NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHÉMGIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
CHÉMGIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
Sách
dày 240 trang, khổ 20x20, bìa carton in 4 mầu, giấy Ford indo trắng,
gồm tập hợp 33 bài chém gió xanh/đỏ/tím/ vàng của bút nhân Nguyễn Nguyên
Bảy, chủ trang vandan BNN, đã..đã có mặt tại gia, và sẽ là món quà
nhỏ/ thân/yêu tặng bầu bạn trước thềm Tết năm Mùi Ất..2015
Bài 9. SÀI GÒN TÔI ƠI, HAI KHÚC..
Tùy Văn
Đem chăn nắng về quê ăn Tết
Xin mưa thật phùn bấc thật buốt
Để chân ôm mưa rét đem theo
Đắp ấm lòng tha hương hun hút..
SÀI GÒN TÔI ƠI, HAI KHÚC..
Bài 9. SÀI GÒN TÔI ƠI, HAI KHÚC..
Tùy Văn
Đem chăn nắng về quê ăn Tết
Xin mưa thật phùn bấc thật buốt
Để chân ôm mưa rét đem theo
Đắp ấm lòng tha hương hun hút..
SÀI GÒN TÔI ƠI, HAI KHÚC..
KHÚC MỘT/ BON XE DỌC MỘT CON ĐƯỜNG..
Về lại Sàigòn sau hai mươi giờ bay, bó cái rét Mỹ vào giỏ, quên luôn cả chuyện đêm rời Seattle, con trai đưa ra sân bay, dọc đường mưa đá, tay cởi tung khuy áo, mở lòng ôm cái hây hây nắng vú ghì sát ngực rồi nhai nuốt gió vào lòng cho đến ngợp thở.
Đón taxi, có mỗi chuyện sắp xếp taxi sân bay mà "vĩ đại như toai" làm hoài không được ? Tranh dành, níu kéo, cuối cùng cũng bắt được một em, vừa vào xe em hỏi ngay : Cô chú Việt Kiều về thăm quê lâu mau, hỉ ? Cười đáp người Sài Gòn thứ thiệt chứ Việt Kiều gì đâu. Em taxi thoáng buồn, nói lời tài xế : Thế mà tưởng Việt kiều, ai dè Việt (không kịp nhín miệng) gian. Đang vui, nên chẳng chấp, bộ người Sài Gòn không cho tiền "típ" ? Thế là em taxi chữa thẹn mặt dầy liến láu kể lể cơn bão số 11, giật cấp 12 đổ bộ vào Phú yên, Bình Định. Rồi kể sang chuyện Trung Hoa người ta bắn mây chống hạn, đem mưa tuyết về Bắc Kinh sớm hơn thường lệ. Taxi đột ngột vấp ổ voi, bèn kể luôn chuyện con đường xe đang chạy..
Nhà báo Đoàn Xuân Hải đã tả một khúc con đường này trong Ký Sự Tây Âu, đăng báo Thanh Niên, xin chép lại : " Hôm ấy Sàigòn mưa tầm tã. Đối với khách ra phi trường Tân Sơn Nhất để lên máy bay thì đó là một chiều tai họa. Hàng trăm chiếc xe hơi đủ loại cùng vô số xe gắn máy dính chùm với nhau ở giao lộ Hoàng Văn Thụ-Nguyễn Văn Trỗi-Phan Đình Giót trong đó có rất nhiều xe đến phi trường. Chiếc taxi chở tôi "bơi" chậm chạp, nhích từng centimet trên một biển nước ngập đoạn quẹo vào đường Phan Đình Giót - con đường huyết mạch dẫn đến sân bay. Nhưng con đường ấy, vốn bị một cái lô cốt án ngữ hết nửa mặt lộ từ lâu lắm rồi, đến khi xe cộ dồn vào thì nửa mặt đường còn lại bị sụp dưới nửa thước nước, xe hai bánh qua còn không được huống hồ xe hơi. Có một số hành khách nóng ruột liền xuống xe, vác hành lý lội nước, lên vỉa hè đi vội qua cái lô cốt ấy mà tìm xe khác để vào phi trường. Một cảnh tượng chỉ có khóc thôi không thể nào cười nổi. Chiếc taxi của tôi được mấy anh CSGT hướng dẫn chạy thẳng qua đường Thăng Long, đánh một vòng qua mấy dãy phố rồi thoát ra đường Trường Sơn, chạy ngược về công viên Hoàng văn Thụ, đến mũi tầu rồi quay đầu lại chạy thẳng vào nhà ga. Đặt chân xuống nhà ga của phi trường tôi có cảm giác giống như mình vừa dặt chân đến ...thiên đàng, vì không trễ chuyến bay".
Em taxi vẫn đang lời hoa, còn tôi, đầu óc như thấy toàn cảnh con đường. Một con đường quá đẹp, đang thông rộng, nói đang vì sắp hoàn thành, sắp thuộc thì tương lai nên không có mốc là khi nào hoàn thành, nên cứ đang, đang từ cái thời ông Bill Clinton còn Tổng thống, qua thăm Việt Nam, bon xe trên đoạn đường xếp dầy những chậu cây cho xanh mắt ngổn ngang đá bụi công trường mà vào thành phố. Rồi ông Bill mãn nhiệm, đến ông Bush con lên ngôi, ngồi Tổng thống hai nhiệm kỳ 8 năm, đoạn đường này vẫn đang hoàn thành. Rồi ông Bush hưu nhàn, đến ông Obama da màu ngồi thay ghế Tổng thống, tính đến nay đã sắp đầy năm. Vậy là, ba đời tổng thống Mỹ, một khúc đường Sài Gòn vẫn đang sắp xong. Tệ thật. Nhưng cái tệ này không thuộc về con đường mà thuộc về vua quan cai trị con đường ấy. Mà chuyện cai trị con đường thì chẳng nên dây bút vào, mắc tội..
Xe đã bỏ lại sau lưng đọan Nguyễn Văn Trỗi mở rộng nói ở trên, vào tới đoạn thắt cổ chai Nam Kỳ Khởi nghĩa, bỗng nhiên đường đẹp quá, đẹp đến nỗi miệng thán thầm liên hồi Sài Gòn tôi ơi, Sàigòn tôi ơi, đẹp quá !
Đang thời khắc đẹp này, đẹp không nơi nào (người viết bài ) đã đi qua, có thời khắc đẹp tuyệt thế này, đường phố đầy bướm, đầy hoa nhí nhảnh tung tăng trong Áo Dài trắng muốt nữ sinh, hình như Lê Quí Đôn hay Mari Quyri giờ tan trường thì phải. Chữ Áo Dài viết hoa vì áo dài người Việt đã thành tên gọi riêng trong tự điển ăn mặc toàn cầu. Bảo rằng, xuân về Tây Bắc, rừng nở trắng hoa mai đã cho là đẹp lắm. Đàng này, mỗi ngày như mọi ngày, sáng trưa áo dài đến trường và trưa, chiều khi tan trường, nhiều cung đường như cung đường đang tả này áo dài trắng đẹp như hoa mai dẫn xuân về mọi lối. Và trong những tà khôi trắng ấy là hình vóc giai nhân. Ai cười đó ? Nếu quá lời thì xin cho một so sánh dối chứng, có cung đường nào trên cõi thế này, mỗi ngày lại bừng nở trắng khôi từng đoàn mỹ nhân đôi ba lượt nhỉ? Chỉ nghe tiếng đáp gật gù.
Bỗng ngột nhớ có cuộc tranh cãi đò đưa ở Bắc Kinh về người đẹp Trung Hoa xuất hiện nhiều ở Giang Nam hay Giang Bắc? Tất nhiên là Giang Nam với Hàng Châu, Tô Châu, Quế Châu, Quảng Châu, người đẹp xưa nay đều ghi vào sử sách. Đấy là nói người đẹp ở phương nam của một nước vùng Đông Á, còn cả nước Việt mình đã thuộc vùng Đông Nam Á, nơi gần như mỗi cô gái sinh ra đều là mỹ nữ. Đem chuyện đò đưa này nói ở sân UW (University Of Wasington ) gặp ngay câu hỏi khó của một nữ sinh Mỹ trắng: Thưa thầy, hình thể các cô gái Việt khuyết ở vùng nào? Và tính cách có gì coi là nhược? Thực là câu hỏi bí, đành im nghe trò Mỹ luận: Phụ nữ Việt Nam, bao gồm cả các mỹ nhân, hình thể đều có vòng ba lép và tính cách đều gần như chưa biết cười.
Tự ái tím mặt, nhưng đành câm mà tôn trọng tranh luận bình đẳng. Đem cái tự ái ấy lên máy bay về Việt Nam, trên máy bay đã nghe nhiều âm sắc Việt, đã thấy không khí chợ, chợt thoang thoang nhìn trộm vòng ba và nghe thoang thoang tiếng cười các Việt bà, Việt cô, mà nhận ra tiếng cô trò Mỹ nói điều nghe được. Và lời nghe được ấy gần đúng khi máy bay quá cảnh Đài Loan, đầy máy bay toàn người gốc Việt. Và lời cô trò Mỹ đúng hẳn khi máy bay hạ đáp xuống Tân Sơn Nhất, một xã hội người Việt hiện ra đủ thanh âm bằng trắc, tha hồ nhìn, nghe, ngắm ngưỡng mới thấy đúng là vòng ba các cô gái Việt mình hơi lép và nụ cười người Việt mình sau lóe lên là đã ưu tư, đã nhăn nhúm muộn phiền, đã nghiêm trọng hình sự. Đàn áo dài trắng phố kia ơi, rạng rỡ nụ cười trên môi đúng là nên học và học sẽ được, còn chuyện vòng ba chưa nẩy dầy, nở luợn, thì rồi từ từ đời sống sẽ nâng bậc, thức văn hóa sẽ giúp nhìn thay đổi. Cho dù còn nhược vậy, nhưng thử hỏi có mỹ nhân vùng miền nào trên cõi thế này hoàn thiện thành tiên thực và có vùng miền nào nhiều mỹ nhân đẹp như tiên có thực như ở nước Nam này, như ở Sàigòn này, đang làm sáng rạng giải đường này ?
Giải đường này thẳng tăm từ sân bay Tân Sơn Nhất về tận bến sông Sàigòn, đo tính bằng thời gian thì chỉ ngòai 10 phút bon xe. Thật hiếm có đô thị nào trên thế giới có sân bay gần trung tâm, nếu không muốn nói là ở ngay trung tâm thành phố,như sân bay Tân Sơn Nhất. Ai đặt tên cho sân bay này mà lung linh thế nhỉ? Sao không khiêm nhường là Tân Sơn Nhì, Tân Sơn Ba, mà cứ nhất định phải là Tân Sơn Nhất, để rồi Nhất thật? Đường thẳng tăm, mà tên thì nhiều khúc, khúc trong vùng sân bay, khúc ra Nguyễn Văn Trỗi, khúc nối Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hơn một lần hỏi Trời, cớ chi phải nhiều tên đến thế? Trời cười, đường thẳng như tăm, nhưng tăm không đúng chuẩn, xỉa luôn tay phải gẫy.
Xe bon hết khúc Trỗi hai chiều, vào khúc nối thắt cổ chai, một chiều, tên xưa Công Lý, tên nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đây là khúc đường đặc trưng nhất, đẹp nhất của Sàigòn. Bên thuận chiều xe là dinh Độc Lập, tên gọi mới dinh Thống Nhất, đối diện dinh là rừng vườn trong thành phố, nhấp nhồ trong cao thấp tàng cây là quảng trường Nhà Thờ Đức Mẹ, là Bưu Điện cổ kính, là các building tóa về Đông Khởi. Xe bon lên gặp các trục đường chung một tên gọi "vàng bốn số chín" Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Lê Lợi, rồi Hàm Nghi, rồi đường chứng khoán Nguyễn Công Trứ, rồi đường Ngân hàng Bến Chương Dương, rồi gặp sông Gòn, ngoảnh lại, tăm tắp một mầu xanh cổ thụ tung bay gió thu rớt bão nắng say.
Chiều đường đang tả, người Sàigòn gọi là đường vào, và đường Pasteur song song ngược với đường này, người Sài Gòn gọi là đường ra. Vào ra Sàigòn. Tôi đã từng sống nhiều năm trên đường ra Sài Gòn, nhà 108 Pasteur, và sau đó cũng nhiều năm ngụ trên đường vào Sài Gòn, nhà 42 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nói vậy không để khoe, mà để có căn cứ rằng hai con đường vào ra Sàigòn này tôi thuộc như tuần hoàn máu của tôi. Và khách từ xa đến, chỉ cần vào và ra hai con đường này là biết đủ (không phải biết hết) Sàigòn. Đây là hai nhánh đường thuộc trung tâm thành phố, đô thị nước ngoài gọi là downtown.
Downtown Bắc Kinh lấy quảng trường Thiên An Môn làm tâm, mọi con đường đổ về đây, từ đường nọ sang đường kia đều băng qua hầm, cửa vào cửa ra đều có cảnh bình xét người soi giỏ, và khi mặt trời lặn, đêm buông downtown này chì còn là doawntown của các trẫm, các hậu, còn với thường dân thì thiết quân luật toàn phần. Bắc Kinh đã rất xa biển, lại không có sông, khô queo bão cát. Bắc Kinh phân chia thứ bậc đời người theo vành đai, vành đai 1 vua và các đại thần, vành đai 2 đại thần cấp hai và các vương phủ, vành đai 3 quan chức cấp ba và các vương phủ cấp ba, vành đai 4 thầy giáo, sinh viên, công nhân viên chức, vành đại 5 công nông binh "chủ nhân" của quốc gia đông dân nhất hoàn cầu. Công dân các vùng miền khác muốn có hộ khẩu Bắc Kinh e là mơ về giấc mơ xa lắm. Niềm tự hào muôn thuở của Bắc Kinh là Cố cung, tường cao hào sâu, cổng thành tứ phía cao dây đều 27 thuớc mà nay chỉ còn lại cửa tiền gọi Đại Tiền Môn và cửa hậu gọi Đức Thắng Môn. Cả hai cửa tiền hậu này giờ đều là cửa hàng bán đồ phong thủy, đặc sản là vật thiêng Kỳ Hưu...Bắc Kinh đại khái vậy. Ghé qua downtown Thượng Hải, thành phố lớn và hiện đại nhất Trung Hoa, nơi có bến Thượng Hải đêm đêm thuyền hoa đưa du khách dạo sông, ngắm đèn. Nơi có tháp truyền hình Minh Châu xem là cao nhất Châu Á, chỉ Châu Á thôi, vì cỡ tháp này ngay ở Seattle một thành phố bình thường ở Mỹ đã có tháp Space Needle nhiều tuổi hơn Minh Châu và có phần đẹp hơn Minh Châu. So sánh khập khiễng vậy chẳng để làm gì vì nhà cao tầng Thượng Hải làm sao khủng bằng các downtown thành phồ Mỹ, dù vậy thì Thượng hải vẫn là thành phố top đầu Châu Á. Dù vậy, vẫn nên biết, nhiều khu dân cư ở Downtown Thượng Hải, người dân vẫn WC trong xô thùng và sáng sáng rủ nhau ra WC công cộng đổ gom. Thói tệ ấy Thượng Hải vẫn khư khư cất giữ như một tự hào phô khoe với thập phương khách đến nơi này du lịch. Downtown Cali, downtown Hollywood, Las Vegas hay downtown Seattle, nơi nào cũng nhà cửa, đất đai, xe cộ, áo quần, ẩm thực... cái gì cũng khủng hơn người. Điều này không cần nói thêm bởi bằng mọi cách gần như ai cũng biết cũng công nhận và đều thốt lên một thán từ America.
Tuy vậy,nói không quá lời,cũng không phải khoe, thật khó có downtown nào như vửa nhắc tới ở trên lại có con đường đẹp như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa giữa downtown Sàigòn.
Tới nhà, không kịp tả nữa, không kịp lan man nữa, con cháu chào ran một góc phố mừng đón người đi xa trở về...
KHÚC HAI/ CÀ PHÊ KHỦNG..
Sáng ấy, trước sân nhà Phước Lộc Thọ Cali, một lính chiến cộng hòa xưa, nay vóc tuổi như ngoài bẩy mươi, là đoán vậy, sau này mới biết lính chiến ấy tuổi hổ, Canh Dân, tức là 2009 đúng 60 tuổi "làng ta", chàng hất đầu chỉ chiếc ghế đá trống trước mặt mời ngồi và nói với các cựu bình khác đang ngồi xung quanh: Cũng lính người nhà, nhưng hôm nay không nói chuyện Việt cộng, mà nói chuyện cà phê Sài Gòn, đứa nào nhớ gì kể nấy.
Họ bắt đầu từ cà phê hẻm đến cà phê gốc me, rồi cà phê ngã năm Chuồng Chó, cà phê ngã sáu Cộng Hòa, đến cà phê rang, cà phê nấu, cà phê bít tất, gần như chẳng sót một tiếng tăm nào. Tất nhiên đều tiếng tăm từ hồi trước Bảy Lăm, bây giờ vật đổi sao rời, những cóc nhái cà phê đầu đường ấy đều đã biệt tăm biệt tích, đã thành hoài niệm khôn nguôi của họ và đã thành cổ tích trong đầu các chíp sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Họ bảo tôi kể chuyện cà phê thời cộng sản bây giờ. Lên máu. Cà phê thì có gì mà cộng hòa/ cộng sản. Muốn nói. Nhưng cậu trò theo bên đưa mắt, thưa lời, thì nó vẫn vậy vậy, cũng cóc nhái như hồi nẳm, so bì làm sao được với cà phê "xịn" Cali mình.
Cảm ơn cậu trò đã cứu một bàn thua không đáng, ở giữa trung tâm "diệt cộng tới cùng" này, chỉ cần một lời dù là lời nói lạ tai, dù nói về cà phê Sài Gòn bây giờ cũng có thể ăn búa. Đành mang ấm ức ấy về Sài Gòn, và dành hẳn một chiều thanh thản, ngồi cà phê, độc thoại đủ mình nghe.
Chiều ngồi cà phê khủng...
Gọi một ly cà phê sữa ở Đại tửu lầu Bắc Kinh, nhâm nhi cả tiếng mà không sao cạn nổi, cà phê gì mà hăng hắc như xì dầu, ngọt chua như dấm bỗng bún ốc, định thở một câu gì đó thật chát cho cà phê Bắc Kinh, nhưng mắt đè được ý, views quanh tửu lầu Bắc Kinh đẹp không thể tả, và những bàn gần bên đang trà đạo, thỉnh thoảng tia mắt nhìn sang như thể nhìn một con khỉ lạc giữa không gian trà bằng ly cà phê dởm. Nói nhanh cho cong, người Bắc Kinh coi cà phê như một thứ nước uống lạ lẫm, lai căng, và quan trọng với họ cà phê là chuyện không có gì để nói cả. Họ đã không muốn nói thì mình nói làm gi cho uổng lời.
Những ngày ở LasVegas, sáng nào cũng ngồi uống cà phê Mỹ nơi "quán cóc" kiểu Mỹ, dựng lúp xúp (lúp xúp nhại kiểu nhà ở người Mỹ xưa) suốt dọc hành lang trệt khách sạn NewYork NewYork. NYNY là một trong những khách sạn ra đời sớm nhất ở Las Vegas, đã nhiều thập kỷ là Hotel & Casino hạng 5 sao, nhưng năm mới rồi chỉ còn 4 sao rưỡi so với hàng loạt các Hotel & Casino tân kỳ mới đưa vào sử dụng. Khách sạn mang tên NYNY là bởi đó chính là một NY thật thu nhỏ, với những tòa nhà chọc trời lấy mẫu Tòa Tháp Đôi mới vừa bị quân khủng bố đánh sập mấy năm nay, rồi cả tượng Nữ Thần Tự Do, cả tòa nhà quốc hội, cả những khu phố NY xưa (chưa đủ thời gian để thành cổ) bê nguyên xi về, phủ kín các mặt tiền hành lang mặt đứng và các phố nhỏ ở trệt sau khách sạn, thành những phố xá NY, và dưới những mái hiên phố xá ấy, người ta bán cà phê, người Việt thấy giống cảnh quê Việt Nam mình nên gọi là quán cóc, quán vỉa hè cho duyên câu chuyện. Cà phê Mỹ với thương hiệu Starbuck, tất nhiên là có trước thương hiệu cà phê Trung Nguyên bên ta, nhưng trên diện dài và diện rộng, thì gần như không ở chỗ đông người tụ tập nào lại không có một quán to hay nhỏ ngồi đồng hay to go (xách đi) mà không có Starbuck coffee. Cà phê Mỹ thơm ngon mùi bơ, pha sẵn, nóng hoặc lạnh (đá lạnh như bên ta) đựng trong những chiếc ly giấy cứng, có nắp, chọc vào cái ống hút là có thể tu ngon.
Nhớ ngày ở Seatle, một chiều thu, ngồi lan man với cà phê Mỹ dưới chân Space Needle. Rồi một chiều thu khác xe đang ngon cảnh dọc vịnh Eokai (đọc theo âm Việt), bảo con trai dừng xe giữa lộ (parking), ghé quán bên đường uống Starbuck coffee. Và một chiều thu khác vào Yoster Bar (Crab Pot Seafood bar ) thưởng thức kingcrab Mỹ và uống cà phê Mỹ ngắm biển chiều ở đây từa tựa biển Vũng Tầu.
Cà phê Mỹ hình như chỉ có vậy, là vậy, không dám thêm mắm, thêm muối văn hoa.Còn thứ loại cà phê mà người Mỹ gốc Việt mình ở Cali coi là Cà phê đặc sản, mà đặc sản thật, vì chỉ có độc nhất vô nhị trên khắp nước Mỹ này, một, hai quán gì đó ở OC (quận Cam), nơi cư trú đông nhất các đồng bào mình. Một trong quán ấy tên là Dĩ Vãng. Dĩ vãng là cái thuộc về ngày hôm qua, cái mà ký ức quên quên nhớ nhớ, bồng bềnh, tiếc nuối thành ra không thể quên. Ở ốc đảo OC này người Mỹ gốc Việt này không thể quên cái gì của Dĩ Vãng? Cuộc chiếc trước 75 hay cuộc đời cố bảo là huy hoàng bị khói lửa chiến tranh cuốn mất? Nếu là vậy, thì Dĩ vãng cũng đáng là dĩ vãng. Đàng này, người sáng lập và bầy đàn thụ hưởng đang phô khoe thứ văn hóa cà phê mông vú của dĩ vãng thời yếm khố che thân. Tội nghiệp các cô gái, lúc nào quán cũng khoảng vài chục nàng, về Sài Gòn thì õng ẹo Việt kiều, còn ở đây thì bikini hai mảnh, khoe hết cái không cần khoe cho những hau háu mắt và bước lại, đi qua cho tay đùi đụng chạm, so với cà phê đèn mờ, cà phê ôm một thời Sài Gòn chẳng có gì khác nhau, chỉ khác nhau ở sự công khai và che dấu. Mạnh miệng so vênh, thì cà phê Dĩ Vãng không khác cà phê múa cột, thứ thiệt Mỹ, là mấy. Người Việt từ quê sang, ghé qua Cali, thể nào cũng được bằng hữu trẻ đãi uống cà phê mông vú, được coi là nét văn hóa cà phê made in Little Saigon.
Trở về với cà phê Hà Nội. Những quán xíu, nói xíu cho thương, những lối đi hẹp ngoắt, cong von, bước lên thang gỗ cười, bước xuống thang sắt hát và ngồi, những chiếc ghế tròn hay vuông hay tam giác đều thể, cốt là ngồi được, và ly đen, hay nâu bốc thơm hít hà mùi cà phê bảo là chồn, là hói, là bơ, là lúng liếng, là khỏa, là tranh, là thơ, tùy văn cảnh xưng hô tương thích, thế rồi trầm ngâm, rồi nín lặng, rồi bô lô ba la khoác lác, rồi văng tục, rồi đi nhanh sau cữ, rồi ngồi đồng hết sáng, hết chiều, hết đêm sau cà phê là trà chén
Nhưng quả thật, không đâu cà phê bằng Sài Gòn cà phê. Quán nào cũng "khủng". Khủng với tất cả ý nghĩa không gian, thời gian, sắc mầu, âm thanh, nghĩa đen nghĩa bóng, và cả nghĩa "khủng" theo tôi.
Khủng sáng.
Góc ngã tư Nam Kỳ Khỡi Nghĩa và Nguyễn Công Trứ, một ví dụ gần nhà, có quán cà phê có cái tên phim Nam Mỹ khá ngộ " Nô tì Ixora". Tên ngộ và cách trưng quán cũng rất ngộ, cả hai mặt đường Kỳ và Trứ đều vách kính tối ngăm, như một đề xuất "mốt" nhà mồ tân thời, người ở trong (bị chôn) nhìn thấy người sống qua lại ngoài đường, còn người ngoài đường, tò mò bị thôi thúc, muốn biết ở trỏng người ta bán cà phê cho người bị chôn như thế nào. Nhưng đã cà phê 'Nhà mồ" thì sau trước gì cũng nhà mồ, lạnh ngắt, vắng tanh. Bù lại, bà Tám từng độc chiếm khúc vỉa hè này từ thời chưa giái phóng với cà phê vợt bảo là trứ danh, ghế đẩu nhựa áp sát lưng vách Nô Tì, chạy dài một đoạn phố, ríu rít nam thanh nữ tú cổ cồn trắng ngồi cữ sáng, cữ tiếp khách, cữ trưa và cữ tiếp khách đầu chiều, cứ thế như một lập đi lập lại ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, chế độ này qua chế độ khác, suốt từ tinh mơ cho đến tan tầm công sở. Kể vậy chưa là xong, bà Tám vừa dọn đồ nghề sau một ngày phục nhọc, cô Ba hẻm 100 gần đó xí chỗ tiếp tục bán cà phê cờ tướng cho khách thập phương đến tận hai, ba giờ sáng hôm sau.
Khủng này không hiếm à nghe. Sài Gòn đầy, gốc me, gốc phượng, gốc cột đèn, đầu hẻm, dưới hiên nhà, bãi trống, ghế đá công viên, tóm lại ở đâu có thể gầy được quán cà phê thì ở đó người ghiền kéo đến uống và ở đâu cứ có vài ba dân ghiền cà phê là ở đó có thể gầy thành quán cà phê. Đặc điểm này gần như chi duy nhất có ở Sài Gòn, nghĩ "khủng" thật.
Khủng trưa.
Đó là những nghi thức cà phê biến thể, cà phê không còn mang giá trị thực như một thức uống thư giãn của Trời ban tặng, mà nghi thức của biến thể được người thăng hoa trong chiếc áo cà phê. Biến thể sơ khai là cà phê đèn mờ (như cà phê Dĩ Vãng đặc sản Cali nói ở trên), biến thể nâng cấp là cà phê ôm và biến thể có lẽ chót là cà phê "tăng hai", nơi đó "khủng" ở chỗ người ta rót uống với nhau thức nước khác bảo là ngon hơn gấp nhiều lần thức uống cà phê, những công chức vụng trộm kháo với nhau như thế và mốt là đua nhau cùng thưởng thức thứ cà phê trưa "khủng" này.
Khủng tối.
Vào Windows hay Chợt Nhớ? Hay vào Sỏi Đá hay về Nguyễn Huệ Sunward? Vào đâu cũng được, vào đâu cũng cà phê khủng Sài Gòn. Nói một cái khủng thôi cho tròn con mắt chơi, hàng trăm thức uống, thứ Á, thứ Âu, kể cả Nam Mỹ, thứ miệt vườn, thứ đặc sản, đến sữa tiên cũng có, tên thức uống cụ thể có khác nhau, nhưng đều có một tên chung cà phê Sài Gòn.
Chiều viết bài này, tôi đang ngồi cà phê khủng hành lang Sài Gòn Center mặt quay ra đường Lê Lợi. Đường Lê Lợi đang trôi đặc quánh những làn xe gắn máy. Và cũng như cà phê, xe gắn máy ở Sài Gòn (hay ở cả Việt Nam) dù mác hiệu nào cũng mang chung một cái tên, xe Honda, cũng như dù thú vị bất kỳ lọai thức uống nào, nếu rủ nhau đi uống cũng đều chung lời chào mời: cà phê nhé?
Điện thọai. Cà phê nhé? Tôi nghe đáp và thông tin đang ngồi cà phê khủng Sàigòn. Nhìn cà phê rơi từng giọt phin, đếm nhẩm thời gian chờ bạn tới. Chiều ngả mầu trên vai áo sáng, tôi thầm hát đủ mình nghe.
/Còn tiếp, sách sau/
Về lại Sàigòn sau hai mươi giờ bay, bó cái rét Mỹ vào giỏ, quên luôn cả chuyện đêm rời Seattle, con trai đưa ra sân bay, dọc đường mưa đá, tay cởi tung khuy áo, mở lòng ôm cái hây hây nắng vú ghì sát ngực rồi nhai nuốt gió vào lòng cho đến ngợp thở.
Đón taxi, có mỗi chuyện sắp xếp taxi sân bay mà "vĩ đại như toai" làm hoài không được ? Tranh dành, níu kéo, cuối cùng cũng bắt được một em, vừa vào xe em hỏi ngay : Cô chú Việt Kiều về thăm quê lâu mau, hỉ ? Cười đáp người Sài Gòn thứ thiệt chứ Việt Kiều gì đâu. Em taxi thoáng buồn, nói lời tài xế : Thế mà tưởng Việt kiều, ai dè Việt (không kịp nhín miệng) gian. Đang vui, nên chẳng chấp, bộ người Sài Gòn không cho tiền "típ" ? Thế là em taxi chữa thẹn mặt dầy liến láu kể lể cơn bão số 11, giật cấp 12 đổ bộ vào Phú yên, Bình Định. Rồi kể sang chuyện Trung Hoa người ta bắn mây chống hạn, đem mưa tuyết về Bắc Kinh sớm hơn thường lệ. Taxi đột ngột vấp ổ voi, bèn kể luôn chuyện con đường xe đang chạy..
Nhà báo Đoàn Xuân Hải đã tả một khúc con đường này trong Ký Sự Tây Âu, đăng báo Thanh Niên, xin chép lại : " Hôm ấy Sàigòn mưa tầm tã. Đối với khách ra phi trường Tân Sơn Nhất để lên máy bay thì đó là một chiều tai họa. Hàng trăm chiếc xe hơi đủ loại cùng vô số xe gắn máy dính chùm với nhau ở giao lộ Hoàng Văn Thụ-Nguyễn Văn Trỗi-Phan Đình Giót trong đó có rất nhiều xe đến phi trường. Chiếc taxi chở tôi "bơi" chậm chạp, nhích từng centimet trên một biển nước ngập đoạn quẹo vào đường Phan Đình Giót - con đường huyết mạch dẫn đến sân bay. Nhưng con đường ấy, vốn bị một cái lô cốt án ngữ hết nửa mặt lộ từ lâu lắm rồi, đến khi xe cộ dồn vào thì nửa mặt đường còn lại bị sụp dưới nửa thước nước, xe hai bánh qua còn không được huống hồ xe hơi. Có một số hành khách nóng ruột liền xuống xe, vác hành lý lội nước, lên vỉa hè đi vội qua cái lô cốt ấy mà tìm xe khác để vào phi trường. Một cảnh tượng chỉ có khóc thôi không thể nào cười nổi. Chiếc taxi của tôi được mấy anh CSGT hướng dẫn chạy thẳng qua đường Thăng Long, đánh một vòng qua mấy dãy phố rồi thoát ra đường Trường Sơn, chạy ngược về công viên Hoàng văn Thụ, đến mũi tầu rồi quay đầu lại chạy thẳng vào nhà ga. Đặt chân xuống nhà ga của phi trường tôi có cảm giác giống như mình vừa dặt chân đến ...thiên đàng, vì không trễ chuyến bay".
Em taxi vẫn đang lời hoa, còn tôi, đầu óc như thấy toàn cảnh con đường. Một con đường quá đẹp, đang thông rộng, nói đang vì sắp hoàn thành, sắp thuộc thì tương lai nên không có mốc là khi nào hoàn thành, nên cứ đang, đang từ cái thời ông Bill Clinton còn Tổng thống, qua thăm Việt Nam, bon xe trên đoạn đường xếp dầy những chậu cây cho xanh mắt ngổn ngang đá bụi công trường mà vào thành phố. Rồi ông Bill mãn nhiệm, đến ông Bush con lên ngôi, ngồi Tổng thống hai nhiệm kỳ 8 năm, đoạn đường này vẫn đang hoàn thành. Rồi ông Bush hưu nhàn, đến ông Obama da màu ngồi thay ghế Tổng thống, tính đến nay đã sắp đầy năm. Vậy là, ba đời tổng thống Mỹ, một khúc đường Sài Gòn vẫn đang sắp xong. Tệ thật. Nhưng cái tệ này không thuộc về con đường mà thuộc về vua quan cai trị con đường ấy. Mà chuyện cai trị con đường thì chẳng nên dây bút vào, mắc tội..
Xe đã bỏ lại sau lưng đọan Nguyễn Văn Trỗi mở rộng nói ở trên, vào tới đoạn thắt cổ chai Nam Kỳ Khởi nghĩa, bỗng nhiên đường đẹp quá, đẹp đến nỗi miệng thán thầm liên hồi Sài Gòn tôi ơi, Sàigòn tôi ơi, đẹp quá !
Đang thời khắc đẹp này, đẹp không nơi nào (người viết bài ) đã đi qua, có thời khắc đẹp tuyệt thế này, đường phố đầy bướm, đầy hoa nhí nhảnh tung tăng trong Áo Dài trắng muốt nữ sinh, hình như Lê Quí Đôn hay Mari Quyri giờ tan trường thì phải. Chữ Áo Dài viết hoa vì áo dài người Việt đã thành tên gọi riêng trong tự điển ăn mặc toàn cầu. Bảo rằng, xuân về Tây Bắc, rừng nở trắng hoa mai đã cho là đẹp lắm. Đàng này, mỗi ngày như mọi ngày, sáng trưa áo dài đến trường và trưa, chiều khi tan trường, nhiều cung đường như cung đường đang tả này áo dài trắng đẹp như hoa mai dẫn xuân về mọi lối. Và trong những tà khôi trắng ấy là hình vóc giai nhân. Ai cười đó ? Nếu quá lời thì xin cho một so sánh dối chứng, có cung đường nào trên cõi thế này, mỗi ngày lại bừng nở trắng khôi từng đoàn mỹ nhân đôi ba lượt nhỉ? Chỉ nghe tiếng đáp gật gù.
Bỗng ngột nhớ có cuộc tranh cãi đò đưa ở Bắc Kinh về người đẹp Trung Hoa xuất hiện nhiều ở Giang Nam hay Giang Bắc? Tất nhiên là Giang Nam với Hàng Châu, Tô Châu, Quế Châu, Quảng Châu, người đẹp xưa nay đều ghi vào sử sách. Đấy là nói người đẹp ở phương nam của một nước vùng Đông Á, còn cả nước Việt mình đã thuộc vùng Đông Nam Á, nơi gần như mỗi cô gái sinh ra đều là mỹ nữ. Đem chuyện đò đưa này nói ở sân UW (University Of Wasington ) gặp ngay câu hỏi khó của một nữ sinh Mỹ trắng: Thưa thầy, hình thể các cô gái Việt khuyết ở vùng nào? Và tính cách có gì coi là nhược? Thực là câu hỏi bí, đành im nghe trò Mỹ luận: Phụ nữ Việt Nam, bao gồm cả các mỹ nhân, hình thể đều có vòng ba lép và tính cách đều gần như chưa biết cười.
Tự ái tím mặt, nhưng đành câm mà tôn trọng tranh luận bình đẳng. Đem cái tự ái ấy lên máy bay về Việt Nam, trên máy bay đã nghe nhiều âm sắc Việt, đã thấy không khí chợ, chợt thoang thoang nhìn trộm vòng ba và nghe thoang thoang tiếng cười các Việt bà, Việt cô, mà nhận ra tiếng cô trò Mỹ nói điều nghe được. Và lời nghe được ấy gần đúng khi máy bay quá cảnh Đài Loan, đầy máy bay toàn người gốc Việt. Và lời cô trò Mỹ đúng hẳn khi máy bay hạ đáp xuống Tân Sơn Nhất, một xã hội người Việt hiện ra đủ thanh âm bằng trắc, tha hồ nhìn, nghe, ngắm ngưỡng mới thấy đúng là vòng ba các cô gái Việt mình hơi lép và nụ cười người Việt mình sau lóe lên là đã ưu tư, đã nhăn nhúm muộn phiền, đã nghiêm trọng hình sự. Đàn áo dài trắng phố kia ơi, rạng rỡ nụ cười trên môi đúng là nên học và học sẽ được, còn chuyện vòng ba chưa nẩy dầy, nở luợn, thì rồi từ từ đời sống sẽ nâng bậc, thức văn hóa sẽ giúp nhìn thay đổi. Cho dù còn nhược vậy, nhưng thử hỏi có mỹ nhân vùng miền nào trên cõi thế này hoàn thiện thành tiên thực và có vùng miền nào nhiều mỹ nhân đẹp như tiên có thực như ở nước Nam này, như ở Sàigòn này, đang làm sáng rạng giải đường này ?
Giải đường này thẳng tăm từ sân bay Tân Sơn Nhất về tận bến sông Sàigòn, đo tính bằng thời gian thì chỉ ngòai 10 phút bon xe. Thật hiếm có đô thị nào trên thế giới có sân bay gần trung tâm, nếu không muốn nói là ở ngay trung tâm thành phố,như sân bay Tân Sơn Nhất. Ai đặt tên cho sân bay này mà lung linh thế nhỉ? Sao không khiêm nhường là Tân Sơn Nhì, Tân Sơn Ba, mà cứ nhất định phải là Tân Sơn Nhất, để rồi Nhất thật? Đường thẳng tăm, mà tên thì nhiều khúc, khúc trong vùng sân bay, khúc ra Nguyễn Văn Trỗi, khúc nối Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hơn một lần hỏi Trời, cớ chi phải nhiều tên đến thế? Trời cười, đường thẳng như tăm, nhưng tăm không đúng chuẩn, xỉa luôn tay phải gẫy.
Xe bon hết khúc Trỗi hai chiều, vào khúc nối thắt cổ chai, một chiều, tên xưa Công Lý, tên nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đây là khúc đường đặc trưng nhất, đẹp nhất của Sàigòn. Bên thuận chiều xe là dinh Độc Lập, tên gọi mới dinh Thống Nhất, đối diện dinh là rừng vườn trong thành phố, nhấp nhồ trong cao thấp tàng cây là quảng trường Nhà Thờ Đức Mẹ, là Bưu Điện cổ kính, là các building tóa về Đông Khởi. Xe bon lên gặp các trục đường chung một tên gọi "vàng bốn số chín" Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Lê Lợi, rồi Hàm Nghi, rồi đường chứng khoán Nguyễn Công Trứ, rồi đường Ngân hàng Bến Chương Dương, rồi gặp sông Gòn, ngoảnh lại, tăm tắp một mầu xanh cổ thụ tung bay gió thu rớt bão nắng say.
Chiều đường đang tả, người Sàigòn gọi là đường vào, và đường Pasteur song song ngược với đường này, người Sài Gòn gọi là đường ra. Vào ra Sàigòn. Tôi đã từng sống nhiều năm trên đường ra Sài Gòn, nhà 108 Pasteur, và sau đó cũng nhiều năm ngụ trên đường vào Sài Gòn, nhà 42 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nói vậy không để khoe, mà để có căn cứ rằng hai con đường vào ra Sàigòn này tôi thuộc như tuần hoàn máu của tôi. Và khách từ xa đến, chỉ cần vào và ra hai con đường này là biết đủ (không phải biết hết) Sàigòn. Đây là hai nhánh đường thuộc trung tâm thành phố, đô thị nước ngoài gọi là downtown.
Downtown Bắc Kinh lấy quảng trường Thiên An Môn làm tâm, mọi con đường đổ về đây, từ đường nọ sang đường kia đều băng qua hầm, cửa vào cửa ra đều có cảnh bình xét người soi giỏ, và khi mặt trời lặn, đêm buông downtown này chì còn là doawntown của các trẫm, các hậu, còn với thường dân thì thiết quân luật toàn phần. Bắc Kinh đã rất xa biển, lại không có sông, khô queo bão cát. Bắc Kinh phân chia thứ bậc đời người theo vành đai, vành đai 1 vua và các đại thần, vành đai 2 đại thần cấp hai và các vương phủ, vành đai 3 quan chức cấp ba và các vương phủ cấp ba, vành đai 4 thầy giáo, sinh viên, công nhân viên chức, vành đại 5 công nông binh "chủ nhân" của quốc gia đông dân nhất hoàn cầu. Công dân các vùng miền khác muốn có hộ khẩu Bắc Kinh e là mơ về giấc mơ xa lắm. Niềm tự hào muôn thuở của Bắc Kinh là Cố cung, tường cao hào sâu, cổng thành tứ phía cao dây đều 27 thuớc mà nay chỉ còn lại cửa tiền gọi Đại Tiền Môn và cửa hậu gọi Đức Thắng Môn. Cả hai cửa tiền hậu này giờ đều là cửa hàng bán đồ phong thủy, đặc sản là vật thiêng Kỳ Hưu...Bắc Kinh đại khái vậy. Ghé qua downtown Thượng Hải, thành phố lớn và hiện đại nhất Trung Hoa, nơi có bến Thượng Hải đêm đêm thuyền hoa đưa du khách dạo sông, ngắm đèn. Nơi có tháp truyền hình Minh Châu xem là cao nhất Châu Á, chỉ Châu Á thôi, vì cỡ tháp này ngay ở Seattle một thành phố bình thường ở Mỹ đã có tháp Space Needle nhiều tuổi hơn Minh Châu và có phần đẹp hơn Minh Châu. So sánh khập khiễng vậy chẳng để làm gì vì nhà cao tầng Thượng Hải làm sao khủng bằng các downtown thành phồ Mỹ, dù vậy thì Thượng hải vẫn là thành phố top đầu Châu Á. Dù vậy, vẫn nên biết, nhiều khu dân cư ở Downtown Thượng Hải, người dân vẫn WC trong xô thùng và sáng sáng rủ nhau ra WC công cộng đổ gom. Thói tệ ấy Thượng Hải vẫn khư khư cất giữ như một tự hào phô khoe với thập phương khách đến nơi này du lịch. Downtown Cali, downtown Hollywood, Las Vegas hay downtown Seattle, nơi nào cũng nhà cửa, đất đai, xe cộ, áo quần, ẩm thực... cái gì cũng khủng hơn người. Điều này không cần nói thêm bởi bằng mọi cách gần như ai cũng biết cũng công nhận và đều thốt lên một thán từ America.
Tuy vậy,nói không quá lời,cũng không phải khoe, thật khó có downtown nào như vửa nhắc tới ở trên lại có con đường đẹp như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa giữa downtown Sàigòn.
Tới nhà, không kịp tả nữa, không kịp lan man nữa, con cháu chào ran một góc phố mừng đón người đi xa trở về...
KHÚC HAI/ CÀ PHÊ KHỦNG..
Sáng ấy, trước sân nhà Phước Lộc Thọ Cali, một lính chiến cộng hòa xưa, nay vóc tuổi như ngoài bẩy mươi, là đoán vậy, sau này mới biết lính chiến ấy tuổi hổ, Canh Dân, tức là 2009 đúng 60 tuổi "làng ta", chàng hất đầu chỉ chiếc ghế đá trống trước mặt mời ngồi và nói với các cựu bình khác đang ngồi xung quanh: Cũng lính người nhà, nhưng hôm nay không nói chuyện Việt cộng, mà nói chuyện cà phê Sài Gòn, đứa nào nhớ gì kể nấy.
Họ bắt đầu từ cà phê hẻm đến cà phê gốc me, rồi cà phê ngã năm Chuồng Chó, cà phê ngã sáu Cộng Hòa, đến cà phê rang, cà phê nấu, cà phê bít tất, gần như chẳng sót một tiếng tăm nào. Tất nhiên đều tiếng tăm từ hồi trước Bảy Lăm, bây giờ vật đổi sao rời, những cóc nhái cà phê đầu đường ấy đều đã biệt tăm biệt tích, đã thành hoài niệm khôn nguôi của họ và đã thành cổ tích trong đầu các chíp sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Họ bảo tôi kể chuyện cà phê thời cộng sản bây giờ. Lên máu. Cà phê thì có gì mà cộng hòa/ cộng sản. Muốn nói. Nhưng cậu trò theo bên đưa mắt, thưa lời, thì nó vẫn vậy vậy, cũng cóc nhái như hồi nẳm, so bì làm sao được với cà phê "xịn" Cali mình.
Cảm ơn cậu trò đã cứu một bàn thua không đáng, ở giữa trung tâm "diệt cộng tới cùng" này, chỉ cần một lời dù là lời nói lạ tai, dù nói về cà phê Sài Gòn bây giờ cũng có thể ăn búa. Đành mang ấm ức ấy về Sài Gòn, và dành hẳn một chiều thanh thản, ngồi cà phê, độc thoại đủ mình nghe.
Chiều ngồi cà phê khủng...
Gọi một ly cà phê sữa ở Đại tửu lầu Bắc Kinh, nhâm nhi cả tiếng mà không sao cạn nổi, cà phê gì mà hăng hắc như xì dầu, ngọt chua như dấm bỗng bún ốc, định thở một câu gì đó thật chát cho cà phê Bắc Kinh, nhưng mắt đè được ý, views quanh tửu lầu Bắc Kinh đẹp không thể tả, và những bàn gần bên đang trà đạo, thỉnh thoảng tia mắt nhìn sang như thể nhìn một con khỉ lạc giữa không gian trà bằng ly cà phê dởm. Nói nhanh cho cong, người Bắc Kinh coi cà phê như một thứ nước uống lạ lẫm, lai căng, và quan trọng với họ cà phê là chuyện không có gì để nói cả. Họ đã không muốn nói thì mình nói làm gi cho uổng lời.
Những ngày ở LasVegas, sáng nào cũng ngồi uống cà phê Mỹ nơi "quán cóc" kiểu Mỹ, dựng lúp xúp (lúp xúp nhại kiểu nhà ở người Mỹ xưa) suốt dọc hành lang trệt khách sạn NewYork NewYork. NYNY là một trong những khách sạn ra đời sớm nhất ở Las Vegas, đã nhiều thập kỷ là Hotel & Casino hạng 5 sao, nhưng năm mới rồi chỉ còn 4 sao rưỡi so với hàng loạt các Hotel & Casino tân kỳ mới đưa vào sử dụng. Khách sạn mang tên NYNY là bởi đó chính là một NY thật thu nhỏ, với những tòa nhà chọc trời lấy mẫu Tòa Tháp Đôi mới vừa bị quân khủng bố đánh sập mấy năm nay, rồi cả tượng Nữ Thần Tự Do, cả tòa nhà quốc hội, cả những khu phố NY xưa (chưa đủ thời gian để thành cổ) bê nguyên xi về, phủ kín các mặt tiền hành lang mặt đứng và các phố nhỏ ở trệt sau khách sạn, thành những phố xá NY, và dưới những mái hiên phố xá ấy, người ta bán cà phê, người Việt thấy giống cảnh quê Việt Nam mình nên gọi là quán cóc, quán vỉa hè cho duyên câu chuyện. Cà phê Mỹ với thương hiệu Starbuck, tất nhiên là có trước thương hiệu cà phê Trung Nguyên bên ta, nhưng trên diện dài và diện rộng, thì gần như không ở chỗ đông người tụ tập nào lại không có một quán to hay nhỏ ngồi đồng hay to go (xách đi) mà không có Starbuck coffee. Cà phê Mỹ thơm ngon mùi bơ, pha sẵn, nóng hoặc lạnh (đá lạnh như bên ta) đựng trong những chiếc ly giấy cứng, có nắp, chọc vào cái ống hút là có thể tu ngon.
Nhớ ngày ở Seatle, một chiều thu, ngồi lan man với cà phê Mỹ dưới chân Space Needle. Rồi một chiều thu khác xe đang ngon cảnh dọc vịnh Eokai (đọc theo âm Việt), bảo con trai dừng xe giữa lộ (parking), ghé quán bên đường uống Starbuck coffee. Và một chiều thu khác vào Yoster Bar (Crab Pot Seafood bar ) thưởng thức kingcrab Mỹ và uống cà phê Mỹ ngắm biển chiều ở đây từa tựa biển Vũng Tầu.
Cà phê Mỹ hình như chỉ có vậy, là vậy, không dám thêm mắm, thêm muối văn hoa.Còn thứ loại cà phê mà người Mỹ gốc Việt mình ở Cali coi là Cà phê đặc sản, mà đặc sản thật, vì chỉ có độc nhất vô nhị trên khắp nước Mỹ này, một, hai quán gì đó ở OC (quận Cam), nơi cư trú đông nhất các đồng bào mình. Một trong quán ấy tên là Dĩ Vãng. Dĩ vãng là cái thuộc về ngày hôm qua, cái mà ký ức quên quên nhớ nhớ, bồng bềnh, tiếc nuối thành ra không thể quên. Ở ốc đảo OC này người Mỹ gốc Việt này không thể quên cái gì của Dĩ Vãng? Cuộc chiếc trước 75 hay cuộc đời cố bảo là huy hoàng bị khói lửa chiến tranh cuốn mất? Nếu là vậy, thì Dĩ vãng cũng đáng là dĩ vãng. Đàng này, người sáng lập và bầy đàn thụ hưởng đang phô khoe thứ văn hóa cà phê mông vú của dĩ vãng thời yếm khố che thân. Tội nghiệp các cô gái, lúc nào quán cũng khoảng vài chục nàng, về Sài Gòn thì õng ẹo Việt kiều, còn ở đây thì bikini hai mảnh, khoe hết cái không cần khoe cho những hau háu mắt và bước lại, đi qua cho tay đùi đụng chạm, so với cà phê đèn mờ, cà phê ôm một thời Sài Gòn chẳng có gì khác nhau, chỉ khác nhau ở sự công khai và che dấu. Mạnh miệng so vênh, thì cà phê Dĩ Vãng không khác cà phê múa cột, thứ thiệt Mỹ, là mấy. Người Việt từ quê sang, ghé qua Cali, thể nào cũng được bằng hữu trẻ đãi uống cà phê mông vú, được coi là nét văn hóa cà phê made in Little Saigon.
Trở về với cà phê Hà Nội. Những quán xíu, nói xíu cho thương, những lối đi hẹp ngoắt, cong von, bước lên thang gỗ cười, bước xuống thang sắt hát và ngồi, những chiếc ghế tròn hay vuông hay tam giác đều thể, cốt là ngồi được, và ly đen, hay nâu bốc thơm hít hà mùi cà phê bảo là chồn, là hói, là bơ, là lúng liếng, là khỏa, là tranh, là thơ, tùy văn cảnh xưng hô tương thích, thế rồi trầm ngâm, rồi nín lặng, rồi bô lô ba la khoác lác, rồi văng tục, rồi đi nhanh sau cữ, rồi ngồi đồng hết sáng, hết chiều, hết đêm sau cà phê là trà chén
Nhưng quả thật, không đâu cà phê bằng Sài Gòn cà phê. Quán nào cũng "khủng". Khủng với tất cả ý nghĩa không gian, thời gian, sắc mầu, âm thanh, nghĩa đen nghĩa bóng, và cả nghĩa "khủng" theo tôi.
Khủng sáng.
Góc ngã tư Nam Kỳ Khỡi Nghĩa và Nguyễn Công Trứ, một ví dụ gần nhà, có quán cà phê có cái tên phim Nam Mỹ khá ngộ " Nô tì Ixora". Tên ngộ và cách trưng quán cũng rất ngộ, cả hai mặt đường Kỳ và Trứ đều vách kính tối ngăm, như một đề xuất "mốt" nhà mồ tân thời, người ở trong (bị chôn) nhìn thấy người sống qua lại ngoài đường, còn người ngoài đường, tò mò bị thôi thúc, muốn biết ở trỏng người ta bán cà phê cho người bị chôn như thế nào. Nhưng đã cà phê 'Nhà mồ" thì sau trước gì cũng nhà mồ, lạnh ngắt, vắng tanh. Bù lại, bà Tám từng độc chiếm khúc vỉa hè này từ thời chưa giái phóng với cà phê vợt bảo là trứ danh, ghế đẩu nhựa áp sát lưng vách Nô Tì, chạy dài một đoạn phố, ríu rít nam thanh nữ tú cổ cồn trắng ngồi cữ sáng, cữ tiếp khách, cữ trưa và cữ tiếp khách đầu chiều, cứ thế như một lập đi lập lại ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, chế độ này qua chế độ khác, suốt từ tinh mơ cho đến tan tầm công sở. Kể vậy chưa là xong, bà Tám vừa dọn đồ nghề sau một ngày phục nhọc, cô Ba hẻm 100 gần đó xí chỗ tiếp tục bán cà phê cờ tướng cho khách thập phương đến tận hai, ba giờ sáng hôm sau.
Khủng này không hiếm à nghe. Sài Gòn đầy, gốc me, gốc phượng, gốc cột đèn, đầu hẻm, dưới hiên nhà, bãi trống, ghế đá công viên, tóm lại ở đâu có thể gầy được quán cà phê thì ở đó người ghiền kéo đến uống và ở đâu cứ có vài ba dân ghiền cà phê là ở đó có thể gầy thành quán cà phê. Đặc điểm này gần như chi duy nhất có ở Sài Gòn, nghĩ "khủng" thật.
Khủng trưa.
Đó là những nghi thức cà phê biến thể, cà phê không còn mang giá trị thực như một thức uống thư giãn của Trời ban tặng, mà nghi thức của biến thể được người thăng hoa trong chiếc áo cà phê. Biến thể sơ khai là cà phê đèn mờ (như cà phê Dĩ Vãng đặc sản Cali nói ở trên), biến thể nâng cấp là cà phê ôm và biến thể có lẽ chót là cà phê "tăng hai", nơi đó "khủng" ở chỗ người ta rót uống với nhau thức nước khác bảo là ngon hơn gấp nhiều lần thức uống cà phê, những công chức vụng trộm kháo với nhau như thế và mốt là đua nhau cùng thưởng thức thứ cà phê trưa "khủng" này.
Khủng tối.
Vào Windows hay Chợt Nhớ? Hay vào Sỏi Đá hay về Nguyễn Huệ Sunward? Vào đâu cũng được, vào đâu cũng cà phê khủng Sài Gòn. Nói một cái khủng thôi cho tròn con mắt chơi, hàng trăm thức uống, thứ Á, thứ Âu, kể cả Nam Mỹ, thứ miệt vườn, thứ đặc sản, đến sữa tiên cũng có, tên thức uống cụ thể có khác nhau, nhưng đều có một tên chung cà phê Sài Gòn.
Chiều viết bài này, tôi đang ngồi cà phê khủng hành lang Sài Gòn Center mặt quay ra đường Lê Lợi. Đường Lê Lợi đang trôi đặc quánh những làn xe gắn máy. Và cũng như cà phê, xe gắn máy ở Sài Gòn (hay ở cả Việt Nam) dù mác hiệu nào cũng mang chung một cái tên, xe Honda, cũng như dù thú vị bất kỳ lọai thức uống nào, nếu rủ nhau đi uống cũng đều chung lời chào mời: cà phê nhé?
Điện thọai. Cà phê nhé? Tôi nghe đáp và thông tin đang ngồi cà phê khủng Sàigòn. Nhìn cà phê rơi từng giọt phin, đếm nhẩm thời gian chờ bạn tới. Chiều ngả mầu trên vai áo sáng, tôi thầm hát đủ mình nghe.
/Còn tiếp, sách sau/
Nguyễn Nguyên Bảy / Mời đọc tiếp bài 10/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét