Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Thơ Luận Dịch của NGUYỄN NGUYÊN BẢY BẢY BÀI THƠ CON CÓC / Nt HatCat Diệu Sinh, giải mã./ BÀI THƠ CON CÓC 4


Thơ Luận Dịch của NGUYỄN NGUYÊN BẢY
BẢY BÀI THƠ CON CÓC
Nt HatCat Diệu Sinh, giải mã.
 


BÀI THƠ CON CÓC 4

Nguyễn Nguyên Bảy:
 Một sáng tháng sáu, thể dục ngoài vườn, được cỏ hoa sang tai bốn đoạn văn vần, chép lại, đặt tựa là Bài Thơ Con Cóc 1,2,3,4.
Cuối tháng Bảy,cùng năm 2014, ba Bài Thơ Con Cóc tiếp theo sang tai được dưới Underground/  Seattle W. USA ( Bảo tàng dưới đất, hiện  khí của nhiều trăm năm trước còn được giữ lại, tàng ẩn linh thiêng).
Bảy bài thơ con cóc này chép theo ma trận kinh dịch, xin chia sẻ giải mã cùng bầu bạn Việt Hoa quan tâm dịch học, chiêm nghiệm về sự thất bại tất yếu của mọi loài quân xâm lược Phương Bắc với nước Việt tôi. Dưới đây là nguyên văn bảy bài thơ con cóc và pháp giải mã của bạn thơ Hạt Cát – Diệu Sinh, kính trình làng thơ.

BÀI THƠ CON CÓC 4

Con Cóc trong hang, thủng thẳng
Này rắn rết làng bên, áo nắng làng các ngươi đã phủ đầy bụi khói
Gió tự do bị cùm xích khẩu tra (trang)
Sao còn hung hăng múa búa liềm can qua ?

Con Cóc nhảy ra 
Ao làng ta mùa này đua hoa cho gió dậy thì
Đồng lúa vàng phơi lúa nắng
Nắng thơm bồng bềnh trải lụa hoan ca...

Con cóc ngồi đóngẫm nghĩ
Trỗi dậy hòa bình sao không giặt áo cho nắng?
Sao không trả tự do cho gió vốn tự do
Cớ chi trỗi dậy hòa bình bằng lửa đạn?

(Nhím cười) Này rắn rết làng bên, chưa biết bảo cho mà biết
Đừng tưởng nắng gió làng ta hiền hòa mà ngon xâm lược
Sông đã có Bạch Đằng non đã có Chi Lăng...
(Nghiến răng) Con cóc nhảy đi..

Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Nếu theo thứ tự câu thơ từ trên xuống dưới. Bắt đầu bằng:  Con Cóc trong hang, thủng thẳng với một loạt động thái phủ đầy, cùm xích, một  loạt hành động cứng chết  tĩnh: xin cho đó là hào âm.
Con Cóc nhảy ra
 với  đua hoa cho gió dậy thì, với đồng lúa vàng phơi nắng , bồng bềnh trải lụa hoan ca đều là động cả thì phải xem  đó là  hào dương. Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ/ Một hành động tĩnh : hào âm.
Tiếp /(Nhím cười). (Nghiến răng) và Con cóc nhảy đi... là ba động thái động, nên đặt thành hào dương cả.
Thế là theo thứ tự câu của bài thơ, ta có quẻ Thủy trên/ Thiên dưới là quẻ Thủy/Thiên Nhu
Chữ Nhu này  ] là chữ nhu trong “nhu yếu phẩm”, những thứ cần thiết, tức thức ăn. Tự quái truyện giảng như vậy.
Nhưng Thoán Từ thì lại giải thích là: Nhu đây còn có nghĩa nữa là chờ đợi, và theo cái tượng của quẻ thì phải hiểu là chờ đợi.
Thoán từ :
        
Nhu: Hữu phu, quang hanh, trinh, cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Chờ đợi: có lòng thành thực tin tưởng, sáng sủa, hanh thông, giữ vững điều chính thì tốt.
“Dù gặp việc hiểm như qua sông cũng sẽ thành công.
Giảng: Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.
Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5 dương, ở vị chí tôn (ở quẻ này nên hiểu là ngôi của trời – theo Thoán truyện) mà lại trung, chính; cho nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông; miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được mà thành công.
Đại tượng truyện giải thích cũng đại khái như vậy: dưới là Càn, trời, trên là Khảm, mây (Khảm còn có nghĩa là mây); có cái tượng mây đã bao kín bầu trời, thế nào cũng mưa; cứ “ăn uống yến lạc” (ẩm thực yến lạc) yên vui di dưỡng thể xác và tâm chí mà đợi lúc mưa đổ.
Lật quẻ, ta được quẻ :
Thiên trên/THủy dưới là quẻ Tụng.
Trên là Càn (trời), dưới là Khảm (nước) ngược với quẻ Thủy/Thiên Nhu.
Bài thơ dồn dập ba hành động: từ Nhím cười - Nghiến răng đến Con cóc nhảy đi nằm trong khổ cuối. Cái cuối cùng bao giờ cũng là khởi đầu cho biến mới. đặt Càn ( ba hào dương ) làm  ngoại quái.  
Ba khổ trên khoan hòa hơn... chậm rãi hơn thành quả Khảm xếp làm nội quái. 
Bài thơ Con Cóc 4 - quẻ Tụng   
(có nghĩa là kiện cáo) 
Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giữ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành, nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì có lợi; nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không lợi.
(Quẻ này răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo).
Tự quái truyện đã cho Nhu là ăn uống, cho nên giảng rằng vì (vấn đề) ăn uống mà người ta sinh ra tranh nhau, rồi kiện nhau, cho nên sau quẻ Nhu là quẻ Tụng (có nghĩa là kiện cáo)
Thoán từ:
    ,                  川.
Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung
Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu gỡ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ này có thể giảng: người trên ( quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới,mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.
Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu.
Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.
Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng đi lên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Và Đại tượng truyện khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.
Quẻ tụng này ý nghĩa các hào rất nhất trí, sáng sủa.
Trước sau chỉ là răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo: hào 3 không kiện với ai, tốt; hào 2 muốn kiện mà sau thôi không kiện, cũng tốt; hào 1 bị kiện thì nên nhường nhịn một chút, rốt cuộc sẽ tốt, duy có hào 6 bằng kiện tới cùng thì d
có thắng, cũng hóa xấu.
Còn hào 5 diễn cái ý: có một Tòa án công minh thì phục cho dân biết bao.Tóm tắt ý nghĩa: Kiện cáo. Đừng ham kiện. Việc hình pháp nên công minh

VANDANBNN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét