Việc đại sự muốn thành, điều quan trọng nhất không phải là cần có năng lực mà là phải có “tĩnh khí”. Các bậc thánh nhân, hiền nhân xưa càng gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa, càng ở vào lúc nguy hiểm thì càng có thể tĩnh tâm, thấy biến mà không hề sợ hãi. Từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn nhất định phải là người có “tĩnh khí”. Dưới đây là những tâm đắc của một vị quan thời nhà Thanh là Tăng Quốc Phiên.
Một lần, Lý Hồng Chương – đại thần triều đình nhà Thanh tiến cử ba người có tài năng xuất chúng với Tăng Quốc Phiên. Tăng Quốc Phiên không gặp mặt họ ngay mà chỉ đứng từ xa quan sát họ.
Sau nửa canh giờ trôi qua, Tăng Quốc Phiên phát hiện, trong ba người đó thì có hai người tỏ thái độ khó chịu, có vẻ như không thể kiên nhẫn chờ đợi thêm được nữa. Một người hết nhìn phía đông lại nhìn phía tây, đi lại xem xét cách bài trí trong phòng, còn một người tuy rằng đứng ngay ngắn trong phòng nhưng trên mặt lại lộ ra thần sắc lo lắng. Chỉ có một người thần thái rất tự nhiên. Người này tuy rằng tướng mạo rất bình thường, nhưng khí độ lại rất hiên ngang, hai tay chắp sau lưng, mặt ngửa lên trời nhìn mây bay.
Sau khi cẩn thận quan sát, Tăng Quốc Phiên đã biết cách ứng xử với ba người này. Ông nói với Lý Hồng Chương: “Trong ba người mà ông tiến cử, chỉ có một người có thể trọng dụng được mà thôi.”
Vì Tăng Quốc Phiên chưa tiếp xúc với ba người kia mà đã nhận định như vậy khiến Lý Hồng Chương rất khó hiểu. Ông vội hỏi: “Làm thế nào để biết được điều đó?”
Tăng Quốc Phiên đưa tay vuốt chòm râu, mỉm cười nói: “Làm việc lớn, điều tối trọng yếu là phải bình tĩnh, nhẫn chịu. Trong ba người này chỉ có một người có thể chịu đựng được sự quấy rầy, làm phiền. Người này tất sẽ thành người tài.”
Sự thật chứng minh, phán đoán của Tăng Quốc Phiên là vô cùng chuẩn xác. Người mà Tăng Quốc Phiên nhìn ra sau này đã trở thành danh tướng nổi tiếng triều nhà Thanh – Lưu Minh Truyền.
Người có thể chịu đựng được sự làm phiền khi gặp việc lớn sẽ có tĩnh khí
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Cư quan dĩ nại phiền vi đệ nhất yếu nghĩa”, tức là làm quan thì điều quan trọng hàng đầu là phải kiên nhẫn, bình tĩnh. Kỳ thực, không phải chỉ người làm quan mới cần phải chịu đựng được sự quấy nhiễu trong tâm, cần phải bình tĩnh mà bất kỳ ai, muốn làm được việc lớn đều cần phải bồi dưỡng tĩnh khí.
Chịu đựng được sự làm phiền là một loại tu hành, cũng là điều kiện quan trọng trong đối nhân xử thế và làm việc. “Có năng lực không thể bằng có tĩnh khí”, người có thể bình tĩnh đối mặt với các loại phiền phức là người có thể bao dung, không sợ khó khăn phức tạp, không sợ sự quấy nhiễu, đối mặt với sự phiền toái vẫn có thể bền gan vững chí.
“Nại đắc thiên sự phiền, thu đắc nhất tâm thanh”, người có thể nhẫn chịu có thể làm tan rã phiền não, bảo trì được sự ôn hòa bình tĩnh. Cổ nhân nói: “Gặp phải chuyện đại sự cần phải có tĩnh khí, tâm không hoảng hốt, điều quan trọng là phải chịu đựng được sự phiền toái.” Khi gặp việc lớn, ở vào thời khắc nguy cấp, oán trời trách đất không phải là biện pháp, chỉ có tĩnh hạ tâm xuống để suy xét, thận trọng xử lý mới là cái gốc để giải quyết vấn đề.
Nói một cách khác, nóng lòng như lửa đốt, liều lĩnh làm việc thì chỉ có thể khiến sự tình thêm hỗn loạn và càng không thể kiểm soát được cục diện.
Nhẫn chịu là một loại công phu
Khi đối mặt với mâu thuẫn, xung đột, sự bất hòa hay những lời nói xúc phạm… thì tĩnh khí, nhẫn chịu là cách hóa giải, là một loại công phu.
Thời thiếu niên, có một hôm, Tăng Quốc Phiên ở nhà đọc sách. Có một tên trộm ẩn nấp trong nhà, đợi Tăng Quốc Phiên đi ngủ để lấy trộm một vài thứ. Nhưng tên trộm đợi mãi mà Tăng Quốc Phiên vẫn không ngừng lật qua lật lại đọc một bài văn.
Tên trộm tức giận, nhảy ra và nói: “Trình độ như thế này thì đọc được sách gì?” Tên trộm nói xong, lập tức đọc thuộc lòng một lượt bài văn này, rồi nghênh ngang bỏ đi.
Nhưng, Tăng Quốc Phiên cũng không vì thế mà nản chí bỏ cuộc. Trái lại, ông càng siêng năng, dụng tâm chăm chỉ học hơn. Cuối cùng, ông đã trở thành một vị danh nhân nổi tiếng trong lịch sử. Còn tên trộm thông minh kia thì đã vùi lấp trong dòng chảy dài của lịch sử từ bao giờ.
Thông qua đọc các sách cổ, Tăng Quốc Phiên cho rằng có thể chịu được áp lực, chịu được sự đả kích tức là đã có tố chất của người làm thành được việc lớn. Nói chung, theo Tăng Quốc Phiên, có hay không có khả năng chịu đựng được áp lực và khó khăn là tiêu chuẩn phân biệt người có thể làm được việc đại sự hay không.
Khi về già, Tăng Quốc Phiên từng nói: “Cả đời ta đã chịu rất nhiều lời nhục mạ và phải chịu khuất nhục nhiều lần, nhưng quyết chí không thay đổi”. Người đời sau đánh giá ông là tấm gương tiêu biểu cho người kiên nhẫn mà đạt được thành công.
Theo Trithuc.Vn
St Tu thân/ gt
Một lần, Lý Hồng Chương – đại thần triều đình nhà Thanh tiến cử ba người có tài năng xuất chúng với Tăng Quốc Phiên. Tăng Quốc Phiên không gặp mặt họ ngay mà chỉ đứng từ xa quan sát họ.
Sau nửa canh giờ trôi qua, Tăng Quốc Phiên phát hiện, trong ba người đó thì có hai người tỏ thái độ khó chịu, có vẻ như không thể kiên nhẫn chờ đợi thêm được nữa. Một người hết nhìn phía đông lại nhìn phía tây, đi lại xem xét cách bài trí trong phòng, còn một người tuy rằng đứng ngay ngắn trong phòng nhưng trên mặt lại lộ ra thần sắc lo lắng. Chỉ có một người thần thái rất tự nhiên. Người này tuy rằng tướng mạo rất bình thường, nhưng khí độ lại rất hiên ngang, hai tay chắp sau lưng, mặt ngửa lên trời nhìn mây bay.
Sau khi cẩn thận quan sát, Tăng Quốc Phiên đã biết cách ứng xử với ba người này. Ông nói với Lý Hồng Chương: “Trong ba người mà ông tiến cử, chỉ có một người có thể trọng dụng được mà thôi.”
Vì Tăng Quốc Phiên chưa tiếp xúc với ba người kia mà đã nhận định như vậy khiến Lý Hồng Chương rất khó hiểu. Ông vội hỏi: “Làm thế nào để biết được điều đó?”
Tăng Quốc Phiên đưa tay vuốt chòm râu, mỉm cười nói: “Làm việc lớn, điều tối trọng yếu là phải bình tĩnh, nhẫn chịu. Trong ba người này chỉ có một người có thể chịu đựng được sự quấy rầy, làm phiền. Người này tất sẽ thành người tài.”
Sự thật chứng minh, phán đoán của Tăng Quốc Phiên là vô cùng chuẩn xác. Người mà Tăng Quốc Phiên nhìn ra sau này đã trở thành danh tướng nổi tiếng triều nhà Thanh – Lưu Minh Truyền.
Người có thể chịu đựng được sự làm phiền khi gặp việc lớn sẽ có tĩnh khí
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Cư quan dĩ nại phiền vi đệ nhất yếu nghĩa”, tức là làm quan thì điều quan trọng hàng đầu là phải kiên nhẫn, bình tĩnh. Kỳ thực, không phải chỉ người làm quan mới cần phải chịu đựng được sự quấy nhiễu trong tâm, cần phải bình tĩnh mà bất kỳ ai, muốn làm được việc lớn đều cần phải bồi dưỡng tĩnh khí.
Chịu đựng được sự làm phiền là một loại tu hành, cũng là điều kiện quan trọng trong đối nhân xử thế và làm việc. “Có năng lực không thể bằng có tĩnh khí”, người có thể bình tĩnh đối mặt với các loại phiền phức là người có thể bao dung, không sợ khó khăn phức tạp, không sợ sự quấy nhiễu, đối mặt với sự phiền toái vẫn có thể bền gan vững chí.
“Nại đắc thiên sự phiền, thu đắc nhất tâm thanh”, người có thể nhẫn chịu có thể làm tan rã phiền não, bảo trì được sự ôn hòa bình tĩnh. Cổ nhân nói: “Gặp phải chuyện đại sự cần phải có tĩnh khí, tâm không hoảng hốt, điều quan trọng là phải chịu đựng được sự phiền toái.” Khi gặp việc lớn, ở vào thời khắc nguy cấp, oán trời trách đất không phải là biện pháp, chỉ có tĩnh hạ tâm xuống để suy xét, thận trọng xử lý mới là cái gốc để giải quyết vấn đề.
Nói một cách khác, nóng lòng như lửa đốt, liều lĩnh làm việc thì chỉ có thể khiến sự tình thêm hỗn loạn và càng không thể kiểm soát được cục diện.
Nhẫn chịu là một loại công phu
Khi đối mặt với mâu thuẫn, xung đột, sự bất hòa hay những lời nói xúc phạm… thì tĩnh khí, nhẫn chịu là cách hóa giải, là một loại công phu.
Thời thiếu niên, có một hôm, Tăng Quốc Phiên ở nhà đọc sách. Có một tên trộm ẩn nấp trong nhà, đợi Tăng Quốc Phiên đi ngủ để lấy trộm một vài thứ. Nhưng tên trộm đợi mãi mà Tăng Quốc Phiên vẫn không ngừng lật qua lật lại đọc một bài văn.
Tên trộm tức giận, nhảy ra và nói: “Trình độ như thế này thì đọc được sách gì?” Tên trộm nói xong, lập tức đọc thuộc lòng một lượt bài văn này, rồi nghênh ngang bỏ đi.
Nhưng, Tăng Quốc Phiên cũng không vì thế mà nản chí bỏ cuộc. Trái lại, ông càng siêng năng, dụng tâm chăm chỉ học hơn. Cuối cùng, ông đã trở thành một vị danh nhân nổi tiếng trong lịch sử. Còn tên trộm thông minh kia thì đã vùi lấp trong dòng chảy dài của lịch sử từ bao giờ.
Thông qua đọc các sách cổ, Tăng Quốc Phiên cho rằng có thể chịu được áp lực, chịu được sự đả kích tức là đã có tố chất của người làm thành được việc lớn. Nói chung, theo Tăng Quốc Phiên, có hay không có khả năng chịu đựng được áp lực và khó khăn là tiêu chuẩn phân biệt người có thể làm được việc đại sự hay không.
Khi về già, Tăng Quốc Phiên từng nói: “Cả đời ta đã chịu rất nhiều lời nhục mạ và phải chịu khuất nhục nhiều lần, nhưng quyết chí không thay đổi”. Người đời sau đánh giá ông là tấm gương tiêu biểu cho người kiên nhẫn mà đạt được thành công.
Theo Trithuc.Vn
St Tu thân/ gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét