N h à t h ơ B Ù I C Ử U T R Ư Ờ N G H Ạ T C Á T
Đọc Thơ Luận Dịch
BẢY BÀI THƠ CON CÓC
của Nguyễn Nguyên Bảy
BẢY BÀI THƠ CON CÓC
của Nguyễn Nguyên Bảy
BÀI THƠ CON CÓC 7
Sao đã hết can qua thiên cơ lại thở dài?
Con Cóc trong hang, nắm tay thiên cơ van vỉ
Chết sói này còn sói khác tru trăng
Truyền kiếp tru trăng chớ mơ hồ là quên
Con Cóc nhảy ra, lẽo đẽo theo thiên cơ.
Tiền/ Hậu tam thập niên can qua
Thập niên quả báo..
Một lần tung, một lần hoành, một lần tan, rồi hợp
Xáo cò, xáo vạc, xáo nông..
Thiên cơ bay về trời. Con cóc ngồi đó
Tung là sao? Hoành là sao? Xáo cò, xáo vạc, xáo nông là sao?
(Nghiến răng, ba lần) Gà tre rồi thành lạc vương, lạc nước
Nhớ can qua này mà tấn cựa thập niên
Tam thập niên mai sói lại tru trăng khát..
Cóc chẳng biết vì sao lại nghiến răng ken két
(Nghiến răng, múa tay) Trong tiếng cỏ hoa đang vui reo dậy đất
Con Cóc nhảy đi, cùng bầy đàn chim lạc
Đón mặt trời hồng đang mọc đến nương dâu.. (***)
Chú thích theo dịch học:
* Thiên Cơ = máy trời.
** Trước/sau 30 năm lại họa binh đao.
Sau 10 năm họa binh đao là năm quả báo.
*** Dịch từ chữ Hán: Nhật xuất phù tang
Bài thơ CON CÓC 7 -- LỜI NÓI HỢP ĐẠO NGHE NHƯ NGƯỢC ĐỜI!
Bắt
đầu từ một câu nghe như vu vơ: Sao đã hết can qua thiên cơ lại thở dài?Con
Cóc trong hang, nắm tay thiên cơ van vỉ. Thiên cơ “thở dài” ngay
từ đầu... tiếp là “ Con Cóc … "nắm tay thiên cơ van vỉ” Nhưng ở
Bài thơ CON CÓC 7 này. Thiên cơ không phải là Trời nũa, màThiên cơ là ĐẠO.
Ta
lại lục tìm " ĐẠO ĐỨC KINH "Lão Tử viết “Đạo
khả đạo phi thường đạo” (Đạo mà diễn tả được thì không còn là Đạo bất
biến nữa). Thiên cơ thở dài vì : “Đạo trời không tranh mà thắng, không nói
mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật chuyển động… Đạo trời không thiên vị ai,
nhưng luôn giúp cho người lương thiện…” Việc đã rõ như ban ngày, lý đã minh
tường khúc triết như mặt trời… Cóc còn van vỉ cớ chi?!Cóc thưa ”còn sói khác
tru trăng, truyền kiếp tru trăng…” nhưng cớ sao lại “mơ hồ là quên”.
Ai quên? Ai không quên?! Cố tình quên hay bị bắt giả vờ quên?!
…
Lần
này, Con Cóc 7 không sắp Âm dương thành quẻ, không tuân Ngũ hành vận động.
Mà nhà thơ NNB gom nó về ĐẠO. Đạo vào thời khắc này
đang bị bỏ hoang hoá... liệu theo lý có xuất hiện nhân nghĩa chăng?! Chiến
tranh náo loạn khắp mặt đất, từ Á sang Âu, từ Phi sang Mỹ… Nhân loại bị cuốn
vào đạn bom, đâm chém, cướp bóc, giết choc lẫn nhau. Nhân loại bị
chìm trong nạn tai, bệnh tật…
Lão
Tử dậy: “ Đaọ trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo
người thi lấy của người nghèo thêm cho người giầu. Đây chính là
nguồn gốc của sự hỗn loạn...” Cái thừa ở đây là gì? Thừa sự baọ tàn,
thừa bẩn thỉu ô nhiễm, thừa sự thờ ơ, thừa lòng ích kỷ. Thiếu là
thiếu gì? Thiếu lương tri, thiếu nhân tính, thiếu ăn, thiếu sự bao dung, thiếu
sự cân bằng…
Đắp… đắp
thế nào đây?! Đắp cái gì vào cái gì đây?! Mà Đạo thì không thể tự thân đi
đắp, luôn thông qua con người, Con người “... thì lấy của người nghèo
thêm cho người giầu”… Hỗn loạn không biết đâu là đâu, không
biết đến đâu.
Thế
nên khi sói tru trăng:
Sói
nào tru thật, sói nào giả vờ… sói nào “tát nước theo mưa”?! cũng không rõ ràng
minh bạch.
Vậy
thì Thiên cơ còn biết nói gì với Cóc đây?!
Nên “
Tiền/ Hậu tam thập niên can qua
Thập
niên quả báo
Một
lần tung, một lần hoành, một lần tan, rồi hợp
Xáo
cò, xáo vạc, xáo nông…"
NNB
không chỉ tiên liệu cho riêng đất nước xứ sở đau thương đang trải qua những
thăng trầm bất nhất, mà bài CON CÓC 7 này của ông vẽ nên cả một cảnh hỗn loạn
nát nhàu vượt xa tầm quốc gia!
Lão
Tử viết: “ Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; Thánh thần
bất nhân, coi trăm họ như chó rơm…” vì “Luật thiên nhiên không có
tình thương cho con người”, vậy con người và muôn loài há chả bị
coi như “chó rơm” sao?! Những thiên tai khủng khiếp: sóng thần,
động đất, lở núi, cháy rừng chả phải do “trời đất bất nhân” gây ra sao?
Những
nạn tai chìm tàu phà, nổ máy bay... đại dịch Êbôla
trên người, đại địch bò điên, cúm gà, cúm lợn... chả
phải do “Thánh nhân coi trăm họ như chó rơm “sao?! Vậy nên vạn vật phải nương,
phải thuận theo trời đât mới mong tồn tại. Nhưng con người thích làm
theo ý mình cho thoả dục vọng khát thèm" Ngũ sắc làm người ta
mờ mắt... hưởng thụ làm người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta xấu
xa..."( ĐĐK) cho nên mới có chiến tranh cướp bóc, mới có tham
quan ô lại hủ hoá tham ô, nên con người gặp quả báo, rồi sau quả
báo thì thế gian:
"Một
lần tung, một lần hoành, một lần tan, rồi hợp"
Rồi
lại vẫn tương tàn:” xáo cò, xão vạc, xáo nông…”
Lão
Tử dạy ta:“ Đạo trời ví như cánh cửa khép mở. Vĩnh viễn không có
tên gọi…”
Nó nằm ngoài ý muốn của muôn loài. Vạn vật chỉ là thứ tồn tại trong "khoảng giữa trời và đất như một cái ống bễ lò rèn, hư không mà không kiệt, càng chuyển động thì hơi lại càng ra, càng nói nhiều lại càng khốn cùng... "
Nó nằm ngoài ý muốn của muôn loài. Vạn vật chỉ là thứ tồn tại trong "khoảng giữa trời và đất như một cái ống bễ lò rèn, hư không mà không kiệt, càng chuyển động thì hơi lại càng ra, càng nói nhiều lại càng khốn cùng... "
Vì
vậy Đạo lại vô vi , vận chuyển
theo đường riêng của nó, không đếm xỉa đến:
"Tung
là sao?Hoành là sao? Xáo cò, xáo vạc, xáo nông là sao?
(Nghiến
răng, ba lần) Gà tre rồi thành lạc vương, lạc nước
Nhớ
can qua này mà tấn cựa thập niên
Tam
thập niên mai sói lại tru trăng khát.."
Nên
chi chiến tranh, thiên tai làm đói kém mất mùa, chết chóc tang thương
cũng chả động lòng Thiên cơ. Nên chi kẻ, nào làm vương, làm tướng, kẻ
nào đăng đàn, kẻ nào sập bẫy cũng chả động lòng Thiên cơ.
Thiên
cơ bay đi, Cóc ngồi lại đó, nghiến răng
ba lần - Cái nghiến răng của người chịu trận, để
sắp xếp lại muôn vật sao cho " ba mươi cái nan hoa cùng quy
vào một bánh xe... nghiến răng "nhồi đất sét làm
chén bát" "Đục cửa sổ để làm nhà"...
Cái nghiến
răng tìm khoảng không cho muôn vật có chỗ dùng, vận
dụng cái không trong có, cái có trong không mà
duy trì sự trường tồn của vạn vật hợp với Đạo.
Cóc không
chỉ là Cóc, Cóc từng nghiến răng để "Gà tre
rồi thành lạc vương, lạc nước"; nhưng gà tre sau khi "tấn
cựa thập niên', khi đã thành kẻ " trị thiên hạ" liệu
có qua được vinh nhục tự nơi lòng?!
Mà
cho dù muốn hay không, vạn vật nơi lạc vương, lạc nước ấy vẫn còn
đâu đó nhiều nhiều những con sói tru trăng cho
dù đến "Tam thập niên mai " này nữa. Dù "Đạo
khả đạo phi thường đạo" Dù trời đất bất
nhân có coi vạn vật như chó rơm; dù thánh
thần bất nhân có coi trăm họ là chó rơm đi nữa thì thiên
hạ vẫn thái bình nếu như vẫn trong Vạn vật có
những Người Đắc đạo làm việc không tư lợi cai trị... thiên hạ
thuận theo lẽ Đạo!
Hình ảnh Cóc trong câu thơ dưới đã thở phào, đã tin tưởng và đã có những ngày tháng mừng vui, hạnh phúc:
Hình ảnh Cóc trong câu thơ dưới đã thở phào, đã tin tưởng và đã có những ngày tháng mừng vui, hạnh phúc:
Cóc
chả hiểu vì sao lại nghiến răng ken két
(Nghiến
răng, múa tay)
Trong
tiếng cỏ hoa đang vui reo dậy đất.
Hứa
hẹn an lành cho không riêng đất mẹ thân hương, không riêng hàng xóm láng
giềng cận kề, mà nếu sống thuận ĐẠO , nếu
người cai trị "hiểu đạo, theo chính sách "Vô
vi"luôn giữ thái độ điềm đạm... "lấy đức báo oán
"(Lão Tử ) thì thiên hạ sẽ thanh bình, dân lành sẽ an cư sung
sướng, vạn vật sẽ phồn thực sinh sôi.
Lão
Tử dạy: “ Trời đât là vĩnh cửu. Trời đât vĩnh cửu được là vì
không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được… Lão
Tử còn nói : “ Trời có đạo mà xanh, Đất có
Đạo mà yên, Thần có Đạo mà linh, Biển nhờ có Đạo mà đầy, Vạn vật có Đạo mà
thành, Đế vương có đạo mà được thiên hạ….”
Nhưng,
Hình
như bây giờ trời giờ không xanh nữa, Đất không yên nữa, còn biển thì quá
đầy.
Không còn gì quanh ta tuân theo Đạo nên khắp nơi mọi chốn trên trái đất này đều hỗn loạn “ xáo cò, xáo vạc , xáo nông”
Không còn gì quanh ta tuân theo Đạo nên khắp nơi mọi chốn trên trái đất này đều hỗn loạn “ xáo cò, xáo vạc , xáo nông”
Đế
vương dụng cách “đục nước béo cò “ mà có thiên hạ, mà vơ vét của cải, mà
chiếm đất cướp biển... vạn vật héo khô , chết dần mòn và đang dần đến
con đường tuyệt diệt.
Nhưng đó là tuyệt diệt cái ác, cái xấu, cái hung tàn bạo nghịch;
Nhưng đó là tuyệt diệt cái ác, cái xấu, cái hung tàn bạo nghịch;
Vì
chưng "Đạo trời không thiên vị ai, nhưng luôn giúp cho người lương
thiện…” nên cái tốt đẹp, cái nhân nghĩa, cái thanh bình, tự do,
trên bình diện một dân tộc, một đất nước, và trên cả thế gian này... ắt
mãi trường tồn, như đức tin mách bảo, như suối nguồn hy vọng..
…“
Con cóc nhảy đi, cùng bày đàn chim lạc
Đón
mặt trời hồng đang mọc đến nương dâu..."
Lão
Tử dạy rằng:
”Vạn
vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ ‘có ‘ ,
‘có' lại bắt đầu từ ‘không’. Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời…”
Bài
thơ CON CÓC 7 diệu ở chỗ: khép lại một chữ Đạo và
cũng như mở ra một chữ Đạo.
Đạo thuận
lẽ Trời, mà "Nhật Xuất Phù tang".
"Mặt
trời đã mọc đến nương dâu."
Hà
Nội 014 - 019 dài mãi
Thơ Nguyễn Nguyên Bảy
Bùi Cửu Trường – Hạt Cát.
VANDANBNN
Bùi Cửu Trường – Hạt Cát.
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét