NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHÉMGIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
CHÉMGIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
Sách
dày 240 trang, khổ 20x20, bìa carton in 4 mầu, giấy Ford indo trắng,
gồm tập hợp 33 bài chém gió xanh/đỏ/tím/ vàng của bút nhân Nguyễn Nguyên
Bảy, chủ trang vandan BNN, đã..đã có mặt tại gia, và sẽ là món quà
nhỏ/ thân/yêu tặng bầu bạn trước thềm Tết năm Mùi Ất..2015
Bài 10. Vừa Đi Vừa Chép Trung Hoa
Tùy Văn
Hoàng thành khai quật
Lịch sử làm sao chôn
1. Cúi đầu chào vị giáo sư da mồi, tóc cước, vóc vẻ cao niên hơn người viết bài này, muốn hỏi tuổi, sợ vô lễ đành nhìn trong thán phục vì sự mẫn cán chữa bệnh cứu người quên cả tuổi già cần ngơi nghỉ. Giáo sư cầm tay xem mạch, trao đổi Hoa văn với người phiên dịch, để người phiên dịch Việt văn với người bệnh. Nội dung: người còn trẻ thế này mà lục phủ ngũ tạng u nhược quá. Đáp, ở Trung Hoa người ngoài bảy mươi còn xếp vào bậc trẻ sao? Giáo sư thốt mắt ngạc nhiên khi biết người bệnh đã ngoài bảy chục. Cười nhỏ, có ý khen trẻ trung, phong độ. Xem lại mạch. Không nói lời lục phủ ngũ tạng u nhược mà thay lời máu huyết tuần hoàn trì trệ…Rồi kê đơn cho người bệnh làm các xét nghiệm sinh hóa và siêu âm, chụp hình. Người Trung Hoa có cái lý tự hào về sự đối chứng bắt mạch với hiện đại tây y thuật để chứng tỏ rằng tây y thuật chỉ là công cụ khai triển nội lực thâm hậu của đông y thuật mà thôi. Đành chờ các xét nghiệm và kết quả phim ảnh để các giáo sư bác sĩ hội chẩn định bệnh.
2. Tản bộ chân mê trên đường Vương Phủ Tỉnh. Mỏi. Bước vào tiệm trà tường đỏ ngói xanh, mỹ nữ đón, chủ tiệm mời trà, bảo là nhai trà, chép chép miệng mà ngân nga trà đạo.
Đang khát, chung trà hạt mít đành nhấm môi cho thành quân tử, đâu phải tiểu nhân uống như thuồng luồng. Mỹ nữ châm thêm trà, chủ tiệm cười hề hề như ý khen là giống người vương phủ. Bèn hỏi người vương phủ là sao? Đáp: Người vương phù là người thuộc dòng giống nhà vua, anh em cô dì chú bác nội ngoại họ hàng với vua, đại loại vậy. Hỏi thêm: Chẳng lẽ chỉ vì uống nhím chung trà mà thành người vương phủ? Lắc đầu, bảo, uống trà giống người vương phủ là một lẽ, nhưng lẽ chính là đang ngồi trong căn nhà của người vương phủ mà được coi là người vương phủ. Mỹ nữ lại châm trà. Nâng trà von von như kinh kịch, lu lưa nhè nhẹ ngang mũi, hít hà hương trà thơm, cố sức học đòi làm người vương phủ.
Rồi hiểu rằng, chỉ thế thôi, chỉ phút giây này thôi, chứ nếu lạm dụng học đòi làm người vương phủ, rồi chơi ngon học đòi làm người trong nội kinh thì e chẳng những đầu rơi mà còn chuốc họa chu di ít nhất ba đời, nếu dân ngoại bang, mà xưa các Trẫm quen gọi là “rợ”, thì chu di cửu tộc là cái chắc.
Chớ tưởng ở tận xa lắm Sàigòn mà các “trẫm” không đưa quân sang trừng phạt. Đang thưởng trà mà, tự nói để phanh lan man mình lại. Các trẫm chu di dân lành về tội phạm thượng mầu sắc. Luật mầu sắc rằng: Chỉ vua và nhà của vua thì mới được dụng tường đỏ,ngói vàng (dù là vàng sơn hay vàng giát ). Luật mầu sắc rằng: Chỉ vương phủ và nhà vương phủ mới được dụng tường đỏ, ngói xanh (xanh rêu hành mộc ). Luật mầu sắc rằng: Chỉ quan và nhà của quan mới được dụng tường đỏ, ngói đen. Luật mầu sắc rằng: Ngoài ba quy định trên, mọi thiên hạ chỉ được dụng tường đen, ngói đen (chính xác là mầu xám đen). Vì thế tất cả thiên hạ ngụ trong những căn nhà tường đen, ngói đen ấy goi là dân đen. Mọi vi phạm mầu sắc vì bất kỳ nguyên cớ gì đều là phạm thượng, là “kháng chỉ”. Chu di tam tộc hay cửu tộc cứ theo đó mà hành.
Hít hà đến tận đáy ruột hương trà cúc hay sen gì đó, mà lâng lâng bay bổng cái sướng của một dân đen nghênh ngang ngồi thưởng trà trong tiệm trà vương phủ, tường đỏ, ngói xanh, được mỹ nữ hầu trà, được chủ tiệm cung kính gọi là người vương phủ, mà không sợ các trẫm chu di. Nhím một môi trà, cao hứng đọc câu thơ tự nhiên thuộc, làm le: Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai / Bôn lưu đáo hải bất phục hồi…
3. Đứng dưới chân bức đá khắc bút tích Mao Trạch Đông: Bất đáo Trường Thành phi hảo hán, thầm cười ngạo là mình cũng đã thành hảo hán. Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất nhìn thấy từ ngoài vũ trụ, thế thì nhất định là phải công nhận là công trình vĩ đại có một không hai của loài người. Và có lẽ chỉ nên thế, chớ lan man thêm về những nấm mồ tập thể, chi chít dọc Vạn Lý Trường Thành, văn sử Trung Hoa đời này đời khác nói viết đã đầy tai, đầy giấy, nhiều đến nỗi chính người Trung Hoa kiêu hãnh có Vạn Lý Trường Thành cũng chẳng muốn nghe thêm.
Hảo hán đã bảy mươi làm sao theo từng bậc Vạn Lý Trường Thành mà lên trời xanh được? Đành ngồi đưa mắt vong veo theo tường thành. Ngẫm: Tường thành này khởi từ Tần Thủy Hoàng qua suốt thời Mao Trạch Đông cho đến tận thời nay và còn lâu mãi, người Trung Hoa vẫn xây và vẫn dưỡng. Bảo rằng trường thành này xây là để chống các rợ lân bang. Các Trẫm xưa thì bảo là chống, các Trẫm sau này ngôn từ hơn thì bảo là vệ quốc, bảo là non sông thu về một mối. Xưa kia, tường thành là biên giới, ngoài thành là các rợ man di. Rợ man ri nay còn đâu dù tường thành còn đó, còn nhìn thấy ngoài vũ trụ, còn là di tích hành hương tham quan. Gió dọc tường thành u âm như đáp: rợ ri xưa ấy đã hóa thân vào một Trung Hoa bây giờ.
Tương truyền: Tần Vương sai người đi khắp bốn phương để tìm thuốc tràng sinh bất tử, để trường thọ ngàn năm, để không chỉ nuôi mộng xây Vạn Lý Trưởng Thành trên đất mà còn xây Vạn Lý Trường Thành trên biển, gọi tên là Đường Lưỡi Bò, để thu gom bốn biển về một Trung Hoa. Đó là tham vọng của Tần Vương. Thuốc trường sinh Trời không ban. Tần Vương chết chôn trong lăng tẩm với đàn thê thiếp còn sống, với nhà vàng, cung điện (tẩm) với ngàn vạn binh mã gốm, để không chết, để truyền lại cho con cháu mai hậu cái mộng bá vương thiên hạ. Trường thành nhìn phiên bản mình được dịch biến thành bản đồ “Đường Lưỡi Bò”, bất chấp sự thật lịch sử và pháp lý quốc tế, ồn ào công bố, bỗng như thấy Tần Vương ha hả cười, cười rung chuyển tường thành, ngàn triệu oan hồn dưới chân thành thức dậy trợn mắt, nghiến răng: Cớ sao dân lành đã chết ngàn năm mà hồn Tần Vương trời chưa cho siêu thoát?
4. Đúng lịch trình thì đến Bắc Kinh khoảng sáu giờ tối, cứ coi như khoảng là chính xác, vì các chuyến bay nội địa ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, trễ một giờ coi như là đúng giờ, nhưng chuyến bay hôm nay trễ những hơn bốn tiếng, tức là tới sân bay Bắc Kinh kim đồng hồ đã chỉ gần 11 giờ đêm.Lý do trễ: Bắc Kinh mưa lớn, có sét. Đến Bắc Kinh, mặt đường còn loang nước và mặt người Bắc Kinh hớn hở như cười, bởi lâu lắm, Bắc Kinh mới được cơn mưa ngọt ngào như cơn mưa chiều nay. Bảo rằng: Xưa kia, các Trẫm mỗi năm lại tắm gội chay tịnh rồi lên Thiên Đàn cầu Trời xin mưa thuận gió hòa. Năm nào cũng cầu, Trẫm nào cũng cầu, nhưng Bắc Kinh vẫn khô hạn, vẫn thèm mưa. Được một trận mưa đã như trận mưa chiều nay chắc hẳn người Bắc Kinh hả dạ mát lòng lắm, nên các khách trễ máy bay cũng hớn hở theo mà chào Bắc Kinh quên mệt đói.
Nguyễn Nguyên Bảy / Mời đọc tiếp bài 11/
Bài 10. Vừa Đi Vừa Chép Trung Hoa
Tùy Văn
Hoàng thành khai quật
Lịch sử làm sao chôn
VỪA ĐI VỪA CHÉP TRUNG HOA
1. Cúi đầu chào vị giáo sư da mồi, tóc cước, vóc vẻ cao niên hơn người viết bài này, muốn hỏi tuổi, sợ vô lễ đành nhìn trong thán phục vì sự mẫn cán chữa bệnh cứu người quên cả tuổi già cần ngơi nghỉ. Giáo sư cầm tay xem mạch, trao đổi Hoa văn với người phiên dịch, để người phiên dịch Việt văn với người bệnh. Nội dung: người còn trẻ thế này mà lục phủ ngũ tạng u nhược quá. Đáp, ở Trung Hoa người ngoài bảy mươi còn xếp vào bậc trẻ sao? Giáo sư thốt mắt ngạc nhiên khi biết người bệnh đã ngoài bảy chục. Cười nhỏ, có ý khen trẻ trung, phong độ. Xem lại mạch. Không nói lời lục phủ ngũ tạng u nhược mà thay lời máu huyết tuần hoàn trì trệ…Rồi kê đơn cho người bệnh làm các xét nghiệm sinh hóa và siêu âm, chụp hình. Người Trung Hoa có cái lý tự hào về sự đối chứng bắt mạch với hiện đại tây y thuật để chứng tỏ rằng tây y thuật chỉ là công cụ khai triển nội lực thâm hậu của đông y thuật mà thôi. Đành chờ các xét nghiệm và kết quả phim ảnh để các giáo sư bác sĩ hội chẩn định bệnh.
2. Tản bộ chân mê trên đường Vương Phủ Tỉnh. Mỏi. Bước vào tiệm trà tường đỏ ngói xanh, mỹ nữ đón, chủ tiệm mời trà, bảo là nhai trà, chép chép miệng mà ngân nga trà đạo.
Đang khát, chung trà hạt mít đành nhấm môi cho thành quân tử, đâu phải tiểu nhân uống như thuồng luồng. Mỹ nữ châm thêm trà, chủ tiệm cười hề hề như ý khen là giống người vương phủ. Bèn hỏi người vương phủ là sao? Đáp: Người vương phù là người thuộc dòng giống nhà vua, anh em cô dì chú bác nội ngoại họ hàng với vua, đại loại vậy. Hỏi thêm: Chẳng lẽ chỉ vì uống nhím chung trà mà thành người vương phủ? Lắc đầu, bảo, uống trà giống người vương phủ là một lẽ, nhưng lẽ chính là đang ngồi trong căn nhà của người vương phủ mà được coi là người vương phủ. Mỹ nữ lại châm trà. Nâng trà von von như kinh kịch, lu lưa nhè nhẹ ngang mũi, hít hà hương trà thơm, cố sức học đòi làm người vương phủ.
Rồi hiểu rằng, chỉ thế thôi, chỉ phút giây này thôi, chứ nếu lạm dụng học đòi làm người vương phủ, rồi chơi ngon học đòi làm người trong nội kinh thì e chẳng những đầu rơi mà còn chuốc họa chu di ít nhất ba đời, nếu dân ngoại bang, mà xưa các Trẫm quen gọi là “rợ”, thì chu di cửu tộc là cái chắc.
Chớ tưởng ở tận xa lắm Sàigòn mà các “trẫm” không đưa quân sang trừng phạt. Đang thưởng trà mà, tự nói để phanh lan man mình lại. Các trẫm chu di dân lành về tội phạm thượng mầu sắc. Luật mầu sắc rằng: Chỉ vua và nhà của vua thì mới được dụng tường đỏ,ngói vàng (dù là vàng sơn hay vàng giát ). Luật mầu sắc rằng: Chỉ vương phủ và nhà vương phủ mới được dụng tường đỏ, ngói xanh (xanh rêu hành mộc ). Luật mầu sắc rằng: Chỉ quan và nhà của quan mới được dụng tường đỏ, ngói đen. Luật mầu sắc rằng: Ngoài ba quy định trên, mọi thiên hạ chỉ được dụng tường đen, ngói đen (chính xác là mầu xám đen). Vì thế tất cả thiên hạ ngụ trong những căn nhà tường đen, ngói đen ấy goi là dân đen. Mọi vi phạm mầu sắc vì bất kỳ nguyên cớ gì đều là phạm thượng, là “kháng chỉ”. Chu di tam tộc hay cửu tộc cứ theo đó mà hành.
Hít hà đến tận đáy ruột hương trà cúc hay sen gì đó, mà lâng lâng bay bổng cái sướng của một dân đen nghênh ngang ngồi thưởng trà trong tiệm trà vương phủ, tường đỏ, ngói xanh, được mỹ nữ hầu trà, được chủ tiệm cung kính gọi là người vương phủ, mà không sợ các trẫm chu di. Nhím một môi trà, cao hứng đọc câu thơ tự nhiên thuộc, làm le: Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai / Bôn lưu đáo hải bất phục hồi…
3. Đứng dưới chân bức đá khắc bút tích Mao Trạch Đông: Bất đáo Trường Thành phi hảo hán, thầm cười ngạo là mình cũng đã thành hảo hán. Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất nhìn thấy từ ngoài vũ trụ, thế thì nhất định là phải công nhận là công trình vĩ đại có một không hai của loài người. Và có lẽ chỉ nên thế, chớ lan man thêm về những nấm mồ tập thể, chi chít dọc Vạn Lý Trường Thành, văn sử Trung Hoa đời này đời khác nói viết đã đầy tai, đầy giấy, nhiều đến nỗi chính người Trung Hoa kiêu hãnh có Vạn Lý Trường Thành cũng chẳng muốn nghe thêm.
Hảo hán đã bảy mươi làm sao theo từng bậc Vạn Lý Trường Thành mà lên trời xanh được? Đành ngồi đưa mắt vong veo theo tường thành. Ngẫm: Tường thành này khởi từ Tần Thủy Hoàng qua suốt thời Mao Trạch Đông cho đến tận thời nay và còn lâu mãi, người Trung Hoa vẫn xây và vẫn dưỡng. Bảo rằng trường thành này xây là để chống các rợ lân bang. Các Trẫm xưa thì bảo là chống, các Trẫm sau này ngôn từ hơn thì bảo là vệ quốc, bảo là non sông thu về một mối. Xưa kia, tường thành là biên giới, ngoài thành là các rợ man di. Rợ man ri nay còn đâu dù tường thành còn đó, còn nhìn thấy ngoài vũ trụ, còn là di tích hành hương tham quan. Gió dọc tường thành u âm như đáp: rợ ri xưa ấy đã hóa thân vào một Trung Hoa bây giờ.
Tương truyền: Tần Vương sai người đi khắp bốn phương để tìm thuốc tràng sinh bất tử, để trường thọ ngàn năm, để không chỉ nuôi mộng xây Vạn Lý Trưởng Thành trên đất mà còn xây Vạn Lý Trường Thành trên biển, gọi tên là Đường Lưỡi Bò, để thu gom bốn biển về một Trung Hoa. Đó là tham vọng của Tần Vương. Thuốc trường sinh Trời không ban. Tần Vương chết chôn trong lăng tẩm với đàn thê thiếp còn sống, với nhà vàng, cung điện (tẩm) với ngàn vạn binh mã gốm, để không chết, để truyền lại cho con cháu mai hậu cái mộng bá vương thiên hạ. Trường thành nhìn phiên bản mình được dịch biến thành bản đồ “Đường Lưỡi Bò”, bất chấp sự thật lịch sử và pháp lý quốc tế, ồn ào công bố, bỗng như thấy Tần Vương ha hả cười, cười rung chuyển tường thành, ngàn triệu oan hồn dưới chân thành thức dậy trợn mắt, nghiến răng: Cớ sao dân lành đã chết ngàn năm mà hồn Tần Vương trời chưa cho siêu thoát?
4. Đúng lịch trình thì đến Bắc Kinh khoảng sáu giờ tối, cứ coi như khoảng là chính xác, vì các chuyến bay nội địa ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, trễ một giờ coi như là đúng giờ, nhưng chuyến bay hôm nay trễ những hơn bốn tiếng, tức là tới sân bay Bắc Kinh kim đồng hồ đã chỉ gần 11 giờ đêm.Lý do trễ: Bắc Kinh mưa lớn, có sét. Đến Bắc Kinh, mặt đường còn loang nước và mặt người Bắc Kinh hớn hở như cười, bởi lâu lắm, Bắc Kinh mới được cơn mưa ngọt ngào như cơn mưa chiều nay. Bảo rằng: Xưa kia, các Trẫm mỗi năm lại tắm gội chay tịnh rồi lên Thiên Đàn cầu Trời xin mưa thuận gió hòa. Năm nào cũng cầu, Trẫm nào cũng cầu, nhưng Bắc Kinh vẫn khô hạn, vẫn thèm mưa. Được một trận mưa đã như trận mưa chiều nay chắc hẳn người Bắc Kinh hả dạ mát lòng lắm, nên các khách trễ máy bay cũng hớn hở theo mà chào Bắc Kinh quên mệt đói.
Bắc Kinh ít mưa nên thèm mưa,thèm
nước? Nước là thủy, thủy trong ngũ hành có 6 nguồn: Bắc Kinh xa biển kể như xa
Đại Hải Thủy, Bắc Kinh không có sông kể như không có Giang Hà Thủy, Trường Lưu
Thủy, Bắc Kinh ít mưa kể như Thiên Hà Thủy nhược, chỉ còn hai nguồn Đại Khê
thủy và Tuyền Trung thủy, nguồn nước cấp chủ yếu của Bắc Kinh là đóng
giếng lấy nước ngầm, vì thế nước (máy) ở Bắc Kinh, mùa hè lạnh (buốt) và mùa
đông ấm (giá) là vậy.
|Chẳng biết có phải vì ít nước nên người Giang Bắc “khô” hơn người Giang Nam? Một dòng chảy dài gọi là Trường Giang chảy ngang, phân đôi đai lục Trung Hoa thành hai miền Nam Bắc, bên này sông là Giang Bắc, bên kia sông là Giang Nam. Bảo rằng, xưa kia Trung Hoa đại lục hay bị người phương Bắc (Mông, Mãn) xâm lược và đô hộ, vì bởi người phương Bắc hùng mạnh do cưỡi ngựa như lốc cuốn và gươm tên trên lưng ngựa như thiên thần, nên người Trung Hoa kề cả các Trẫm và Hậu thượng sách là chạy giặc, vượt qua được Trường Giang kể như là thoát hiểm và lại tọa Nam mà xưng đế. Nước Trung Hoa đã có Bắc Kinh còn có Nam Kinh là vậy.
Lịch sử Trung Hoa,sau nhà Tống là nhà Nguyên, sau nhà Nguyên là nhà Minh, sau nhà Minh là nhà Thanh,người Trung Quốc tự luận nhà nào dù là Mông hay Mãn, sau rốt cũng là người Trung Hoa, một dạng biệt xâm lược để rồi được đồng hóa thành người bản xứ, vĩ đại thay !
Lạy tạ các anh hùng dân tộc của nước Đại Việt Lạc Hồng ta: Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn trải bao phen đánh Tống, phá Minh, dẹp Nguyên, cự Thanh để giang sơn Việt vẫn ngàn năm Đại Việt.
|Chẳng biết có phải vì ít nước nên người Giang Bắc “khô” hơn người Giang Nam? Một dòng chảy dài gọi là Trường Giang chảy ngang, phân đôi đai lục Trung Hoa thành hai miền Nam Bắc, bên này sông là Giang Bắc, bên kia sông là Giang Nam. Bảo rằng, xưa kia Trung Hoa đại lục hay bị người phương Bắc (Mông, Mãn) xâm lược và đô hộ, vì bởi người phương Bắc hùng mạnh do cưỡi ngựa như lốc cuốn và gươm tên trên lưng ngựa như thiên thần, nên người Trung Hoa kề cả các Trẫm và Hậu thượng sách là chạy giặc, vượt qua được Trường Giang kể như là thoát hiểm và lại tọa Nam mà xưng đế. Nước Trung Hoa đã có Bắc Kinh còn có Nam Kinh là vậy.
Lịch sử Trung Hoa,sau nhà Tống là nhà Nguyên, sau nhà Nguyên là nhà Minh, sau nhà Minh là nhà Thanh,người Trung Quốc tự luận nhà nào dù là Mông hay Mãn, sau rốt cũng là người Trung Hoa, một dạng biệt xâm lược để rồi được đồng hóa thành người bản xứ, vĩ đại thay !
Lạy tạ các anh hùng dân tộc của nước Đại Việt Lạc Hồng ta: Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn trải bao phen đánh Tống, phá Minh, dẹp Nguyên, cự Thanh để giang sơn Việt vẫn ngàn năm Đại Việt.
Nguyễn Nguyên Bảy / Mời đọc tiếp bài 11/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét