Con người thời hiện đại luôn vội vã quay cuồng, hầu như mỗi người đều hy vọng có thể làm được nhiều hơn một chút. Nhưng cũng vì muốn đi tắt mà rất nhiều vấn đề nảy sinh, đúng là “dục tốc bất đạt”.
Căn bệnh thường thấy của con người hiện đại là quá vội vã. Chúng ta thường chạy đua với thời gian, việc gì cũng phải làm thật nhanh, dường như chậm một giây cũng khiến bạn thua cả một đời. Ăn sáng phải nhanh, nếu không sẽ không kịp đi làm. Hẹn hò phải nhanh để còn kịp tăng ca. Đi du lịch cũng phải nhanh, như thể cưỡi ngựa xem hoa. Truy cầu “nhanh” đã khiến chúng ta bỏ lỡ biết bao điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khi chúng ta đang bận rộn, cuộc sống đích thực đã dần rời xa…
Có câu, “Dục tốc bất đạt”, điều kiện quan trọng nhất để đạt được thành công là phải có sự tích luỹ, từ ít thành nhiều, lấy chậm làm nhanh. Câu nói này bắt nguồn từ “Luận Ngữ”:
Tử Hạ, một học trò của Khổng Tử, từng nhận một chức quan địa phương nhưng có phần lúng túng, lại mong đạt được nhiều thứ. Ông tới thỉnh giáo Khổng Tử, hy vọng nhận được lời khuyên của thầy.
Khổng Tử nói rằng: “Đã chọn theo con đường chính sự này thì cần có lòng nhẫn nại, có tầm nhìn xa trông rộng, cầu tiến vững chắc, không nên muốn sớm lập công, tranh cái lợi gần. Nếu không thì cuối cùng cũng chỉ có thể là dục tốc bất đạt.”
Tử Hạ nghe xong lời chỉ dạy của Khổng Tử thì tỉnh ngộ. Sau đó ông làm việc cần mẫn, thành khẩn, không còn vội vã hấp tấp nữa.
Từ câu chuyện này mới có hai câu thành ngữ: “Dục tốc bất đạt”, “Kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”.
Hành sự không nên chỉ mê muội truy cầu tốc độ, không nên chỉ vì muốn lập công đoạt lợi gần, mà cần tích hậu phúc mới có thể phát đạt bền lâu.
Những người truy cầu “nhanh”, đa phần đều không có kế hoạch ổn định lâu dài, muốn hoàn thành mục tiêu cũng rất khó. Muốn lái con thuyền vạn năm thì cần hiểu được đạo lý này.
Còn có một câu chuyện đáng suy ngẫm về việc chậm chạp như sau:
Triệu Dự là một vị quan thời Minh đảm nhiệm chức Thái Thú phủ Tùng Giang. Mỗi lần có người tới kiện cáo ông đều tìm hiểu kỹ càng. Nếu cảm thấy không gấp gáp thì ông để họ ngày mai lại tới.
Lâu dần bách tính đều chê cười ông, trong dân gian cũng lưu truyền câu ngạn ngữ “Tùng Giang Thái Thú ngày mai tới”. Kỳ thực họ không biết rằng, những người tìm tới kiện cáo, rất có thể chỉ là vì nhất thời nóng giận, sau một đêm có thể sẽ nguôi ngoai, hối hận. Ông bảo họ: “Ngày mai lại tới”, là vì muốn dành chút thời gian và không gian cho bản thân họ suy nghĩ. Trong hoàn cảnh chưa hiểu rõ thì không dễ dàng vọng động, vừa có thể cứu vãn được sai sót của người, vừa có thể tránh sơ suất phán án vì bận rộn.
Dục tốc bất đạt, mọi chuyện trên thế gian chẳng ai có thể không phạm sai sót khi bận rộn. Chỉ khi tĩnh tâm lại, hoạch định kỹ lưỡng, mới có thể tuỳ thời thế mà hành động.
Có rất nhiều tấm gương vì suy nghĩ sâu xa, tiến chậm mà thắng.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, khi còn tại Nam Dương, Gia Cát Lượng không vì bụng mình sách lược đầy kho mà vội vã lựa chọn bước lên vũ đài lịch sử. Lưu Bị một lòng mưu cầu đại nghiệp, dẫu rằng thời gian rất trân quý, nhưng cũng không từ bỏ khi bái kiến Gia Cát Lượng không thành.
Ba lần tìm đến lều cỏ, không chỉ khảo nghiệm tâm nhẫn nại của Lưu Bị, mà còn làm vẻ vang tầm nhìn xa của Gia Cát Lượng. Hai người đều biết rằng một người không có tâm nhẫn nại, không coi trọng người tài thì không thể tiến xa, lại càng chẳng thể kiến lập vương triều Thục Hán.
Sống chậm là một kiểu trí huệ, lấy tĩnh khắc động, mới là việc làm của bậc trí huệ.
Những người bước đi quá vội vã, rất có thể sẽ vì “dục tốc tắc bất đạt”, “kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”, mà cuối cùng vạn sự chỉ là hư không. Chi bằng bắt đầu từ bây giờ chúng ta hãy bước chậm lại.
Chậm rãi là dừng chân trước cảnh vật mỹ hảo trong cuộc sống, là mọi việc đều bao dung, không tranh giành, không hoảng loạn. Bình ổn mà ngẫm cách cầu tiến, chậm rãi mà làm việc hữu ích, đó mới là phương thức sống chính xác. Chỉ khi sống chậm lại, mới có thể tập trung tinh thần, gặt hái thành công.
VANDANBNN St tu thân/ gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét