NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHÉMGIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
CHÉMGIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
Sách
dày 240 trang, khổ 20x20, bìa carton in 4 mầu, giấy Ford indo trắng,
gồm tập hợp 33 bài chém gió xanh/đỏ/tím/ vàng của bút nhân Nguyễn Nguyên
Bảy, chủ trang vandan BNN, đã..đã có mặt tại gia, và sẽ là món quà
nhỏ/ thân/yêu tặng bầu bạn trước thềm Tết năm Mùi Ất..2015
Bài 13.Thơ Luận Dịch
BẢY BÀI THƠ CON CÓC
Bài 13.Thơ Luận Dịch
BẢY BÀI THƠ CON CÓC
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đấy
Con cóc nhảy đi../ Dân gian/
Thơ Luận Dịch
BẢY BÀI THƠ CON CÓC
NNB: Một sáng
tháng sáu, thể dục ngoài vườn, được cỏ hoa sang tai bốn đoạn văn vần, chép lại,
đặt tựa là Bài Thơ Con Cóc 1,2,3,4.
Cuối tháng Bảy,cùng năm 2014, ba Bài Thơ Con Cóc tiếp theo sang tai được dưới Underground/ Seattle W. USA ( Bảo tàng dưới đất, hiện khí của nhiều trăm năm trước còn được giữ lại, tàng ẩn linh thiêng).
Bảy bài thơ con cóc này chép theo ma trận kinh dịch, xin chia sẻ giải mã cùng bầu bạn quan tâm dịch học nghiệm đời. Dưới đây là nguyên văn bảy bài thơ con cóc và pháp giải mã của bạn thơ Hạt Cát, kính trình làng thơ.
BÀI THƠ CON CÓC 1
Thi nhân thả hồn bờ ao/ Hái cỏ đất, nắng trời đan mặt nước/ Con Cóc trong hang..
Thi nhân vớt nắng vừa ngâm nước/ Đội lên đầu thấy mình cao von/ ( Con cóc trong hang) Con Cóc nhảy ra...
Thi nhân hái đôi bóng cỏ lung linh mặt ao /Khoác vai làm súng chờ đũa nhạc trưởng.../ (Con cóc nhảy ra) Con cóc ngồi đó...
Mặt ao rùng rùng âm thanh / Trống nắng chiêng cỏ Sát Thát trùng trùng / (Con cóc ngồi đó) Con Cóc nhảy đi..
BÀI THƠ CON CÓC, 2
Con Cóc trong hang/ Nghiến răng nhìn ra bờ ao nghe Ong nỉ non / Điệu vần can qua lạy trời cao đất thấp..
Con Cóc nhảy ra, nghiến răng ken két/ Đem " Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng"(*) ra bể Đông hát mà đuổi giặc?
Con Cóc ngồi đó, đức tin đá vàng/ Nỉ non không chém được Nghị, được Thăng (**)/ Nỉ non không rửa được nhục Tắc, nhục Thống..(***)
Ong tỉnh nỉ non, ong lượn, ong bay/ Con Cóc nhảy đi, dặn lại: /Sống chết giữ lấy Tổ Ong, Hang Cóc../ Cóc đi../Cóc đi.. gõ trống lệnh Trời/
(*) Thơ Chế Lan Viên/
(**) Tôn Sĩ Nghị, Liễu Thăng những tướng Tầu bị chết chém khi xâm lược VN
(***) Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống những vua VN bán nước
BÀI THƠ CON CÓC, 3
Con Cóc trong hang/ Nghe vén váy mõ bờ ao chiềng làng chiềng chạ:/ Giặc rắn rết làng bên đã tràn lên bến làng ta/ Giáo mác súng đòn vàng lụa../ Kíp mau cứu lụt gốc đa sân đình
Con Cóc nhảy ra,/ Nương Nước đâu sao không ban lệnh cài then trời?/ Sao không đội vú cao đê yếm?/ Nương Nước á khẩu rồi !/ Á khẩu thật rồi ư?
Con Cóc ngồi đó../ Thấy mắt Nương Nước cười lội ra bến giặc/ Nhưng chân chưa cất nổi sợi cội làng.. / Nương Nước ơi, bè chuối bè tre, thuyền khoai thuyền sắn/ Trùng trùng Sơn Tinh..hội gốc đa sân đình chống giặc
Con cóc nhảy đi, Con Cóc nhảy đi../ (thực ra là con Cóc đến) gốc đa sân đình/ Chung sức cứu lụt dù chỉ bằng bài thơ con Cóc..
Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Để hiểu ý tứ văn thơ Nguyễn Nguyên Bảy... tôi bèn moi mọi thứ có trong đầu. Anh là người câu chữ chất chồng, ngôn từ cuồn cuộn... bỗng dưng sao lại lặp đi lặp lại mấy câu thơ Con Cóc ?
Vừa có ý tò mò, vừa thử làm một việc khiên cưỡng nghiên/xét: tôi bèn bê thơ anh đưa vào Dịch quái mà đọc, với hy vọng... may ra mà hiểu được?!
Vốn bướng bỉnh từ ngày cha đẻ mẹ sinh... Tôi lần mò đọc đi đọc lại bốn bài thơ con cóc của Anh, đọc như một thày bói mù xem voi...
Lẳng lặng đọc, lẳng lặng ngẫm nghĩ. lẳng lặng về... lẳng lẳng nhắm mắt tư duy, bỗng phì cười...
Phì cười nhớ đến cách xếp hai quẻ “càn khôn” Càn trên - Khôn dưới: nghịch hướng trời thì là Thiên Địa bĩ. Khôn trên - Càn dưới, thuận hướng đất lại là Địa Thiên thái. Thế là tôi mang thơ anh ra mắm môi mắm lợi ghép vào Dịch. Tôi chỉ có một chút kiến thức Kinh Dịch mỏng dính, hiểu biết mờ hồ, tôi vẫn hì hụi bê Bài Thơ Con Cóc 1 của anh xếp vào đấy...để cho mình đọc, để cho mình hiểu...
BÀI THƠ CON CÓC 1
Thi nhân thả hồn bờ ao/ Hái cỏ đất, nắng trời đan mặt nước/ Con Cóc trong hang...
Thi nhân vớt nắng vừa ngâm nước/ Đội lên đầu thấy mình cao von/ ( Con cóc trong hang) Con Cóc nhảy ra...
Thi nhân hái đôi bóng cỏ lung linh mặt ao /Khoác vai làm súng chờ đũa nhạc trưởng.../ (Con cóc nhảy ra) Con cóc ngồi đó...
Mặt ao rùng rùng âm thanh / Trống nắng chiêng cỏ Sát Thát trùng trùng / (Con cóc ngồi đó) Con Cóc nhảy đi..
Tôi đem cái đoạn đầu có thi nhân mơ màng... đang tự tan mình với mênh mông yên ắng với con cóc trong hang ( tĩnh ) làm hào âm, lại tiếp Thi nhân vẫn bồng bềnh trong không gian trong veo nhặt nắng, nhặt gió kê mình cao ngang nóc giời vẫn chỉ thấy con cóc trong hang ( tĩnh ) Lại là hào âm nữa. Bỗng thấy tâm hảo hán " động lòng bốn phương", quơ một nhát vớ được cái gì đó làm võ khí hộ thân, hộ quốc... nhún chân nhảy chắc lên đường. Con cóc nhảy ra (động – dương) .Ra rồi, quyết chí lên đường, gươm đàn cả một gánh, vê ngược râu: Lại con cóc nhảy ra, dương chả biết đi về hướng nào. Thi nhân ngơ ngác nhìn lên nhìn xuống, ngó trái ngó phải... rồi thừ người : Con cóc ngồi đó, tĩnh : âm. Hình như sấm động bốn bề, mặt ao váng xô nghiêng dạt ngửa... rồi bèo lại khép kín, nước lại ắng chìm... ao tù lại bị ép yên phận nước đọng: Con cóc ngồi đó : lại tĩnh, âm. Nhưng gió cuốn bốn bề tung lên, ao nước ngầm nối dòng mương máng... mương máng xuôi theo dòng cuồn cuộn trôi xuôi.... Con cóc nhảy đi : động - dương
Vậy là tôi được Quẻ số 17: Trạch Lôi Tùy (隨 - suí)
Quẻ Tùy chỉ thời vận tốt, nhưng phải theo thời mà hành động thì mới thắng lợi. Theo thời nhưng phải giữ được trung chính, lắng nghe tiếng nói mọi người thì hành động mới hanh thông, trên dưới mới đồng lòng. Không tiếp thu ý kiến mọi người thì thất bại. Vì vậy còn phải kiên nhẫn chờ đợi, không thể nóng nẩy, vội vàng. là quẻ thứ 17 trong Kinh Dịch. Quẻ Tùy được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (震 zhen 4) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☱ ( 兌 dui 4) Đoài hay Đầm (澤).
Giải nghĩa: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Nguyễn Hiến Lê viết:
Tùy là theo.
Thoán từ
隨: 元, 亨, 利, 貞, 无咎.
Tùy: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vô cữu.
Dịch: Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.
Giảng: Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ “vô cữu” (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là “đức” (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi. Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để “Tùy” có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa. Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hỉ tai!)
Tôi viết bài này cốt để thỏa tính ngẫm suy của mình... Thế nhưng: sau khi luận ghép với thế thời... lại thấy thật đúng, thật tài tình.
BÀI THƠ CON CÓC 4
Con Cóc trong hang, thủng thẳng/ Này rắn rết làng bên, áo nắng làng các ngươi đã phủ đầy bụi khói/ Gió tự do bị cùm xích khẩu tra (trang)/ Sao còn hung hăng múa búa liềm can qua ?
Con Cóc nhảy ra / Ao làng ta mùa này đua hoa cho gió dậy thì/ Đồng lúa vàng phơi lúa nắng/
Nắng thơm bồng bềnh trải lụa hoan ca.../
Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ/ Trỗi dậy hòa bình sao không giặt áo cho nắng?/ Sao không trả tự do cho gió vốn tự do / Cớ chi trỗi dậy hòa bình bằng lửa đạn? /
(Nhím cười) Này rắn rết làng bên, chưa biết bảo cho mà biết/ Đừng tưởng nắng gió làng ta hiền hòa mà ngon xâm lược/ Sông đã có Bạch Đằng non đã có Chi Lăng.../ (Nghiến răng) Con cóc nhảy đi..
Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Nếu theo thứ tự câu thơ từ trên xuống dưới. Bắt đầu bằng: Con Cóc trong hang, thủng thẳng với một loạt động thái phủ đầy, cùm xích, một loạt hành động cứng chết tĩnh: xin cho đó là hào âm.
Con Cóc nhảy ra với đua hoa cho gió dậy thì, với đồng lúa vàng phơi nắng , bồng bềnh trải lụa hoan ca đều là động cả thì phải xem đó là hào dương. Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ/ Một hành động tĩnh : hào âm.
Tiếp /(Nhím cười). (Nghiến răng) và Con cóc nhảy đi... là ba động thái động, nên đặt thành hào dương cả.
Thế là theo thứ tự câu của bài thơ, ta có quẻ Thủy trên/ Thiên dưới là quẻ Thủy/Thiên Nhu
Chữ Nhu này [ 需 ] là chữ nhu trong “nhu yếu phẩm”, những thứ cần thiết, tức thức ăn. Tự quái truyện giảng như vậy.
Nhưng Thoán Từ thì lại giải thích là: Nhu đây còn có nghĩa nữa là chờ đợi, và theo cái tượng của quẻ thì phải hiểu là chờ đợi.
Thoán từ :
需: 有 孚, 光 亨, 貞, 吉 . 利 涉 大 川 .
Nhu: Hữu phu, quang hanh, trinh, cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Chờ đợi: có lòng thành thực tin tưởng, sáng sủa, hanh thông, giữ vững điều chính thì tốt.
“Dù gặp việc hiểm như qua sông cũng sẽ thành công.
Giảng: Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.
Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5 dương, ở vị chí tôn (ở quẻ này nên hiểu là ngôi của trời – theo Thoán truyện) mà lại trung, chính; cho nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông; miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được mà thành công.
Đại tượng truyện giải thích cũng đại khái như vậy: dưới là Càn, trời, trên là Khảm, mây (Khảm còn có nghĩa là mây); có cái tượng mây đã bao kín bầu trời, thế nào cũng mưa; cứ “ăn uống yến lạc” (ẩm thực yến lạc) yên vui di dưỡng thể xác và tâm chí mà đợi lúc mưa đổ.
Lật quẻ, ta được quẻ :
Thiên trên/THủy dưới là quẻ Tụng.
Trên là Càn (trời), dưới là Khảm (nước) ngược với quẻ Thủy/Thiên Nhu.
Bài thơ dồn dập ba hành động: từ Nhím cười - Nghiến răng đến Con cóc nhảy đi nằm trong khổ cuối. Cái cuối cùng bao giờ cũng là khởi đầu cho biến mới. đặt Càn ( ba hào dương ) làm ngoại quái.
Ba khổ trên khoan hòa hơn... chậm rãi hơn thành quả Khảm xếp làm nội quái.
Bài thơ Con Cóc 4 - quẻ Tụng
(có nghĩa là kiện cáo)
Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giữ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành, nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì có lợi; nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không lợi.
(Quẻ này răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo).
Tự quái truyện đã cho Nhu là ăn uống, cho nên giảng rằng vì (vấn đề) ăn uống mà người ta sinh ra tranh nhau, rồi kiện nhau, cho nên sau quẻ Nhu là quẻ Tụng (có nghĩa là kiện cáo)
Thoán từ:
訟 . 有 孚 , 窒, 惕 . 中 吉 . 終 凶 . 利 見 大 人 . 不 利 涉 大 川.
Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung
Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu gỡ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ này có thể giảng: người trên ( quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới,mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.
Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu.
Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.
Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng đi lên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Và Đại tượng truyện khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.
Quẻ tụng này ý nghĩa các hào rất nhất trí, sáng sủa.
Trước sau chỉ là răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo: hào 3 không kiện với ai, tốt; hào 2 muốn kiện mà sau thôi không kiện, cũng tốt; hào 1 bị kiện thì nên nhường nhịn một chút, rốt cuộc sẽ tốt, duy có hào 6 bằng kiện tới cùng thì d
có thắng, cũng hóa xấu.
Còn hào 5 diễn cái ý: có một Tòa án công minh thì phục cho dân biết bao.Tóm tắt ý nghĩa: Kiện cáo. Đừng ham kiện. Việc hình pháp nên công minh
BÀI THƠ CON CÓC, 5
Con Cóc trong hang, sang tai thiên cơ (1)/ Sói giả rồng tru trăng vồ chim lạc/ Chim lạc hóa gióng hý ngựa sắt/ Thiên thư định phận giang san/ Thách thức oán thù truyền kiếp
Thiên cơ bất khả lộ, thiên cơ bay đi/ Con Cóc nhảy ra..nghiến răng bay theo lạy/ Thiên cơ thương tình sang tai mang mang/ Tiền Hậu tam thập niên can qua/ Thập niên quả báo..(2)
Con cóc ngồi đó..Áp bụng vào đất/ Khí âm dương nóng khắp thân mình/ 360 huyệt đạo khai thông (3)/ Nhịp chu kỳ cóc nghiến răng ken két..(4)
Tam thập niên tiền-hậu can qua. Thập niên báo ứng/ Con Cóc nhảy đi..(Nghiến răng,nghiến răng,nghiến rằng mà gào)/ Bớ ao chuôm tổ hang giềng xóm, bớ..quê hương..bớ../ Xin nghe tiếng nghiến răng tôi.
Chú thích theo dịch học:
(1) Thiên Cơ = máy trời.
(2) Trước/sau 30 năm lại họa binh đao.
Sau 10 năm họa binh đao là năm quả báo.
(3) Là đạo, là một thể, là toàn cục.
Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy có làm BẢY bài thơ Con Cóc: Bốn Bài vào tháng 6 -- thời kỳ nước sôi lửa bỏng của Biển Việt Nam và Ba bàì vào cuối tháng 7 ( sau khi Trung Quốc rút Giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển nước ta). Tôi đã đọc Những bài thơ Con Cóc của Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy theo kiểu của riêng tôi , và cũng lý giải nó theo kiểu của mình... Thử đọc những điều đằng sau con chữ, một điều gì đó hiện rõ trong tôi, liên quan đến quê hương đất nước thân yêu của tôi và vận mệnh của nó! Bốn bài thơ đầu đã phác hoạ cái thế “Kẹt” thương đau của quê hương xứ sở tôi mấy ngàn năm qua và lúc bấy giờ. Nhưng rồi: Ba bài thơ con cóc 5,6,7 thấy thế sự hình như không còn bi đát như trước nữa. Có một cái gì đó thay đổi về Tinh và Thần, và cả thế lực và cơ hội nữa.
Bây giờ. Tình hình nguy cấp Cóc không còn” ung dung dáng thi nhân” ( từ của tác giả). Mà ngay từ đầu bài thơ Con Cóc 5 : Tất cả mọi động thái ngập tràn là Âm, là tiếng động, tiếng nghiến răng... nghiến răng căm phẫn đòi hỏi công bằng đạo lý, đòi hỏi bốn phương tám hướng, trong ngoài... phải biểu lộ thái độ. Tiếng nghiến răng rợn người kinh sợ thánh thần, ma quỷ. Âm thanh dồn dập, âm thanh rối rít, âm thanh chát chúa, chói tai. “Sói tru trăng / Chim lạc hí ngựa sắt/ Cóc nghiến răng, nghiến răng ken két/ Cóc không một mình mà bay theo, lạy Thiên cơ… đòi hỏi sự kết thúc công bằng theo luật lẽ tự nhiên
Rồi dù Thiên cơ có sang tai
“Tiền/ Hậu tam thập niên can qua
Thập niên quả báo..(2)"
Cóc vẫn “Nhịp chu kỳ cóc nghiến răng ken két”
Và sự căm phẫn càng dâng trào,
Cóc vẫn "(Nghiến răng,nghiến răng,nghiến răng mà gào)"
"Bớ ao chuôm tổ hang giềng xóm, bớ..quê hương..bớ..
Xin nghe tiếng nghiến răng tôi."
Bốn bề… chỉ có sấm sét và Thiên cơ. Tiếng nghiến răng ken két của Cóc và tiếng gào… gào Vô Vọng. Ta thấy hiện ra quẻ Thiên/ Lôi Vô Vọng, từ Âm, từ Hình...
Trong quẻ này: Quẻ Thể: là tiếng nghiến răng của Cóc ( Quẻ Lôi ) và dụng là Thiên cơ ( quẻ Càn)
Quỳ khấn xin thì được phán:
“Thể nhược, dụng bất cường hộ” ( Tạm hiểu: Thể yếu, sấm chớp nhì nhằng - Dụng (Trời ) khó thể giúp mạnh hơn được)
Cuối tháng Bảy,cùng năm 2014, ba Bài Thơ Con Cóc tiếp theo sang tai được dưới Underground/ Seattle W. USA ( Bảo tàng dưới đất, hiện khí của nhiều trăm năm trước còn được giữ lại, tàng ẩn linh thiêng).
Bảy bài thơ con cóc này chép theo ma trận kinh dịch, xin chia sẻ giải mã cùng bầu bạn quan tâm dịch học nghiệm đời. Dưới đây là nguyên văn bảy bài thơ con cóc và pháp giải mã của bạn thơ Hạt Cát, kính trình làng thơ.
BÀI THƠ CON CÓC 1
Thi nhân thả hồn bờ ao/ Hái cỏ đất, nắng trời đan mặt nước/ Con Cóc trong hang..
Thi nhân vớt nắng vừa ngâm nước/ Đội lên đầu thấy mình cao von/ ( Con cóc trong hang) Con Cóc nhảy ra...
Thi nhân hái đôi bóng cỏ lung linh mặt ao /Khoác vai làm súng chờ đũa nhạc trưởng.../ (Con cóc nhảy ra) Con cóc ngồi đó...
Mặt ao rùng rùng âm thanh / Trống nắng chiêng cỏ Sát Thát trùng trùng / (Con cóc ngồi đó) Con Cóc nhảy đi..
BÀI THƠ CON CÓC, 2
Con Cóc trong hang/ Nghiến răng nhìn ra bờ ao nghe Ong nỉ non / Điệu vần can qua lạy trời cao đất thấp..
Con Cóc nhảy ra, nghiến răng ken két/ Đem " Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng"(*) ra bể Đông hát mà đuổi giặc?
Con Cóc ngồi đó, đức tin đá vàng/ Nỉ non không chém được Nghị, được Thăng (**)/ Nỉ non không rửa được nhục Tắc, nhục Thống..(***)
Ong tỉnh nỉ non, ong lượn, ong bay/ Con Cóc nhảy đi, dặn lại: /Sống chết giữ lấy Tổ Ong, Hang Cóc../ Cóc đi../Cóc đi.. gõ trống lệnh Trời/
(*) Thơ Chế Lan Viên/
(**) Tôn Sĩ Nghị, Liễu Thăng những tướng Tầu bị chết chém khi xâm lược VN
(***) Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống những vua VN bán nước
BÀI THƠ CON CÓC, 3
Con Cóc trong hang/ Nghe vén váy mõ bờ ao chiềng làng chiềng chạ:/ Giặc rắn rết làng bên đã tràn lên bến làng ta/ Giáo mác súng đòn vàng lụa../ Kíp mau cứu lụt gốc đa sân đình
Con Cóc nhảy ra,/ Nương Nước đâu sao không ban lệnh cài then trời?/ Sao không đội vú cao đê yếm?/ Nương Nước á khẩu rồi !/ Á khẩu thật rồi ư?
Con Cóc ngồi đó../ Thấy mắt Nương Nước cười lội ra bến giặc/ Nhưng chân chưa cất nổi sợi cội làng.. / Nương Nước ơi, bè chuối bè tre, thuyền khoai thuyền sắn/ Trùng trùng Sơn Tinh..hội gốc đa sân đình chống giặc
Con cóc nhảy đi, Con Cóc nhảy đi../ (thực ra là con Cóc đến) gốc đa sân đình/ Chung sức cứu lụt dù chỉ bằng bài thơ con Cóc..
Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Để hiểu ý tứ văn thơ Nguyễn Nguyên Bảy... tôi bèn moi mọi thứ có trong đầu. Anh là người câu chữ chất chồng, ngôn từ cuồn cuộn... bỗng dưng sao lại lặp đi lặp lại mấy câu thơ Con Cóc ?
Vừa có ý tò mò, vừa thử làm một việc khiên cưỡng nghiên/xét: tôi bèn bê thơ anh đưa vào Dịch quái mà đọc, với hy vọng... may ra mà hiểu được?!
Vốn bướng bỉnh từ ngày cha đẻ mẹ sinh... Tôi lần mò đọc đi đọc lại bốn bài thơ con cóc của Anh, đọc như một thày bói mù xem voi...
Lẳng lặng đọc, lẳng lặng ngẫm nghĩ. lẳng lặng về... lẳng lẳng nhắm mắt tư duy, bỗng phì cười...
Phì cười nhớ đến cách xếp hai quẻ “càn khôn” Càn trên - Khôn dưới: nghịch hướng trời thì là Thiên Địa bĩ. Khôn trên - Càn dưới, thuận hướng đất lại là Địa Thiên thái. Thế là tôi mang thơ anh ra mắm môi mắm lợi ghép vào Dịch. Tôi chỉ có một chút kiến thức Kinh Dịch mỏng dính, hiểu biết mờ hồ, tôi vẫn hì hụi bê Bài Thơ Con Cóc 1 của anh xếp vào đấy...để cho mình đọc, để cho mình hiểu...
BÀI THƠ CON CÓC 1
Thi nhân thả hồn bờ ao/ Hái cỏ đất, nắng trời đan mặt nước/ Con Cóc trong hang...
Thi nhân vớt nắng vừa ngâm nước/ Đội lên đầu thấy mình cao von/ ( Con cóc trong hang) Con Cóc nhảy ra...
Thi nhân hái đôi bóng cỏ lung linh mặt ao /Khoác vai làm súng chờ đũa nhạc trưởng.../ (Con cóc nhảy ra) Con cóc ngồi đó...
Mặt ao rùng rùng âm thanh / Trống nắng chiêng cỏ Sát Thát trùng trùng / (Con cóc ngồi đó) Con Cóc nhảy đi..
Tôi đem cái đoạn đầu có thi nhân mơ màng... đang tự tan mình với mênh mông yên ắng với con cóc trong hang ( tĩnh ) làm hào âm, lại tiếp Thi nhân vẫn bồng bềnh trong không gian trong veo nhặt nắng, nhặt gió kê mình cao ngang nóc giời vẫn chỉ thấy con cóc trong hang ( tĩnh ) Lại là hào âm nữa. Bỗng thấy tâm hảo hán " động lòng bốn phương", quơ một nhát vớ được cái gì đó làm võ khí hộ thân, hộ quốc... nhún chân nhảy chắc lên đường. Con cóc nhảy ra (động – dương) .Ra rồi, quyết chí lên đường, gươm đàn cả một gánh, vê ngược râu: Lại con cóc nhảy ra, dương chả biết đi về hướng nào. Thi nhân ngơ ngác nhìn lên nhìn xuống, ngó trái ngó phải... rồi thừ người : Con cóc ngồi đó, tĩnh : âm. Hình như sấm động bốn bề, mặt ao váng xô nghiêng dạt ngửa... rồi bèo lại khép kín, nước lại ắng chìm... ao tù lại bị ép yên phận nước đọng: Con cóc ngồi đó : lại tĩnh, âm. Nhưng gió cuốn bốn bề tung lên, ao nước ngầm nối dòng mương máng... mương máng xuôi theo dòng cuồn cuộn trôi xuôi.... Con cóc nhảy đi : động - dương
Vậy là tôi được Quẻ số 17: Trạch Lôi Tùy (隨 - suí)
Quẻ Tùy chỉ thời vận tốt, nhưng phải theo thời mà hành động thì mới thắng lợi. Theo thời nhưng phải giữ được trung chính, lắng nghe tiếng nói mọi người thì hành động mới hanh thông, trên dưới mới đồng lòng. Không tiếp thu ý kiến mọi người thì thất bại. Vì vậy còn phải kiên nhẫn chờ đợi, không thể nóng nẩy, vội vàng. là quẻ thứ 17 trong Kinh Dịch. Quẻ Tùy được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (震 zhen 4) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☱ ( 兌 dui 4) Đoài hay Đầm (澤).
Giải nghĩa: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Nguyễn Hiến Lê viết:
Tùy là theo.
Thoán từ
隨: 元, 亨, 利, 貞, 无咎.
Tùy: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vô cữu.
Dịch: Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.
Giảng: Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ “vô cữu” (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là “đức” (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi. Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để “Tùy” có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa. Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hỉ tai!)
Tôi viết bài này cốt để thỏa tính ngẫm suy của mình... Thế nhưng: sau khi luận ghép với thế thời... lại thấy thật đúng, thật tài tình.
BÀI THƠ CON CÓC 4
Con Cóc trong hang, thủng thẳng/ Này rắn rết làng bên, áo nắng làng các ngươi đã phủ đầy bụi khói/ Gió tự do bị cùm xích khẩu tra (trang)/ Sao còn hung hăng múa búa liềm can qua ?
Con Cóc nhảy ra / Ao làng ta mùa này đua hoa cho gió dậy thì/ Đồng lúa vàng phơi lúa nắng/
Nắng thơm bồng bềnh trải lụa hoan ca.../
Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ/ Trỗi dậy hòa bình sao không giặt áo cho nắng?/ Sao không trả tự do cho gió vốn tự do / Cớ chi trỗi dậy hòa bình bằng lửa đạn? /
(Nhím cười) Này rắn rết làng bên, chưa biết bảo cho mà biết/ Đừng tưởng nắng gió làng ta hiền hòa mà ngon xâm lược/ Sông đã có Bạch Đằng non đã có Chi Lăng.../ (Nghiến răng) Con cóc nhảy đi..
Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Nếu theo thứ tự câu thơ từ trên xuống dưới. Bắt đầu bằng: Con Cóc trong hang, thủng thẳng với một loạt động thái phủ đầy, cùm xích, một loạt hành động cứng chết tĩnh: xin cho đó là hào âm.
Con Cóc nhảy ra với đua hoa cho gió dậy thì, với đồng lúa vàng phơi nắng , bồng bềnh trải lụa hoan ca đều là động cả thì phải xem đó là hào dương. Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ/ Một hành động tĩnh : hào âm.
Tiếp /(Nhím cười). (Nghiến răng) và Con cóc nhảy đi... là ba động thái động, nên đặt thành hào dương cả.
Thế là theo thứ tự câu của bài thơ, ta có quẻ Thủy trên/ Thiên dưới là quẻ Thủy/Thiên Nhu
Chữ Nhu này [ 需 ] là chữ nhu trong “nhu yếu phẩm”, những thứ cần thiết, tức thức ăn. Tự quái truyện giảng như vậy.
Nhưng Thoán Từ thì lại giải thích là: Nhu đây còn có nghĩa nữa là chờ đợi, và theo cái tượng của quẻ thì phải hiểu là chờ đợi.
Thoán từ :
需: 有 孚, 光 亨, 貞, 吉 . 利 涉 大 川 .
Nhu: Hữu phu, quang hanh, trinh, cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Chờ đợi: có lòng thành thực tin tưởng, sáng sủa, hanh thông, giữ vững điều chính thì tốt.
“Dù gặp việc hiểm như qua sông cũng sẽ thành công.
Giảng: Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.
Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5 dương, ở vị chí tôn (ở quẻ này nên hiểu là ngôi của trời – theo Thoán truyện) mà lại trung, chính; cho nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông; miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được mà thành công.
Đại tượng truyện giải thích cũng đại khái như vậy: dưới là Càn, trời, trên là Khảm, mây (Khảm còn có nghĩa là mây); có cái tượng mây đã bao kín bầu trời, thế nào cũng mưa; cứ “ăn uống yến lạc” (ẩm thực yến lạc) yên vui di dưỡng thể xác và tâm chí mà đợi lúc mưa đổ.
Lật quẻ, ta được quẻ :
Thiên trên/THủy dưới là quẻ Tụng.
Trên là Càn (trời), dưới là Khảm (nước) ngược với quẻ Thủy/Thiên Nhu.
Bài thơ dồn dập ba hành động: từ Nhím cười - Nghiến răng đến Con cóc nhảy đi nằm trong khổ cuối. Cái cuối cùng bao giờ cũng là khởi đầu cho biến mới. đặt Càn ( ba hào dương ) làm ngoại quái.
Ba khổ trên khoan hòa hơn... chậm rãi hơn thành quả Khảm xếp làm nội quái.
Bài thơ Con Cóc 4 - quẻ Tụng
(có nghĩa là kiện cáo)
Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giữ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành, nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì có lợi; nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không lợi.
(Quẻ này răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo).
Tự quái truyện đã cho Nhu là ăn uống, cho nên giảng rằng vì (vấn đề) ăn uống mà người ta sinh ra tranh nhau, rồi kiện nhau, cho nên sau quẻ Nhu là quẻ Tụng (có nghĩa là kiện cáo)
Thoán từ:
訟 . 有 孚 , 窒, 惕 . 中 吉 . 終 凶 . 利 見 大 人 . 不 利 涉 大 川.
Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung
Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu gỡ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ này có thể giảng: người trên ( quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới,mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.
Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu.
Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.
Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng đi lên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Và Đại tượng truyện khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.
Quẻ tụng này ý nghĩa các hào rất nhất trí, sáng sủa.
Trước sau chỉ là răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo: hào 3 không kiện với ai, tốt; hào 2 muốn kiện mà sau thôi không kiện, cũng tốt; hào 1 bị kiện thì nên nhường nhịn một chút, rốt cuộc sẽ tốt, duy có hào 6 bằng kiện tới cùng thì d
có thắng, cũng hóa xấu.
Còn hào 5 diễn cái ý: có một Tòa án công minh thì phục cho dân biết bao.Tóm tắt ý nghĩa: Kiện cáo. Đừng ham kiện. Việc hình pháp nên công minh
BÀI THƠ CON CÓC, 5
Con Cóc trong hang, sang tai thiên cơ (1)/ Sói giả rồng tru trăng vồ chim lạc/ Chim lạc hóa gióng hý ngựa sắt/ Thiên thư định phận giang san/ Thách thức oán thù truyền kiếp
Thiên cơ bất khả lộ, thiên cơ bay đi/ Con Cóc nhảy ra..nghiến răng bay theo lạy/ Thiên cơ thương tình sang tai mang mang/ Tiền Hậu tam thập niên can qua/ Thập niên quả báo..(2)
Con cóc ngồi đó..Áp bụng vào đất/ Khí âm dương nóng khắp thân mình/ 360 huyệt đạo khai thông (3)/ Nhịp chu kỳ cóc nghiến răng ken két..(4)
Tam thập niên tiền-hậu can qua. Thập niên báo ứng/ Con Cóc nhảy đi..(Nghiến răng,nghiến răng,nghiến rằng mà gào)/ Bớ ao chuôm tổ hang giềng xóm, bớ..quê hương..bớ../ Xin nghe tiếng nghiến răng tôi.
Chú thích theo dịch học:
(1) Thiên Cơ = máy trời.
(2) Trước/sau 30 năm lại họa binh đao.
Sau 10 năm họa binh đao là năm quả báo.
(3) Là đạo, là một thể, là toàn cục.
Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy có làm BẢY bài thơ Con Cóc: Bốn Bài vào tháng 6 -- thời kỳ nước sôi lửa bỏng của Biển Việt Nam và Ba bàì vào cuối tháng 7 ( sau khi Trung Quốc rút Giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển nước ta). Tôi đã đọc Những bài thơ Con Cóc của Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy theo kiểu của riêng tôi , và cũng lý giải nó theo kiểu của mình... Thử đọc những điều đằng sau con chữ, một điều gì đó hiện rõ trong tôi, liên quan đến quê hương đất nước thân yêu của tôi và vận mệnh của nó! Bốn bài thơ đầu đã phác hoạ cái thế “Kẹt” thương đau của quê hương xứ sở tôi mấy ngàn năm qua và lúc bấy giờ. Nhưng rồi: Ba bài thơ con cóc 5,6,7 thấy thế sự hình như không còn bi đát như trước nữa. Có một cái gì đó thay đổi về Tinh và Thần, và cả thế lực và cơ hội nữa.
Bây giờ. Tình hình nguy cấp Cóc không còn” ung dung dáng thi nhân” ( từ của tác giả). Mà ngay từ đầu bài thơ Con Cóc 5 : Tất cả mọi động thái ngập tràn là Âm, là tiếng động, tiếng nghiến răng... nghiến răng căm phẫn đòi hỏi công bằng đạo lý, đòi hỏi bốn phương tám hướng, trong ngoài... phải biểu lộ thái độ. Tiếng nghiến răng rợn người kinh sợ thánh thần, ma quỷ. Âm thanh dồn dập, âm thanh rối rít, âm thanh chát chúa, chói tai. “Sói tru trăng / Chim lạc hí ngựa sắt/ Cóc nghiến răng, nghiến răng ken két/ Cóc không một mình mà bay theo, lạy Thiên cơ… đòi hỏi sự kết thúc công bằng theo luật lẽ tự nhiên
Rồi dù Thiên cơ có sang tai
“Tiền/ Hậu tam thập niên can qua
Thập niên quả báo..(2)"
Cóc vẫn “Nhịp chu kỳ cóc nghiến răng ken két”
Và sự căm phẫn càng dâng trào,
Cóc vẫn "(Nghiến răng,nghiến răng,nghiến răng mà gào)"
"Bớ ao chuôm tổ hang giềng xóm, bớ..quê hương..bớ..
Xin nghe tiếng nghiến răng tôi."
Bốn bề… chỉ có sấm sét và Thiên cơ. Tiếng nghiến răng ken két của Cóc và tiếng gào… gào Vô Vọng. Ta thấy hiện ra quẻ Thiên/ Lôi Vô Vọng, từ Âm, từ Hình...
Trong quẻ này: Quẻ Thể: là tiếng nghiến răng của Cóc ( Quẻ Lôi ) và dụng là Thiên cơ ( quẻ Càn)
Quỳ khấn xin thì được phán:
“Thể nhược, dụng bất cường hộ” ( Tạm hiểu: Thể yếu, sấm chớp nhì nhằng - Dụng (Trời ) khó thể giúp mạnh hơn được)
Xin đọc về quẻ này trong sách tiền nhân : Quẻ 25: Thiên Lôi Vô Vọng (無妄 wú wàng)
Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng còn gọi là quẻ Vô Vọng (無妄 wu wang), là quẻ thứ 25 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (震 zhen) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☰ (乾 qian) Càn hay Trời (天).
Giải nghĩa: Thiên tai dã. Xâm lấn. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, hứng chịu. Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến.
Quẻ Vô Vọng, về phương diện Đạo Học, là một quẻ rất quan trọng trong Kinh Dịch. Quẻ này dạy về đời sống của các bậc Thánh Nhân, sống kết hợp với Trời, theo con đường chí công, chí chính của Tạo Hóa, chứ không theo con đường tà ngụy của tâm tư.
Trình tử giải Vô Vọng là: Hành động theo Lẽ Trời là chí Thành, là Thiên đạo. Trình tử còn nói thêm: Thánh nhân hoạt động theo Trời, Hiền nhân hoạt động theo người.
Lý Long Sơ nói: Con người do tinh hoa Trời Đất mà sinh, nên có Thần Trời, sự quang minh của Trời, vốn là Chân Thiện Vô Vọng. Nhưng sau khi sinh ra đời, bị dẫn dụ bởi những điều ngụy tạo của người khác, nên vọng niệm mới sinh ra. Vì vậy cho nên quẻ Vô Vọng tiếp theo sau quẻ Phục: Phục là trở về với đạo lý, nhìn thấy Thiên tâm, Thiên tính trong lòng mình. Vô Vọng là sống hồn nhiên theo đúng Thiên tính, Thiên lý, Thiên đạo. Quẻ Vô Vọng đề cập đến một trạng thái tâm thần cao siêu nhất của con người, nên những lời lẽ cũng trở nên khó hiểu.
Nhiều nhà Bình Giải cho rằng: ngoài nghĩa chính yếu trên, Vô Vọng còn có nghĩa thứ hai là: Không cầu mà được, không ước mà nên, không muốn mà bị.
Nguyễn Hiến Lê viết
Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng còn gọi là quẻ Vô Vọng (無妄 wu wang), là quẻ thứ 25 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (震 zhen) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☰ (乾 qian) Càn hay Trời (天).
Giải nghĩa: Thiên tai dã. Xâm lấn. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, hứng chịu. Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến.
Quẻ Vô Vọng, về phương diện Đạo Học, là một quẻ rất quan trọng trong Kinh Dịch. Quẻ này dạy về đời sống của các bậc Thánh Nhân, sống kết hợp với Trời, theo con đường chí công, chí chính của Tạo Hóa, chứ không theo con đường tà ngụy của tâm tư.
Trình tử giải Vô Vọng là: Hành động theo Lẽ Trời là chí Thành, là Thiên đạo. Trình tử còn nói thêm: Thánh nhân hoạt động theo Trời, Hiền nhân hoạt động theo người.
Lý Long Sơ nói: Con người do tinh hoa Trời Đất mà sinh, nên có Thần Trời, sự quang minh của Trời, vốn là Chân Thiện Vô Vọng. Nhưng sau khi sinh ra đời, bị dẫn dụ bởi những điều ngụy tạo của người khác, nên vọng niệm mới sinh ra. Vì vậy cho nên quẻ Vô Vọng tiếp theo sau quẻ Phục: Phục là trở về với đạo lý, nhìn thấy Thiên tâm, Thiên tính trong lòng mình. Vô Vọng là sống hồn nhiên theo đúng Thiên tính, Thiên lý, Thiên đạo. Quẻ Vô Vọng đề cập đến một trạng thái tâm thần cao siêu nhất của con người, nên những lời lẽ cũng trở nên khó hiểu.
Nhiều nhà Bình Giải cho rằng: ngoài nghĩa chính yếu trên, Vô Vọng còn có nghĩa thứ hai là: Không cầu mà được, không ước mà nên, không muốn mà bị.
Nguyễn Hiến Lê viết
Đã trở lại thiên lý, chính đạo
rồi thì không làm càn nữa, cho nên sau quẻ Phục, tới quẻ Vô vọng. Vọng có nghĩa
là càn, bậy.
Thoán từ.
无妄: 元亨, 利貞. 其匪正有眚, 不利有攸往.
Vô vọng: Nguyên hanh, lợi trinh.
Kì phỉ chính hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.
Dịch: không càn bậy thì rất hanh thông, hợp với chính đạo thì có lợi. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, có lỗi, hành động thì không có lợi.
Giảng: Tượng quẻ này: nội quái là Chấn (nghĩa là động, hành động); ngoại quái là Càn (trời), hành động mà hợp với lẽ trời thì không càn bậy, không càn bậy thì hanh thông, có lợi.
Thoán truyện giảng rõ thêm:
Nội quái nguyên là quẻ Khôn, mà hào 1, âm biến thành dương, thành quẻ Chấn. Thế là dương ở ngoài tới làm chủ nội quái, mà cũng làm chủ cả quẻ vô vọng, vì ý chính trong Vô vọng là: động, hành động. Động mà cương kiên như ngoại quái Càn, tức là không càn bậy.
Xét về các hào thì hào 5 dương cương, trung chính ứng, ứng với hào 2 cũng trung chính, thế là hợp với thiên lý, rất hanh thông.
Ở thời Vô vọng (không càn bậy) mình không giữ chính đạo mà đi thì đi đâu được? Chữ đi (vãng) ở đây nghĩa rộng là hành động (nguyên văn: Vô vọng chi vãng, hà chi hĩ? Nên hiểu là : vô vọng: phỉ chính chi vãng, hà chi hĩ; chữ chi thứ nhì này có nghĩa là đi).Trái lẽ trời thì trời không giúp, làm sao đi được ?
Đại tượng truyện bàn thêm về cái đạo của trời (đất) là nuôi nấng, và thánh nhân cũng theo đạo đó mà nuôi nấng vạn dân. Chúng tôi cho là ra ngoài đề.
Hào từ:
1.
初九: 无妄, 往吉.
Sơ cửu: vô vọng, vãng cát.
Dịch: Hào 1, dương: không còn bậy, mà tiến đi thì tốt.
Giảng: Hào này dương cương, làm chủ nội quái, là người có đức, cho nên khen như vậy.
2.
六二: 不耕穫, 不菑畬, 則利有攸往.
Lục nhị: Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng.
Dịch: Khi cày thì không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá (tri) thì không nghĩ đến ruộng đã thuộc (dự), như vậy mà tiến tới thì có lợi.
Giảng: Lời hào này quá vắn tắt, hơn điện tín ngày nay nữa, nên tối nghĩa, có nhiều sách cứ dịch từng chữ; không thông.
Chu công muốn bảo: Khi cày mà không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá mà không nghĩ tới khi ruộng đã thuộc, có nghĩa là thấy việc chính đáng phải làm thì làm mà không nghĩ đến cái lợi rồi mới làm, không chỉ trông mong vào kết quả, như vậy mới tốt.
Hào 2, âm, vừa trung vừa chính, ứng với hào 5 cũng trung chính; nó vốn là âm có đức thuận ở trong nội quái Chấn là động, như một người tốt hành động hợp với trung, chính, cho nên Hào từ bảo như vậy mà tiến thì có lợi.
Có lẽ chính vì ý nghĩa hào này mà Sử ký của Tư Mã Thiên chép tên quẻ là 无 望 (vô vọng :không mong) với nghĩa làm điều phải mà “không mong” có lợi, có kết quả. Hiểu như vậy cũng được.
3.
六三: 无妄之災, 或繫之牛, 行人之得, 邑人之災.
Lục tam: vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu,
Hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.
Dịch: Hào 3, âm: không còn bậy mà bị tai vạ tự nhiên đến như có kẻ cột con bò ở bên đường (rồi bỏ đi chỗ khác), một người đi qua (thấy bò không có ai coi), dắt trộm đi, được bò, mà người trong ấp bị nghi oan là lấy trộm bò, mà mắc họa.
Thoán từ.
无妄: 元亨, 利貞. 其匪正有眚, 不利有攸往.
Vô vọng: Nguyên hanh, lợi trinh.
Kì phỉ chính hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.
Dịch: không càn bậy thì rất hanh thông, hợp với chính đạo thì có lợi. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, có lỗi, hành động thì không có lợi.
Giảng: Tượng quẻ này: nội quái là Chấn (nghĩa là động, hành động); ngoại quái là Càn (trời), hành động mà hợp với lẽ trời thì không càn bậy, không càn bậy thì hanh thông, có lợi.
Thoán truyện giảng rõ thêm:
Nội quái nguyên là quẻ Khôn, mà hào 1, âm biến thành dương, thành quẻ Chấn. Thế là dương ở ngoài tới làm chủ nội quái, mà cũng làm chủ cả quẻ vô vọng, vì ý chính trong Vô vọng là: động, hành động. Động mà cương kiên như ngoại quái Càn, tức là không càn bậy.
Xét về các hào thì hào 5 dương cương, trung chính ứng, ứng với hào 2 cũng trung chính, thế là hợp với thiên lý, rất hanh thông.
Ở thời Vô vọng (không càn bậy) mình không giữ chính đạo mà đi thì đi đâu được? Chữ đi (vãng) ở đây nghĩa rộng là hành động (nguyên văn: Vô vọng chi vãng, hà chi hĩ? Nên hiểu là : vô vọng: phỉ chính chi vãng, hà chi hĩ; chữ chi thứ nhì này có nghĩa là đi).Trái lẽ trời thì trời không giúp, làm sao đi được ?
Đại tượng truyện bàn thêm về cái đạo của trời (đất) là nuôi nấng, và thánh nhân cũng theo đạo đó mà nuôi nấng vạn dân. Chúng tôi cho là ra ngoài đề.
Hào từ:
1.
初九: 无妄, 往吉.
Sơ cửu: vô vọng, vãng cát.
Dịch: Hào 1, dương: không còn bậy, mà tiến đi thì tốt.
Giảng: Hào này dương cương, làm chủ nội quái, là người có đức, cho nên khen như vậy.
2.
六二: 不耕穫, 不菑畬, 則利有攸往.
Lục nhị: Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng.
Dịch: Khi cày thì không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá (tri) thì không nghĩ đến ruộng đã thuộc (dự), như vậy mà tiến tới thì có lợi.
Giảng: Lời hào này quá vắn tắt, hơn điện tín ngày nay nữa, nên tối nghĩa, có nhiều sách cứ dịch từng chữ; không thông.
Chu công muốn bảo: Khi cày mà không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá mà không nghĩ tới khi ruộng đã thuộc, có nghĩa là thấy việc chính đáng phải làm thì làm mà không nghĩ đến cái lợi rồi mới làm, không chỉ trông mong vào kết quả, như vậy mới tốt.
Hào 2, âm, vừa trung vừa chính, ứng với hào 5 cũng trung chính; nó vốn là âm có đức thuận ở trong nội quái Chấn là động, như một người tốt hành động hợp với trung, chính, cho nên Hào từ bảo như vậy mà tiến thì có lợi.
Có lẽ chính vì ý nghĩa hào này mà Sử ký của Tư Mã Thiên chép tên quẻ là 无 望 (vô vọng :không mong) với nghĩa làm điều phải mà “không mong” có lợi, có kết quả. Hiểu như vậy cũng được.
3.
六三: 无妄之災, 或繫之牛, 行人之得, 邑人之災.
Lục tam: vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu,
Hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.
Dịch: Hào 3, âm: không còn bậy mà bị tai vạ tự nhiên đến như có kẻ cột con bò ở bên đường (rồi bỏ đi chỗ khác), một người đi qua (thấy bò không có ai coi), dắt trộm đi, được bò, mà người trong ấp bị nghi oan là lấy trộm bò, mà mắc họa.
Giảng: cả 6 hào trong quẻ này đều
là không càn bậy, nhưng hào này khác một chút là bất trung, bất chính, nên bị
tai vạ; tai vạ đó chỉ là vô cớ mà mắc.
4.
九四: 可貞,无咎.
Cửu tứ: khả trinh, vô cữu.
Dịch : Hào 4, dương: nên giữ vững tư cách thì không có lỗi (hoặc: có thể giữ vững được tư cách, cho nên không có lỗi).
Giảng : chữ “Trinh” có hai nghĩa: chính đáng và bền. Ở đây nên hiểu là bền. Hào 4 này dương, không ứng hợp với hào nào cả. (vì hào 1 cũng là dương cương như nó), không nên họat động, nhưng nó cương kiện, có thể giữ vững được tư cách.
5.
九五: 无妄之疾, 勿藥, 有喜.
Cửu ngũ: vô vọng chi tật, vật dược, hữu hỉ.
Dịch: Hào 5, dương: Không càn bậy mà vô cớ bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc, sẽ hết bệnh.
Giảng: Hào này ở địa vị cao, trung chính lại ứng với hào 2 cũng trung chính, vậy là rất tốt, chẳng may có bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc (nghĩa bóng là đừng chạy chọt gì cả, cứ thản nhiên như Khổng tử khi bị giam ở đất Khuông) rồi sẽ tai qua nạn khỏi (như Khổng tử sau được thả ra, vì người Khuông nhận là rằng họ lầm ông với Dương Hổ, một người mà họ ghét.)
6.
上九: 无妄, 行有眚, 无攸利.
Thượng cửu: Vô vọng, hành hữu sảnh, vô du lợi.
Dịch: Hào trên cùng, dương. Không càn bậy, nhưng đi (hành động) thì bị họa, không lợi gì.
Giảng: Hào từ khuyên không nên hành động, mặc dầu vẫn là “vô vọng”, chỉ vì hào này tới cuối cùng của quẻ rồi, chỉ nên yên lặng chờ thời.
Bàn th êm: Hào sáu kết luận rất khéo léo: đã được Trời còn muốn gì nữa. Đã được Tinh thành, còn muốn gì nữa?
Quẻ này cũng nhấn mạnh vào lẽ tùy thời. Cả 6 hào đều là“vô vọng” cả, không càn bậy mà tùy thời, có lúc hoạt động thì tốt như hào 1, 2; có lúc lại nên thản nhiên, chẳng làm gì cả, như hào 5, có lúc không nên hành động như hào 4 (nếu hoạt động thì bị họa) và như hào trên cùng.
Hình như bọn manh động xâm lược nước ta đang bị lâm vào cảnh: Gậy ông đập lưng ông.
BÀI THƠ CON CÓC, 6
Thiên Cơ cồng chiêng, sói tru trăng phun lửa/ Lũy làng hang động cháy như rang..Con cóc trong hang / Tóc trắng bứt từng cụm trọc/ Xin thần linh hóa tóc thành súng gươm/ Trao dặn cháu con chờ tiếng gà tre gáy..
Vang rền cửa hang ba lần, ba tiếng gà tre gáy/ Con Cóc nhảy ra. Lửa sói tru trăng cháy đỏ tanh trời/ Công phượng ngựa xe lòn ngược lửa/ Vạc cò già trẻ rồng rắn tản xuôi/ Cóc trọc đầu cùng cháu con theo gà tre dàn trận
Con Cóc ngồi đó, sang tai thiên cơ/ Xuống tấn ba lần gà tre mọc bảy cựa/ Gà tre bảy cựa gọi ngựa chín hồng mao/ Ngựa chín hồng mao hóa ngựa thần phun lửa, nuốt lửa..
Nuốt lửa nấm gà tre phun trụ kiệt/ Sói tru trăng cửa càn hồn ra cửa tử (5)/ Xác nước tanh bành trước mộ tần vương/ Con con nhảy đi.. tìm hùng anh gà tre/ Quy tập được bảy tiếng gáy nấc..
(5) Cửa Càn, cửa Tử, tên hai cửa ma trận kinh dịch.
Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Bài thơ Con Cóc 6 bắt đầu từ tiếng cồng chiêng.Tiếng cồng chiêng của cư dân mường mán, cư dân vùng hái lượm dùng để gọi nhau, gọi mùa màng, gợi huê tình, dục phồn thực…
Nay cồng chiêng rung lên gọi lửa. Lửa. Khắp nơi là lửa. Là lửa. Lửa từ miệng "sói tru trăng… từ hồng hoang giận dữ, từ mông muội đáy thẳm dâng trào. Tịnh không bóng người, tịnh không bóng ngựa. Chỉ có Cóc bảo Sói gào, nhưng không gào Giời ( tượng Dương), mà gào bóng Giăng - tượng Âm hiền hành nhu mì êm dịu… Sao vậy nhỉ?! Phàm nếu là lửa thêm lửa , lửa bốc ngùn ngụt thăng thiên, cao mấy mà không có Chân Âm kìm giữ… rồi Lửa cũng bay, cũng tiêu, cũng tán, cũng tàn…NNB để cho Âm Dương hoà hợp rồi mới phun thành lửa.
Đó là: Ngọn lửa sinh, Ngọn lửa hoá.
Ngọn lửa hoá từ chỏm đỉnh của suy tư, của kết tinh chí khí: “Tóc từng cụm trọc” mà không là sợi, là nắm; không là cắt, mà bứt. Bứt. Cái hành động của cơn giận trào sôi, của sự giải toả luôn bị chèn nén của nỗi đau riêng…
Rồi Ngọn lửa hoá, mà Thần linh chỉ là trợ giúp.Tóc là hoa máu đã phơi trắng. Máu đã cạn kiệt cho sinh tồn năm tháng, còn lại một mớ không sắc màu, bỗng được hoá súng, hoá gươm, hoá vũ khí cho sinh tồn tiếp nối, cái sự tiếp nối không dễ gì cho một xứ sở như mông muội, như mong manh, như hồng hoang yếu đuối ở một nơi mù xa… âm thầm giành giật từ biển từng tấc đất, tranh giữ chi ly từng mẩu ngắn rú rừng thâm u về cho mình cho sự sinh sôi mai này tiếp nối. Rồi...Gà tre gáy. Chỉ có Gà gọi được mặt trời… Và khi cần kíp, Cậu Giời Cóc có quyền “nghiến răng đòi mưa”, đã dùng đến phép thiêng của gà tre gọi Giời vào cuộc. Giời lúc đó không là là linh thiêng ngút ngát vời xa, mà chỉ như một phần của đoàn quân với Cóc với Sói, với gà tre,.. như một người lính trong Ngọn Lửa Hóa bừng bừng ngút ngát. Cái ẩn ý, nếu tôi không hiểu sai, thì tác giả đã hạ bệ “Ông Giời”, để cho Tượng Dương tối linh ấy thành một nút kết, một động lực trong sức mạnh của sinh tồn. Sức mạnh quyện hoà Lưỡng nghi, Tam tài thành vô song, thành tuyệt đỉnh. Nhưng lại tuần tự, ngăn nắp…Lạ. Một cuộc Lửa động trời ngăn nắp…Khi “tiếng gà tre gáy”, muôn hồn dưới trên tỉnh dậy, “cóc nhảy ra’’…“ Lửa sói tru trăng đỏ tanh trời”. Cái tàn khốc của trận chiến đâu đó hiện sau chữ “đỏ tanh trời” … đủ thấy mùi máu xương da thịt, thấy đủ sự chết chóc rã phơi thối rữa đớn đau hiện hữu. Lúc đó, Những người quân tử dáng công, hình phượng lên xe, phi ngựa khéo khôn “lòn ngược lửa” cùng đoàn quân Lửa mà tiến lên. Không có, và không cho phép sự thối lui hèn nhát, không có so đo giàu sang, nghèo hèn ở đây. Chỉ có lặng lẽ “ lòn ngược lửa” tiến lên phía “ lửa … đỏ tanh trời”… mà chiến đấu. Còn những dấu yêu, trân quý, yếu mềm, già nua nhưng đáng được trân trọng gìn giữ thì khẽ khàng tản xuôi...Cuốc chiến lặp đi lặp lại với năm tháng hình như không còn là một cuộc chiến chớp nhoáng quyết chết, mà là chết một phần cho trường tồn muôn kiếp.
Phép bảo tồn lực lượng được nêu bằng một câu rất ngắn”Vạc cò già trẻ rồng rắn tản xuôi”… Không cho phép một lựa chọn chơi “ sát ván”. Không còn là bài thơ về Con Cóc đơn thuần, mà như một phép dụng binh, dụng quân… cho cuộc sống mai ngày tiếp nối vậy!
Khi “ Cóc trọc đầu cùng cháu con theo gà tre dàn trận”… Một đội quân thiện lương mang theo sự thiện lương, với tướng Gà tre cũng thiện lương ra trận.( Người thiện lương nào ai muốn đánh nhau, song để bảo về cho tâm hồn thiện lương thì đành phải chém đâm! ) Người thiện lương, tấm lòng thiện lương sẽ thắng! Nên sức mạnh được tác giả nhân lên với khí thế hào hùng vút cao. Lẽ Âm Dương Thiện Ác hợp nhất quy về Thái Cực. Sức mạnh phi thường từ đây, biến hoá phi thường từ đây.“Xuống tấn ba lần gà tre mọc bảy cựa" , Rồi:"Gà tre bảy cựa gọi ngựa chín hồng mao", Đến hùng dũng tự tin:"Ngựa chín hồng mao hóa ngựa thần phun lửa, nuốt lửa” Lại lạ nữa. Đã ":phun lửa" lại còn "nuốt lửa". Mới thấy sự quyết chiến vẫn chỉ ngang với lẽ bảo tồn! Nuốt lửa để giữ lấy chân dương cho cuộc trường tồn mai sau tiếp nối! Nên sức mạnh bùng lên:“Nuốt lửa nấm gà tre phun trụ kiệt/ Sói tru trăng cửa càn hồn ra cửa tử”. Phép đối lập Thống nhất của Lưỡng Nghi Âm Dương được tác giả dùng ngay cả ở những câu cuối bài. Đọc lên nghe như ngược tai mà lại thuận lý. Hình như tác giả muốn cảnh cáo quân thù, nói đến khi cần tiêu diệt mầm hoạ xâm lăng, đánh đuổi quân thù từ cửa càn hồn (đi còn về được ) ra chôn nơi của tử ( là nơi chấm hết mọi sự sống không hòng quay lại ). Là xứ sở này vốn rất hiền lành, nhưng thuận lẽ trời để bảo vệ chốn ở ăn thì cũng trở nên quyết liệt. không chỉ vì hôm nay, mà còn cho mai sau xanh tươi an lành. Cuộc chiến theo nhau đi qua, đời đời tiếp nối, để cho xứ sở trường tồn; máu thịt dân lành và chiến binh còn ngổn ngang rừng núi, ruộng đồng suối sông, đau thương còn nặng trĩu xóm làng... nhưng họ vẫn yêu hết lòng nơi sinh ra họ, nuôi dưỡng họ và là nơi khai nguồn thương yêu, tựa nương năm tháng cục lòng, vất vả. Khi đó:Con cóc nhảy đi.. tìm hùng anh gà tre/ Quy tập được bảy tiếng gáy nấc. A...a.. a..Sau bao nhiêu gắng công… bao ngược xuôi vất vả, bao máu đổ xương khô, thây phơi đồng nội... lang thang kiếm tìm sao hồn linh lại chỉ: Quy tập được bảy tiếng gáy nấc……Một cái gì trĩu nặng hôm nay. Liệu mai đây nỗi đau đầy vơi nghẹn tắc này có qua đi hay không nhỉ?!Con cóc nhảy đi.. tìm hùng anh gà tre...
BÀI THƠ CON CÓC, 7
Sao đã hết can qua thiên cơ lại thở dài?/ Con Cóc trong hang, nắm tay thiên cơ van vỉ/ Chết sói này còn sói khác tru trăng/Truyền kiếp tru trăng chớ mơ hồ là quên
Con Cóc nhảy ra, lẽo đẽo theo thiên cơ/ Tiền/ Hậu tam thập niên can qua/ Thập niên quả báo../ Một lần tung, một lần hoành, một lần tan, rồi hợp/Xáo cò, xáo vạc, xáo nông..
Thiên cơ bay về trời. Con cóc ngồi đó/Tung là sao? Hoành là sao? Xáo cò, xáo vạc, xáo nông là sao?/ (Nghiến răng, ba lần) Gà tre rồi thành lạc vương, lạc nước/ Nhớ can qua này mà tấn cựa thập niên/ Tam thập niên mai sói lại tru trăng khát..
Cóc chẳng biết vì sao lại nghiến răng ken két/ (Nghiến răng, múa tay) Trong tiếng cỏ hoa đang vui reo dậy đất/ Con Cóc nhảy đi, cùng bầy đàn chim lạc/ Đón mặt trời hồng đang mọc đến nương dâu.. (***)
Chú thích theo dịch học:
* Thiên Cơ = máy trời.
** Trước/sau 30 năm lại họa binh đao./ Sau 10 năm họa binh đao là năm quả báo.
*** Dịch từ chữ Hán: Nhật xuất phù tang.Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Bắt đầu từ một câu nghe như vu vơ:/ Sao đã hết can qua thiên cơ lại thở dài?/Con Cóc trong hang, nắm tay thiên cơ van vỉ./ Thiên cơ “thở dài” ngay từ đầu...tiếp là “ Con Cóc … "nắm tay thiên cơ van vỉ”
Nhưng ở Bài thơ Con Cóc 7 này. Thiên cơ không phải là Trời mà Thiên cơ là Đạo. Ta lại lục tìm " Đạo Đức Kinh "
Lão Tử viết “Đạo khả đạo phi thường đạo” (Đạo mà diễn tả được thì không còn là Đạo bất biến nữa). Thiên cơ thở dài vì : “Đạo trời không tranh mà thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật chuyển động….Đạo trời không thiên vị ai, nhưng luôn giúp cho người lương thiện…” Việc đã rõ như ban ngày, lý đã minh tường khúc triết như mặt trời … Cóc còn van vỉ cớ chi?!
Cóc thưa” còn sói khác tru trăng, truyền kiếp tru trăng…” nhưng cớ sao lại “mơ hồ là quên”. Ai quên? Ai không quên?! Cố tình quên hay bị bắt giả vờ quên?!
Lần này Con Cóc 7 không sắp âm dương thành quẻ, không tuân Ngũ hành mà vận động. Mà nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy gom nó về Đạo. Đạo vào thời khắc này đang bị bỏ hoang hoá... liệu theo lý có xuất hiện nhân nghĩa chăng?! Chiến tranh náo loan khắp mặt đất, từ Á sang Âu, từ Phi sang Mỹ… Nhân loại bị cuốn vào đạn bom, đâm chém, cướp bóc, giết choc lẫn nhau. Nhân loại bị chìm trong nạn tai, bệnh tật…
Lão Tử dậy: “ Đaọ trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thi thấy của người nghèo thêm cho người giầu. Đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn...”
Cái thừa ở đây là gì?.. Thừa sự baọ tàn, thừa bẩn thỉu ô nhiễm, thừa sự thờ ơ, thừa lòng ích kỷ. Thiếu là thiếu gì, thiếu lương tri, thiếu nhân tính, thiếu ăn, thiếu sự bao dung, thiếu sự cân bằng…
Đắp… đắp thế nào ??! Đắp cái gì vào cái gì ?! Mà Đạo thì không thể Tự Thân đi đắp, luôn thông qua con người , Con người thì theo “Đạo người thì lấy của người nghèo thêm cho người giầu”… Hỗn loạn không biết đâu là đâu.
Khi sói tru trăng:/ Sói nào tru thật, sói nào giả vờ… sói nào “tát nước theo mưa”?!
Vậy thì Thiên cơ còn biết nói gì với Cóc ?!
Nên “ Tiền/ Hậu tam thập niên can qua/ Thập niên quả báo/ Một lần tung, một lần hoành, một lần tan, rồi hợp/ Xáo cò, xáo vạc, xáo nông… NNB không chỉ tiên liệu cho riêng đất nước xứ sở đau thương đang trải qua những thăng trầm bất nhất, mà bài Con Cóc 7 này của ông vẽ nên cả một cảnh hỗn loạn nát nhàu vượt xa tầm quốc gia!
Lão Tử viết: “ Trời đât bất nhân, coi vạn vật như chó rơm: Thánh thần bất nhân, coi trăm họ như chó rơm…” vì “Luật thiên nhiên không có tình thương cho con người”, vậy con người và muôn loài há chả bị coi như “chó rơm” sao?! Những thiên tai khủng khiếp, sóng thần, động đất, lở núi, cháy rừng chả phải do “trời đất bất nhân” gây ra sao? Những nạn tai chìm tàu phà, nổ máy bay... đại dịch Êbôla cho người, đại địch bò điên, cúm gà, cúm lơn... chả phải do “Thánh nhân coi trăm họ như chó rơm “sao?!... Vậy nên vạn vật phải nương, phải thuận theo trời đât mới mong tồn tại. Cho nên sau quả báo thì thế gian khi thẳng khi ngang, khi tan , khi hợp… Rồi lại vẫn tương tàn :” xáo cò, xáo vạc, xáo nông…”
Lão Tử dạy:“ Đạo trời ví như cánh cửa khép mở. … Vĩnh viễn không có tên gọi…” Nó tồn tại ngoài ý muốn của muôn loài. Vạn vật chỉ là thứ tồn tại trong "khoảng giữa trời và đất như một cái ống bễ lò rèn, hư không mà không kiệt, càng chuyển động thì hơi lại càng ra, càng nói nhiều lại càng khốn cùng... "
Vì vậy Đạo lại vô vi , vận chuyển theo đường riêng của nó, không đếm xỉa đến: / "Tung là sao?Hoành là sao? Xáo cò, xáo vạc, xáo nông là sao?/ (Nghiến răng, ba lần) Gà tre rồi thành lạc vương, lạc nước/ Nhớ can qua này mà tấn cựa thập niên/ Tam thập niên mai sói lại tru trăng khát.."/ Thiên cơ bay đi, Cóc ngồi lại đó, nghiến răng ba lần - Cái nghiến răng của người chịu trận, để sắp xếp lại muôn vật sao cho " ba mươi cái nan hoa cùng quy vào một bánh xe... nghiến răng "nhồi đất sét làm chén bát" "Đục cửa sổ để làm nhà"...
Cái nghiến răng tìm khoảng không cho muôn vật có chỗ dùng, vận dụng cái không trong có, cái có trong không mà duy trì sự trường tồn của vạn vật hợp với Đạo.
Cóc không chỉ là Cóc, Cóc nghiến răng để "Gà tre rồi thành lạc vương, lạc nước", nhưng gà tre sau khi"tấn cựa thập niên', Khi đã thành kẻ " trị thiên hạ" liệu có qua được vinh nhục tự nơi lòng?! Mà cho dù muốn hay không, vạn vật nơi lạc vương, lạc nước ấy vẫn còn đâu đó nhiều nhiều những con sói tru trăng cho dù đến "Tam thập niên mai " này nữa. Dù "Đạo khả đạo phi thường đạo" Dù trời đất bất nhân có coi vạn vật như chó rơm; dù thánh thần bất nhân có coi trăm họ là chó rơm đi nữa thì thiên hạ vẫn thái bình nếu như vẫn còn có trong Vạn vật có những Người Đắc đạo làm việc không tư lợi cai trị... Hình ảnh Cóc trong hai câu thơ thở phào, đã tin tưởng và đã có những ngày tháng mừng vui:/ (Nghiến răng, múa tay)/ Trong tiếng cỏ hoa đang vui reo dậy đất./ Hứa hẹn an lành cho không riêng đất mẹ thân thương, không riêng hàng xóm láng giềng cận kề, mà nếu sống thuận ĐẠO , nếu người cai trị "hiểu đạo, theo chính sách "Vô vi" luôn giữ thái độ điềm đạm... "lấy đức báo oán "(Lão Tử ) thì thiên hạ sẽ thanh bình, dân lành sẽ an cư sung sướng.
Lão Tử dạy: “ Trời đất là vĩnh cửu. Trời đất vĩnh cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được… Lão Tử còn nói : “ Trời có đạo mà xanh, Đất có Đạo mà yên, Thần có Đạo mà linh, Biển nhờ có Đạo mà đầy, Vạn vật có Đạo mà thành, Đế vương có đạo mà được thiên hạ….”
Hình như bây giờ trời không xanh nữa, Đất không yên nữa, còn biển thì quá đầy…Không còn gì quanh ta tuân theo Đạo nên khắp nơi mọi chốn trên trái đất này đều hỗn loạn “ xáo cò, xáo vạc , xáo nông” Đế vương dụng cách “đục nước béo cò “ mà có thiên hạ, mà vơ vét của cải, mà chiếm đất cướp biển... vạn vật héo khô , chết dần mòn và đang dần đến con đường tuyệt diệt…Nhưng đó là tuyệt diệt cái ác, cái xấu, cái hung tàn bạo nghịch; còn cái tốt đẹp, cái nhân nghĩa, cái thanh bình, tự do, trên bình diện một dân tộc, một đất nước, thí ắt mãi trường tồn, như đức tin mách bảo, như suối nguồn hy vọng..
…“ Con cóc nhảy đi, cùng bày đàn chim lạc/ Đón mặt trời hồng đang mọc đến nương dâu..."
Lão Tử dạy : / ”Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ ‘có ‘ , ‘có' lại bắt đầu từ ‘không’. Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời…”
Bài thơ con cóc 7, diệu ở chỗ, khép lại một chữ Đạo và cũng như mở ra một chữ Đạo. Đạo thuận lẽ Trời, mà Nhật Xuất Phù tang, mặt trời đã mọc đến nương dâu...
4.
九四: 可貞,无咎.
Cửu tứ: khả trinh, vô cữu.
Dịch : Hào 4, dương: nên giữ vững tư cách thì không có lỗi (hoặc: có thể giữ vững được tư cách, cho nên không có lỗi).
Giảng : chữ “Trinh” có hai nghĩa: chính đáng và bền. Ở đây nên hiểu là bền. Hào 4 này dương, không ứng hợp với hào nào cả. (vì hào 1 cũng là dương cương như nó), không nên họat động, nhưng nó cương kiện, có thể giữ vững được tư cách.
5.
九五: 无妄之疾, 勿藥, 有喜.
Cửu ngũ: vô vọng chi tật, vật dược, hữu hỉ.
Dịch: Hào 5, dương: Không càn bậy mà vô cớ bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc, sẽ hết bệnh.
Giảng: Hào này ở địa vị cao, trung chính lại ứng với hào 2 cũng trung chính, vậy là rất tốt, chẳng may có bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc (nghĩa bóng là đừng chạy chọt gì cả, cứ thản nhiên như Khổng tử khi bị giam ở đất Khuông) rồi sẽ tai qua nạn khỏi (như Khổng tử sau được thả ra, vì người Khuông nhận là rằng họ lầm ông với Dương Hổ, một người mà họ ghét.)
6.
上九: 无妄, 行有眚, 无攸利.
Thượng cửu: Vô vọng, hành hữu sảnh, vô du lợi.
Dịch: Hào trên cùng, dương. Không càn bậy, nhưng đi (hành động) thì bị họa, không lợi gì.
Giảng: Hào từ khuyên không nên hành động, mặc dầu vẫn là “vô vọng”, chỉ vì hào này tới cuối cùng của quẻ rồi, chỉ nên yên lặng chờ thời.
Bàn th êm: Hào sáu kết luận rất khéo léo: đã được Trời còn muốn gì nữa. Đã được Tinh thành, còn muốn gì nữa?
Quẻ này cũng nhấn mạnh vào lẽ tùy thời. Cả 6 hào đều là“vô vọng” cả, không càn bậy mà tùy thời, có lúc hoạt động thì tốt như hào 1, 2; có lúc lại nên thản nhiên, chẳng làm gì cả, như hào 5, có lúc không nên hành động như hào 4 (nếu hoạt động thì bị họa) và như hào trên cùng.
Hình như bọn manh động xâm lược nước ta đang bị lâm vào cảnh: Gậy ông đập lưng ông.
BÀI THƠ CON CÓC, 6
Thiên Cơ cồng chiêng, sói tru trăng phun lửa/ Lũy làng hang động cháy như rang..Con cóc trong hang / Tóc trắng bứt từng cụm trọc/ Xin thần linh hóa tóc thành súng gươm/ Trao dặn cháu con chờ tiếng gà tre gáy..
Vang rền cửa hang ba lần, ba tiếng gà tre gáy/ Con Cóc nhảy ra. Lửa sói tru trăng cháy đỏ tanh trời/ Công phượng ngựa xe lòn ngược lửa/ Vạc cò già trẻ rồng rắn tản xuôi/ Cóc trọc đầu cùng cháu con theo gà tre dàn trận
Con Cóc ngồi đó, sang tai thiên cơ/ Xuống tấn ba lần gà tre mọc bảy cựa/ Gà tre bảy cựa gọi ngựa chín hồng mao/ Ngựa chín hồng mao hóa ngựa thần phun lửa, nuốt lửa..
Nuốt lửa nấm gà tre phun trụ kiệt/ Sói tru trăng cửa càn hồn ra cửa tử (5)/ Xác nước tanh bành trước mộ tần vương/ Con con nhảy đi.. tìm hùng anh gà tre/ Quy tập được bảy tiếng gáy nấc..
(5) Cửa Càn, cửa Tử, tên hai cửa ma trận kinh dịch.
Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Bài thơ Con Cóc 6 bắt đầu từ tiếng cồng chiêng.Tiếng cồng chiêng của cư dân mường mán, cư dân vùng hái lượm dùng để gọi nhau, gọi mùa màng, gợi huê tình, dục phồn thực…
Nay cồng chiêng rung lên gọi lửa. Lửa. Khắp nơi là lửa. Là lửa. Lửa từ miệng "sói tru trăng… từ hồng hoang giận dữ, từ mông muội đáy thẳm dâng trào. Tịnh không bóng người, tịnh không bóng ngựa. Chỉ có Cóc bảo Sói gào, nhưng không gào Giời ( tượng Dương), mà gào bóng Giăng - tượng Âm hiền hành nhu mì êm dịu… Sao vậy nhỉ?! Phàm nếu là lửa thêm lửa , lửa bốc ngùn ngụt thăng thiên, cao mấy mà không có Chân Âm kìm giữ… rồi Lửa cũng bay, cũng tiêu, cũng tán, cũng tàn…NNB để cho Âm Dương hoà hợp rồi mới phun thành lửa.
Đó là: Ngọn lửa sinh, Ngọn lửa hoá.
Ngọn lửa hoá từ chỏm đỉnh của suy tư, của kết tinh chí khí: “Tóc từng cụm trọc” mà không là sợi, là nắm; không là cắt, mà bứt. Bứt. Cái hành động của cơn giận trào sôi, của sự giải toả luôn bị chèn nén của nỗi đau riêng…
Rồi Ngọn lửa hoá, mà Thần linh chỉ là trợ giúp.Tóc là hoa máu đã phơi trắng. Máu đã cạn kiệt cho sinh tồn năm tháng, còn lại một mớ không sắc màu, bỗng được hoá súng, hoá gươm, hoá vũ khí cho sinh tồn tiếp nối, cái sự tiếp nối không dễ gì cho một xứ sở như mông muội, như mong manh, như hồng hoang yếu đuối ở một nơi mù xa… âm thầm giành giật từ biển từng tấc đất, tranh giữ chi ly từng mẩu ngắn rú rừng thâm u về cho mình cho sự sinh sôi mai này tiếp nối. Rồi...Gà tre gáy. Chỉ có Gà gọi được mặt trời… Và khi cần kíp, Cậu Giời Cóc có quyền “nghiến răng đòi mưa”, đã dùng đến phép thiêng của gà tre gọi Giời vào cuộc. Giời lúc đó không là là linh thiêng ngút ngát vời xa, mà chỉ như một phần của đoàn quân với Cóc với Sói, với gà tre,.. như một người lính trong Ngọn Lửa Hóa bừng bừng ngút ngát. Cái ẩn ý, nếu tôi không hiểu sai, thì tác giả đã hạ bệ “Ông Giời”, để cho Tượng Dương tối linh ấy thành một nút kết, một động lực trong sức mạnh của sinh tồn. Sức mạnh quyện hoà Lưỡng nghi, Tam tài thành vô song, thành tuyệt đỉnh. Nhưng lại tuần tự, ngăn nắp…Lạ. Một cuộc Lửa động trời ngăn nắp…Khi “tiếng gà tre gáy”, muôn hồn dưới trên tỉnh dậy, “cóc nhảy ra’’…“ Lửa sói tru trăng đỏ tanh trời”. Cái tàn khốc của trận chiến đâu đó hiện sau chữ “đỏ tanh trời” … đủ thấy mùi máu xương da thịt, thấy đủ sự chết chóc rã phơi thối rữa đớn đau hiện hữu. Lúc đó, Những người quân tử dáng công, hình phượng lên xe, phi ngựa khéo khôn “lòn ngược lửa” cùng đoàn quân Lửa mà tiến lên. Không có, và không cho phép sự thối lui hèn nhát, không có so đo giàu sang, nghèo hèn ở đây. Chỉ có lặng lẽ “ lòn ngược lửa” tiến lên phía “ lửa … đỏ tanh trời”… mà chiến đấu. Còn những dấu yêu, trân quý, yếu mềm, già nua nhưng đáng được trân trọng gìn giữ thì khẽ khàng tản xuôi...Cuốc chiến lặp đi lặp lại với năm tháng hình như không còn là một cuộc chiến chớp nhoáng quyết chết, mà là chết một phần cho trường tồn muôn kiếp.
Phép bảo tồn lực lượng được nêu bằng một câu rất ngắn”Vạc cò già trẻ rồng rắn tản xuôi”… Không cho phép một lựa chọn chơi “ sát ván”. Không còn là bài thơ về Con Cóc đơn thuần, mà như một phép dụng binh, dụng quân… cho cuộc sống mai ngày tiếp nối vậy!
Khi “ Cóc trọc đầu cùng cháu con theo gà tre dàn trận”… Một đội quân thiện lương mang theo sự thiện lương, với tướng Gà tre cũng thiện lương ra trận.( Người thiện lương nào ai muốn đánh nhau, song để bảo về cho tâm hồn thiện lương thì đành phải chém đâm! ) Người thiện lương, tấm lòng thiện lương sẽ thắng! Nên sức mạnh được tác giả nhân lên với khí thế hào hùng vút cao. Lẽ Âm Dương Thiện Ác hợp nhất quy về Thái Cực. Sức mạnh phi thường từ đây, biến hoá phi thường từ đây.“Xuống tấn ba lần gà tre mọc bảy cựa" , Rồi:"Gà tre bảy cựa gọi ngựa chín hồng mao", Đến hùng dũng tự tin:"Ngựa chín hồng mao hóa ngựa thần phun lửa, nuốt lửa” Lại lạ nữa. Đã ":phun lửa" lại còn "nuốt lửa". Mới thấy sự quyết chiến vẫn chỉ ngang với lẽ bảo tồn! Nuốt lửa để giữ lấy chân dương cho cuộc trường tồn mai sau tiếp nối! Nên sức mạnh bùng lên:“Nuốt lửa nấm gà tre phun trụ kiệt/ Sói tru trăng cửa càn hồn ra cửa tử”. Phép đối lập Thống nhất của Lưỡng Nghi Âm Dương được tác giả dùng ngay cả ở những câu cuối bài. Đọc lên nghe như ngược tai mà lại thuận lý. Hình như tác giả muốn cảnh cáo quân thù, nói đến khi cần tiêu diệt mầm hoạ xâm lăng, đánh đuổi quân thù từ cửa càn hồn (đi còn về được ) ra chôn nơi của tử ( là nơi chấm hết mọi sự sống không hòng quay lại ). Là xứ sở này vốn rất hiền lành, nhưng thuận lẽ trời để bảo vệ chốn ở ăn thì cũng trở nên quyết liệt. không chỉ vì hôm nay, mà còn cho mai sau xanh tươi an lành. Cuộc chiến theo nhau đi qua, đời đời tiếp nối, để cho xứ sở trường tồn; máu thịt dân lành và chiến binh còn ngổn ngang rừng núi, ruộng đồng suối sông, đau thương còn nặng trĩu xóm làng... nhưng họ vẫn yêu hết lòng nơi sinh ra họ, nuôi dưỡng họ và là nơi khai nguồn thương yêu, tựa nương năm tháng cục lòng, vất vả. Khi đó:Con cóc nhảy đi.. tìm hùng anh gà tre/ Quy tập được bảy tiếng gáy nấc. A...a.. a..Sau bao nhiêu gắng công… bao ngược xuôi vất vả, bao máu đổ xương khô, thây phơi đồng nội... lang thang kiếm tìm sao hồn linh lại chỉ: Quy tập được bảy tiếng gáy nấc……Một cái gì trĩu nặng hôm nay. Liệu mai đây nỗi đau đầy vơi nghẹn tắc này có qua đi hay không nhỉ?!Con cóc nhảy đi.. tìm hùng anh gà tre...
BÀI THƠ CON CÓC, 7
Sao đã hết can qua thiên cơ lại thở dài?/ Con Cóc trong hang, nắm tay thiên cơ van vỉ/ Chết sói này còn sói khác tru trăng/Truyền kiếp tru trăng chớ mơ hồ là quên
Con Cóc nhảy ra, lẽo đẽo theo thiên cơ/ Tiền/ Hậu tam thập niên can qua/ Thập niên quả báo../ Một lần tung, một lần hoành, một lần tan, rồi hợp/Xáo cò, xáo vạc, xáo nông..
Thiên cơ bay về trời. Con cóc ngồi đó/Tung là sao? Hoành là sao? Xáo cò, xáo vạc, xáo nông là sao?/ (Nghiến răng, ba lần) Gà tre rồi thành lạc vương, lạc nước/ Nhớ can qua này mà tấn cựa thập niên/ Tam thập niên mai sói lại tru trăng khát..
Cóc chẳng biết vì sao lại nghiến răng ken két/ (Nghiến răng, múa tay) Trong tiếng cỏ hoa đang vui reo dậy đất/ Con Cóc nhảy đi, cùng bầy đàn chim lạc/ Đón mặt trời hồng đang mọc đến nương dâu.. (***)
Chú thích theo dịch học:
* Thiên Cơ = máy trời.
** Trước/sau 30 năm lại họa binh đao./ Sau 10 năm họa binh đao là năm quả báo.
*** Dịch từ chữ Hán: Nhật xuất phù tang.Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Bắt đầu từ một câu nghe như vu vơ:/ Sao đã hết can qua thiên cơ lại thở dài?/Con Cóc trong hang, nắm tay thiên cơ van vỉ./ Thiên cơ “thở dài” ngay từ đầu...tiếp là “ Con Cóc … "nắm tay thiên cơ van vỉ”
Nhưng ở Bài thơ Con Cóc 7 này. Thiên cơ không phải là Trời mà Thiên cơ là Đạo. Ta lại lục tìm " Đạo Đức Kinh "
Lão Tử viết “Đạo khả đạo phi thường đạo” (Đạo mà diễn tả được thì không còn là Đạo bất biến nữa). Thiên cơ thở dài vì : “Đạo trời không tranh mà thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật chuyển động….Đạo trời không thiên vị ai, nhưng luôn giúp cho người lương thiện…” Việc đã rõ như ban ngày, lý đã minh tường khúc triết như mặt trời … Cóc còn van vỉ cớ chi?!
Cóc thưa” còn sói khác tru trăng, truyền kiếp tru trăng…” nhưng cớ sao lại “mơ hồ là quên”. Ai quên? Ai không quên?! Cố tình quên hay bị bắt giả vờ quên?!
Lần này Con Cóc 7 không sắp âm dương thành quẻ, không tuân Ngũ hành mà vận động. Mà nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy gom nó về Đạo. Đạo vào thời khắc này đang bị bỏ hoang hoá... liệu theo lý có xuất hiện nhân nghĩa chăng?! Chiến tranh náo loan khắp mặt đất, từ Á sang Âu, từ Phi sang Mỹ… Nhân loại bị cuốn vào đạn bom, đâm chém, cướp bóc, giết choc lẫn nhau. Nhân loại bị chìm trong nạn tai, bệnh tật…
Lão Tử dậy: “ Đaọ trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thi thấy của người nghèo thêm cho người giầu. Đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn...”
Cái thừa ở đây là gì?.. Thừa sự baọ tàn, thừa bẩn thỉu ô nhiễm, thừa sự thờ ơ, thừa lòng ích kỷ. Thiếu là thiếu gì, thiếu lương tri, thiếu nhân tính, thiếu ăn, thiếu sự bao dung, thiếu sự cân bằng…
Đắp… đắp thế nào ??! Đắp cái gì vào cái gì ?! Mà Đạo thì không thể Tự Thân đi đắp, luôn thông qua con người , Con người thì theo “Đạo người thì lấy của người nghèo thêm cho người giầu”… Hỗn loạn không biết đâu là đâu.
Khi sói tru trăng:/ Sói nào tru thật, sói nào giả vờ… sói nào “tát nước theo mưa”?!
Vậy thì Thiên cơ còn biết nói gì với Cóc ?!
Nên “ Tiền/ Hậu tam thập niên can qua/ Thập niên quả báo/ Một lần tung, một lần hoành, một lần tan, rồi hợp/ Xáo cò, xáo vạc, xáo nông… NNB không chỉ tiên liệu cho riêng đất nước xứ sở đau thương đang trải qua những thăng trầm bất nhất, mà bài Con Cóc 7 này của ông vẽ nên cả một cảnh hỗn loạn nát nhàu vượt xa tầm quốc gia!
Lão Tử viết: “ Trời đât bất nhân, coi vạn vật như chó rơm: Thánh thần bất nhân, coi trăm họ như chó rơm…” vì “Luật thiên nhiên không có tình thương cho con người”, vậy con người và muôn loài há chả bị coi như “chó rơm” sao?! Những thiên tai khủng khiếp, sóng thần, động đất, lở núi, cháy rừng chả phải do “trời đất bất nhân” gây ra sao? Những nạn tai chìm tàu phà, nổ máy bay... đại dịch Êbôla cho người, đại địch bò điên, cúm gà, cúm lơn... chả phải do “Thánh nhân coi trăm họ như chó rơm “sao?!... Vậy nên vạn vật phải nương, phải thuận theo trời đât mới mong tồn tại. Cho nên sau quả báo thì thế gian khi thẳng khi ngang, khi tan , khi hợp… Rồi lại vẫn tương tàn :” xáo cò, xáo vạc, xáo nông…”
Lão Tử dạy:“ Đạo trời ví như cánh cửa khép mở. … Vĩnh viễn không có tên gọi…” Nó tồn tại ngoài ý muốn của muôn loài. Vạn vật chỉ là thứ tồn tại trong "khoảng giữa trời và đất như một cái ống bễ lò rèn, hư không mà không kiệt, càng chuyển động thì hơi lại càng ra, càng nói nhiều lại càng khốn cùng... "
Vì vậy Đạo lại vô vi , vận chuyển theo đường riêng của nó, không đếm xỉa đến: / "Tung là sao?Hoành là sao? Xáo cò, xáo vạc, xáo nông là sao?/ (Nghiến răng, ba lần) Gà tre rồi thành lạc vương, lạc nước/ Nhớ can qua này mà tấn cựa thập niên/ Tam thập niên mai sói lại tru trăng khát.."/ Thiên cơ bay đi, Cóc ngồi lại đó, nghiến răng ba lần - Cái nghiến răng của người chịu trận, để sắp xếp lại muôn vật sao cho " ba mươi cái nan hoa cùng quy vào một bánh xe... nghiến răng "nhồi đất sét làm chén bát" "Đục cửa sổ để làm nhà"...
Cái nghiến răng tìm khoảng không cho muôn vật có chỗ dùng, vận dụng cái không trong có, cái có trong không mà duy trì sự trường tồn của vạn vật hợp với Đạo.
Cóc không chỉ là Cóc, Cóc nghiến răng để "Gà tre rồi thành lạc vương, lạc nước", nhưng gà tre sau khi"tấn cựa thập niên', Khi đã thành kẻ " trị thiên hạ" liệu có qua được vinh nhục tự nơi lòng?! Mà cho dù muốn hay không, vạn vật nơi lạc vương, lạc nước ấy vẫn còn đâu đó nhiều nhiều những con sói tru trăng cho dù đến "Tam thập niên mai " này nữa. Dù "Đạo khả đạo phi thường đạo" Dù trời đất bất nhân có coi vạn vật như chó rơm; dù thánh thần bất nhân có coi trăm họ là chó rơm đi nữa thì thiên hạ vẫn thái bình nếu như vẫn còn có trong Vạn vật có những Người Đắc đạo làm việc không tư lợi cai trị... Hình ảnh Cóc trong hai câu thơ thở phào, đã tin tưởng và đã có những ngày tháng mừng vui:/ (Nghiến răng, múa tay)/ Trong tiếng cỏ hoa đang vui reo dậy đất./ Hứa hẹn an lành cho không riêng đất mẹ thân thương, không riêng hàng xóm láng giềng cận kề, mà nếu sống thuận ĐẠO , nếu người cai trị "hiểu đạo, theo chính sách "Vô vi" luôn giữ thái độ điềm đạm... "lấy đức báo oán "(Lão Tử ) thì thiên hạ sẽ thanh bình, dân lành sẽ an cư sung sướng.
Lão Tử dạy: “ Trời đất là vĩnh cửu. Trời đất vĩnh cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được… Lão Tử còn nói : “ Trời có đạo mà xanh, Đất có Đạo mà yên, Thần có Đạo mà linh, Biển nhờ có Đạo mà đầy, Vạn vật có Đạo mà thành, Đế vương có đạo mà được thiên hạ….”
Hình như bây giờ trời không xanh nữa, Đất không yên nữa, còn biển thì quá đầy…Không còn gì quanh ta tuân theo Đạo nên khắp nơi mọi chốn trên trái đất này đều hỗn loạn “ xáo cò, xáo vạc , xáo nông” Đế vương dụng cách “đục nước béo cò “ mà có thiên hạ, mà vơ vét của cải, mà chiếm đất cướp biển... vạn vật héo khô , chết dần mòn và đang dần đến con đường tuyệt diệt…Nhưng đó là tuyệt diệt cái ác, cái xấu, cái hung tàn bạo nghịch; còn cái tốt đẹp, cái nhân nghĩa, cái thanh bình, tự do, trên bình diện một dân tộc, một đất nước, thí ắt mãi trường tồn, như đức tin mách bảo, như suối nguồn hy vọng..
…“ Con cóc nhảy đi, cùng bày đàn chim lạc/ Đón mặt trời hồng đang mọc đến nương dâu..."
Lão Tử dạy : / ”Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ ‘có ‘ , ‘có' lại bắt đầu từ ‘không’. Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời…”
Bài thơ con cóc 7, diệu ở chỗ, khép lại một chữ Đạo và cũng như mở ra một chữ Đạo. Đạo thuận lẽ Trời, mà Nhật Xuất Phù tang, mặt trời đã mọc đến nương dâu...
Nguyễn Nguyên Bảy / Mời đọc tiếp bài 14/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét