Từ xa xưa nước Việt đã trường kỳ gồng mình với bọn bá quyền phương Bắc. Ngót một ngàn năm Bắc thuộc, người Tàu đem văn hóa nước họ nhồi sọ người nước Nam ta từ cách đọc đến cách viết. Nền văn tự trong đời sống nhân dân ta thời ấy không ngoài chữ Hán (mặc dù đã có chữ Nôm). Vì thế, trong dân gian trước cảnh bị áp bức với nỗi xót xa dai dăng dồn nén đã tuôn tràn dòng thác ca dao truyền khẩu như:
" Gió đưa ông đội về Tàu/
Bà đội ở lại xuống bàu bắt cua/
Đem về làm mắm kho chua/
Gởi sang ông đội khỏi mua tốn tiền"/
Không cần diễn giải, ai cũng biết cách cấu trúc của nó: từng cặp câu sáu/ tám nối nhau và dân gian quen gọi là ca dao lục/ bát!- đọc theo cách phiên âm chữ Hán (lục/bát). Chỉ vậy thôi chứ không phải chữ lục, chữ bát là chữ Tàu nên thơ lục bát cũng có nguồn gốc từ Tàu!
" Gió đưa ông đội về Tàu/
Bà đội ở lại xuống bàu bắt cua/
Đem về làm mắm kho chua/
Gởi sang ông đội khỏi mua tốn tiền"/
Không cần diễn giải, ai cũng biết cách cấu trúc của nó: từng cặp câu sáu/ tám nối nhau và dân gian quen gọi là ca dao lục/ bát!- đọc theo cách phiên âm chữ Hán (lục/bát). Chỉ vậy thôi chứ không phải chữ lục, chữ bát là chữ Tàu nên thơ lục bát cũng có nguồn gốc từ Tàu!
2- Truyện Kiều khai sinh thơ Lục Bát:
Đầu nhà Nguyễn thì truyện Kiều của Nguyễn Du xuất hiện. Trong bản "Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh" bằng chữ Nôm chẳng có văn bản nào ghi: thơ lục bát Truyện Kiều hay Truyện Kiều viết bằng thơ lục bát cả. Mà tự người đọc, người bình đặt tên cho áng văn chương tuyệt tác này là truyện thơ Lục Bát trong đó có cả tôi:
"Em từ lục bát bước ra"/
Vóc trăng hồn nguyệt nết na Lạc Hồng/
Bên đường thất (Thất ngôn) ngẫn ngơ trông/
Ba câu hài cú (Haiku) thầm mong bạn tình/
Em từ trong cõi dân sinh/
Cây đa, giếng nước, sân đình, ao sen/
Bàn chân còn ấm hơi phèn/
Bước qua hoang dã vào miền thanh cao/
Em là lục bát ca dao/
Ba trăm năm "khấp" thi hào Nguyễn Du.
Vậy thì tại sao có người lại hồ đồ bảo Thơ Lục Bát xuất phát từ Tàu? Trong khi Nguyễn Du đã chuyển thể từ tập văn xuôi chương hồi: -Kim Vân Kiều truyện chữ Hán- sang Truyện Kiều thể văn vần chữ Nôm. Theo tôi giá như Cụ ghi: "Truyện Kiều- thơ sáu tám" thì sau ba trăm năm, chẳng có tên cuồng ngôn nào dám bắt bẻ!?
Thơ lục bát là thể thơ riêng tuyệt của Việt Nam, nó được kết tụ từ ánh sáng xuyên vào lí trí thấm qua máu chảy đến tim tạo ra cảm xúc và bật thành ngôn ngữ theo tiết tấu cú pháp sáu tám- và đó là ngôn ngữ thơ ca sáu tám (rất xin lỗi- theo kiểu nói của tôi).
Từ một tác phẩm văn xuôi chương hồi Phương Bắc không mấy người thời ấy biết đến kể cả người dân bản xứ, vậy mà khi được Nguyễn Du chuyển thể sang Truyện Kiều bản chữ Nôm thì gần như cả làng nước đều nằm lòng từ người có chữ đến người chưa có chữ. Phải nói, nếu không tài hoa và uyên bác như Cụ thì đến ngàn năm nữa, cũng chẳng ai biết cái bản mặt tên Sở Khanh, mụ Tú bà, kiểu ghen Hoạn Thư... mà nhắc đến!
Chỉ với hai câu thôi, Cụ đã lột tả cả một cuộc đời bất hạnh của Thúy Kiều cũng như linh ứng sau ba trăm năm có kẻ cuồng ngôn áp đặt lên thanh danh Cụ: "Có tài mà cậy chỉ tài/ Chữ tài đi với chữ tai một vần". (Hết).
Vuhnid - 15/12/2018.
theo Fb vandanviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét