N h à t h ơ Đ I N H N G Ọ C D I Ệ P
NHÀ THƠ NGUYỄN NGUYÊN BẢY CHÀO SÁCH,
TÔI “BẮT CHƯỚC” CHÀO THƠ ÔNG!
1- Có
thể nói, “thiên hạ” có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về thơ. Nhà
thơ Nguyễn Nguyên Bảy (chủ trang web vandanbnn.
Com) từ thời trai trẻ làm thơ đã phát ngôn: “Thơ là thơ. Thơ không
phải là địa vị xã hội của người làm thơ”. Lại quan niệm: “Đời tự nhiên đã muôn
màu muôn sắc, cớ chi thơ không muôn sắc ngàn màu. Vấn đề là trước cảnh, trước
người, trước sự, trước việc ấy lòng ta buồn hay lòng ta vui? Thành
thực với chính mình, thì buồn vui gì cũng chảy ra vần điệu, và đó chính là
thơ…Thành thực với chính mình ắt nhận ra tình yêu, tình thích, tình giận, tình
thù và ngay cả sục sôi phẫn nộ. Muốn vậy, phải cố mà tránh những khuôn mẫu
nghĩ, những thói bầy đàn lười biếng, những dụ dỗ của danh tiền tầm thường, để
mặc vội vã cho ngôn từ tấm áo “bảo là thơ” để tụng ca minh họa, để trăm bài thơ
giống ngàn bài thơ, một giọng, một điệu, thậm chí một vần đều như đúc ra từ một
khuôn thơ, thành thứ tân văn vần (không phải văn vần mới, vì văn vần mới hàm
chứa một sự sáng tạo)…”
2- Tôi,
một người say thơ, mê thơ và cũng có làm thơ, đã được nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy
đôi lần đưa thơ tôi lên trang web của ông như trăm, ngàn người làm thơ trong cả
nước, từ nơi thị thành phồn hoa đô hội đến nơi rừng núi, ruộng đồng xó xỉnh,
cũng dược ông và những người cộng sự trân trọng đọc chọn đưa lên trang – bất kể
là người làm thơ thành danh hay chưa, nổi tiếng hay không nổi tiếng. Và tôi
nhớ, có thể chưa đầy đủ: Thanh Hóa đã có những tác giả thơ được chọn vào sách
do nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy bỏ tiền riêng để in, gửi tặng bạn thơ, bạn đọc và
các thư viện khắp cả nước, đó là Nguyễn Minh Khiêm (Thơ bạn thơ 1), Văn Đắc,
Đinh Ngọc Diệp (Thơ bạn thơ 2), Huy Trụ, Từ Nguyên Tĩnh, Nguyễn Xuân Nha (Thơ
bạn thơ 4).Thế nhưng, đây là lần đầu tiên tôi được đọc những dòng vừa trích dẫn
ở trên về quan niệm thơ của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy, và tôi phải nói rằng,
mình đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi những dòng minh triết giản dị của ông.
Minh triết vì nó xuất phát từ cuộc đời và trở về cuộc đời, được kiểm nghiệm bởi
cuộc đời. Giản dị vì cách diễn đạt tối giản, khai triển hợp lý từ “gốc” của
quan niệm đến những cành nhánh của nó; cũng không cần chi tiết đến cùng nhưng
đủ để người đọc tự thấm, tự lĩnh hội đủ đầy.
3- Tôi cũng xin “tự thú” là đã mạo muội
chưa dẫn toàn vẹn quan niệm về thơ của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy, mà còn “tạm”
để lại một vài ý sau dấu (…) là những ý có tính mở rộng hoặc cụ thể hóa quan
niệm về thơ của ông. Không phải là tôi không tán thành các ý “cành”, “nhánh”
này, mà thấy cần thiết phải suy nghĩ thêm, vì nó (hàm ý) phê phán một thời, một
xu hướng thơ của quá khứ mà riêng tôi (chỉ riêng tôi thôi) thấy cần thiết/nhất
thiết phải suy nghĩ thêm từ góc nhìn của mình.Ví như báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn
VN) tháng 12 năm 2014 (tôi không nhớ số cụ thể) từng đăng bài của nhà thơ Phạm
Quang Đẩu khẳng định: thành tựu thơ chống Mỹ nói chung và của các nhà thơ mặc
áo lính nói riêng là đáng tự hào, và không phải các nhà văn, nhà thơ mắc nợ
nhân dân như nhiều ý kiến lâu nay (vì chưa phản ánh đúng tầm vóc anh hùng
của các cuộc kháng chiến) mà chính là dân tộc ta đang mắc nợ những người cầm
bút. (Có lẽ, đây chỉ là cách nói, có tính tu từ, thậm xưng để gây thêm ấn tượng
cho sự khẳng định thành tựu, đóng góp của thơ chống Mỹ, để cân bằng với những
nhận xét không mấy thiện cảm về thơ (và văn học nói chung) của một thời quá
khứ; vì vậy không nên máy móc phán xét vân đề “ai nợ ai” một cách tuyệt đối).
Chưa kể, tạp chí Thơ của Hội Nhà văn tháng 4/214 có bài của nhà thơ Bằng Việt
cũng mạnh mẽ khẳng định thành tựu, đóng góp của các tác giả thơ chống Mỹ, không
chỉ về phương diện tuyên truyền mà cả về phương diện nghệ thuật. Mặc dù khi dẫn
chứng các tác giả, tác phẩm thơ chống Mỹ (để chứng minh cho quan điểm của mình)
như với nhà thơ Lưu Quang Vũ, thì phần nghệ thuật, cách tân v.v…của nhà thơ này
ngay trong thời chống Mỹ nhưng phải đến thời đổi mới (từ 1986 – 1987 trở đi)
mới in ra được, công chúng văn học thời chống Mỹ không được hưởng thụ các tác
phẩm và chịu sự tác đông thẩm mỹ của những tác phẩm có tính cách tân này.
Một ý khác tôi muốn được chia sẻ: Những hạn chế của văn nghệ
thời đó, ít nhất do 3 nguyên nhân (độc lập và tác động chéo lẫn nhau, không
tránh khỏi): do phải tập trung cho nhiệm vụ đánh giặc; do quản lý văn nghệ có
phần phiến diện, cực đoan, thô thiển…và do bản thân các cây bút “lực bất
tòng tâm” hoặc “tự kiểm duyệt” làm thui chột sáng tạo. Nếu tôi
không nhầm thì các nguyên nhân trên người ta cũng đã nói nhan nhản đến mòn chán
trên sách báo, tôi mạn phép nhắc lại ở đây chỉ nhằm mục đích khẳng định thêm
rằng: các nhà thơ lười hoặc thiếu vắng năng lực sáng tạo, dù là nguyên
nhân quan trọng hàng đầu thì cũng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn
đến tình trạng thơ sáo mòn, a dua một giọng. Tất nhiên tôi cũng hiểu, trong
quan niệm về thơ của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy (đoạn đã dẫn trên) ông đòi hỏi
các nhà thơ đích thực phải thoát khỏi “những dụ dỗ của danh tiền tầm thường” mà
thời nào cũng có để còn lại mình bất chấp thời thế và thời tiết chảy trôi – đây
là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng, là đòi hỏi tối đa, cũng là đòi hỏi tối
thiểu để cho “thơ là thơ”. Trên phương diện này, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy
chính là hiện thân của quan niệm thơ do chính mình phát ngôn và xác tín gần
suốt cả cuộc đời.
4- Cuối cùng (mà lẽ ra đây phải là điểm đầu
tiên, là nguyên cớ thôi thúc tôi có vài cảm nhận ngắn ngủi này). Đó là từ dòng
tin nhắn của thạc sỹ - nhà thơ Nguyễn Văn Hòa vào fb của tôi, rằng “Chú đã nhận
được sách “Văn bạn văn 2” (của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy) gửi tặng chưa? Tôi
trả lời đã nhận được rồi… và lui cui đọc. Đọc bài của Nguyễn Văn Hòa trước –
bài: “Nguyễn Nguyên Bảy, thơ là thơ”. Thế là tôi gặp được quan niệm về thơ của
nhà thơ Nguyên Nguyên Bảy như đã nói trên. Đem quan niệm về thơ Nguyễn Nguyên
Bảy khảo sát vào thơ của chính ông, tác giả Nguyễn Văn Hòa dã có những nhận xét
xác đáng, nhắc lại ở đây e không đầy đủ, xin mời những ai quan tâm sẽ đọc trong
bài viết đã nêu ( có thể đọc tại: http://trannhuong .com /tin…/nguyen-nguyen-bay-tho-la-tho.vhtm ).
Tôi chỉ có thể nói: đó là một bài viết khá công phu, toàn diện và xác đáng, đặc
biệt với một lòng yêu tha thiết con người, cuộc đời và nghiệp thơ văn của nhà
thơ Nguyên Bảy và phần nào đã truyền được lòng yêu mến đó đến bạn đọc (tất
nhiên một bài viết – là góc nhìn riêng của một tác giả có thể chưa gom hết
chiều kích, giá trị của các tác phẩm thơ của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy, cũng
như chỉ ra những hạn chế - nhiều hoặc ít của nó) với những nhận xét, khẳng định
được bảo chứng bằng những dòng thơ Nguyễn Nguyên Bảy được Nguyễn Văn Hòa trích
dẫn khá nhiều, đến mức đậm đặc và là sự đậm đặc hết sức cần thiết trong bài. Dù
sao, lòng chẳng đặng đừng nếu không “tri ân” bài viết “Nguyễn Nguyên Bảy, thơ
là thơ” của Nguyễn Văn Hòa bằng cách trích một đoạn rất ngắn trong bài viết đó
– chưa phải là ở những ý khái quát mà chỉ ở phần Nguyễn Văn Hòa đề cập, “tháo
dỡ” những thủ pháp, thao tác văn chương của Nguyễn Nguyên Bảy, đối với tôi là
rất thuyết phục: “Điều đặc biệt, trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy tần số sử dụng
điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, xuất hiện dày đặc. Phải chăng đây cũng là
điểm mạnh của thơ ông. Thơ Nguyễn Nguyên Bảy giàu ẩn ngữ, mang tính triết luận,
nhiều khi gây khó hiểu đối với người tiếp nhận. Vì vậy, đọc thơ ông phải đọc đi
đọc lại nhiều lần, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ mới thấy được những chân giá trị và ý
đồ nghệ thuật mà nhà thơ muốn gửi gắm. Chẳng hạn: chỉ bốn câu thơ trong bài thơ
ngắn Chân hương cũng gợi ra bao nhiêu suy nghĩ và đặt ra những vấn đề mang tính
triết lý về lẽ sống và cuộc đời:
Cháy rồi, cháy hết phần thơm
Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi
Rồi màu phẩm nhuộm phai đi
Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương…”
Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi
Rồi màu phẩm nhuộm phai đi
Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương…”
Thanh Hóa, ngày 6/2/2015
Đinh Ngọc Diệp/ Nguồn Tác Phẩm Mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét