Trích sách TÌNH THƠ BẠN THƠ 1/ Nguyễn Văn Hòa
29. NGUYỄN ĐĂNG THANH
“NGÀY NGƯỢC GIÓ” - HOÀI NIỆM, TRĂN TRỞ VÀ DAY DỨT VỀ TÌNH YÊU
Thơ Nguyễn Đăng Thanh với lối viết nhẹ nhàng, chất chứa
nhiều cảm xúc tâm trạng. Ở đó là những câu chuyện tình yêu, là nỗi nhớ, những
hoài niệm về những năm tháng đã đi qua, kể cả những gì đã và đang diễn ra trong
cuộc sống.
Mỗi bài thơ như là một câu chuyện tình và đó là những
chuyện tình lặng lẽ, những nỗi đau thầm lặng, nhưng đầy ám ảnh và day dứt. Với
những biến khúc đa chiều của cái tôi có nhiều suy tư, trăn trở, khát khao.
Chị là bài thơ để lại cho tôi ấn
tượng. Bài thơ như là câu chuyện kể về số phận, cuộc đời của một người chị. Người
đọc cảm thấy xót xa và bẽ bàng. Chị đã yêu bằng cả trái tim chân thành, cháy bỏng
với những khát khao hạnh phúc và cả những nỗi đau tuyệt vọng. Người phụ nữ ấy
đã lấy sức chịu đựng của chính mình để chống lại sự già nua, chai lì của tâm hồn
dưới sự bào mòn của thời gian.
Chiến tranh dài lê thê/ Mùa đông… tái tê thêm trên đôi
môi người thiếu phụ/ Con Sẻ nâu nép mình trên ngói cũ/ Ngày qua ngày/ chị ngồi/
xoắn tay vào cành liễu rũ/ nhìn mình…/ trôi
Dẫu
khổ đau, bất hạnh nhưng trong tận sâu thẳm tâm hồn mình, chị chưa bao giờ hết
khao khát, hi vọng và mong ước ngày người ấy trở về, có được hơi ấm của người
đàn ông.
Đêm/ chị oằn mình trong những cơn mê/ Nỗi khao khát âm
thầm/ thì đàn bà muôn đời ai chẳng thế/ Chị tự cấu tim mình/ cào lên ngực, những
vết xước chẳng rõ hình hài/ Rồi tự ngủ vùi mà chẳng cần ai ve vuốt
Thời
gian cướp đi màu xanh đen trên mái tóc của chị, cướp đi những khát vọng yêu
đương của tuổi trẻ. Sự chờ đợi, trông ngóng mỏi mòn của chị ngày càng thêm ủ rũ
tái tê.
Có nỗi đau nào đau hơn thế không? Người đàn bà quằn quại rồi tự cấu xé tim mình, cào lên ngực những vết xước không rõ hình hài. Đau đớn, cô độc, nỗi đau đã đông cứng và trở thành chai sạn. Đợi chờ, khao khát trong vô vọng, chán chường, mỏi mệt: Rồi tự ngủ vùi mà chẳng cần ai ve vuốt.
Có nỗi đau nào đau hơn thế không? Người đàn bà quằn quại rồi tự cấu xé tim mình, cào lên ngực những vết xước không rõ hình hài. Đau đớn, cô độc, nỗi đau đã đông cứng và trở thành chai sạn. Đợi chờ, khao khát trong vô vọng, chán chường, mỏi mệt: Rồi tự ngủ vùi mà chẳng cần ai ve vuốt.
Đời
là một cuộc đi, đi mãi đi mãi. Và chị đã đi một mình. Đi một mình như thế qua
suốt cuộc trần gian này. Điều đó khiến cho nỗi cô đơn trong chị ngày càng đầy,
càng nặng: Chị đợi Anh…/ trải bóng
mình trên bãi sông Hồng lộng gió/ Những ngọn cỏ lau/ Oằn/ màu vàng võ/ Chị bấu
tim mình thả nỗi buồn theo sóng gió/ vỡ,/ trôi.
Nguyễn
Đăng Thanh đã dành những vần thơ viết về phụ nữ, nói về họ với một niềm cảm
thông và sẻ chia sâu sắc. Hình ảnh cô gái một mình ôm nỗi cô đơn, dưới ngòi bút
tinh tế của Đăng Thanh phác họa nên một giọng điệu đầy thương cảm:
Chiều sắp cạn/ em ôm nỗi cô đơn/ Tự cắn chặt môi biết tim mình hóa đá/ Phố trầm tư…/ bỗng một chiều xa lạ/ Em đếm thời gian trôi/ bằng rong rêu của tháng ngày (Hỏi đá).
Đối
tượng chính trong tình yêu - người nữ, xuất hiện dày đặc trong
thơ Đăng Thanh. Em - người thiếu nữ - chị - người đàn bà - người thiếu phụ thường là những người mang tâm trạng buồn, sự chờ đợi, khắc khoải,
lo âu.
Nguyễn
Đăng Thanh là người có cảm xúc nhạy bén, đồng thời quý trọng phụ nữ. Người phụ
nữ trong thơ anh có nét giản dị, bao dung, nhân ái và mang nhiều nỗi niềm trắc ẩn.
Hầu như lúc nào họ cũng buồn. Họ buồn vì nhiều lẽ: buồn vì những va đập của cuộc
sống thường nhật, buồn vì những khao khát tình yêu bất thành. Để rồi, trong
trái tim những người phụ nữ ấy vẫn âm ỉ những cơn đau, tạo nên những vết thương
lòng khó lành theo năm tháng.
Đừng bỏ em ở lại với niềm đau/ Ngày chếnh choáng men
say lời yêu tạm/ Chẳng có anh nắng hồng thành mây xám/ Con Trăng gầy chết một nửa
hư hao (Đừng).
Em vẫn khóc…/ có nguôi được ưu phiền???/ Ve da diết
tháng năm chiều hạ nhớ/ Khoảng không anh/ tim chưa tròn nhịp thở/ Phố trăm người/
Em - tay dắt…/ Nhớ…/ bơ vơ (Là em thôi).
Tôn
trọng, cảm thông, nâng niu và trân trọng người phụ nữ đó là nét nổi bật trong
thơ Nguyễn Đăng Thanh. Xuyên suốt trong thơ anh đó là giọng đồng cảm, yêu
thương. Anh đã hóa thân vào nhân vật, nói lên tiếng nói, bày tỏ những khát vọng
nỗi niềm…
Nhân
vật trữ tình trong thơ Nguyễn Đăng Thanh ý thức được sự vận động không ngừng của
thời gian. Chính thời gian sẽ phũ phàng kéo theo bao sự thay đổi khác. Trong đó
có tuổi thanh xuân, tình yêu và hạnh phúc.
Thời gian trôi chẳng bao giờ trở lại/ Mùa trôi, má hồng
phai phôi/ Chị níu tay/ khi đời dần tuột/ yêu thương mong manh/ anh thì đi suốt/
… chẳng về (Chị).
Anh đã đi/ xa cách một khoảng trời/ Ừ, em bỗng thành
cô bé/ choàng áo hồn nhiên tựa mình trong đêm lẻ/ Biết về đâu khi đường tình
hai lối rẽ/ Một… không anh/ Một… riêng em/ Gió thốc tứ bề (Anh đã đi).
Em ngược dòng xe ồn ào vội vã/ Để đi về mặc cả với mùa
Đông/ Thắp lửa tìm nhưng chẳng thể ấm nồng/ Bên khung cửa ngoài kia cây trút lá
Thu bỏ em không một lời từ tạ/ Xa ngút ngàn theo đôi
cánh thiên di/ Con Én chao nghiêng lạc mất tuổi xuân thì/ Bay chấp chới trong trời
Thu sót nắng (Nếu thu chết)
Hạnh
phúc đối với con người thì mong manh như mây khói mà nỗi đau thì bất tận, triền
miên. Vì thế, nhân vật trữ tìn
“EM” luôn sống trong nuối tiếc, thương nhớ, xót xa…
“EM” luôn sống trong nuối tiếc, thương nhớ, xót xa…
Heo may về tê tái rét anh ơi/ Con sáo cô đơn khản cổ… gọi
tình/ Ngỡ lãng quên rồi kỷ niệm lại hồi sinh/ Em nhớ anh/ Anh ơi…/ em…/ rất nhớ
(Heo may).
Tình
yêu là chất keo kết dính hai con người lại với nhau và người này là nửa không
thể thiếu, không thể tách rời của người kia. Do vậy, khi tình yêu tan vỡ, người
trong cuộc không chỉ đơn thuần là nỗi đau thể xác mà còn phải gánh chịu nỗi đau
tinh thần.
Em chẳng biết nói gì nữa anh ơi/ Khi hai đứa đã ngược về hai hướng/ Một hướng không anh/ Phố xa lạ/ Một hướng không em/ Giọt nắng nhòa
Em chẳng biết nói gì nữa đâu anh/ Thấy vô cảm trước lời
yêu trăng gió/ Thấy không anh chỉ bóng mình vò võ/ In trên tường… loang cả giấc
mơ đêm
Chẳng biết làm gì cho nỗi nhớ dịu êm/ Thôi quay quắt với
nỗi niềm tự vấn/ Biết làm sao để lòng thôi vướng bận/ cho nhẹ nhàng nếu có gặp
lần sau (Biết làm sao thôi nhớ).
Sau mỗi cuộc tình, người thua thiệt phần nhiều là
phụ nữ. Dù không đi được đến tận cùng bến bờ hạnh phúc nhưng em vẫn đầy nhân ái
và bao dung, mọi mất mát, khổ đau em đều nhận hết về mình và cầu mong cho “người”
hạnh phúc.
Chia tay…/ Em mặc cả nỗi buồn/ khi tình đã phai phôi./
Gom góp hết và chẳng cần đong đếm/ Em muốn nhận thật nhiều/ cầu mong/ người hạnh
phúc/ Nên bỏ mặc tim mình đang rũ héo hư hao (Nói với anh).
Thể
loại thơ cũng có vai trò quan trọng và nó là sự thể hiện nội dung. Thơ Đăng
Thanh là thơ của sự biểu lộ tâm trạng. Vì vậy, thể loại và kết cấu hình thức
cũng thể hiện đặc điểm này. Phần lớn các bài trong tập thơ đều được viết theo
thể tự do. Với thể loại thơ này, có thể bộc lộ hết tận cùng mọi cung bậc cảm
xúc, những lời tâm tình, kể cả những nỗi niềm tâm sự thầm kín.
Vốn
là một người nhạy cảm, nên bất cứ nơi đâu, bất cứ điều gì cũng làm tâm hồn anh
xao động. Đang sống và làm việc tại Sài Gòn nhưng anh không nguôi thương nhớ về
đất Bắc, đấy là nơi in đậm dấu ấn tuổi thơ, ghi dấu bao kỉ niệm của tuổi mới lớn,
nơi cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn mình. Hình ảnh con người và cuộc sống quê
hương đã in sâu vào tiềm thức. Anh nhớ tất cả những gì của Hà Nội: từ cái gió
heo may, hoa tháng tư về ngập tràn trên phố, cốm làng Vòng, mùa sấu chín, các địa
danh (Quán Thánh, Khâm Thiên, Yên Phụ, Thụy Khê, Trúc Bạch, Tây Hồ…), đến hình ảnh
con sông Hồng và cả những câu chuyện tình đầy cảm động. Nhưng có lẽ, chuyện
tình yêu giữa Ta và Chị trong bài Ngày chị sang sông là đặc biệt
hơn cả.
Ta yêu Chị - một nét buồn con gái/ Đến mười năm như thế
có phải dài/ Chút tình riêng ai gửi lại cho ai/ Ngày sang bến… Chị nhìn ta rồi
khóc
Trời tháng sáu/ Chẳng bao giờ buồn vậy/ Buổi ấy mưa…
đưa tiễn chị theo chồng/ Bờ cỏ lau xao xác môt dòng sông/ Ta trên bến nhìn
theo/ lòng… cuồng sóng Chị sang sông cây Lúa cũng trổ đòng/ Xanh mướt
lá nhuộm lên thì con gái/ Chỉ còn ta - màu tàn phai ở lại/ Bỏ hồn nhiên
rơi lạc/ phía bên đồi.
Với
Nguyễn Đăng Thanh, ngôn từ thể hiện trong thơ vô cùng giản dị và trong sáng.
Anh không cầu kỳ trong câu chữ nhưng đọc thơ anh, người đọc ấn tượng bởi một hồn
thơ giàu cảm xúc và đầy thương cảm, sẻ chia.
Thơ tình Nguyễn Đăng Thanh chính là những phát ngôn cho quan niệm tình yêu, sự lý giải bản chất tình yêu của con người.
Thơ tình Nguyễn Đăng Thanh chính là những phát ngôn cho quan niệm tình yêu, sự lý giải bản chất tình yêu của con người.
Ngày ngược gió là tập thơ đầu tay của người viết trẻ Nguyễn Đăng Thanh. Là tập sách đầu tay nên ở mặt này, mặt khác còn có những hạn chế là điều không tránh khỏi. Ở một số bài, lời thơ còn thiên về ghi nhận diễn biến của đời sống tình cảm một cách tự nhiên, chưa đạt đến độ sâu, câu chữ, hình ảnh, tứ thơ còn đơn giản. Nhưng dù sao đây cũng là những cảm xúc thật, xuất phát tận đáy sâu tâm hồn của một con người có trái tim đa cảm, có lòng yêu thơ và say đắm với thơ như anh.
Trích sách Tình Thơ Bạn Thơ 1/
VANDANBNN gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét