Cổ nhân cho rằng, ức chế ham muốn sắc dục là phương pháp để dưỡng thành một thói quen sống tốt đẹp. Điều này vô cùng tốt đối với việc kéo dài thọ mệnh của con người. Cổ ngữ có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, trong vạn cái ác thì dâm đứng đầu. Nếu một người quá ham mê phóng túng dâm dục, không thể coi nhẹ chuyện này được thì sẽ là ác nhân. Người đạo đức cao thời xưa đều coi vấn đề sắc dục rất nghiêm trọng. Cho nên, bất luận người nào muốn nâng cao đạo đức của bản thân thì nhất định phải coi nhẹ, ức chế ham muốn sắc dục. Các bậc cổ thánh tiên hiền thời xưa yêu cầu về quan hệ nam nữ là nghiêm ngặt vô cùng.
Bậc Đế vương ức chế ham muốn sắc dục
Lương Vũ Đế Tiêu Diễn là vị Hoàng đế khai quốc của triều Lương thời Nam Bắc triều. Trong suốt cuộc đời mình, ông rất tín Phật. Ông từng nói với Ngự sử trung thừa Hạ Sâm rằng: “Trẫm đã không cùng với nữ nhân chung giường hơn 30 năm nay rồi”. Lương Vũ Đế sống thọ 85 tuổi, là tuổi thọ rất cao so với các vị Hoàng đế thời bấy giờ.
Hữu tể tướng A Sa Bất Hoa thời nhà Nguyên, khi nhìn thấy sắc mặt của vua Nguyên Vũ Tông càng ngày càng hốc hác tiều tụy, bèn nói với nhà vua: “Sơn hào hải vị ngài không biết ăn, thân thể quý giá ngài không biết trân trọng, mà lại ngày ngày đắm chìm trong rượu và sắc dục. Đây chẳng khác nào dùng hai cái rìu mà chặt cây vậy, không cây nào là không đổ”. Sang năm sau, Nguyên Vũ Tông quả nhiên qua đời, hưởng thọ chỉ 30 tuổi.
Văn nhân tránh xa sắc dục
Vào thời nhà Minh, Lễ bộ thượng thư Tiết Văn Thanh nói rằng: “Tửu sắc làm mất đi chí khí của con người, tổn hại sinh mệnh, bại hoại đạo đức, không gì hơn thế. Người dung tục còn cho đó là hạnh phúc. Duy chỉ có thanh tâm quả dục thì khí bình thân thư thái, đó mới là hạnh phúc.”
TrIết học gia thời Bắc Tống, Trình Di từng nói: “Một khi tâm dục vọng nổi lên thì lập tức nghĩ đến lễ nghĩa làm quy phạm khắc chế”.
Chu Hy triều Nam Tống thì coi dục vọng của con người giống như đầm lầy dơ bẩn. Ông nói: “Quan sát hình ảnh của đầm lầy để ngăn chặn tâm sắc dục. Sắc dục cùng với đầm lầy dơ bẩn đều là bùn nhơ nước bẩn. Dơ bẩn dễ dàng nhiễm vào thân, nên cần phải chặn nó lại.” Vương Văn Mô là một nhà y vào thời Minh. Trong tác phẩm “Toái Kim Lục”, ông viết rằng: “Tôi đã cẩn thận quan sát con người thế gian, những người nhanh chóng bị rời khỏi thế gian thường có hai nguyên nhân: Một là tai họa vì mạo phạm danh dự địa vị người khác, hai là trầm mê trong sắc dục. Cũng có những người không như vậy nhưng có lẽ trong một vạn người chỉ có hai người mà thôi.”
Thi nhân thời nhà Tống, Dương Vạn Lý từng trêu những người háo sắc rằng: “Diêm La vương còn chưa gọi mà ngươi đã tự mình áp giải đến rồi, vì cớ gì?”
Nhân sĩ Phương Hiếu Nho đời nhà Minh viết: “Ham mê dục vọng còn lợi hại hơn dao kiếm nhiều lần. Người ta thường chỉ cẩn thận không để nóng lạnh xâm hại thân thể mà không đề phòng mối họa từ sắc dục gây nên.”
Một trong những học giả người Tống là Trình Môn Tứ đã nói: “Ta đoạn tuyệt sắc dục đã 20 năm rồi. Một người nhất định phải rèn luyện thân thể mạnh mẽ thuần tịnh mới có thể gánh vác trọng trách lớn, do vậy cần đoạn tuyệt sắc dục”.
Trong năm đại giới mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, cũng có “giới tà dâm”. Vì vậy những người tu hành nhà Phật thời xưa coi vấn đề giới cấm, đoạn tuyệt sắc dục là vô cùng quan trọng.
Cao tăng Vĩnh Gia nổi tiếng ở Ôn Châu vào thời Đường Cao Tông coi sắc như con rắn độc để giới cấm bản thân. Ông đã từng nói rằng: “Người thông minh xem nó như con rắn độc, thà rằng ở cạnh con rắn độc cũng nhất định không gần nữ sắc”.
Đạo nhân Thượng Dương Tử triều Nguyên nói: “Dâm dục là đứng đầu trong rất nhiều ác nghiệp. Điều đầu tiên người tu hành cần bỏ chính là dâm dục.”
Tiến sĩ nhà Tống, Thiệu Quế Tử từng nói với một tăng nhân rằng: “Người tu hành nếu như không đoạn tuyệt tâm sắc dục, như vậy thì linh căn không vững vàng, ắt sẽ khiến tinh lực mỏng manh, mà nguyên khí sản sinh cũng càng ngày càng giảm, dần dần khô kiệt, cuối cùng dẫn đến tử vong”.
Triết học gia Lục Chín Uyên coi vấn đề giới bỏ sắc dục là một quá trình tu dưỡng. Ông từng có lần nói: “Chỉ có thể cưỡng chế ở bề mặt, mà không thể tìm từ nguyên nhân gốc rễ bên trong, đó là mức độ tu dưỡng chưa đủ. Nếu một người mà từ trong tâm đã biết được làm như thế nào mới thỏa đáng thì hà tất gì còn phải khống chế.” Ông còn nói: “Người thận trọng, thành kính và tôn thờ Thượng đế thì nào có suy nghĩ đến những việc khác!”.
Cổ nhân cho rằng, nếu một người không tin vào thiện ác có báo mà chỉ tin ở góc độ dưỡng sinh hay góc độ khác mà “giới dâm dục” thì hiệu quả thường rất hạn chế. Họ tin rằng, chỉ có những người tin vào nhân quả, thiện ác có báo mới hiểu được sự nguy hại to lớn của “dâm dục”, nhất là của quan hệ bất chính, cho nên họ mới có thể chân chính ức chế ham muốn sắc dụ
VANDANBNN st tu thân/ gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét