NHIỀU TÁC GIẢ
Chủ biên: Nguyễn Nguyên Bảy
Cuộc lễ an vị pho tượng Phật Bà tại chùa X do Phất Văn Phát công đức đã hoàn thành mỹ mãn sau một ngày đàn tràng khai quang (hô thần nhập tượng) với một nghi lễ tưng bừng vui như hội. Trong ngày hành lễ ấy ai thích cơm chay thì ăn ngay tại chùa, ai muốn cỗ mặn để chén chú chén anh thì mời ra nhà hàng ngoài phố gia chủ khoản đãi hậu hĩ tới bờ tới bến luôn hai bữa bí tỉ quên luôn cơm nhà không cần phải nghĩ ngợi lâu.
Cả dòng họ nhà Phát cùng bạn bè thân sơ (nhiều người nể tình mà đến) được một ngày xem no con mắt, vái mỏi bàn tay, say một ngày vì được mời ăn mời uống nên từ già chí trẻ sướng tưng ra về với trên tay mỗi người một túi lộc: những là bánh, kẹo, oản, chuối, bia non, nước ngọt… lộc ấy cũng là của chính người khi được mời đi dự, tự mua lễ vật đem đến dâng cúng. Cúng xong thì được chia “lại quả” mỗi người một túi đem về… làm lộc khiến cho khách khứa từ già chí trẻ đều mừng rơn, rạo rực khắp các “cơ quan đoàn thể” về cái sự vui, sự sướng! Sướng âm ỉ đến tận chân lông kẽ tóc, sướng ngóc lên trời, sướng rơi xuống bể, sướng kệ hôm qua bao la là khổ, là mơ ra sung sướng thì mãi đến hôm nay mới được tí sướng nhờ... mà sướng! Cái sân chùa nữa, “hắn” vốn là nơi thanh tịnh, hôm nay bỗng dưng được một ngày vui tới ga tàu hỏa mà lâu lâu mới có một lần làm cho cây cảnh quanh vườn cũng được một trận sướng lây nghiêng ngả cành cao, cành cả, cành bổng, cành la, cành già, cành héo...
Nhà sư trụ trì, sau một ngày tay gõ mõ, miệng tụng kinh cùng gia chủ đã thấm mệt... mệt! Dáng vẻ rã rời, ông lử đử lừ đừ tiễn chân đoàn tín chủ ra về. Lúc đó trời cũng đã vào khuya, ngày thường nhà chùa không mấy khi mở cửa tới tận giờ ấy. Vì nạn trộm cắp cổ vật, tiền trong hòm công đức tại các đình, chùa bây giờ diễn ra nhanh như chảo chớp thành thử nơi thờ tự nào cũng phải cửa đóng then cài sớm như ấy vậy để đề phòng từ xa những kẻ tà ma hám lộc lá, uản quả của Phật, của Thánh mà đi ăn đêm! Chẳng là Phật, thánh đã từng dạy Dân Văn Gian rằng: “Một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần” thế vậy, nên ai cũng muốn thụ hưởng để lấy hên, lấy nhiều may mắn... Hên và may mắn thì ai người chẳng muốn, chẳng thèm, chẳng ham, chẳng hám...!
Tín chủ, người công đức bức tượng trước lúc ra khỏi cổng chùa còn quay lại bịn rịn chắp hai tay trước ngực bái nhà sư ba vái với nụ cười tươi rói trên môi đầy mãn ý. Nhưng cái liếc mắt của tin chủ Phất Văn Phát liếc vèo vào pho tượng còn mãn ý hơn nhiều. Cả niềm hy vọng đang tràn trề trong lòng Phát còn mãn ý hơn nhiều nữa! Sư thày cũng đáp lại bắng ba cái gật đầu ngắc ngứ của người đang mệt lử.
Tiễn khách ra xe rồi, hai tay nhà sư bấu vào hai cánh cổng khép nhanh lại, làm hai cánh cổng rít lên một tràng kèn kẹt chát chúa do những bộ goong thép lâu ngày không được ai cho “ăn” dầu nhớt!
Đóng cổng chùa xong, nhà sư quay vào, ông vào chưa đến sân chùa thì bất ngờ một trận gió lốc ập đến hất tung những thếp vàng mã vừa hóa chưa kịp cháy hết đang còn nghi ngút khói trong thiêu hương làm tro bụi tung lên trời những tàn lửa lập lòe bay như ma trơi. Cơn gió làm chao đảo, nghiêng ngả cả những cây cổ thụ quanh chùa.
Một tia chớp... một tia chớp đánh nhằng xé rách màn đêm bổ dọc sân chùa một tiếng sét đánh đùng nẩy lửa xé tai làm ai ai cũng phát hoảng. Thấy chớp lóe, nhà sư vội chúi người ẩn vào một gốc nhãn cổ thụ góc sân, môi run bần bật, miệng thốt lên một tràng mô phật... mô phật... liền tù tì.
Trận cuồng phong ập đến quá nhanh và tan đi cũng đến là nhanh khiến chẳng ai hiểu nổi chuyện gì xảy đến khi ấy nữa. Sau đó trời đêm dường như vàng vọt hơn do những cái bóng điện chiếu sáng hắt hiu nhòe nhoẹt như bôi lên “tờ giấy” đêm những vết lênh loang bẩn.
Nghe sét nổ trong chùa, chẳng ai bảo ai, những người trên xe cùng nhau đổ dồn mắt vào sâu chùa. Không thấy pho tượng mà họ vừa cả ngày sì sụp khấn vái đâu cả. Người nào, kẻ ấy hốt hoảng nhao nhao kêu tài xế mở cửa xe cho họ xuống để vào chùa xem sự thể cơn giông và tiếng sét vừa gây ra chuyện gì. Đám người trẻ tuổi thì phóng những cặp mắt tò mò muốm khám phá chuyện “lạ đó đây” trong sân chùa! Mấy vị cao niên trong dòng họ Phất thì ngỡ ngàng, có người xây xẩm mặt mũi chết lặng đi trong giây lát.
Cửa xe được mở ngay tắp lự. Đám người trong dòng họ Phất chen nhau xuống xe tủa ra, ào vào cổng chùa bấm chuông gọi cửa. Nhà sư đã hoàn hồn sau cú sét nổ ong đầu. Ông đã định vị được tinh thần, vội quay ra mở cổng rồi cùng đoàn người nhốn nháo chạy vào sân, đến đứng trước một đống đổ nát, nơi vừa dựng bức tượng Phật công đức. Dưới chân họ là chiếc bát hương sứ mới coong với hàng nghìn chân hương “Cháy rồi, cháy hết phần thơm” (*) bị lật úp xuống nền gạch lát sân chùa. Bức tượng Phật Bà bằng đá trắng nguyên khối cao như người thật bị sét đánh bửa làm đôi lăn quay lơ hai nơi hai nửa. Phất Văn Phát nhìn thấy toàn cảnh ấy điếng người, chết lặng từ đầu đến chân. Ông trưởng dòng họ Phất, thấy Phát đứng chết lặng, ông cũng từ đầu đến chân chết lặng theo cả phút. Trong bụng ông trưởng họ âm âm một nỗi buồn. Buồn vì nỗi thằng cháu của dòng họ Phất, phất lên giàu, lòng thành cung tiến bức tượng để trước sân chùa cho khách thập phương đến lễ, sẽ lễ bức tượng của dòng họ Phất nhà ông trước tiên. Có nghĩa là tượng của dòng họ Phất được đón, thụ hưởng lễ vật trước tiên! Và lộc lá oản quả sẽ chảy về nhà con cháu dòng ho Phất trước tiên. Giờ lại xảy ra thế này thì dòng họ Phất nhà ông mạt vận đến nơi rồi! Tâm ông trưởng họ nghĩ vậy nên ông buồn mà đứng chết lặng theo Phất Văn Phát.
Cũng khi ấy, một người đàn bà tuổi tầm sắp sửa bảy mươi từ trên xe xuống sau, tất tả chen tới, rẽ đám người đang quây tròn quanh bức tượng vỡ, trơ mắt ếch đứng nhìn. Họ chỉ còn biết đứng nhìn chứ làm gì hơn? Bà ta lao đến khoắng tay vào cái lỗ rỗng nơi bụng tượng vừa bị tiếng sét xẻ làm đôi. Thấy một nửa là cái lỗ không, không còn gì trong đó. Bà ta lại chạy sang khoắng tay vào cái lỗ rỗng nơi bụng tượng nửa bên kia.
- Bà ấy tìm gì thế nhỉ?
- Có lẽ bà ta tìm cục vàng mười, hay viên ngọc quý yểm trong bụng tượng cũng nên...! (Ấy là mấy người thấy hành động kì lạ của bà ta nên họ nói với nhau ấy vậy).
Không thấy còn gì trong đó. Nhìn ra mặt sân, trông thấy một đám tro màu ngà lẫn trong đám mảnh vỡ của bình sứ. Bà ta cởi vội chiếc áo dài nâu đang mặc trên người rải xuống sân chùa, rồi cứ thế hai bàn tay bà ta vơ vơ, vét vét những mảnh vụn của chiếc lọ sứ cùng đám tro màu ngà vung vãi dưới sân. Mọi người trong dòng họ Phất, kể cả ông trưởng họ không hiểu chuyện gì lại như vậy? Chuyện gì khiến bà mẹ của thằng cháu Phát nhà ông làm như vây...?
- Phát ơi là Phát ơi, mày giết cha mày lần thứ hai rồi con ơi là còn con ơi…!
Miệng người đàn bà rên rỉ, tay người đàn vơ vơ, vét vét đám mảnh sành lẫn tro dưới đất, sau đó bốc từng nắm bỏ vào tấm áo rải trên sân đến nỗi hai bàn tay ba ta bị mảnh sành cứa đứt máu chảy nhoe nhoét. Riêng nhà sư không hiểu chuyện gì, đứng chắp hai bàn tay vào nhau hướng vào tam bảo mà niệm:
- Nam mô ha di đà Phật… Nam mô đại từ đại bi Quán thế Âm Bồ Tát... Nam mô cứu khổ cứu nạn quan thế âm bồ tát...
Người đàn bà vẫn quỳ rạp dưới sân, tay năm tay mười vét vét, vơ vơ giọng hờ, giọng kể:
- Ới ông Hiền ơi là ông Hiền ơi! Một đời ăn ở lành hiền, có tranh chìa với ai đâu mà giờ ông ra nông nỗi này? Ới trời cao đất dầy ơi! Khổ thân ông quá... thương xót cho thân phận ông quá...!
Miệng hờ chồng, tay ba ta liên tục vơ vơ, vun vun đám mảnh sành và đám tro gọn lại, được chút nào bà ta lại bốc bỏ vào tấm áo của mình. Cố gắng mãi cũng chỉ thu được chừng ấy, còn nhiều bụi tro dính, bám lớp mỏng trên nền gạch nữa, chẳng lẽ dùng chổi mà quét để vét nốt ư? Tội lắm!
- Trời ơi là trời ơi! Mai tôi sẽ đem ông về quê, an táng ông ở quê cho ông được ở gần tổ tiên... Chùa chiền đâu phải là nghĩa trang mà con ông cứ định mà được. Trời ơi...! Sau đó bà ta túm cái áo dài buộc lại thành một túm vật lên vai chạy nhanh như ma đuổi ./.
---------------------
(*): Thơ Nguyễn Nguyên Bảy
Văn truyện Hoàng Xuân Họa/ Tác giả gửi bài
Chủ biên: Nguyễn Nguyên Bảy
Văn
truyện HOÀNG XUÂN HỌA
SÉT ĐÁNH PHO TƯỢNGCuộc lễ an vị pho tượng Phật Bà tại chùa X do Phất Văn Phát công đức đã hoàn thành mỹ mãn sau một ngày đàn tràng khai quang (hô thần nhập tượng) với một nghi lễ tưng bừng vui như hội. Trong ngày hành lễ ấy ai thích cơm chay thì ăn ngay tại chùa, ai muốn cỗ mặn để chén chú chén anh thì mời ra nhà hàng ngoài phố gia chủ khoản đãi hậu hĩ tới bờ tới bến luôn hai bữa bí tỉ quên luôn cơm nhà không cần phải nghĩ ngợi lâu.
Cả dòng họ nhà Phát cùng bạn bè thân sơ (nhiều người nể tình mà đến) được một ngày xem no con mắt, vái mỏi bàn tay, say một ngày vì được mời ăn mời uống nên từ già chí trẻ sướng tưng ra về với trên tay mỗi người một túi lộc: những là bánh, kẹo, oản, chuối, bia non, nước ngọt… lộc ấy cũng là của chính người khi được mời đi dự, tự mua lễ vật đem đến dâng cúng. Cúng xong thì được chia “lại quả” mỗi người một túi đem về… làm lộc khiến cho khách khứa từ già chí trẻ đều mừng rơn, rạo rực khắp các “cơ quan đoàn thể” về cái sự vui, sự sướng! Sướng âm ỉ đến tận chân lông kẽ tóc, sướng ngóc lên trời, sướng rơi xuống bể, sướng kệ hôm qua bao la là khổ, là mơ ra sung sướng thì mãi đến hôm nay mới được tí sướng nhờ... mà sướng! Cái sân chùa nữa, “hắn” vốn là nơi thanh tịnh, hôm nay bỗng dưng được một ngày vui tới ga tàu hỏa mà lâu lâu mới có một lần làm cho cây cảnh quanh vườn cũng được một trận sướng lây nghiêng ngả cành cao, cành cả, cành bổng, cành la, cành già, cành héo...
Nhà sư trụ trì, sau một ngày tay gõ mõ, miệng tụng kinh cùng gia chủ đã thấm mệt... mệt! Dáng vẻ rã rời, ông lử đử lừ đừ tiễn chân đoàn tín chủ ra về. Lúc đó trời cũng đã vào khuya, ngày thường nhà chùa không mấy khi mở cửa tới tận giờ ấy. Vì nạn trộm cắp cổ vật, tiền trong hòm công đức tại các đình, chùa bây giờ diễn ra nhanh như chảo chớp thành thử nơi thờ tự nào cũng phải cửa đóng then cài sớm như ấy vậy để đề phòng từ xa những kẻ tà ma hám lộc lá, uản quả của Phật, của Thánh mà đi ăn đêm! Chẳng là Phật, thánh đã từng dạy Dân Văn Gian rằng: “Một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần” thế vậy, nên ai cũng muốn thụ hưởng để lấy hên, lấy nhiều may mắn... Hên và may mắn thì ai người chẳng muốn, chẳng thèm, chẳng ham, chẳng hám...!
Tín chủ, người công đức bức tượng trước lúc ra khỏi cổng chùa còn quay lại bịn rịn chắp hai tay trước ngực bái nhà sư ba vái với nụ cười tươi rói trên môi đầy mãn ý. Nhưng cái liếc mắt của tin chủ Phất Văn Phát liếc vèo vào pho tượng còn mãn ý hơn nhiều. Cả niềm hy vọng đang tràn trề trong lòng Phát còn mãn ý hơn nhiều nữa! Sư thày cũng đáp lại bắng ba cái gật đầu ngắc ngứ của người đang mệt lử.
Tiễn khách ra xe rồi, hai tay nhà sư bấu vào hai cánh cổng khép nhanh lại, làm hai cánh cổng rít lên một tràng kèn kẹt chát chúa do những bộ goong thép lâu ngày không được ai cho “ăn” dầu nhớt!
Đóng cổng chùa xong, nhà sư quay vào, ông vào chưa đến sân chùa thì bất ngờ một trận gió lốc ập đến hất tung những thếp vàng mã vừa hóa chưa kịp cháy hết đang còn nghi ngút khói trong thiêu hương làm tro bụi tung lên trời những tàn lửa lập lòe bay như ma trơi. Cơn gió làm chao đảo, nghiêng ngả cả những cây cổ thụ quanh chùa.
Một tia chớp... một tia chớp đánh nhằng xé rách màn đêm bổ dọc sân chùa một tiếng sét đánh đùng nẩy lửa xé tai làm ai ai cũng phát hoảng. Thấy chớp lóe, nhà sư vội chúi người ẩn vào một gốc nhãn cổ thụ góc sân, môi run bần bật, miệng thốt lên một tràng mô phật... mô phật... liền tù tì.
Trận cuồng phong ập đến quá nhanh và tan đi cũng đến là nhanh khiến chẳng ai hiểu nổi chuyện gì xảy đến khi ấy nữa. Sau đó trời đêm dường như vàng vọt hơn do những cái bóng điện chiếu sáng hắt hiu nhòe nhoẹt như bôi lên “tờ giấy” đêm những vết lênh loang bẩn.
Nghe sét nổ trong chùa, chẳng ai bảo ai, những người trên xe cùng nhau đổ dồn mắt vào sâu chùa. Không thấy pho tượng mà họ vừa cả ngày sì sụp khấn vái đâu cả. Người nào, kẻ ấy hốt hoảng nhao nhao kêu tài xế mở cửa xe cho họ xuống để vào chùa xem sự thể cơn giông và tiếng sét vừa gây ra chuyện gì. Đám người trẻ tuổi thì phóng những cặp mắt tò mò muốm khám phá chuyện “lạ đó đây” trong sân chùa! Mấy vị cao niên trong dòng họ Phất thì ngỡ ngàng, có người xây xẩm mặt mũi chết lặng đi trong giây lát.
Cửa xe được mở ngay tắp lự. Đám người trong dòng họ Phất chen nhau xuống xe tủa ra, ào vào cổng chùa bấm chuông gọi cửa. Nhà sư đã hoàn hồn sau cú sét nổ ong đầu. Ông đã định vị được tinh thần, vội quay ra mở cổng rồi cùng đoàn người nhốn nháo chạy vào sân, đến đứng trước một đống đổ nát, nơi vừa dựng bức tượng Phật công đức. Dưới chân họ là chiếc bát hương sứ mới coong với hàng nghìn chân hương “Cháy rồi, cháy hết phần thơm” (*) bị lật úp xuống nền gạch lát sân chùa. Bức tượng Phật Bà bằng đá trắng nguyên khối cao như người thật bị sét đánh bửa làm đôi lăn quay lơ hai nơi hai nửa. Phất Văn Phát nhìn thấy toàn cảnh ấy điếng người, chết lặng từ đầu đến chân. Ông trưởng dòng họ Phất, thấy Phát đứng chết lặng, ông cũng từ đầu đến chân chết lặng theo cả phút. Trong bụng ông trưởng họ âm âm một nỗi buồn. Buồn vì nỗi thằng cháu của dòng họ Phất, phất lên giàu, lòng thành cung tiến bức tượng để trước sân chùa cho khách thập phương đến lễ, sẽ lễ bức tượng của dòng họ Phất nhà ông trước tiên. Có nghĩa là tượng của dòng họ Phất được đón, thụ hưởng lễ vật trước tiên! Và lộc lá oản quả sẽ chảy về nhà con cháu dòng ho Phất trước tiên. Giờ lại xảy ra thế này thì dòng họ Phất nhà ông mạt vận đến nơi rồi! Tâm ông trưởng họ nghĩ vậy nên ông buồn mà đứng chết lặng theo Phất Văn Phát.
Cũng khi ấy, một người đàn bà tuổi tầm sắp sửa bảy mươi từ trên xe xuống sau, tất tả chen tới, rẽ đám người đang quây tròn quanh bức tượng vỡ, trơ mắt ếch đứng nhìn. Họ chỉ còn biết đứng nhìn chứ làm gì hơn? Bà ta lao đến khoắng tay vào cái lỗ rỗng nơi bụng tượng vừa bị tiếng sét xẻ làm đôi. Thấy một nửa là cái lỗ không, không còn gì trong đó. Bà ta lại chạy sang khoắng tay vào cái lỗ rỗng nơi bụng tượng nửa bên kia.
- Bà ấy tìm gì thế nhỉ?
- Có lẽ bà ta tìm cục vàng mười, hay viên ngọc quý yểm trong bụng tượng cũng nên...! (Ấy là mấy người thấy hành động kì lạ của bà ta nên họ nói với nhau ấy vậy).
Không thấy còn gì trong đó. Nhìn ra mặt sân, trông thấy một đám tro màu ngà lẫn trong đám mảnh vỡ của bình sứ. Bà ta cởi vội chiếc áo dài nâu đang mặc trên người rải xuống sân chùa, rồi cứ thế hai bàn tay bà ta vơ vơ, vét vét những mảnh vụn của chiếc lọ sứ cùng đám tro màu ngà vung vãi dưới sân. Mọi người trong dòng họ Phất, kể cả ông trưởng họ không hiểu chuyện gì lại như vậy? Chuyện gì khiến bà mẹ của thằng cháu Phát nhà ông làm như vây...?
- Phát ơi là Phát ơi, mày giết cha mày lần thứ hai rồi con ơi là còn con ơi…!
Miệng người đàn bà rên rỉ, tay người đàn vơ vơ, vét vét đám mảnh sành lẫn tro dưới đất, sau đó bốc từng nắm bỏ vào tấm áo rải trên sân đến nỗi hai bàn tay ba ta bị mảnh sành cứa đứt máu chảy nhoe nhoét. Riêng nhà sư không hiểu chuyện gì, đứng chắp hai bàn tay vào nhau hướng vào tam bảo mà niệm:
- Nam mô ha di đà Phật… Nam mô đại từ đại bi Quán thế Âm Bồ Tát... Nam mô cứu khổ cứu nạn quan thế âm bồ tát...
Người đàn bà vẫn quỳ rạp dưới sân, tay năm tay mười vét vét, vơ vơ giọng hờ, giọng kể:
- Ới ông Hiền ơi là ông Hiền ơi! Một đời ăn ở lành hiền, có tranh chìa với ai đâu mà giờ ông ra nông nỗi này? Ới trời cao đất dầy ơi! Khổ thân ông quá... thương xót cho thân phận ông quá...!
Miệng hờ chồng, tay ba ta liên tục vơ vơ, vun vun đám mảnh sành và đám tro gọn lại, được chút nào bà ta lại bốc bỏ vào tấm áo của mình. Cố gắng mãi cũng chỉ thu được chừng ấy, còn nhiều bụi tro dính, bám lớp mỏng trên nền gạch nữa, chẳng lẽ dùng chổi mà quét để vét nốt ư? Tội lắm!
- Trời ơi là trời ơi! Mai tôi sẽ đem ông về quê, an táng ông ở quê cho ông được ở gần tổ tiên... Chùa chiền đâu phải là nghĩa trang mà con ông cứ định mà được. Trời ơi...! Sau đó bà ta túm cái áo dài buộc lại thành một túm vật lên vai chạy nhanh như ma đuổi ./.
---------------------
(*): Thơ Nguyễn Nguyên Bảy
Văn truyện Hoàng Xuân Họa/ Tác giả gửi bài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét