Nhà Phật giảng rằng nhân sinh là vô thường. Vạn sự vạn vật luôn luôn biến đổi, đó là trạng thái bình thường nơi thế gian. Cuộc sống chính là như vậy, thời gian như nước trôi, vạn vật luôn biến chuyển, được mất vô thường, phúc họa đan xen. Hiểu được đạo lý này mới sống an nhiên, tự tại.
Có một tác giả từng viết rằng: “Nuối tiếc là chuyện bình thường, cô độc cũng là chuyện bình thường, sinh ra vốn là để nhấm nháp khổ đau, sinh ra là để nhìn rõ sự vô thường biến đổi”. Trong cuộc sống, có những người, những chuyện, một giây trước vẫn như vậy nhưng chỉ một giây sau đã đổi thay. Những thứ dù đẹp đẽ nơi thế gian, con người cũng khó mà giữ được lâu dài. Thứ cần đến sẽ đến, cần đi sẽ đi, tất cả nên tùy duyên.
Thế sự vô thường, được không nên đắc ý, mất không nên sầu bi
Trong tác phẩm nổi tiếng”Hồng Lâu Mộng” có một câu rằng: “Đang vui vẻ thì vô thường chợt đến”. Cuộc đời con người cũng như vậy, dù cả đời vinh hoa phú quý, cũng không tránh khỏi phúc họa sớm tối, sinh tử vô thường.
Vào thời Xuân Thu, Ngô Vương Phù Sai lập chí báo thù cho cha mình, đánh bại Việt Vương Câu Tiễn. Nhưng ông ta sau đó ham vui khoái lạc, cuối cùng lại bại trận dưới chính tay Việt Vương. Vì quá xấu hổ, sau khi mất nước, Ngô Vương đã tự sát.
Nhân sinh vô thường là vậy, bạn sẽ không biết được ngày mai ra sao. Thế sự vô thường, vậy nên chớ vội khinh người, chớ phụ mình, chớ khoe khoang.
Câu chuyện về nỗi nhục chui háng của Hàn Tín có lẽ ai ai cũng biết. Khi đó Hàn Tín rất nghèo, có một tên vô lại nói với Hàn Tín rằng: “Ngươi dám dùng kiếm của ngươi để đâm ta không? Nếu không dám, vậy thì ngươi hãy chui qua dưới háng của ta đi!”.
Hàn Tín đã chui dưới háng kẻ vô lại đó, đời sau ca ngợi ông là người có tâm Đại Nhẫn. Thế sự vô thường, nhiều năm sau, Hàn Tín trở thành vương hầu, còn tên vô lại kia vẫn chỉ là như thế.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được một giây sau, sự tình gì sẽ xảy đến. Cho nên, khi gặp chuyện thất ý, chúng ta nên tin tưởng rằng không có điều gì là xấu mãi mãi. Khi gặp chuyện đắc ý, chúng ta cũng cần khắc ghi rằng, không có điều gì là tốt mãi mãi. Bởi vậy bậc trí giả thời xưa luôn giữ tâm bình thản để đối mặt với hết thảy, tiếp nhận hết thảy.
Thích ứng với nhân sinh vô thường là thể hiện của trí tuệ
Nhân sinh vô thường, thích ứng với nó mới là thái độ đúng nhất. Tô Đông Pha là một thi hào lỗi lạc nhất của lịch sử Trung Hoa thời Bắc Tống. Ông từng bị Vương An Thạch vu cáo, bị ép phải rời khỏi kinh và lưu đày sống bên ngoài. Trong thời gian bị trục xuất, Tô Đông Pha lại coi như không có gì, cùng bằng hữu hái rau quả, bắt cá, ủ rượu.
Khi bị giam ở Hoàng Châu, ông từng viết: “Trường Giang quanh co toàn cá đẹp, tre rậm đầy non ngát hương thơm”. Tuy nơi này dân cư thưa thớt, thị trấn hoang vu lạc hậu, nhưng ông vui vẻ chấp nhận, cất nhà, trồng rau, đào giếng, cày ruộng, vui cảnh điền viên. Trong cảnh sống lưu đày dài đằng đẵng, ông lại nảy sinh tình yêu với miền đất hẻo lánh này và dùng gần trọn thời gian để sáng tác thi ca, thư họa.
Sau đó khi bị lưu đày đến Huệ Châu, Tô Thức viết: “Ngày ăn vải thiều ba trăm quả, không ngại làm dân đất Lĩnh Nam”. Ông tự an ủi chính mình, cuộc sống dù có tệ, cũng có đồ ăn ngon để dùng. Cho dù cuộc sống có lận đận cỡ nào, ông cũng có thể không quan tâm thiệt hơn, thuận theo hoàn cảnh, thích ứng với hoàn cảnh.
Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta gặp phải những khó khăn không biết giải quyết thế nào, tưởng như không thể chấp nhận được. Nhưng sau khi đã trải qua một khoảng thời gian, chúng ta bỗng nhiên lại cảm thấy mọi chuyện không phức tạp đến như vậy, mọi chuyện đều là sự sắp xếp tốt nhất.
Không có tình cảnh nào mà không thay đổi, cũng không có cuộc đời nào ngàn năm như một. Một năm bốn mùa thay đổi, thời tiết khác nhau, một đời vui buồn lẫn lộn, mọi thứ khổ đau nhất hay đắc ý nhất rồi cũng sẽ trôi qua.
Chúng ta không nên cố chấp vào được mất, chấp vào sự hoàn hảo, trăng tròn rồi cũng khuyết, vạn vật chuyển hóa, hoa tươi rồi cũng héo, nước đầy rồi cũng tràn. Mọi thứ nên thuận theo tự nhiên, tùy duyên mà sống mới có thể duy trì được nội tâm bình yên và tĩnh lặng trong thế giới vô thường này.
Theo Trithuc.Vn
VANDANBNN st tu than/gt
Có một tác giả từng viết rằng: “Nuối tiếc là chuyện bình thường, cô độc cũng là chuyện bình thường, sinh ra vốn là để nhấm nháp khổ đau, sinh ra là để nhìn rõ sự vô thường biến đổi”. Trong cuộc sống, có những người, những chuyện, một giây trước vẫn như vậy nhưng chỉ một giây sau đã đổi thay. Những thứ dù đẹp đẽ nơi thế gian, con người cũng khó mà giữ được lâu dài. Thứ cần đến sẽ đến, cần đi sẽ đi, tất cả nên tùy duyên.
Thế sự vô thường, được không nên đắc ý, mất không nên sầu bi
Trong tác phẩm nổi tiếng”Hồng Lâu Mộng” có một câu rằng: “Đang vui vẻ thì vô thường chợt đến”. Cuộc đời con người cũng như vậy, dù cả đời vinh hoa phú quý, cũng không tránh khỏi phúc họa sớm tối, sinh tử vô thường.
Vào thời Xuân Thu, Ngô Vương Phù Sai lập chí báo thù cho cha mình, đánh bại Việt Vương Câu Tiễn. Nhưng ông ta sau đó ham vui khoái lạc, cuối cùng lại bại trận dưới chính tay Việt Vương. Vì quá xấu hổ, sau khi mất nước, Ngô Vương đã tự sát.
Nhân sinh vô thường là vậy, bạn sẽ không biết được ngày mai ra sao. Thế sự vô thường, vậy nên chớ vội khinh người, chớ phụ mình, chớ khoe khoang.
Câu chuyện về nỗi nhục chui háng của Hàn Tín có lẽ ai ai cũng biết. Khi đó Hàn Tín rất nghèo, có một tên vô lại nói với Hàn Tín rằng: “Ngươi dám dùng kiếm của ngươi để đâm ta không? Nếu không dám, vậy thì ngươi hãy chui qua dưới háng của ta đi!”.
Hàn Tín đã chui dưới háng kẻ vô lại đó, đời sau ca ngợi ông là người có tâm Đại Nhẫn. Thế sự vô thường, nhiều năm sau, Hàn Tín trở thành vương hầu, còn tên vô lại kia vẫn chỉ là như thế.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được một giây sau, sự tình gì sẽ xảy đến. Cho nên, khi gặp chuyện thất ý, chúng ta nên tin tưởng rằng không có điều gì là xấu mãi mãi. Khi gặp chuyện đắc ý, chúng ta cũng cần khắc ghi rằng, không có điều gì là tốt mãi mãi. Bởi vậy bậc trí giả thời xưa luôn giữ tâm bình thản để đối mặt với hết thảy, tiếp nhận hết thảy.
Thích ứng với nhân sinh vô thường là thể hiện của trí tuệ
Nhân sinh vô thường, thích ứng với nó mới là thái độ đúng nhất. Tô Đông Pha là một thi hào lỗi lạc nhất của lịch sử Trung Hoa thời Bắc Tống. Ông từng bị Vương An Thạch vu cáo, bị ép phải rời khỏi kinh và lưu đày sống bên ngoài. Trong thời gian bị trục xuất, Tô Đông Pha lại coi như không có gì, cùng bằng hữu hái rau quả, bắt cá, ủ rượu.
Khi bị giam ở Hoàng Châu, ông từng viết: “Trường Giang quanh co toàn cá đẹp, tre rậm đầy non ngát hương thơm”. Tuy nơi này dân cư thưa thớt, thị trấn hoang vu lạc hậu, nhưng ông vui vẻ chấp nhận, cất nhà, trồng rau, đào giếng, cày ruộng, vui cảnh điền viên. Trong cảnh sống lưu đày dài đằng đẵng, ông lại nảy sinh tình yêu với miền đất hẻo lánh này và dùng gần trọn thời gian để sáng tác thi ca, thư họa.
Sau đó khi bị lưu đày đến Huệ Châu, Tô Thức viết: “Ngày ăn vải thiều ba trăm quả, không ngại làm dân đất Lĩnh Nam”. Ông tự an ủi chính mình, cuộc sống dù có tệ, cũng có đồ ăn ngon để dùng. Cho dù cuộc sống có lận đận cỡ nào, ông cũng có thể không quan tâm thiệt hơn, thuận theo hoàn cảnh, thích ứng với hoàn cảnh.
Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta gặp phải những khó khăn không biết giải quyết thế nào, tưởng như không thể chấp nhận được. Nhưng sau khi đã trải qua một khoảng thời gian, chúng ta bỗng nhiên lại cảm thấy mọi chuyện không phức tạp đến như vậy, mọi chuyện đều là sự sắp xếp tốt nhất.
Không có tình cảnh nào mà không thay đổi, cũng không có cuộc đời nào ngàn năm như một. Một năm bốn mùa thay đổi, thời tiết khác nhau, một đời vui buồn lẫn lộn, mọi thứ khổ đau nhất hay đắc ý nhất rồi cũng sẽ trôi qua.
Chúng ta không nên cố chấp vào được mất, chấp vào sự hoàn hảo, trăng tròn rồi cũng khuyết, vạn vật chuyển hóa, hoa tươi rồi cũng héo, nước đầy rồi cũng tràn. Mọi thứ nên thuận theo tự nhiên, tùy duyên mà sống mới có thể duy trì được nội tâm bình yên và tĩnh lặng trong thế giới vô thường này.
Theo Trithuc.Vn
VANDANBNN st tu than/gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét