Dự án sách TBT/VBV
Chém Gió Muôn Màu - Trọn Bộ 4 Tập
Đã Xb 1,2,3. Tập 4 khởi Bt 2019, Xb 2020
CHÉM GIÓ MUÔN MÀU 4.
PHẦN TÌNH THƠ BẠN THƠ
4.
TÍCH ROI MÂY
Chém Gió Muôn Màu - Trọn Bộ 4 Tập
Đã Xb 1,2,3. Tập 4 khởi Bt 2019, Xb 2020
CHÉM GIÓ MUÔN MÀU 4.
PHẦN TÌNH THƠ BẠN THƠ
4.
TÍCH ROI MÂY
(Mời
kiên nhẫn đọc, đọc chầm chậm như đọc văn vần,
mà thấy hoa cỏ nở ngân nga..)
Giá Như..
Làm gì có chuyện Giá Như..
Bởi mẹ đã về trời làm hoa nắng
Đem theo cả roi mây dậy dỗ hiền từ..
Giá Như..
Mình đừng một mình cà phê sáng
Để Em Mèo (1) lười lại bập môi
Vui xuất ra khói, buồn nhập vào cười
Đầy lòng tôi những cười câm nín
Câm nín xa lắc, xa lơ..
Bữa kia đi học về buột mồm hỏi mẹ
Sao bàn thờ nhà ta lại thờ ông Mác, ông Nin ?
Mẹ không đáp, chỉ roi mây bảo im
Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín..
Câm nín xa lơ..
Xin mẹ cho cùng sang chùa
Chứng cảnh ông Lai cúi lạy trước Hai Bà (2)
Tạ lỗi ông cha xưa cướp Nước..
Mẹ nói một chữ: Không, mắt lừ nhìn roi mây
Dù biết mẹ chỉ dọa
Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín.
Câm nín xa xa..
Hôm ấy Mẹ nghiêm trọng lắm
Mắt phóng ra roi
Nói với con
hai điều/ Điều một : Bồng bế nhau đi lễ Nhà Thờ
Nhớ lấy Giáng sinh này là Giáng sinh Bảy Hai (3)
Điều hai : Hãy đốt bài thơ Quả Mặt Trời (4)
Phải nhớ, Mặt Trời không có máu..
Tôi, điều một nghe theo
Và điều hai cãi lại
Sau này, bài thơ ấy vẫn in ra..
mà thấy hoa cỏ nở ngân nga..)
Giá Như..
Làm gì có chuyện Giá Như..
Bởi mẹ đã về trời làm hoa nắng
Đem theo cả roi mây dậy dỗ hiền từ..
Giá Như..
Mình đừng một mình cà phê sáng
Để Em Mèo (1) lười lại bập môi
Vui xuất ra khói, buồn nhập vào cười
Đầy lòng tôi những cười câm nín
Câm nín xa lắc, xa lơ..
Bữa kia đi học về buột mồm hỏi mẹ
Sao bàn thờ nhà ta lại thờ ông Mác, ông Nin ?
Mẹ không đáp, chỉ roi mây bảo im
Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín..
Câm nín xa lơ..
Xin mẹ cho cùng sang chùa
Chứng cảnh ông Lai cúi lạy trước Hai Bà (2)
Tạ lỗi ông cha xưa cướp Nước..
Mẹ nói một chữ: Không, mắt lừ nhìn roi mây
Dù biết mẹ chỉ dọa
Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín.
Câm nín xa xa..
Hôm ấy Mẹ nghiêm trọng lắm
Mắt phóng ra roi
Nói với con
hai điều/ Điều một : Bồng bế nhau đi lễ Nhà Thờ
Nhớ lấy Giáng sinh này là Giáng sinh Bảy Hai (3)
Điều hai : Hãy đốt bài thơ Quả Mặt Trời (4)
Phải nhớ, Mặt Trời không có máu..
Tôi, điều một nghe theo
Và điều hai cãi lại
Sau này, bài thơ ấy vẫn in ra..
Câm
nín xa..
Ngày thống nhất Bắc Nam
Lúc này Mẹ đã già
Chân đi không nổi tay làm sao cầm nổi roi mây..
Mẹ khóc mừng cùng dân tộc
Nhân mẹ khóc, tôi thưa xin Mẹ tha hương Sài Gòn
Mẹ hỏi nuốt nước mắt
Bỏ quê, bỏ Mẹ ư con?
Con cúi đầu
Khẩn khoản xin Mẹ cây roi mây
Mẹ không cho
Mẹ chỉ cho nước mắt..
Câm nín Vu Lan..
Ngày nào tôi cũng thấy Mẹ tôi
Ở trên Trời
Và ngày nào tôi cũng muốn hỏi mẹ tôi
Vì sao không cho tôi cây roi mây
Nhưng mãi sợ Mẹ buồn không dám hỏi
Bữa nay Vu Lan xin Người xá tội lời con
Mẹ cười chang chang nắng
Ta hóa roi rồi..
.. (Khóc không thành tiếng)
Mẹ hóa roi rồi
Tôi nghe cười trong lòng sằng sặc
Thì ra Mẹ không muốn tôi dậy cháu con tôi
Bài roi câm nín..
Nói xong, Mẹ bảo vội đi việc nắng
Tôi nũng già hỏi thêm
Mẹ biết đấy, lòng con đầy tiếng cười câm nín
Biết rồi phải xả vào đâu..
Mẹ cười: Khóc đi cho cười hóa nước
Rồi Trời sẽ đổ trận mưa hoa..
Ngày thống nhất Bắc Nam
Lúc này Mẹ đã già
Chân đi không nổi tay làm sao cầm nổi roi mây..
Mẹ khóc mừng cùng dân tộc
Nhân mẹ khóc, tôi thưa xin Mẹ tha hương Sài Gòn
Mẹ hỏi nuốt nước mắt
Bỏ quê, bỏ Mẹ ư con?
Con cúi đầu
Khẩn khoản xin Mẹ cây roi mây
Mẹ không cho
Mẹ chỉ cho nước mắt..
Câm nín Vu Lan..
Ngày nào tôi cũng thấy Mẹ tôi
Ở trên Trời
Và ngày nào tôi cũng muốn hỏi mẹ tôi
Vì sao không cho tôi cây roi mây
Nhưng mãi sợ Mẹ buồn không dám hỏi
Bữa nay Vu Lan xin Người xá tội lời con
Mẹ cười chang chang nắng
Ta hóa roi rồi..
.. (Khóc không thành tiếng)
Mẹ hóa roi rồi
Tôi nghe cười trong lòng sằng sặc
Thì ra Mẹ không muốn tôi dậy cháu con tôi
Bài roi câm nín..
Nói xong, Mẹ bảo vội đi việc nắng
Tôi nũng già hỏi thêm
Mẹ biết đấy, lòng con đầy tiếng cười câm nín
Biết rồi phải xả vào đâu..
Mẹ cười: Khóc đi cho cười hóa nước
Rồi Trời sẽ đổ trận mưa hoa..
Câm
nín..bây giờ
Tôi một mình ngồi cà phê sáng
Bụng đầy cười
Chờ Trời đổ xuống trận mưa hoa..
(1) Thuốc lá hiệu Con Mèo/ (2) Thủ tướng Chu Ân Lai (TQ) thời 1960, đến nhà thờ Hai Bà Trưng/ Hà Nội thắp hương tạ lỗi Hai Bà việc cha ông họ xâm lược và gây ra biết bao tang tóc cho VN, Ngài hứa, chuyện xấu này sau này không bao giờ xầy ra nữa.(3) Giáng sinh 1972, là mốc tích tàn khốc nhất của bom đan Mỹ ném xuống Hà Nội trước đó.(4). Bài thơ " Quả Mặt Trời" viết thời bom đạn khốc liệt nhất tại Hà Nội.
Tôi một mình ngồi cà phê sáng
Bụng đầy cười
Chờ Trời đổ xuống trận mưa hoa..
(1) Thuốc lá hiệu Con Mèo/ (2) Thủ tướng Chu Ân Lai (TQ) thời 1960, đến nhà thờ Hai Bà Trưng/ Hà Nội thắp hương tạ lỗi Hai Bà việc cha ông họ xâm lược và gây ra biết bao tang tóc cho VN, Ngài hứa, chuyện xấu này sau này không bao giờ xầy ra nữa.(3) Giáng sinh 1972, là mốc tích tàn khốc nhất của bom đan Mỹ ném xuống Hà Nội trước đó.(4). Bài thơ " Quả Mặt Trời" viết thời bom đạn khốc liệt nhất tại Hà Nội.
Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh Bùi Cửu Trường đã kể lại
Cổ Tích
Roi Mây bằng văn xuôi, dưới đây:
TÍCH
ROI MÂY
Những ngữ lạ trong một bài thơ siêu thơ cũng lạ.
Những ngữ lạ trong một bài thơ siêu thơ cũng lạ.
1.
Nhà thơ tài hoa Nguyễn Nguyên Bảy luôn làm tôi tò mò bởi những bài thơ siêu thơ! "Tích Roi Mây" chính là một trong những bài đó. Ông không tuân theo phép vần, câu điệu thông thường mà “ độp’’ một nhát, ném người đọc vào giữa những điều ông muốn nói. Không có sự dẫn dắt, không có lối ra... người đọc chỉ có mỗi cách men theo hướng ông đã “ rạch” (Không phải vạch) sẵn mà đi, mà tư duy kiểu búa bổ, mà vanh mắt nhìn mọi thứ qua cái kính mà ông đã đặt sẵn. Mở ra hai chữ “ Giá như”... để léo ngay với câu thứ 3, bỏ lửng câu thứ hai, như rời rạc, ta đành cố lần qua đầu dây không thắt nút, gặp hình bóng cái “ roi mây” của Mẹ Hiền đã về Cõi lặng.
2
Xuyên suốt bài thơ là cái “roi mây” và sự “ câm nín”. Sự câm nín chỉ có khi roi mây trong tay mẹ hiền. Mẹ luôn là gần gũi, là thiêng liêng, là tấm lá chắn: luôn vì sự an nguy của cuộc đời, của gia tộc, của con cái, muốn con tránh khỏi tai ương họa hại rập rình... nên dùng “ roi mây” để răn con “ câm nín”, tránh hoạ tai rập rình ụp xuống bất thình lình bất cứ lúc nào.
Nhà thơ tài hoa Nguyễn Nguyên Bảy luôn làm tôi tò mò bởi những bài thơ siêu thơ! "Tích Roi Mây" chính là một trong những bài đó. Ông không tuân theo phép vần, câu điệu thông thường mà “ độp’’ một nhát, ném người đọc vào giữa những điều ông muốn nói. Không có sự dẫn dắt, không có lối ra... người đọc chỉ có mỗi cách men theo hướng ông đã “ rạch” (Không phải vạch) sẵn mà đi, mà tư duy kiểu búa bổ, mà vanh mắt nhìn mọi thứ qua cái kính mà ông đã đặt sẵn. Mở ra hai chữ “ Giá như”... để léo ngay với câu thứ 3, bỏ lửng câu thứ hai, như rời rạc, ta đành cố lần qua đầu dây không thắt nút, gặp hình bóng cái “ roi mây” của Mẹ Hiền đã về Cõi lặng.
2
Xuyên suốt bài thơ là cái “roi mây” và sự “ câm nín”. Sự câm nín chỉ có khi roi mây trong tay mẹ hiền. Mẹ luôn là gần gũi, là thiêng liêng, là tấm lá chắn: luôn vì sự an nguy của cuộc đời, của gia tộc, của con cái, muốn con tránh khỏi tai ương họa hại rập rình... nên dùng “ roi mây” để răn con “ câm nín”, tránh hoạ tai rập rình ụp xuống bất thình lình bất cứ lúc nào.
3.
Tôi mê cái lối diễn tả sự đe nẹt từ “roi mây” của không chỉ từ một Mẹ - ở cái thời những thế hệ chúng tôi mới chỉ nghe / chưa thấy bóng roi đã nín im thin thít. Cái nỗi sợ từ Mẹ, lan sang bọn trẻ, vì Mẹ cũng nín câm vì cái “roi mây” - Khi nó - cái Roi mây ấy không trong bàn tay hiền từ Mẹ , mà trong tay kẻ nào đó thì luôn gắn cùng nỗi hãi hùng... hữu hình / vô hình, như có /như không... hiện hữu quanh nơi Mẹ. Mẹ không biết nói sao cho con hiểu, vì chính Mẹ cũng không biết giải thích với chính mình vì sao bàn thờ tổ tiên lại thờ những người xa xôi, không họ hàng, không ân nghĩa. Tôi mường tượng cái “roi mây” trắng, dai, dài khoanh mấy vòng treo lơ lửng... ngay chính trên đầu người mẹ và gia tộc, con cái mẹ.
Tôi mê cái lối diễn tả sự đe nẹt từ “roi mây” của không chỉ từ một Mẹ - ở cái thời những thế hệ chúng tôi mới chỉ nghe / chưa thấy bóng roi đã nín im thin thít. Cái nỗi sợ từ Mẹ, lan sang bọn trẻ, vì Mẹ cũng nín câm vì cái “roi mây” - Khi nó - cái Roi mây ấy không trong bàn tay hiền từ Mẹ , mà trong tay kẻ nào đó thì luôn gắn cùng nỗi hãi hùng... hữu hình / vô hình, như có /như không... hiện hữu quanh nơi Mẹ. Mẹ không biết nói sao cho con hiểu, vì chính Mẹ cũng không biết giải thích với chính mình vì sao bàn thờ tổ tiên lại thờ những người xa xôi, không họ hàng, không ân nghĩa. Tôi mường tượng cái “roi mây” trắng, dai, dài khoanh mấy vòng treo lơ lửng... ngay chính trên đầu người mẹ và gia tộc, con cái mẹ.
Đó là lần thứ nhất bên bàn thờ với câu
hỏi “vì sao thờ...” của người con. Mẹ không đáp, chỉ roi mây bảo
im/ Lần thứ hai là
khi thấy một người khác ở cửa chùa, để nói câu xin lỗi kiểu “ nước bọt” “roi
mây” lại là hiện thân đe nẹt. bắt người con “câm nín” Mẹ nói một
chữ : Không, mắt lừ nhìn roi mây/ Mà hai lần đe nẹt ấy lại đều ở nới tôn nghiêm, vì những lý do vô cớ nào đó mà Mẹ cũng không dám nói cho con hiểu.
4.
Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín. Tác giả bỗng nhét người ta vào một không gian to đùng của năm tháng mà luôn chật nghẹn như cạn kiệt không khí để thở. Ai đã sống những ngày B52 Hà Nội thì mới thấy cảnh im lìm tan hoang của chiến tranh nó lạnh lẽo và run rợn thế nào... Nỗi kinh hoàng chiến tranh huỷ diệt Thủ đô một dân tộc do sự thỏa thuận giữa những thế lực hung tàn dạy cho con người Việt nam trong cuộc biết thế nào khi dân tộc trở thành “ vật tế thần” là quân tốt trên bàn cờ của hai kẻ giàu có hiếu chiến...
Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín. Tác giả bỗng nhét người ta vào một không gian to đùng của năm tháng mà luôn chật nghẹn như cạn kiệt không khí để thở. Ai đã sống những ngày B52 Hà Nội thì mới thấy cảnh im lìm tan hoang của chiến tranh nó lạnh lẽo và run rợn thế nào... Nỗi kinh hoàng chiến tranh huỷ diệt Thủ đô một dân tộc do sự thỏa thuận giữa những thế lực hung tàn dạy cho con người Việt nam trong cuộc biết thế nào khi dân tộc trở thành “ vật tế thần” là quân tốt trên bàn cờ của hai kẻ giàu có hiếu chiến...
Người con xin Mẹ "Roi mây ". Cái “roi mây” Mẹ
không cho, cái “câm nín “ vẫn luôn
tồn tại... Mãi tới lúc: "/ Mẹ cười trang trang nắng/ Ta hóa roi
rồi." Thì lúc đó hình như Mẹ - Mẹ linh thiêng cũng như hạ được gánh nặng, như ngộ ra một điều, mà xưa nay Mẹ vẫn vu vơ nửa tin nửa ngờ, nửa nghi nửa ngại một
cách không chắc chắn...
Và “Mẹ hoá roi rồi.” Cái
gốc rễ , cái cội nguồn của nỗi sợ ám ảnh để cho người con phải "câm
nín" giờ chỉ thu gọn vào Mẹ, vào Lương Tâm và Lẽ Phải của con người.
5.
“Mẹ hoá roi rồi” như một lời reo, như một sự giải thoát tự trong sâu thẳm con người. Cái "câm nín" giờ chỉ còn là "câm nín Vu lan" cùng Mẹ.
“Mẹ hoá roi rồi” như một lời reo, như một sự giải thoát tự trong sâu thẳm con người. Cái "câm nín" giờ chỉ còn là "câm nín Vu lan" cùng Mẹ.
Và...
Khi người con hỏi “Mẹ biết đấy, lòng con đầy tiếng cười câm nín/ Nhưng lúc bấy giờ nỗi câm nín Vu Lan đã
chuyển trạng thái, không còn là “roi mây” đe nẹt; vì “Mẹ
hoá roi rồi ‘’ nên “ : Mẹ cười: Khóc đi cho cười hóa
nước/ Rồi Trời sẽ đổ trận mưa hoa... sau khi tác giả đẩy (hay kéo một cách khiên cưỡng ) người đọc đi
qua các cung bậc câm nín: "từ “Câm nín xa lắc, xa lơ../ Câm
nín xa lơ .../câm nín xa xa / Câm nín xa/...
6.
Thì chắc chắn sẽ có một ngày
Trời sẽ đổ trận mưa hoa...
Với " Câm nín .. bây giờ",
khi ngồi giữa quê hương Lê Nin - người ngày xưa được thờ phụng trên bàn thơ gia
tiên, người con của Mẹ " Bụng đầy cười/ Chờ Trời đổ xuống trận mưa
hoa.." có phải vì đang nhớ đền peretrôika của Gorbachop năm nào?
7.
Một bài thơ ngữ lạ, từ lạ quay quanh
"roi mây" và "câm nín" trong một quãng thời gian kéo dài
hai thế kỷ ( là mấy chục năm cho đủ đây?!) bàn đến chuyện xa hơn mà không lộ ý.
Người đọc cứ phải lật từng con chữ lên mà nhìn ngó, mà ngẫm nghĩ, mà suy tư, mà
lý giải và tự tìm ánh sáng để nhìn lên, nhìn ra xa, nhìn tâm điểm mà tác giả
muốn hướng tới
Một bài thơ siêu thơ..đọc bằng tâm, bằng trí và bằng cả sự khôn ngoan suy đoán lẽ đời. Chả biết là còn bao lâu nữa, nhưng tôi tin là sẽ có ngày chúng ta cùng tác giả Nguyễn Nguyên Bảy đón Trời đổ xuống trận mưa hoa..
Một bài thơ siêu thơ..đọc bằng tâm, bằng trí và bằng cả sự khôn ngoan suy đoán lẽ đời. Chả biết là còn bao lâu nữa, nhưng tôi tin là sẽ có ngày chúng ta cùng tác giả Nguyễn Nguyên Bảy đón Trời đổ xuống trận mưa hoa..
HatCat Diệu Sinh 01.07.2015
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét