự nguyện, bởi đây là sự tri ân đạo lý với thơ và các bạn thơ đã sinh dưỡng đức tin, trợ cứu đời sống, chỉ dạy chúng tôi tu thân sống làm người tử tế.
Cảm ơn các bạn thơ mở lòng đón nhận sách Thơ Bạn Thơ. Xin hỷ xả chúng tôi kiến văn giới hạn trước vườn thơ trăm hoa, khó tránh việc đọc chọn còn nhầm quên mạch nguồn tiềm ẩn. Xin hỷ xả chúng tôi tâm chưa đắc bồ đề còn chịu áp lực đời thường, tình thơ còn vướng lụy sân si. Xin hỷ xả và nuôi dưỡng đức tin, đã là thơ đúng nghĩa và hay, không sớm thì muộn, chưa hôm nay sẽ ngày mai, chưa kịp quảng bá trong sách Thơ này sẽ được in trong sách Thơ tiếp sau, chúng tôi sót quên, các bạn thơ khác sẽ nhớ, sẽ đọc chọn, là Thơ hay, nhất định sẽ hiển lộ sắc hương.
Cảm ơn thơ kết nối tình thơ. Cảm ơn Thơ Bạn Thơ góp điệu vần vinh danh Nền Thơ Việt. Cảm ơn bạn thơ đã hưởng ứng, trợ sức chọn đọc, phát hiện thơ. Xin nắm tay nhau, đồng lòng, hiệp sức cùng đi tiếp hành trình Thơ Bạn Thơ!
Hè, 2012
Lý Phương Liên, Nguyễn Nguyên Bảy kính bút.

A
THƠ NGƯỜI THƠ ĐÃ MẤT


Truyện thơ
ĐỒI THÔNG HAI MỘ
LỜI GIỚI THIỆU


ôi !.. cuộc thế nhân sinh ba vạn
sáu ngàn ngày thời hạn là bao
trăm năm còn có gì đâu
hơn nhau danh để về lâu về dài
trai tín nghĩa anh tài trung liệt
gái thuận hiền tiết liệt thấu trinh
thật là rạng vẻ họ Đinh
hai hồn hai họ thác vinh lắm rồi ...
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê chật hẹp của miền biển rộng bao la. sau này khi lớn lên tôi đã đi. đã sống ở nhiều vùng quê xa lạ khác. nhưng chưa nơi nào tôi cảm thấy yêu thấy quý như quê hương tôi. nơi đã sinh ra tôi. nuôi tôi lớn khôn. nâng bước tôi đi ngang tầm thời đại. nơi đã ôm trọn

niềm tin yêu hy vọng của lòng tôi. cho dù đó chỉ là một vùng quê nghèo khó. với những cánh đồng chua mặn. người nông dân phải tảo tần làm lụng một nắng hai sương mới được ngày hai bữa đói no…
Có lẽ tôi yêu quê hương bởi những câu ca dao. những làn điệu hát ru của mẹ. của bà và cùa bố tôi với những cánh cò cánh vạc lặn lội bờ sông. tôi đã lớn lên theo năm tháng bằng những dòng sữa ngọt ngào những lời ru trầm ấm của quê hương có lẽ vì thế sau này lớn lên tôi đã dần yêu thơ từ đó… năm mười một mười hai tuổi tôi đã đọc truyện kiều , lục vân tiên v v …
Lớn lên chút nữa tôi được đọc ( cung oán ngâm khúc , chinh phụ ngâm và đồi thông hai mộ ) .
Từ đó thể thơ song thất lạc bát mang đậm nét chữ tình đã mê hoặc tâm hồn tôi, tôi đã yêu và mê thơ lúc nào không biết nữa. sau này tôi có dịp đi qua các miền quê tôi đã sưu tầm được nhiều tập thơ mà tôi ưa thích nhưng riêng cuốn  (đồi thông hai mộ ) thì chưa bao giờ tôi tìm lại được và nhiều người có tuổi cũng chỉ biết lõm bõm câu được câu chăng. sau này khi biết truy cập trang mạng tôi cũng đã tìm trong thư viện sách nhưng vẫn bặt vô âm tín… có lẽ cuốn sách còn nằm ở trang nào mà tôi không biết.
Nay tôi xin tải lên trang mạng cuốn truyện này để các độc giả yêu thơ cùng được thưởng thức.
Một câu truyện tình. chung tình có một ở nơi sơn cùng thủy tận. nơi thái hậu sơ hà. một câu truyện tình mang đầy tính nhân văn mà người đời đã đọc rồi thì hầu như đều mến mộ tài đức biết cách xóa bỏ những hận thù của người xưa. Lòng đố kỵ tham vọng và ghen gét đều sẽ phải trả giá .
Lưới trần thoát, lưới trời không thoát
Kiếp luân hồi tội ác chí công
Đó cũng là bản án dành cho những kẻ tài hèn, tham lam, mưu mô sảo quyệt muốn tiến thân bằng mồ hôi sương máu của người khác
Cuốn truyện tôi viết lại theo nguyên tác xuất bản lần đầu vào năm 1949 tại Hà Nội bằng trí nhớ của tôi thời gian trôi đi cũng đã lâu, nếu có gì sai sót độc giả nào biết xin hãy cộng tác bổ xung thêm và cho cảm tưởng khi đọc xong cuốn sách này
Xin trân thành cảm ơn
11 / 2 / 2013
Phạm Tùng Giao

MẤY DÒNG TẢN CƯ KÝ SỰ
MẤY TRANG TÌNH SỬ BI HÙNG

Năm 1945 nhật pháp bắn nhau chí tử được lệnh tản cư, gia đình tôi cùng một số gia đình khác,cùng vội vàng thu dọn một số đồ đạc cần thiết lên một chiếc xe khách, tản cư đến vùng rừng núi thuộc tỉnh hòa bình. Đoàn chúng tôi đi gồm ba mươi người cả người lớn và trẻ em chúng tôi dừng chân ở một bản nhỏ cách tỉnh lỵ hòa bình ba mươi cây số, cuộc sống của những gia đình chúng tôi lúc ấy vô cùng vất vả, hàng ngày chúng tôi phải đi bộ ba mươi cây số đến chợ đồn tỉnh lỵ hòa bình buôn bán kiếm ăn thế rồi:
Tấm thân dầu dãi dưới phong sương
Quốc phá gia vong cảnh đoạn trường
Mặt mũi võ vàng theo tế nguyệt
Áo quần tơi tả với tang thương
Trên quãng đường đi, hàng ngày chúng tôi phải lội qua một con suối nhỏ tên gọi suối ngang dòng suối quanh co uốn lượn ven sườn một quả đồi rộng. ở dưới nhìn lên trên đồi có trồng năm mươi cây thông già theo hình cánh cung ôm lấy một ngôi miếu nhỏ ở giữa, thỉnh thoảng từng cơn gió nhẹ nhàng thổi tiếng thông reo vi vút, hòa với tiêng suối chảy sóc rách. Nước suối trong xanh, mỗi khi chúng tôi lội qua từng đàn cá nhỏ lượn lờ vây quanh chân chúng tôi, đôi khi chúng tôi cũng gặp một vài cô gái dân tộc vén váy lội qua,với căp đùi trắng gần nhìn phong cảnh sơn thủy hữu tình của nơi sơn cùng thủy tận thật là nên thơ. Đúng là:
Thông xanh tỏa bóng chiều vàng
Suối trong nước bạc cô nàng lội qua
Mây mờ bao phủ non xa
Chim đàn tìm tổ bao la tận rừng
Thời gian cứ thế trôi đi ngày lại qua ngày. Mải với công việc buôn bán mưu sinh nên chưa có dịp nào lên vãng cảnh đồi thông được, tôi và anh bạn tôi hẹn với nhau , bữa nào nghỉ một buổi chợ để lên thăm đồi thông xem phong cảnh ra sao. Và cái miếu trên đó thờ ai?.. hôm đó là một ngày chủ nhật hai chúng tôi đã quyết định nghỉ một ngày rủ nhau lên thăm đồi thông. Gần trưa hai chúng tôi lên tới nơi chúng tôi thật bất ngờ với cảnh đẹp u tịch nơi đây. Một ngôi miếu nhỏ xây toàn bằng đá trắng, trước cửa miếu là hai ngôi mộ cũng xây bằng đá trắng trên mỗi ngôi mộ có dựng một tấm bia có trạm khắc bằng chữ nho rất đẹp, ngày ấy tôi cũng có học và biết chút ít chữ nho. Tôi đọc thấy mộ bên tả ghi ( đinh lăng trưởng vệ vị quốc quên khu) tôi tạm dịch: đây là người con trai họ đinh tên lăng vì nước mà chết. mộ bên hữu ghi (quách mỵ dung vị vu tử tiết) tôi tạm dịch người con gái này vì chồng mà chết nhìn hai ngôi mộ và ngôi miếu cổ kính rêu phong . phong cảnh tĩnh mịch đến rợn người tôi cứ ngỡ nơi đây lâu lắm không có ai đến và là một nơi hương tàn tro lạnh nhưng khi bước vào trong miếu thì tôi đã nhầm . từ cửa bước vào trước bàn thờ là một tảng đá trắng rộng khoảng tám mươi phân, dài khoảng một mét hai. ở giữa có hai vết nũng xuống như hai vết đầu gối quỳ và bát nhang vẫn còn nghi ngút khói ,chứng tỏ nơi đây không phải là nơi tro tàn hương lạnh mà hàng ngày vẫn có người đến nhang khói cầu cúng.
Chúng tôi đang mải xem thì bỗng có một ông cụ người dân tộc, đầu râu tóc bạc tay cầm một con dao quắm hớt hải chạy lên, tới nơi ông quát lơ lớ bằng tiếng kinh, ai cho các anh lên đây nghịch phá phách miếu, chúng tôi sợ quá, lấy lại bình tĩnh. Tôi mới xin thưa với cụ, chúng con là người dưới xuôi, tản cư lên đây hàng ngày chúng con đi chợ qua đây, thấy phong cảnh nơi đây đẹp quá hôm nay chúng con mới có dịp lên đây vãng cảnh chứ có dám phá phách gì đâu ạ. nghe chúng tôi nói vậy cụ già không nói gì nữa. tôi mới đánh bạo hỏi cụ.
Thưa cụ chúng con cũng có học và biết chút ít chữ nho, con đọc thấy mộ bên tả có ghi .
Đinh lăng trưởng vệ vị quốc quên khu, mộ bên hữu có ghi. Quách mỵ dung vị vu tử tiết. con biết rằng một người vì nước mà chết , một người vì chồng mà chết, vậy sự tích ngôi miếu này và câu chuyện tình của họ ra sao cụ có thể dẫn chuyện cho chúng con biết được không ạ, cụ nói chuyện dài lắm các anh muốn biết thì về nhà ta, ta kể cho nghe.
Chúng tôi rất mừng theo chân cụ về nhà, về tới nhà cụ gọi cô con gái ra pha trà mời khách nàng nhìn chúng tôi mỉm cười rồi lấy ấm pha trà mang lên mời chúng tôi dùng nước, cụ lại bảo con gái lấy cuốn ( sách đồi thông hai mộ) ra đưa cho chúng tôi rồi bảo cô đi làm cơm đãi khách.
Chúng tôi rất mừng vì sách được viết bằng chữ quốc ngữ nhưng khi đọc thì nỗi mừng của chúng tôi lại là nỗi mừng hụt, vì sách được viết toàn bằng tiếng mường - thổ nên chúng tôi chẳng hiểu gì cả cụ nhìn chúng tôi cười và bảo các anh không hiểu gì phải không. Để tí nữa ăn cơm nước xong ta sẽ bảo con gái ta nó đọc và dịch cho các anh nghe.
Ăn uống xong xuôi cụ mời chúng tôi ra bàn uống nước rồi gọi con gái ra đọc cho chúng tôi nghe vâng lời cụ cô gái ra vừa đọc vừa ngâm, vừa dịch vừa chú thích thêm ngoài, nhờ từ tâm nhã ý của cụ, tôi đã am – tường đủ điều kỳ vọng .
Theo lời cụ, những câu văn trong chuyện đêu ghép đúng vần điệu của thi ca mường - thổ tác giả cuốn sách đó họ Chế tên Quang Tuyền. hồi đó là một thanh niên giáo viên được già mến trẻ yêu cả vùng ái – mộ. Quang Tuyền tiên sinh hồi còn niên thiếu, lại là bạn thâm – giao, tâm đầu hợp ý, của hai vị chủ động . chủ động chính trong truyện tức chàng Đinh – Lăng và (cô nàng) Quách Mỵ Dung.
Luôn trong ba tháng ròng ngẩn nghơ tiếc bạn. Sau ngày an táng bạn tại đồi thông, chiều nào giáo viên Qung Tuyền, cũng có mặt dưới gốc thông già bên mồ đất đỏ. Lệ anh – hùng không đỏ, nhưng sầu anh hùng than thở biết bao nguôi .
Giáo viên là người độc nhất đã thấu triệt hết uẩn khúc éo le , cảnh tình bi thảm của mối lương duyên dang dở Lăng - Dung là bạn cam – khổ giữ đồng của Tuyền.  Dung là bạn cùng thầy cùng lớp cùa Tuyền. Lăng Dung yêu nhau , Tuyền hết lòng tán- dương cổ động cho chóng thành kết quả, như ý sở cầu của bạn. mối tình Lăng –Dung làm tan vỡ lây cả nguyện - vọng thủy – chung của Tuyền.
Để làm sống lại mãi mãi với núi rừng những tâm – hồn cao cả thanh – tao, để treo cao mãi mãi với núi rừng tấm gương phản chiếu chói lọi đầy bi thương thảm khốc do hủ tục ép – duyên , gán phận gây nên , giáo viên thi sỹ Quang Tuyền đem tâm sự , thân thế , sự nghiệp của hai bạn Lăng Dung thiết tha ghi chép thành thiên – bi – sử Đồi Thông Hai Mộ. thời gian theo dòng (suối ngang) nhẹ nhàng trôi. nhưng di tích phi thường với sự nghiệp phi thường của người phi thường không thể theo thời gian tiêu tan thành tro bụi. những quý – tượng đó sẽ tồn tại đời đời ở đất nước . ở trí nhớ lưu truyền của người đời .
Cách đây lâu năm lắm rồi, cho tới bây giờ vẫn thế. nam nữ thanh niên, trong vùng rừng xanh núi biếc này, phần đông đều thuộc lòng cuốn truyện từ đầu đến cuối. trong rừng đốn củi ngoài nương dỡ sắn, một người khởi sướng một câu là sẵn sàng đồng vọng hoan hô, đồng thanh hưởng ứng hát lên ầm ĩ, hát lên rầu rĩ, hát lên lâm ly .
Một cuốn truyện tình , nhưng nhiều đặc – điểm , một cuốn truyện tình xuất hiện bất ngờ ở nơi sơn cùng thủy tận. một cuốn truyện tình chung tình có một. tôi hứa với lão nhân sẽ theo sát ý nghĩa cao sa của cốt truyện. biên soạn thành nguyên âm vận văn. quốc âm việt ngữ biểu dương đầy đủ tinh thần (ái quốc chung tình , kiên trinh thủ tín). để cống hiến toàn thể anh chị em trong đại gia đình việt nam không phân biệt thổ kinh. Không phân chia nam bắc, thể song thất lục bát (cung oán ngâm khúc ) của Ôn Như Hầu tiên sinh rất thích hợp với luận điệu vận văn của sơn nhân thi sỹ Quang Tuyền, vậy tôi theo vần thơ trường hận đó để biểu lộ mối tình u uất mô tả cuộc kỳ duyên của hai tâm hồn bất tử Lăng + Dung người đồng hương đồng sứ với với thi nhân giáo viên , ai ai cũng thừa hiểu ngọn ngành của điển – tích Đồi Thông Hai Mộ bởi vậy trước tác thành cuốn thi ca để truyền tụng , thi nhân chỉ cần trú trọng đến điều cốt chính . đọc song di bút tài tình linh động , tôi khách lãng du ở tận bốn phương trời ngẫu nhiên mới lại , không bỏ lỡ cơ hội hỏi lão nhân những điều phụ thuộc cần thiết mà tôi còn thắc mắc.
May thay, những ngoại phụ đó đã được lão nhân chỉ dạy tỏ tường dưới đây .
Đinh Lăng thuộc dòng máu anh hùng do khí thiêng của núi rừng cao cả kết – tinh lại , thiên tư thông minh lỗi lạc. mồ côi song thân từ bé. sẩy cha còn chú. thờ chú như cha, ham học ghét chơi , ưa thích tự do khoáng đãng, oán – hờn giam hãm tối tăm. Chú mến tài, quyết cho cháu theo đòi học – tập đến bờ đến bến. Năm Lăng mười tám tuổi ông chú chiều theo ý cháu nhờ người môi giới hỏi Mỵ Dung cho Lăng làm vợ .
Mỵ Dung dòng họ Quách vốn nổi danh một đóa hoa hãn hữu quốc sắc thiên hương của đồi cao suối bạc, sinh quán tại (trại trong ) cách (trại mít) sinh quán của Lăng một quả đồi thấp rộng giồng toàn (sắn dây) quý giá , gia đình phong phú Dung được miệt mài đèn sách mấy năm . từ giã học đường năm mười bảy tuổi . Dung ở nhà săn sóc việc tầm tơ canh cửi . Đẹp người đẹp nết xa gần tin đi mối lại. Duyên kim cải dập dìu lá thắm .
Sự thật nàng Mỵ Dung con nhà băng tuyết, nền nếp phỉ - phong nàng chẳng ưa gì thói tình trăng hoa, trên dâu trong bộc công ơn cù lao dưỡng dục nàng coi tựa núi Hoàng sông Thao.
Chín chữ cù lao in dạ sắt
Trăm năm sơn hải tạc lòng son
Nàng công nhận lẽ phải là việc hôn nhân của nàng, nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (phụ mẫu chi – mạnh môi trước chi ngôn ) tự do kết hôn khi song thân tại đường là rất nên trái đạo. nàng không muốn thế, nàng chỉ muốn việc hôn nhân quan trọng, ảnh hưởng mật thiết đến hạnh phúc chung thân của nàng theo công lý nhân quyền , được cha mẹ cho phép nàng tỏ bày tâm sự , ít điều ngang trái . nàng phục tùng lệnh trên cho tròn đạo hiếu là việc dĩ nhiên hoàn mỹ, trái lại nếu trăm đường ép uổng, vạn sự dở dang, việc nhân duyên của nàng chung thân khổ nhục chỉ vì hủ tục ép duyên – chi phối thì nàng công phẫn phản đối đến cùng …
Nàng nghĩ rằng cổ tục của bao đời truyền lại không phải điều gì cũng nhất nhất phải tuân theo . thuần phong mỹ tục, đã đem lại nhiều kết quả đẹp tươi hùng mạnh thì cần giữ lấy. còn trái đạo bất công, không hợp với trình độ tiến hóa cùa nhân loại thì hủy bỏ đi sớm ngày nào hay ngày ấy .
Từ ngày nàng Dung khôn lớn đã được mắt thấy tai nghe biết bao cảnh tượng thương tâm của di họa ép duyên gán phận do hủ tục cổ truyền gây nên, trước vực thẳm hang sâu nàng cần lùi bước để tự mình phản đối cổ hủ và cương quyết bài trừ, tục lệ bất công. Đã nhiều lần nàng suy trước tính sau , rồi mình lại tự hỏi mình. Tại sao song thân mình lại quá mê tín ấn định duyên nàng quá sớm, mới lọt lòng mẹ đã thành đạo vợ chồng ?.. Tới tuổi trưởng thành nàng nhận thức rõ ràng .
Người vị hôn phu do quyền cha mẹ sở định hoàn toàn hư hỏng cả tài lẫn hạnh, nàng kêu xin, đủ điều từ chối. Nhưng từ chối sao được cổ tục thiêng liêng, quyền trên không hỏi trái, còn người mà nàng sở vọng được lấy làm chồng sự thật, chưa hề sớm đào tối mận, chưa hề vượt quyền sinh dưỡng cùng người yêu thề nguyện trăm năm , cửa khổng sân trình , cùng thầy cùng lớp mấy năm lui tới học đường, hai tâm hồn Lăng Dung, đã âm thầm thấu hiểu lẫn nhau và ước ao tin tưởng ở tương lai hạnh phúc. Đinh Quách đẹp duyên, người ý chung nhân của Dung tức Đinh Lăng. Tài đức vẹn toàn mối manh đủ lễ đến hỏi xin nàng làm vợ thì ác thay !..
Tại sao?.. (nàng tăng phần công phẫn đặt trăm dấu hỏi) tại sao song thân nàng không cần một lời hỏi han đến cùng cho phép nàng tỏ bày ý kiến, xem nàng bằng lòng mọi nhẽ hay từ chối vì sao ?.. Song thân nàng không cần đếm xỉa đến duyên phận nàng, chỉ biết ích mình, tự hào giữ tròn lời hứa cũ, không suy tính đủ đường không nhận xét đâu là lẽ phải , nhất nhất từ chối và hoàn toàn bác lời cầu hôn của Đinh Lăng. Đứng trước cảnh éo le cay nghiệt đó, nàng không chịu sao nổi nông nỗi tủi hờn .
Ôm hủ tục cổ truyền. Ông thân phụ nàng Dung nhất định từ chối sở ước của Lăng mặc dầu đã mấy lần ông chú, dưỡng phụ thân mến của Lăng tự mình thân chinh đến tận nơi khẩn khoản cầu hôn cho cháu. Phụ thân nàng Dung viện lẽ đã đính ước việc hôn nhân của nàng với người khác ngay từ ngày mới đẻ dung rồi, ông sinh gái, một bạn đồng hương sinh trai. Hai nhà thỏa thuận khết giao cho hai trẻ sau này bách niên hòa hợp. Quyền mẹ cha (đặt đâu con ngồi đấy ). Tại gia tòng phụ con trái lời cha không sao tha thứ được .
Đời chuyên chế óc độc tài. lòng ích kỷ nghiêm đường của cha mẹ Dung vì quá mê tín dị đoan đã thành nhẫn tâm phá hoại tương lai hạnh phúc của con mình. Hiếu nghĩa đủ đường hóa đoạn trường chìm đắm .
Để phá tan xiềng xích bất công, để phản kháng sức mạnh bạo tàn, cam đành một thân chịu khổ  Ngậm thở ngùi than để trăm ngàn người khác được hân hoan đi trên đương phẳng, tránh vũng xa lầy, chôn vùi tự do công lý. Dung cương quyết thề sống thác với tình yêu chân chính, không chịu phục tùng ép duyên
Thất vọng tình không liều nản chí
Thất vọng tình không phí tuổi xuân
Lăng xin chú xuất dương du học, tin tưởng ở tấm tình thiết thạch của Dung. Lăng ra đi lập thân oanh liệt để hy vọng ngày tươi sáng. Gia nghiêm nàng Dung giác ngộ , chàng với nàng thỏa mộng yêu đương .
Mỵ Dung được tin Đinh Lăng sửa soạn ra đi, gánh tang bồng thỏa chí nam nhi, nợ hồ thỉ báo đền non nước. Nàng trốn nhà lên đồi thông cùng chàng tiễn biệt, cùng chàng đoan tơ kết tóc .
Kiên – tiết thử thân nguyên tự hứa
Trinh tâm hà nhật cảm khinh phao .
Lần đầu tiên mà thảm thay !.. Cũng là lần cuối trót, hai tâm hồn trong trắng, biết bao phẫn uất vì chế độ gia đình quá đỗi bất công. Nhất quyết cùng nhau hẹn – ước trăm năm, cùng với trời cao rừng thẳm với suối bạc non xanh, non thề suối hẹn, non dù mòn suối dù cạn, tình không cạn nghĩa không mòn, cùng xây tròn hạnh phúc. Cùng nguyện sinh tử giữ đồng .
Dù như sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
Nhân định thắng thiên tuy có nhưng vẫn là sự rất hiếm của trần gian. Trâm gãy bình tan tình duyên giang dở, hình như từ cổ chí kim, đã thành trò đùa ích kỷ của trẻ tạo tinh quái ỡm ờ. Cứ theo đuổi phần đông đời tài hoa mà gieo họa !..
Chàng ra đi, đi mãi không về. Chín thu ròng rã, nàng Dung ở nhà chống đỡ đủ nông nỗi đau thương oán hận. Để cố gắng đợi chờ người tri kỷ .
Sầu chia ly chưa cạn, mộng đoàn tụ đã tan. Cánh bèo mặt bể, hạt bụi đầu non. Hoa xuân chưa nở đã tàn. Hận Kim Lang Kiều Nương chung đành một kiếp .
…. Đâu còn sống lại trong mơ
Đâu còn sống lại bên bờ suối yêu
Buồng the sầu sớm hương chiều
Khóc thầm biết có bao nhiêu lệ rồi
……………………………….
Tương giang trúc khuyết thành ban cổ
Kỷ quốc thành băng đới khốc thanh .
Phút cuối cùng rút cục vẫn là nạn nhân điêu đứng của hủ tục tảo – hôn của cường quyền duyên ép . Uổng công cúc dục, thiệt đời mộng thơ, nàng hy sinh tự sát để khỏi hy vọng không hẳn là tẩy trừ một áp bức thiên tư truyền thống, một lệ tục là hại giống nòi. Trao thân nàng đã tự hẹn thủ tiết đến cùng, thì không có ngày nào dám khinh bỏ tấm lòng trinh. Nêu cao tấm gương tín nghĩa kiên trinh hiếm có .
Cái chết của nàng tuy tự nàng mua lấy, nàng chẳng còn oán trách được ai. Nhưng so với đức hạnh ấy, với tài sắc ấy lại lâm vào hoàn cảnh lỗi thời ấy. Người cầm bút thuật truyện nàng đến đoạn này cũng không khỏi bùi ngùi thương vay tiếc mướn .
Nguyệt lão khéo đa doan
Xe duyên dở duyên dang
Thuyền tình về bể ái
Khách tình hận tình mang
Lá thắm trôi dòng lệ
Chỉ hồng buộc hoa tang .
Phượng với loan đôi ngả
Én cùng nhạn bắc nam …
Phải chăng tu là phúc
Mà tình ấy dây oan !...
Tác giả đồng ý với chủ động nạn nhân Mỵ Dung không tán thành lý thuyết tự do kết – hôn do toàn quyền sở ý, của nam nữ thanh niên tự định đoạt lấy. Tuổi thiếu niên đầy nông nổi, ít từng trải, xét mình xét người định việc rất có thể lầm lỗi .
Hơn nữa tác giả vẫn đồng ý với cô nàng Mỵ Dung bạc phận, rất tán thành chủ trương bài trừ thói tảo hôn bất hợp pháp và bài trừ tục lệ cưỡng bách ép duyên vô nhân đạo . Quyền ( định đặt đâu con ngồi đấy ) của cha mẹ đem áp dụng vào việc hôn – thú của con bắt con phải nhất nhất tuân theo sở ý của riêng mình là điều thiếu luật công bình, thiếu tình nhân đạo .
Vậy ( tham cố suy tân dung hòa kim cổ ) điều phải nên theo lẽ hay giữ lại, tục dở bỏ đi cải cách thêm vào. Điều hòa hợp lý, cứ gì hôn lễ vạn sự đều nên. Theo thiển ý của tác giả, thì dù trạng thái nào, trường hợp nào. Mặc dầu có ít nhiều uẩn khúc hay không việc hôn nhân muốn được công bằng và hợp lý. Cần phải có sự điều hòa nguyện vọng chính đáng của con với chủ trương sáng suốt và độ lượng khoan hồng của cha mẹ. hoặc các vị có đặc quyền và trọng trách thay mặt .
Thêm vào thiển ý của tác giả trên đây, xin trích lời phê bình rất chí lý của cụ Cử Mai Khê. Ngô Thúc dịch để mong giúp ích cho những ai muốn hưởng duyên ưa phân đẹp (tuy những sự ép duyên gán phận của cổ tục ngày xưa ) lúc này hơn lúc nào hết vẫn không có thể lượng thứ được mà người con phải có quyền, đề tự kén chọn lấy người bạn trao sương gửi thịt, nhưng thể nào cũng phải giữ mình không vượt ra ngoài vòng lễ nghĩa. Nếu chưa có phụ mẫu chi mạnh , môi trước chi ngôn mà đã làm những việc ( toàn huyệt du tường ) thì dù sau có trinh tuyết đến đâu cũng không thể đem cái hay sau mà chuộc lại cái dở trước được .

Tùng Giang – Vũ Đình Trung

/ Mời đọc tiếp 
truyện thơ/ ĐỒITHÔNG HAI MỘ/ CHƯƠNG 1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét