Có lẽ không ít người thắc mắc rằng cớ sao con người ta sinh ra đã có người giàu sang phú quý, có người nghèo khổ đến mức không đủ ăn, đủ mặc. Cũng có người lúc trẻ giàu sang, sung túc nhưng khi về già lại khốn khó, cùng cực và ngược lại. Vậy sự khác biệt ấy là có nguyên nhân do đâu? Rất nhiều câu chuyện xưa được ghi chép lại có thể trả lời cho câu hỏi ấy.
Trong “Tống thư” có ghi chép về một vị trạng nguyên của nhà Tống tên là Dương Lệ như sau. Dương Lệ sinh vào thời Ngũ đại thập quốc, khi Chu Thế Tông Sài Vinh còn là thái tử, phụng mệnh quản lý vùng đất Thiền Châu, Dương Lệ lúc ấy mới 20 tuổi đầu đã tự cầm bài văn của mình đến yết kiến. Thái tử Sài Vinh là người lễ độ nên đã sắp xếp cho Dương Lệ ở trong nhà trọ mấy ngày. Nhưng sau đó, Sài Vinh được triệu hồi về triều, Dương Lệ đành phải chuyển đến sống nhờ trong chùa miểu.
Một hôm, Dương Lệ nằm mộng gặp một người mặc trang phục cổ. Người này tiến lại gần Dương Lệ và hỏi anh ta: “Cậu có thể đi theo ta không?” Dương Lệ đi theo người này đến một cung điện. Anh ta chỉ thấy đó là một cung điện vô cùng nguy nga, tráng lệ, những người canh gác đều cao lớn, không giống người trần thế, anh ta chưa từng gặp họ bao giờ. Trong cung điện có hơn 30 người, diện mạo đều là Đế Vương. Dương Lệ tiến đến mỗi vị Đế Vương này bái kiến.
Trên mặt bàn của một vị ngồi cao nhất trong đó có một cuốn sổ, ghi chép tên của một số người. Dương Lệ tiến đến, nhìn thấy tên của mình đứng đầu, nên hỏi về tiền đồ cát hung của mình. Vị Vương giả kia nói: “Ta không phải Sư phụ của ngươi.” Sau đó, vị Vương giả chỉ sang người bên cạnh và nói: “Vị này chính là vị Thiên tôn, tương lai sẽ quản ngươi, ngươi nên hỏi vị ấy.” Người được chỉ nói: “40 năm nữa, ngươi sẽ kiến công lập nghiệp, thanh danh cũng theo đó mà hiển hách”. Dương Lệ nghe xong, kính bái vị Thiên tôn. Đến lúc này anh ta cũng vừa tỉnh giấc, liền ghi nhớ những điều đã mơ thấy.
Bẵng đi một thời gian, nhà Tống kết thúc thời kỳ Ngũ đại thập quốc. Đến đầu năm Kiến Long, Tống Thái Tổ lần đầu tổ chức thi cử chọn người tài. Dương Lệ đỗ trạng nguyên kỳ thi năm đó. Đến năm 988 thời Hoàng đế Tống Thái Tông, Dương Lệ được phong làm quan ghi chép khởi thảo văn thư cho Tương Vương Triệu Hằng (tức Tống Chân Tông sau này). Dương Lệ giật mình khi lần đầu bái yết Tương Vương, về nhà nói với con trai: “Cha lần đầu nhìn thấy diện mạo của Tương Vương, nhưng thấy rõ ràng đó đúng là vị Thiên tôn cha đã gặp trong giấc mơ!”
Tương Vương đối với Dương Lệ vô cùng kính trọng, thường xuyên khích lệ và khen ngợi ông. Năm 997, Tương Vương Triệu Hằng lên ngôi, lấy hiệu là Tống Chân Tông. Sau khi lên ngôi, Tống Chân Tông nhanh chóng đề bạt Dương Lệ. Trong thời gian hơn một năm, Dương Lệ được thăng từ quan lục phẩm lên nhị phẩm. Lúc này cũng vừa vặn khoảng thời gian 40 năm giống như trong lời nói mà Dương Lệ đã nghe thấy trong giấc mộng thời xưa. Quan lại trong triều và người dân không khỏi cảm thán về Dương Lệ.
Người cổ xưa có câu: “Nhất triều thiên tử nhất triều chúng”, nghĩa là mỗi một triều thiên tử là một triều dân chúng. Cho nên, có những vị Hoàng đế hay quan lại được người xưa xưng là “Thiên tiên hạ phàm”, đặt định lịch sử cho nhân loại. Từ câu chuyện trên có thể thấy mệnh phú quý, công danh của Tống Chân Tông và Dương Lệ cũng không phải tùy ý được sinh ra mà là do Thiên Thượng đã sớm an bài. Tương ứng với những biến hóa của thiên tượng, họ xuống nhân gian, thành tựu đại nghiệp. Trong sử sách các quốc gia cũng ghi lại nhiều điển cố như vậy.
Một ví dụ khác, vào năm Canh Tuất Càn Long (1790), Thạch Uẩn Ngọc đỗ trạng nguyên. Trước kỳ thi, anh ta đã đến du ngoạn ở Trừng Giang và gặp được một thầy đoán vận qua chữ viết. Thạch Uẩn Ngọc tiến đến gần ông lão này để hỏi về con đường công danh sự nghiệp của mình trong tương lai. Ông lão lẳng lặng viết lên bàn cát ba chữ Khôi (魁), ý chỉ người đỗ đầu.
Về sau, Thạch Uẩn Ngọc tham dự ba kỳ thi, thi hương, thi hội, thi đình đều xếp hạng giống như lời ông lão lúc trước đã tiên đoán. Trong tác phẩm “Độc học lư thi”, Thạch Uẩn Ngọc đã cảm khái viết hai câu: “Nhi kim thủy ngộ vinh khô sự, tảo định nam nhân đọa đích thì”, ý nói bây giờ ta đã hiểu ra rằng giàu sang hay nghèo hèn của một người đã sớm được định ra ngay khi người ta chào đời rồi.
Người xưa có câu: “Vừa sinh ra khóc ba tiếng, mệnh tốt hay xấu đã thành rồi”. Rất nhiều người đều bôn ba lao lực vì danh lợi phú quý, nhưng nếu không có được số mệnh tốt, thì mơ ước mãi vẫn chỉ là những mộng ảo mà thôi.
Theo Trithuc.Vn
St Tu thân, gt
Trong “Tống thư” có ghi chép về một vị trạng nguyên của nhà Tống tên là Dương Lệ như sau. Dương Lệ sinh vào thời Ngũ đại thập quốc, khi Chu Thế Tông Sài Vinh còn là thái tử, phụng mệnh quản lý vùng đất Thiền Châu, Dương Lệ lúc ấy mới 20 tuổi đầu đã tự cầm bài văn của mình đến yết kiến. Thái tử Sài Vinh là người lễ độ nên đã sắp xếp cho Dương Lệ ở trong nhà trọ mấy ngày. Nhưng sau đó, Sài Vinh được triệu hồi về triều, Dương Lệ đành phải chuyển đến sống nhờ trong chùa miểu.
Một hôm, Dương Lệ nằm mộng gặp một người mặc trang phục cổ. Người này tiến lại gần Dương Lệ và hỏi anh ta: “Cậu có thể đi theo ta không?” Dương Lệ đi theo người này đến một cung điện. Anh ta chỉ thấy đó là một cung điện vô cùng nguy nga, tráng lệ, những người canh gác đều cao lớn, không giống người trần thế, anh ta chưa từng gặp họ bao giờ. Trong cung điện có hơn 30 người, diện mạo đều là Đế Vương. Dương Lệ tiến đến mỗi vị Đế Vương này bái kiến.
Trên mặt bàn của một vị ngồi cao nhất trong đó có một cuốn sổ, ghi chép tên của một số người. Dương Lệ tiến đến, nhìn thấy tên của mình đứng đầu, nên hỏi về tiền đồ cát hung của mình. Vị Vương giả kia nói: “Ta không phải Sư phụ của ngươi.” Sau đó, vị Vương giả chỉ sang người bên cạnh và nói: “Vị này chính là vị Thiên tôn, tương lai sẽ quản ngươi, ngươi nên hỏi vị ấy.” Người được chỉ nói: “40 năm nữa, ngươi sẽ kiến công lập nghiệp, thanh danh cũng theo đó mà hiển hách”. Dương Lệ nghe xong, kính bái vị Thiên tôn. Đến lúc này anh ta cũng vừa tỉnh giấc, liền ghi nhớ những điều đã mơ thấy.
Bẵng đi một thời gian, nhà Tống kết thúc thời kỳ Ngũ đại thập quốc. Đến đầu năm Kiến Long, Tống Thái Tổ lần đầu tổ chức thi cử chọn người tài. Dương Lệ đỗ trạng nguyên kỳ thi năm đó. Đến năm 988 thời Hoàng đế Tống Thái Tông, Dương Lệ được phong làm quan ghi chép khởi thảo văn thư cho Tương Vương Triệu Hằng (tức Tống Chân Tông sau này). Dương Lệ giật mình khi lần đầu bái yết Tương Vương, về nhà nói với con trai: “Cha lần đầu nhìn thấy diện mạo của Tương Vương, nhưng thấy rõ ràng đó đúng là vị Thiên tôn cha đã gặp trong giấc mơ!”
Tương Vương đối với Dương Lệ vô cùng kính trọng, thường xuyên khích lệ và khen ngợi ông. Năm 997, Tương Vương Triệu Hằng lên ngôi, lấy hiệu là Tống Chân Tông. Sau khi lên ngôi, Tống Chân Tông nhanh chóng đề bạt Dương Lệ. Trong thời gian hơn một năm, Dương Lệ được thăng từ quan lục phẩm lên nhị phẩm. Lúc này cũng vừa vặn khoảng thời gian 40 năm giống như trong lời nói mà Dương Lệ đã nghe thấy trong giấc mộng thời xưa. Quan lại trong triều và người dân không khỏi cảm thán về Dương Lệ.
Người cổ xưa có câu: “Nhất triều thiên tử nhất triều chúng”, nghĩa là mỗi một triều thiên tử là một triều dân chúng. Cho nên, có những vị Hoàng đế hay quan lại được người xưa xưng là “Thiên tiên hạ phàm”, đặt định lịch sử cho nhân loại. Từ câu chuyện trên có thể thấy mệnh phú quý, công danh của Tống Chân Tông và Dương Lệ cũng không phải tùy ý được sinh ra mà là do Thiên Thượng đã sớm an bài. Tương ứng với những biến hóa của thiên tượng, họ xuống nhân gian, thành tựu đại nghiệp. Trong sử sách các quốc gia cũng ghi lại nhiều điển cố như vậy.
Một ví dụ khác, vào năm Canh Tuất Càn Long (1790), Thạch Uẩn Ngọc đỗ trạng nguyên. Trước kỳ thi, anh ta đã đến du ngoạn ở Trừng Giang và gặp được một thầy đoán vận qua chữ viết. Thạch Uẩn Ngọc tiến đến gần ông lão này để hỏi về con đường công danh sự nghiệp của mình trong tương lai. Ông lão lẳng lặng viết lên bàn cát ba chữ Khôi (魁), ý chỉ người đỗ đầu.
Về sau, Thạch Uẩn Ngọc tham dự ba kỳ thi, thi hương, thi hội, thi đình đều xếp hạng giống như lời ông lão lúc trước đã tiên đoán. Trong tác phẩm “Độc học lư thi”, Thạch Uẩn Ngọc đã cảm khái viết hai câu: “Nhi kim thủy ngộ vinh khô sự, tảo định nam nhân đọa đích thì”, ý nói bây giờ ta đã hiểu ra rằng giàu sang hay nghèo hèn của một người đã sớm được định ra ngay khi người ta chào đời rồi.
Người xưa có câu: “Vừa sinh ra khóc ba tiếng, mệnh tốt hay xấu đã thành rồi”. Rất nhiều người đều bôn ba lao lực vì danh lợi phú quý, nhưng nếu không có được số mệnh tốt, thì mơ ước mãi vẫn chỉ là những mộng ảo mà thôi.
Theo Trithuc.Vn
St Tu thân, gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét