Ngẫu hứng NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Ca dao cổ hay ca dao tân? Dù sao cũng xin lỗi.
Trong đầm gì đẹp bằng sen/Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/
Nhị vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn/
Ca dao cổ hay ca dao tân? Dù sao cũng xin lỗi.
Trong đầm gì đẹp bằng sen/Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/
Nhị vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn/
VỚI SEN THƠM
Hút tinh khí bùn mà đúc nên thơm
Nỡ nao ca dao cay đắng thế
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Fb Nguyễn Văn Hòa, bình:
Từ xa xưa, ông cha ta coi hoa sen là loài hoa quý, là loài hoa đẹp bởi sự thơm tho và tinh khiết. Điều này không thể chối cãi được. Mà nước ta là đất nước khởi nguồn từ nông nghiệp nên hoa sen lại càng gần gũi, gắn bó với người nông dân hơn bao giờ hết. Do đặc tính của loài nên sen mọc và sinh trưởng ở đầm lầy, hút tinh chất của bùn mà trở nên tốt tươi, nở hoa đẹp và giàu hương sắc. Vì thế, dân gian đã nói về loài hoa ấy bằng 4 câu sau:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Đọc lại bài ca dao, những lời đúc kết của các bậc tiền nhân, Nguyễn Nguyên Bảy ngẫu hứng viết: "Hút tinh khí bùn mà đúc nên thơm
Nỡ nào ca dao cay đắng thế
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Chỉ 3 câu thơ, gói gọn trong 23 chữ mà chứa đựng cả những nỗi niềm suy tư lớn. Nhà thơ tỏ ra hoài nghi, phân vân, thắc mắc là nỡ nào ca dao (tác giả dân gian) cay đắng với LOÀI hoa sen. Tại sao sống trong bùn lầy, lấy những gì tinh túy nhất của bùn để có những hoa sen thơm mà nỡ nào vong ơn, phản trắc với nơi mình gắn bó, mình sinh sống, mình bám lấy để hút những gì tinh khiết nhất ở đó. Những hoài nghi, thắc mắc của một người từng trải như Nguyễn Nguyên Bảy là hoàn toàn có cái lý của ông.
Tôi tin, tác giả dân gian cũng khá tinh ý và rất sâu sắc khi nói về loài hoa, gần gũi và gắn bó với cuộc đời mình. Do vậy bài ca dao phải được hiểu ở 2 tầng nghĩa và 2 phương diện:
1/ Khen: sự chịu thương, chịu khó, chuyên cần, bền bĩ của sen để có những thành quả đáng trân trọng...
2/ Từ đặc tính và vẻ đẹp của loài hoa sen tác giả dân gian còn có ý khéo léo nhắc nhớ đến con người về gốc rễ, nguồn cội, sự trân quý cái khổ nghèo nhưng thanh cao, lòng biết ơn tiên tổ... Dù sau này có là gì đi chăng nữa: giàu có, làm quan, có quyền chức, địa vị... thì cũng phải nhớ, tri ân nơi mình đã từng sinh ra, từng gắn bó. Vì nơi ấy chính là cội nguồn sinh dưỡng, nơi đó cho ta có được ngày hôm nay. Chính sự khổ nghèo, môi trường "bùn lầy", "tanh hôi" ấy đã bảo bọc, chở che để có được ngày hôm nay. Cần lắm lối sống tình nghĩa, có trước, có sau...
3 câu thơ ngẫu hứng "Với sen thơm" mà Nguyễn Nguyên Bảy viết cũng phần nào khơi gợi cho độc giả nhiều điều thú vị. Nhiều câu hỏi đặt ra về ý thức, về nhân nghĩa, về cuộc đời, cuộc người trong xã hội hiện đại. Khi mà mọi thang bậc, giá trị chuẩn mực đạo đức đang trên đà xuống dốc...
Từ xa xưa, ông cha ta coi hoa sen là loài hoa quý, là loài hoa đẹp bởi sự thơm tho và tinh khiết. Điều này không thể chối cãi được. Mà nước ta là đất nước khởi nguồn từ nông nghiệp nên hoa sen lại càng gần gũi, gắn bó với người nông dân hơn bao giờ hết. Do đặc tính của loài nên sen mọc và sinh trưởng ở đầm lầy, hút tinh chất của bùn mà trở nên tốt tươi, nở hoa đẹp và giàu hương sắc. Vì thế, dân gian đã nói về loài hoa ấy bằng 4 câu sau:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Đọc lại bài ca dao, những lời đúc kết của các bậc tiền nhân, Nguyễn Nguyên Bảy ngẫu hứng viết: "Hút tinh khí bùn mà đúc nên thơm
Nỡ nào ca dao cay đắng thế
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Chỉ 3 câu thơ, gói gọn trong 23 chữ mà chứa đựng cả những nỗi niềm suy tư lớn. Nhà thơ tỏ ra hoài nghi, phân vân, thắc mắc là nỡ nào ca dao (tác giả dân gian) cay đắng với LOÀI hoa sen. Tại sao sống trong bùn lầy, lấy những gì tinh túy nhất của bùn để có những hoa sen thơm mà nỡ nào vong ơn, phản trắc với nơi mình gắn bó, mình sinh sống, mình bám lấy để hút những gì tinh khiết nhất ở đó. Những hoài nghi, thắc mắc của một người từng trải như Nguyễn Nguyên Bảy là hoàn toàn có cái lý của ông.
Tôi tin, tác giả dân gian cũng khá tinh ý và rất sâu sắc khi nói về loài hoa, gần gũi và gắn bó với cuộc đời mình. Do vậy bài ca dao phải được hiểu ở 2 tầng nghĩa và 2 phương diện:
1/ Khen: sự chịu thương, chịu khó, chuyên cần, bền bĩ của sen để có những thành quả đáng trân trọng...
2/ Từ đặc tính và vẻ đẹp của loài hoa sen tác giả dân gian còn có ý khéo léo nhắc nhớ đến con người về gốc rễ, nguồn cội, sự trân quý cái khổ nghèo nhưng thanh cao, lòng biết ơn tiên tổ... Dù sau này có là gì đi chăng nữa: giàu có, làm quan, có quyền chức, địa vị... thì cũng phải nhớ, tri ân nơi mình đã từng sinh ra, từng gắn bó. Vì nơi ấy chính là cội nguồn sinh dưỡng, nơi đó cho ta có được ngày hôm nay. Chính sự khổ nghèo, môi trường "bùn lầy", "tanh hôi" ấy đã bảo bọc, chở che để có được ngày hôm nay. Cần lắm lối sống tình nghĩa, có trước, có sau...
3 câu thơ ngẫu hứng "Với sen thơm" mà Nguyễn Nguyên Bảy viết cũng phần nào khơi gợi cho độc giả nhiều điều thú vị. Nhiều câu hỏi đặt ra về ý thức, về nhân nghĩa, về cuộc đời, cuộc người trong xã hội hiện đại. Khi mà mọi thang bậc, giá trị chuẩn mực đạo đức đang trên đà xuống dốc...
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét