Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

N h à t h ơ B Ù I C Ử U T R Ư Ờ N G H Ạ T C Á T / Đọc Thơ Luận Dịch BẢY BÀI THƠ CON CÓC của Nguyễn Nguyên Bảy / BÀI THƠ CON CÓC, 6


N h à   t h ơ    B Ù I   C Ử U  T R Ư Ờ N G  H Ạ T  C Á T

Đọc Thơ Luận Dịch
BẢY BÀI THƠ CON CÓC
của Nguyễn Nguyên Bảy 

BÀI THƠ CON CÓC, 6

Thiên Cơ cồng chiêng, sói tru trăng phun lửa
 Lũy làng hang động cháy như rang..

Con cóc trong hang

Tóc trắng bứt từng cụm trọc
 Xin thần linh hóa tóc thành súng gươm
 Trao dặn cháu con chờ tiếng gà tre gáy..

Vang rền cửa hang ba lần, ba tiếng gà tre gáy
 Con Cóc nhảy ra.


Lửa sói tru trăng cháy đỏ tanh trời
 Công phượng ngựa xe lòn ngược lửa
 Vạc cò già trẻ rồng rắn tản xuôi
 Cóc trọc đầu cùng cháu con theo gà tre dàn trận
 Con Cóc ngồi đó, sang tai thiên cơ


Xuống tấn ba lần gà tre mọc bảy cựa
 Gà tre bảy cựa gọi ngựa chín hồng mao
 Ngựa chín hồng mao hóa ngựa thần phun lửa, nuốt lửa..

 Nuốt lửa nấm gà tre phun trụ kiệt
 Sói tru trăng cửa càn hồn ra cửa tử (5) *
Xác nước tanh bành trước mộ tần vương
 Con con nhảy đi.. tìm hùng anh gà tre/
Quy tập được bảy tiếng gáy nấc..
(5)* Cửa Càn, cửa Tử, tên hai cửa ma trận kinh dịch.

Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy

Bài thơ Con Cóc 6 bắt đầu từ tiếng cồng chiêng.Tiếng cồng chiêng của cư dân mường mán, cư dân vùng hái lượm dùng để gọi nhau, gọi mùa màng, gợi huê tình, dục phồn thực…
Nay cồng chiêng rung lên gọi lửa. Lửa. Khắp nơi là lửa. Là lửa. Lửa từ miệng "sói tru trăng… từ hồng hoang giận dữ, từ mông muội đáy thẳm dâng trào. Tịnh không bóng người, tịnh không bóng ngựa. Chỉ có Cóc bảo Sói gào, nhưng không gào Giời ( tượng Dương), mà gào bóng Giăng - tượng Âm hiền hành nhu mì êm dịu… Sao vậy nhỉ?! Phàm nếu là lửa thêm lửa , lửa bốc ngùn ngụt thăng thiên,  cao mấy mà không có Chân Âm kìm giữ… rồi Lửa cũng bay, cũng tiêu, cũng tán, cũng tàn…NNB để cho Âm Dương hoà hợp rồi mới phun thành lửa. Đó là:  Ngọn lửa sinh, Ngọn lửa hoá. Ngọn lửa hoá từ chỏm đỉnh của suy tư, của kết tinh chí khí: “Tóc từng cụm trọc” mà không là sợi, là nắm; không là cắt, mà bứt. Bứt. Cái hành động của cơn giận trào sôi, của sự giải toả luôn bị chèn nén của nỗi đau riêng…
Rồi Ngọn lửa hoá, mà Thần linh chỉ là trợ giúp.Tóc là hoa máu đã phơi trắng. Máu đã cạn kiệt cho sinh tồn năm tháng, còn lại một mớ không sắc màu, bỗng được hoá súng, hoá gươm, hoá vũ khí cho sinh tồn tiếp nối, cái sự tiếp nối không dễ gì cho một xứ sở như mông muội, như mong manh, như hồng hoang yếu đuối ở một nơi mù xa… âm thầm giành giật từ biển từng tấc đất, tranh giữ chi ly từng mẩu ngắn rú rừng thâm u về cho mình cho sự sinh sôi mai này tiếp nối. Rồi...Gà tre gáy. Chỉ có Gà gọi được mặt trời… Và khi cần kíp, Cậu Giời Cóc có quyền “nghiến răng đòi mưa”, đã dùng đến phép thiêng của gà tre gọi Giời vào cuộc. Giời lúc đó không là là linh thiêng ngút ngát vời xa, mà chỉ như một phần của đoàn quân với Cóc với Sói, với gà tre,.. như một người lính trong Ngọn Lửa Hóa bừng bừng ngút ngát. Cái ẩn ý, nếu tôi không hiểu sai, thì tác giả đã hạ bệ “Ông Giời”, để cho Tượng Dương tối linh ấy thành một nút kết, một động lực trong sức mạnh của sinh tồn. Sức mạnh quyện hoà Lưỡng nghi, Tam tài thành vô song, thành tuyệt đỉnh. Nhưng lại tuần tự, ngăn nắp…Lạ. Một cuộc Lửa động trời ngăn nắp…Khi “tiếng gà tre gáy”, muôn hồn dưới trên tỉnh dậy, “cóc nhảy ra’’…“ Lửa sói tru trăng đỏ tanh trời”. Cái tàn khốc của trận chiến đâu đó hiện sau chữ “đỏ tanh trời” … đủ thấy mùi máu xương da thịt, thấy đủ sự chết chóc rã phơi thối rữa đớn đau hiện hữu. Lúc đó, Những người quân tử dáng công, hình phượng lên xe, phi ngựa khéo khôn “lòn ngược lửa” cùng đoàn quân Lửa mà tiến lên. Không có, và không cho phép  sự thối lui hèn nhát, không có so đo giàu sang, nghèo hèn ở đây. Chỉ có lặng lẽ “ lòn ngược lửa” tiến lên phía “ lửa … đỏ tanh trời”… mà chiến đấu. Còn những dấu yêu, trân quý, yếu mềm, già nua nhưng đáng  được trân trọng gìn giữ thì khẽ khàng tản xuôi...Cuốc chiến lặp đi lặp lại với năm tháng hình như không còn là một cuộc chiến chớp nhoáng quyết chết, mà là chết một phần cho trường tồn muôn kiếp.
Phép bảo tồn lực lượng được nêu bằng một câu rất ngắn”Vạc cò già trẻ rồng rắn tản xuôi”…
Không cho phép một lựa chọn chơi “ sát ván”. Không còn là bài thơ về Con Cóc đơn thuần, mà như một phép dụng binh, dụng quân… cho cuộc sống mai ngày tiếp nối vậy!
Khi “ Cóc trọc đầu cùng cháu con theo gà tre dàn trận”… Một đội quân thiện lương mang theo sự thiện lương, với tướng Gà tre cũng thiện lương ra trận.( Người thiện lương nào ai muốn đánh nhau, song để bảo về cho tâm hồn thiện lương thì đành phải chém đâm! ) Người thiện lương, tấm lòng thiện lương sẽ thắng! Nên sức mạnh được tác giả nhân lên với khí thế hào hùng vút cao. Lẽ Âm Dương Thiện Ác hợp nhất quy về Thái Cực. Sức mạnh phi thường từ đây, biến hoá phi thường từ đây.“Xuống tấn ba lần gà tre mọc bảy cựa" , Rồi:"Gà tre bảy cựa gọi ngựa chín hồng mao", Đến hùng dũng tự tin:"Ngựa chín hồng mao hóa ngựa thần phun lửa, nuốt lửa” Lại lạ nữa. Đã ":phun lửa" lại còn "nuốt lửa". Mới thấy sự quyết chiến vẫn chỉ ngang với lẽ bảo tồn!  Nuốt lửa để giữ lấy chân dương cho cuộc trường tồn mai sau tiếp nối! Nên sức mạnh bùng lên:“Nuốt lửa nấm gà tre phun trụ kiệtSói tru trăng cửa càn hồn ra cửa tử”. Phép đối lập Thống nhất của Lưỡng Nghi Âm Dương được tác giả dùng ngay cả ở những câu cuối bài. Đọc lên nghe như ngược tai mà lại thuận lý. Hình như tác giả muốn cảnh cáo quân thù, nói đến khi cần tiêu diệt mầm hoạ xâm lăng, đánh đuổi quân thù từ cửa càn hồn (đi còn về được ) ra chôn nơi của tử ( là nơi chấm hết mọi sự sống không hòng quay lại ). Là xứ sở này vốn rất hiền lành, nhưng thuận lẽ trời để bảo vệ chốn ở ăn thì  cũng trở nên quyết liệt. không chỉ vì hôm nay, mà còn cho mai sau xanh tươi an lành. Cuộc chiến theo nhau đi qua, đời đời tiếp nối, để cho xứ sở trường tồn; máu thịt dân lành và chiến binh còn ngổn ngang rừng núi, ruộng đồng suối sông, đau thương còn nặng trĩu xóm làng... nhưng họ vẫn yêu hết lòng nơi sinh ra họ, nuôi dưỡng họ và là nơi khai nguồn thương yêu, tựa nương năm tháng cục lòng, vất vả. Khi đó:Con cóc nhảy đi.. tìm hùng anh gà treQuy tập được bảy tiếng gáy nấc. A...a.. a..Sau bao nhiêu gắng công… bao ngược xuôi vất vả, bao máu đổ xương khô, thây phơi đồng nội... lang thang kiếm tìm sao hồn linh lại chỉ: Quy tập được bảy tiếng gáy nấc……Một cái gì trĩu nặng hôm nay. Liệu  mai đây nỗi đau đầy vơi nghẹn tắc này có qua đi hay không nhỉ?!Con cóc nhảy đi.. tìm hùng anh gà tre...

Thơ Nguyễn Nguyên Bảy
Giải mã Dịch hoc: Bùi Cửu Trường Hạt Cát
VANDANBNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét