1.Khó khăn đến mấy cũng không được nợ mà không trả
Trong cuộc sống, ai
cũng có lúc khó khăn về tài chính tiền bạc. Trong lúc chúng ta khó khăn như
vậy, nếu có người sẵn sàng cho chúng ta mượn tiền thì đó đúng là một người tốt,
thật lòng muốn giúp đỡ chúng ta. Sở dĩ họ có thể đưa tay giúp đỡ là bởi họ tin
tưởng ở nhân phẩm, tôn nghiêm của chúng ta.
Vậy nên, những lúc khó
khăn bế tắc mà có người giúp đỡ thì chúng ta nhất định phải biết ơn và ghi nhớ
trong lòng. Đến lúc phải trả thì nhất định đừng tìm lý do không trả. Bởi vì
nhân phẩm của một người là do chính bản thân mình tự xây dựng. Người khác có
tin tưởng và tín nhiệm chúng ta hay không phụ thuộc vào cách hành xử của chính
bản thân chúng ta.
2. Khốn cùng đến mấy
cũng không tính kế với bạn bè
Một chữ “Bằng” trong
bằng hữu (bạn bè) được cấu thành từ hai chữ “Nguyệt” ( “朋”:
bằng, “月”: nguyệt), ý nói một người không có bạn bè
thì cũng giống như trong cuộc đời khuyết thiếu ánh mặt trời vậy. Bởi vì năng
lượng của một người là yếu ớt và không hoàn chỉnh, mọi sự đều cần có bạn bè
giúp đỡ hỗ trợ thì mới có thể thành tựu được.
Bạn bè quan tâm và ủng
hộ lẫn nhau, giống như một chiếc ô, mưa nắng đều che chở, đồng hành trong những
lúc khó khăn. Nếu một người vong ân phụ nghĩa, không có tôn nghiêm, vì danh lợi
tình mà tính kế với cả bạn bè, bán đứng bạn bè thì cũng chính là hủy đi đường
lui của chính mình, ngoảnh đầu lại người thua thiệt cũng chỉ là bản thân.
3. Thất ý thế nào cũng
không oán trách cha mẹ, người thân
Thông thường, người
ngoài sẽ chỉ quan tâm đến việc chúng ta có giàu sang, vinh hiển hay không. Chỉ
có người nhà mới quan tâm đến việc chúng ta trong cuộc sống này có mỏi mệt hay
không.
Mỗi người ai cũng có
lúc gặp phải những chuyện không vừa ý trong công việc và cuộc sống. Khi một
người gặp phải đau khổ về mặt tình cảm, họ thông thường sẽ đổ lỗi cho người nhà
vì đã không cho họ đầy đủ tình yêu thương. Thậm chí, khi sống chung với người
khác mà không hòa hợp, họ sẽ oán trách người nhà vì đã tạo cho họ một thói quen
sống như vậy. Có không ít người khi cảm thấy rằng số phận không công bằng với
mình, trong lòng họ sẽ sinh ra phẫn uất, oán trách cha mẹ đã không cho họ nhiều
hơn… Như thể rằng khi họ gặp phải việc gì không vừa ý thì đều là lỗi của cha
mẹ, người thân trong gia đình vậy.
Xã hội này này tưởng
như không công bằng nhưng lại không hẳn là vậy, bởi vì mọi thứ đều có nhân quả,
có phúc đức, có đạo Trời mà nên. Do đó, ôm giữ tâm oán hận không bằng lạc quan
tìm cho mình một chân trời mới, như vậy thứ gì xứng có được thì tất sẽ có được,
lại tạo ra phúc phận và một nền tảng tốt đẹp cho tương lai.
4. Gian nan đến mấy
cũng không đánh mất cốt khí
Trong Thủy Hử có câu:
“Thường ngôn đạo: Nhân vô cương cốt, an thân bất lao”, nghĩa là, người ta
thường nói rằng người không cứng cỏi, không có cốt khí thì lập thân sẽ không
vững. Cốt khí tựa như là xương của một người, nếu xương đã mất đi rồi thì sẽ
không còn hình dạng nữa. Một người nếu không có khí phách mạnh mẽ cứng rắn,
không có lòng quyết tâm và nhẫn nại, thì không cách nào thành gia lập nghiệp
được.
Một người chỉ có không
sợ nghèo khó, không sợ khổ cực, làm việc với một tâm thái yên tâm, thoải mái,
biết sai liền sửa, người như vậy mới được người khác tôn trọng và không bị xem
thường. Trái lại, một người hễ gặp khó khăn đã nhụt chí, vứt bỏ tôn nghiêm, buông
bỏ con đường đã chọn thì không thể hoàn thành được sự nghiệp, cũng không thể
được người khác xem trọng, tin tưởng.
5. Thành đạt đến mấy
cũng không kiêu căng, ngạo mạn
Cổ ngữ nói: “Thiên
cuồng tất hữu vũ, nhân cuồng tất hữu họa”, nghĩa là trời cuồng thì tất có mưa
bão, người cuồng thì tất có tai họa. Nhân sinh là một con đường dài, gập ghềnh
lên xuống, vì vậy khi đắc ý tuyệt đối đừng cuồng vọng, bởi vì cuồng được nhất
thời, cũng không cuồng được một đời.
Có câu: “Nhân ngoại
hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên“, trên thế giới này sẽ luôn luôn có người giỏi
giang hơn ta, cho nên không cần phải xem thường người khác. Trong cuộc sống có
không ít người thất bại nặng nề là người hay kiêu căng tự đại. Trên đời này
không có ai là ngày ngày đều gặp việc tốt, cũng chẳng có hoa nào nở mãi mà
không tàn. Những người mà ta đã từng cho là tầm thường ấy, có khi về sau lại có
thành tựu vượt bậc hơn ta. Cho nên, dù chúng ta có giàu có, đạt thành tựu đi
chăng nữa cũng nên bảo trì sự khiêm tốn.
Nếu một người có thể
kiên trì giữ vững những “ranh giới” làm người này, không đánh mất sự tôn nghiêm
của bản thân thì nhất định sẽ trở thành người có phẩm hạnh đoan chính trong xã
hội.
VANDANBNN st tu thân/
gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét