Tâm thái lạc quan, tích cực
Hai bác sĩ thuộc Trường đại học John Hopkins của Mỹ từng làm một nghiên cứu như sau:
Họ lựa chọn ngẫu nhiên 127 sinh viên, tốt nghiệp từ năm 1949 đến 1964 và chia làm hai nhóm dựa trên tính cách của những người này. Những người thuộc nhóm một là những người có tính cách thận trọng và thiếu thích nghi, trong khi những người thuộc nhóm hai là người có tinh thần lạc quan, tính cách cởi mở và linh hoạt.
Kết quả cho thấy, những người thuộc nhóm một có tỷ lệ cao về bệnh tật và tử vong sớm. 15 năm sau khi tốt nghiệp đại học, 13 người trong nhóm một đã qua đời, trong khi tất cả những người thuộc nhóm hai vẫn còn sống và có sức khoẻ tốt hơn nhiều so với những người còn sống trong nhóm một. Từ nghiên cứu này có thể thấy, tinh thần lạc quan của một người là có liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh và trực tiếp ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ấy.
Trong cuộc sống có rất nhiều người đối mặt với một chút việc nhỏ liền dễ dàng lâm vào trạng thái tiêu cực, nếu không phải là than phiền thì cũng chính là oán giận chỉ trích, kết quả làm cho cả thể xác và tinh thần đều mệt mỏi, làm việc gì cũng đều không có hứng thú. Những điều này đều khiến chúng ta lầm vào bi thương buồn phiền mà thôi.
Bởi vậy, vô luận là thời điểm nào đi nữa chúng ta cũng phải bảo trì được tâm thái lạc quan, vui vẻ. Thứ có sức mạnh lớn nhất trên thế giới này chính là nụ cười và tâm thái tích cực. Chỉ có tâm thái lạc quan tích cực mới giúp chúng ta thoát khỏi nguy nan và đi đến được mục tiêu hạnh phúc của đời người.
Khoan dung, độ lượng
Một tấm lòng đơn giản, khoan dung giống như cái phễu vậy. Nó có thể lọc được rất nhiều sự tình không ưng ý. Trái lại, người có tâm phức tạp thường hay so đo tính toán, một chút việc nhỏ cũng khiến họ phiền não.
Rất nhiều khi chúng ta cảm thấy chán nản, sầu não chính là bởi vì tâm tính của chúng ta tạo thành như vậy mà không phải vì sự tình không tốt đẹp. Chỉ có tâm thái phóng khoáng mới khiến cuộc đời chúng ta vui vẻ, khoái hoạt. Người ta nói rằng, khoan dung là tha thứ, bao dung người khác nhưng kỳ thực đó cũng chính là hành thiện đối với chính bản thân mình.
Đời người bất quá cũng chỉ được 100 năm, nhớ mãi lỗi lầm của người khác, nhớ mãi những sự tình buồn chán cũ có giúp chúng ta sống thoải mái hơn không? Chỉ có dùng tâm khoan dung đối đãi với những điều đã qua mới khiến giá trị hạnh phúc của chúng ta tăng lên, vận may mới nối tiếp nhau mà đến.
Thiện lương
Tục ngữ nói: “Thiện hữu thiện báo”. Hết thảy vạn sự vạn vật trên thế gian đều là nhân quả tuần hoàn. Tuy rằng có rất nhiều việc tốt chúng ta làm chưa có được hồi báo nhưng chỉ cần chúng ta có một tấm lòng như vậy, tương lai nhất định sẽ có kết quả tốt đẹp.
Cho nên mới có câu: “Thiện lương là một loại mỹ đức”, “Làm người thiện lương dù phúc chưa tới nhưng họa đã rời xa”. Trong cuộc sống, ai cũng đều nguyện ý được kết giao, ở gần người thiện lương mà không muốn ở gần người có tâm địa mưu mô xảo trá. Thiện lương là phẩm chất cao cấp nhất của sinh mệnh.
Nhưng thiện lương không có nghĩa là “bắn tên không đích”, dễ dàng tha thứ cho người khác một cách tùy ý trái với nguyên tắc. Thiện lương, cũng không phải một mực làm “người hiền lành”, tình nguyện để quyền lợi của chính mình và người khác nhiều lần bị xâm phạm mà không hề phản kháng. Thiện lương được thiết lập trên cơ sở phân biệt đúng sai rõ ràng, hợp đạo lý.
Tự tin
Tự tin là sự khẳng định bản thân, nó cũng là thái độ xử thế của một người. Một người tự tin làm việc gì cũng đều đem lại cho người khác cảm giác an toàn. Một người có nội tâm tự ti thì làm việc gì cũng sợ hãi, rụt rè. Cho nên, người tự ti thông thường để mất rất nhiều cơ hội trong cuộc đời.
Người tự tin có thái độ đối đãi với nhân sinh rất lạc quan tích cực. Họ thông thường cũng rất độc lập, cho nên họ cũng rất giỏi trong việc giải quyết những sự tình phức tạp, gặp khó khăn mà không chùn bước, gặp nguy mà không hoảng loạn. Người như vậy sẽ luôn biết nắm bắt cơ hội mà đạt được thành công.
An Hòa/ Trithuc.Vn
VANDANBNN st/gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét