NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHÉMGIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
Sách dày 240 trang, khổ 20x20, bìa carton in 4 mầu, giấy Ford indo trắng, gồm tập hợp 33 bài chém gió xanh/đỏ/tím/ vàng của bút nhân Nguyễn Nguyên Bảy, chủ trang vandan BNN, đã..đã có mặt tại gia, và sẽ là món quà nhỏ/ thân/yêu tặng bầu bạn trước thềm Tết năm Mùi Ất..2015
Bài 33.
CÓ MỘT EM THƠ ĐÃ RU MƯA
Mưa nơi nao chẳng giống nơi nào..
CÓ MỘT EM THƠ ĐÃ RU MƯA
CHÉMGIÓMUÔNMẦU
Văn ngắn/ nxb hội nhà văn
Sách dày 240 trang, khổ 20x20, bìa carton in 4 mầu, giấy Ford indo trắng, gồm tập hợp 33 bài chém gió xanh/đỏ/tím/ vàng của bút nhân Nguyễn Nguyên Bảy, chủ trang vandan BNN, đã..đã có mặt tại gia, và sẽ là món quà nhỏ/ thân/yêu tặng bầu bạn trước thềm Tết năm Mùi Ất..2015
Bài 33.
CÓ MỘT EM THƠ ĐÃ RU MƯA
Mưa nơi nao chẳng giống nơi nào..
CÓ MỘT EM THƠ ĐÃ RU MƯA
MỘT. Công việc biên tập cho bộ sách Thơ Bạn Thơ, khiến hàng ngày,
mọi lúc, mọi nơi, tôi luôn được đọc bơi trong bể ngôn từ tràn ngập âm thanh,
mầu sắc, thú sướng vô cùng, nhưng đôi khi thú sướng bão hòa, cái bão hòa của
giống nhau, thơ nao cũng giống thơ nào..Thế nên, bữa kia bão hòa ấy gặp cơn
mưa, tức cảnh sinh tình mà viết được câu, tự cho là hay lắm “ Mưa nơi nao
chẳng giống nơi nào..”, viết xong, đọc ngêu ngao, vợ che miệng cười bảo:
Mưa nơi nao chẳng giống nơi nào/ không đụng chạm/có thơ/nghe được. Nhưng thơ ai
nao cũng giống ai nào thì e đụng chạm/ có ý chê bai thơ bây giờ giống nhau quá/
cứ như đúc từ một khuôn/. Mà đụng chạm này thì không nên/ bởi muốn làm cho
được/ cho hay bộ sách Thơ Bạn Thơ/ tất phải mở lòng mà hiểu tiếng lòng-thơ của
bạn/ mà thương mến/ mà tri kỷ,tri âm../ Ngồi lặng, nghĩ, cho là vợ nói đúng.
Chợt lại định đọc “ Mưa nơi nao chẳng giống nơi nào..”, thì mắt bỗng tia
thấy những dòng thơ Ru Mưa.. và cất giọng đọc ngay, vợ nói đính kèm/ đọc
cho em cùng nghe với.
/ Trời buồn trời trút cơn mưa/ Người buồn biết đổ buồn thừa đi đâu/ Trái mùa mưa trút cho Ngâu/ Trái lòng em trút giọt sầu vào thơ/ À ơi, ngâu tạnh hơi mưa/ Buồn người khó tạnh bến bờ trầm luân/ Nghiệp duyên đã định cuộc trần/ Thì thôi xin được một lần ru mưa./
Nghe xong vợ hỏi: Thơ của ai vậy anh?/ Đáp: Một cô Võ Thị Nhung nào đó/ bài gửi qua eMail/ mà không/ Võ Thi Nhung/ Thi không phải thị/ cái tên có ý đấy nhé/. Em thấy sao?/ Cười/ anh biết rồi đấy/ em không sở trường lục bát./ Nịnh. /Quên chuyện đó đi/ Chả là có một nữ sĩ, vừa mới “cồn” non vì có cặp nhũ lục mặc khoe nửa yếm, được nhóm bè thích nhũ, lăng xê đôi ba câu bát nhi nhăng trên một tờ báo in thơ không ai đọc nào đó, đã liền tự cho là mình là “cao thủ lục bát”, chê người khác không sở trường sáu/ tám, chưa biết làm sáu/tám, lại còn thêm lời “giáo khoa thư” dạy cách luyện thơ lục/bát. Người khác ít học chẳng dám cãi, đem ấm ức tặng chồng, hàm ý than trời về thể thơ Lục/Bát làm được cho hay, mới khó làm sao!.. Theo phép nịnh mà dỗ ấm ức, quá dễ, cứ việc đem tài hoa “thời ý của vợ” mà xoa lia lịa/ thơ lục bát của em là nhất với anh rồi/ Bằng chứng:
/“ Buộc cánh anh/ buộc cánh anh cũng chẳng thành tình yêu”.. / “Cò cha cò mẹ bay đi, cò con côi cút lấy gì nuôi nhau”../ “ Cái nghèo chẳng dễ hiểu đâu/ Xa sâu như tiếng đàn bầu sang khuya/../ Con gà đẻ một trái hồng/ Còn bao trái chín ở trong cuộc đời../ Lối ngang như những nhịp cầu/ Lối dọc như những dài lâu đợi chờ..” ( Thơ Lý Phương Liên)
Lục bát của cô này được đấy anh ạ./ Là sao?/ Là không bị vần vèo nó trèo vào thơ./ Vần tàng ẩn năng lực ở câu sáu, rồi thăng hoa vần sang câu tám mà thành bộ đôi tuyệt diệu sáu/tám thơ. Tuy nhiên, làm sao để có được vần tàng ẩn là vô cùng khó, bởi phần lớn, do bản tính dễ bắt vần của lục bát, mà người làm thơ viết câu sáu một cách dễ dàng rồi cho vần nó trèo vào thơ vèo nốt câu tám..mà bằng lòng với ca dao vui méo, hò vè buồn cong: Cái cò cái vạc cái nông/ Ba con cùng béo vặt lông con nào? Vặt lông cái vạc cho tao…Sau khi xem xét “vần vèo” của sáu/tám, là đến xem xét chữ nghĩa. Chữ nghĩa hoặc đưa lục bát về cũ xì, hoặc đẩy lục/bát vào vùng khẩn hoang, mới tinh tình tình, hay dở gì cũng là mặc cho lúc bát tấm áo mới. Đọc Ru Mưa, khi gặp những cụm chữ/ Trút Giọt Sầu Vào Thơ/ Bến Bờ Trầm Luân/ Nghiệp Duyên/ Cuộc Trần..cảm giác đầu tiên là ngôn từ ảnh cũ/ đọc thêm/ thấy hiện ra tâm trạng/ thêm lần nữa, thấy mới tinh tình tình một tâm trạng buồn đến nhức lòng, cô chiếc đến khó ru ngôn từ ra khỏi miệng: /Nghiệp duyên đã định cuộc trần/ Thì thôi xin được một lần ru mưa.../ Thật tuyệt cái Ru Mưa..
Anh nên đọc thêm bài này của Võ Thi Nhung:
/ Trời buồn trời trút cơn mưa/ Người buồn biết đổ buồn thừa đi đâu/ Trái mùa mưa trút cho Ngâu/ Trái lòng em trút giọt sầu vào thơ/ À ơi, ngâu tạnh hơi mưa/ Buồn người khó tạnh bến bờ trầm luân/ Nghiệp duyên đã định cuộc trần/ Thì thôi xin được một lần ru mưa./
Nghe xong vợ hỏi: Thơ của ai vậy anh?/ Đáp: Một cô Võ Thị Nhung nào đó/ bài gửi qua eMail/ mà không/ Võ Thi Nhung/ Thi không phải thị/ cái tên có ý đấy nhé/. Em thấy sao?/ Cười/ anh biết rồi đấy/ em không sở trường lục bát./ Nịnh. /Quên chuyện đó đi/ Chả là có một nữ sĩ, vừa mới “cồn” non vì có cặp nhũ lục mặc khoe nửa yếm, được nhóm bè thích nhũ, lăng xê đôi ba câu bát nhi nhăng trên một tờ báo in thơ không ai đọc nào đó, đã liền tự cho là mình là “cao thủ lục bát”, chê người khác không sở trường sáu/ tám, chưa biết làm sáu/tám, lại còn thêm lời “giáo khoa thư” dạy cách luyện thơ lục/bát. Người khác ít học chẳng dám cãi, đem ấm ức tặng chồng, hàm ý than trời về thể thơ Lục/Bát làm được cho hay, mới khó làm sao!.. Theo phép nịnh mà dỗ ấm ức, quá dễ, cứ việc đem tài hoa “thời ý của vợ” mà xoa lia lịa/ thơ lục bát của em là nhất với anh rồi/ Bằng chứng:
/“ Buộc cánh anh/ buộc cánh anh cũng chẳng thành tình yêu”.. / “Cò cha cò mẹ bay đi, cò con côi cút lấy gì nuôi nhau”../ “ Cái nghèo chẳng dễ hiểu đâu/ Xa sâu như tiếng đàn bầu sang khuya/../ Con gà đẻ một trái hồng/ Còn bao trái chín ở trong cuộc đời../ Lối ngang như những nhịp cầu/ Lối dọc như những dài lâu đợi chờ..” ( Thơ Lý Phương Liên)
Lục bát của cô này được đấy anh ạ./ Là sao?/ Là không bị vần vèo nó trèo vào thơ./ Vần tàng ẩn năng lực ở câu sáu, rồi thăng hoa vần sang câu tám mà thành bộ đôi tuyệt diệu sáu/tám thơ. Tuy nhiên, làm sao để có được vần tàng ẩn là vô cùng khó, bởi phần lớn, do bản tính dễ bắt vần của lục bát, mà người làm thơ viết câu sáu một cách dễ dàng rồi cho vần nó trèo vào thơ vèo nốt câu tám..mà bằng lòng với ca dao vui méo, hò vè buồn cong: Cái cò cái vạc cái nông/ Ba con cùng béo vặt lông con nào? Vặt lông cái vạc cho tao…Sau khi xem xét “vần vèo” của sáu/tám, là đến xem xét chữ nghĩa. Chữ nghĩa hoặc đưa lục bát về cũ xì, hoặc đẩy lục/bát vào vùng khẩn hoang, mới tinh tình tình, hay dở gì cũng là mặc cho lúc bát tấm áo mới. Đọc Ru Mưa, khi gặp những cụm chữ/ Trút Giọt Sầu Vào Thơ/ Bến Bờ Trầm Luân/ Nghiệp Duyên/ Cuộc Trần..cảm giác đầu tiên là ngôn từ ảnh cũ/ đọc thêm/ thấy hiện ra tâm trạng/ thêm lần nữa, thấy mới tinh tình tình một tâm trạng buồn đến nhức lòng, cô chiếc đến khó ru ngôn từ ra khỏi miệng: /Nghiệp duyên đã định cuộc trần/ Thì thôi xin được một lần ru mưa.../ Thật tuyệt cái Ru Mưa..
Anh nên đọc thêm bài này của Võ Thi Nhung:
Cỏ May/ Mệt nhoài nắng
tựa triền đê/ Luyênh loang hắt bóng lối về cỏ may/ Ráng chiều buông xẫm khóe
ngày/ Rưng rưng khỏa một vốc đầy hoàng hôn../ Khỏa một vốc đầy hoàng
hôn, câu thơ quá hay, quá gợi, câu này trời cho cô ấy..
Và bài này nữa, cũng lục bát/ loại sáu/tám làng quê non nước tụng ca, rất dễ cũ, rất dễ sáo mòn, bài này dài hơn hai bài trên, 5 khổ 4, vị chi 20 câu, viết 20 câu sáu/tám mà có dăm/ mười câu nhi nhiên/ tầm tầm có chi lạ?/ Nhưng tụng ca được như hai khổ này thử hỏi đã mấy người thơ:
/ Là một ngày lạc bước nơi mô/ Chừ đã thấy Huế xa xăm mờ mịt/ Đò Vĩ Dạ răng đành lỡ chuyến/
Để đôi bờ vắng vẻ khách qua sông/
Là một ngày mang lời hẹn ra hong/ Ngồi trên bến buông câu tình tự/ Trường Tiền ơi, nửa câu thơ còn đó/ Còn nửa kia trôi dạt tận nơi nào../
Bữa nay cho em “quyền” nhé? Em muốn ký tên mình đọc chọn thơ Võ Thi Nhung vào danh mục sách Thơ Bạn Thơ 1. Nói rồi, Lý Phương Liên ký tên dưới ba bài thơ dẫn trên của Võ Thi Nhung. Đây là lần đầu tiên, Lý Phương Liên dùng “ quyền đồng chủ biên sách” cho một trường hợp đọc chọn sách Thơ Bạn Thơ 1/ Và tôi đã ký tên mình sau tên Em như một đồng thuận không bàn cãi.
HAI. Sách Thơ Bạn Thơ 1 ra mắt bạn đọc 8/2012. Võ Thi Nhung tham gia ba bài thơ trong sách đó, cùng 65 người thơ khác của Thi Đàn Việt (10 người đã mất và 55 người đang sống). Nhưng phải tới lúc này, khi trước mặt tôi, hiện ra một Võ Thi Nhung đang nhẹ bước trong vườn thơ, chầm chậm với thơ Hoa Bách Hợp, thì chúng tôi mới tự tin trăm phần trăm là mình đã đọc chọn đúng một Võ Thi Nhung xứng đáng in thơ ngay trong Thơ Bạn Thơ 1, cùng với các tiền bối/ hậu bối thi nhân khác..
Sách thơ Hoa Bách Hợp, chứng rằng: Võ Thi Nhung không chỉ là người thơ ăn may một câu thơ, một bài thơ, mà Võ Thi Nhung viết được một tập thơ, ngưỡng là thơ, dù khó tính mấy cũng là ngưỡng đọc được, và với chúng tôi, thì không phải là đọc được, mà đọc thú vị, bằng chứng là Lý Phương Liên hay ngâm nga nhiều bài trong Hoa Bách Hợp. Em đang đọc bài Trúc Lâm, tám câu âm hưởng cổ: / Xao xác rừng thu núi Trúc lâm/ Khói hương bay rũ bụi hồng trần/ Màu xanh biếc đắm cùng câu niệm/ Sắc đỏ thâm trầm với tiếng ngân/ Chuông vọng nao nao hồn viễn xứ/ Mõ khua ngân ngẩn bước phù vân/ Luân hồi đưa đẩy từ bao kiếp/ Giữa chốn Thiền môn nhớ cố nhân .../
Trên có viết, Võ Thi Nhung đang tản bộ, chậm nhón, trong vườn thơ hoa cỏ của mình, vườn thơ không chỉ nở bùng những loa kèn (bách hợp), mà là tưng bừng hoa ghi dấu thời gian và nhuộm hương sắc lòng khép mở. Nào, Tháng Hai:/ Mẩn mê xâu cuộc khóc cười/ Vá miền ký ức rạc rời vai cong../ Tháng ba: / Hoa Sưa bừng khoe sắc/ Dẫu mong manh rơi rụng sau hè../ Rồi Hoa ban, rồi (hoa) Nàng bân, và cả Hoa Xoan: / Hoa xoan tím rụng một thời/ Mưa phùn đăng đắng quyện lời duyên em/ Gió xuân man mác bên thềm/ Tóc mây vướng cả lời nguyền năm nao../ Rồi Hương Dâu Da, rồi Hoa Xấu Hổ, rồi hoa Xuyến Chi: / Ruộng bậc thang ngạt ngào hương lúa/ Khói đồng chiều hư ảo lũng Mường Hoa../ Những câu thở nhỏ nhẹ như mưa xuân, những câu thơ thủ thỉ như nói với mình, như nói với người, một giãi bầy, một chia sẻ, lời chia sẻ ấm tình, tha thiết, thoang thoang như tiếng mõ, tiếng chuông , tiếng tụng con tim..Tôi đã bị kéo đi rất lâu, rất xa trong vườn hoa cỏ ấy, lòng xốn rộn tình vui/ cảm buồn..
Tôi cho là những khúc tiếng lòng ấy là thơ. Sứ mạng tiếng lòng ấy là thơ. Và thực ra, thơ là thế. Còn ai kia cho rằng thơ phải mang một sứ mạng đọc lên đuổi được cá sấu, chinh phục được hà bá, kéo pháo lên được núi, bắn rơi được máy bay và làm được chính trị..thì thực là tôi không biết, không tin có thứ thơ như thế. Viết vậy, để chứng rằng: Thơ Võ Thi Nhung không chỉ là lời thủ thỉ cỏ hoa, mây nước, mà khi đụng chạm tới các việc/ sự lớn hơn như thế sự, như cha mẹ, như anh em, như bầu bạn và như Non Nước, thì Võ Thi Nhung vẫn đánh thức hết lòng, thức hơn cả trăm phần trăm nghĩa thơ, nghĩa sống mà viết, mà hát. Mời đọc trọn bài thơ/ nỗi lòng của người em gái đi đón hài cốt anh trai là liệt sĩ trở về quê trên chuyến tàu Nam- Bắc.
ANH VỀ:
/ Anh về gió lặng sân ga/Mồ hôi hay lệ xót nhòa mắt em/ Bao năm xa cách hai miền/ Ngóng trông ngày được về bên mẹ già/
/ Anh đi đường rợp cờ hoa/ Sao về lặng lẽ sân ga thì thầm?/ Thương anh héo dạ tình thâm/ Nhớ xưa anh cõng mỗi lần ngã đau/
/ Nào ai biết được ngày sau/ Ba lô em cõng một màu tiếc thương/ Cõng anh về lại cố hương/ Lưng còng ,mái tóc pha sương mẹ chờ/
/Cõng anh cõng cả tuổi thơ/ Bây giờ đất nước đôi bờ an vui/ Mấy mươi năm cạn cuộc đời/ Tủi mừng đón được anh tôi trở về../
Tập thơ in riêng đầu tiên Hoa Bách Hợp (Loa kèn ),2014/ Tập thơ gồm 78 khúc thơ, như một món quà nhỏ tặng Cha 78 tuổi, thay báo đáp công ơn sinh thành.
Sau hai chục năm mải miệt với thơ, chỉ với khao khát viết cho được bài thơ hiếu, dâng lên cha mẹ, đủ biết tấm lòng thơ đẹp chừng nào, nghiệp thơ sau bài thơ hiếu ấy kể là viên mãn, tài thơ kể là đã dụng đúng nơi..Cuộc chơi thơ kể như là rất truyền thống, được kết bạn thơ với người thơ ấy vinh hạnh biết bao. Mời cùng đọc bài thơ hiếu dâng Cha của Võ Thi Nhung/
NƠI ĐẦU NGUỒN SÔNG CÁI
Con đã lên tận đầu nguồn sông Cái/ Lời mẹ ru mãi ngọt ngào dòng chảy/ khi con qua đắng cay/ năm tháng cuộc đời/ bốn mươi mùa con nước đầy vơi/
Trái vẫn ương chứ đâu nào đã chín/ Vẫn hiển hiện bàn tay cha bịn rịn/ ánh mắt mẹ nhạt nhòa/ tiễn con theo chồng xa…/
Con đã đến Lũng Pô thưa cha!/ Bước chân con rát khoảng trời đầy nắng/ có dòng sông nào bằng lặng/ Thác ghềnh như năm tháng cuộc đời/
Con vẫn nhớ lời cha, cha ơi!/ sống làm người luôn ắp đầy nhân nghĩa/ như dòng sông lặng thầm bền bỉ/ đỏ phù sa trĩu nặng luân hồi
Con sông Hồng trăn trở trôi xuôi/ Con ngồi lặng bên nỗi niềm vạn cổ/ Bao huyền tích một vùng châu thổ/ khỏa một chiều non nước rưng rưng..
Lũng Pô, Bát Xát, Lào Cai 5.2012
Khoảng lặng dài/ Vườn thơ im phắc/ Bỗng von von giọng ấm Lý Phương Liên: / Lẽ nào vỡ đập sông Ngân /Nghiêng trời trút cả xuống trần đêm nay/…/ Tàn đêm trời sáng mất rồi/ Mưa đừng lạnh nhé ! khổ người trần gian/ Bài Mưa đêm của Võ Thi Nhung đấy anh. Thơ như thế thì cần gì thêm lời đò đưa nữa, mình yêu..Tôi gật đầu. Có một em thơ tên là Võ Thi Nhung đã Ru Mưa/ đã Mưa Đêm nhân văn đến thế, hay đến thế, còn cần gì thêm những lời đò đưa đường/ muối của tôi..
Và bài này nữa, cũng lục bát/ loại sáu/tám làng quê non nước tụng ca, rất dễ cũ, rất dễ sáo mòn, bài này dài hơn hai bài trên, 5 khổ 4, vị chi 20 câu, viết 20 câu sáu/tám mà có dăm/ mười câu nhi nhiên/ tầm tầm có chi lạ?/ Nhưng tụng ca được như hai khổ này thử hỏi đã mấy người thơ:
/ Là một ngày lạc bước nơi mô/ Chừ đã thấy Huế xa xăm mờ mịt/ Đò Vĩ Dạ răng đành lỡ chuyến/
Để đôi bờ vắng vẻ khách qua sông/
Là một ngày mang lời hẹn ra hong/ Ngồi trên bến buông câu tình tự/ Trường Tiền ơi, nửa câu thơ còn đó/ Còn nửa kia trôi dạt tận nơi nào../
Bữa nay cho em “quyền” nhé? Em muốn ký tên mình đọc chọn thơ Võ Thi Nhung vào danh mục sách Thơ Bạn Thơ 1. Nói rồi, Lý Phương Liên ký tên dưới ba bài thơ dẫn trên của Võ Thi Nhung. Đây là lần đầu tiên, Lý Phương Liên dùng “ quyền đồng chủ biên sách” cho một trường hợp đọc chọn sách Thơ Bạn Thơ 1/ Và tôi đã ký tên mình sau tên Em như một đồng thuận không bàn cãi.
HAI. Sách Thơ Bạn Thơ 1 ra mắt bạn đọc 8/2012. Võ Thi Nhung tham gia ba bài thơ trong sách đó, cùng 65 người thơ khác của Thi Đàn Việt (10 người đã mất và 55 người đang sống). Nhưng phải tới lúc này, khi trước mặt tôi, hiện ra một Võ Thi Nhung đang nhẹ bước trong vườn thơ, chầm chậm với thơ Hoa Bách Hợp, thì chúng tôi mới tự tin trăm phần trăm là mình đã đọc chọn đúng một Võ Thi Nhung xứng đáng in thơ ngay trong Thơ Bạn Thơ 1, cùng với các tiền bối/ hậu bối thi nhân khác..
Sách thơ Hoa Bách Hợp, chứng rằng: Võ Thi Nhung không chỉ là người thơ ăn may một câu thơ, một bài thơ, mà Võ Thi Nhung viết được một tập thơ, ngưỡng là thơ, dù khó tính mấy cũng là ngưỡng đọc được, và với chúng tôi, thì không phải là đọc được, mà đọc thú vị, bằng chứng là Lý Phương Liên hay ngâm nga nhiều bài trong Hoa Bách Hợp. Em đang đọc bài Trúc Lâm, tám câu âm hưởng cổ: / Xao xác rừng thu núi Trúc lâm/ Khói hương bay rũ bụi hồng trần/ Màu xanh biếc đắm cùng câu niệm/ Sắc đỏ thâm trầm với tiếng ngân/ Chuông vọng nao nao hồn viễn xứ/ Mõ khua ngân ngẩn bước phù vân/ Luân hồi đưa đẩy từ bao kiếp/ Giữa chốn Thiền môn nhớ cố nhân .../
Trên có viết, Võ Thi Nhung đang tản bộ, chậm nhón, trong vườn thơ hoa cỏ của mình, vườn thơ không chỉ nở bùng những loa kèn (bách hợp), mà là tưng bừng hoa ghi dấu thời gian và nhuộm hương sắc lòng khép mở. Nào, Tháng Hai:/ Mẩn mê xâu cuộc khóc cười/ Vá miền ký ức rạc rời vai cong../ Tháng ba: / Hoa Sưa bừng khoe sắc/ Dẫu mong manh rơi rụng sau hè../ Rồi Hoa ban, rồi (hoa) Nàng bân, và cả Hoa Xoan: / Hoa xoan tím rụng một thời/ Mưa phùn đăng đắng quyện lời duyên em/ Gió xuân man mác bên thềm/ Tóc mây vướng cả lời nguyền năm nao../ Rồi Hương Dâu Da, rồi Hoa Xấu Hổ, rồi hoa Xuyến Chi: / Ruộng bậc thang ngạt ngào hương lúa/ Khói đồng chiều hư ảo lũng Mường Hoa../ Những câu thở nhỏ nhẹ như mưa xuân, những câu thơ thủ thỉ như nói với mình, như nói với người, một giãi bầy, một chia sẻ, lời chia sẻ ấm tình, tha thiết, thoang thoang như tiếng mõ, tiếng chuông , tiếng tụng con tim..Tôi đã bị kéo đi rất lâu, rất xa trong vườn hoa cỏ ấy, lòng xốn rộn tình vui/ cảm buồn..
Tôi cho là những khúc tiếng lòng ấy là thơ. Sứ mạng tiếng lòng ấy là thơ. Và thực ra, thơ là thế. Còn ai kia cho rằng thơ phải mang một sứ mạng đọc lên đuổi được cá sấu, chinh phục được hà bá, kéo pháo lên được núi, bắn rơi được máy bay và làm được chính trị..thì thực là tôi không biết, không tin có thứ thơ như thế. Viết vậy, để chứng rằng: Thơ Võ Thi Nhung không chỉ là lời thủ thỉ cỏ hoa, mây nước, mà khi đụng chạm tới các việc/ sự lớn hơn như thế sự, như cha mẹ, như anh em, như bầu bạn và như Non Nước, thì Võ Thi Nhung vẫn đánh thức hết lòng, thức hơn cả trăm phần trăm nghĩa thơ, nghĩa sống mà viết, mà hát. Mời đọc trọn bài thơ/ nỗi lòng của người em gái đi đón hài cốt anh trai là liệt sĩ trở về quê trên chuyến tàu Nam- Bắc.
ANH VỀ:
/ Anh về gió lặng sân ga/Mồ hôi hay lệ xót nhòa mắt em/ Bao năm xa cách hai miền/ Ngóng trông ngày được về bên mẹ già/
/ Anh đi đường rợp cờ hoa/ Sao về lặng lẽ sân ga thì thầm?/ Thương anh héo dạ tình thâm/ Nhớ xưa anh cõng mỗi lần ngã đau/
/ Nào ai biết được ngày sau/ Ba lô em cõng một màu tiếc thương/ Cõng anh về lại cố hương/ Lưng còng ,mái tóc pha sương mẹ chờ/
/Cõng anh cõng cả tuổi thơ/ Bây giờ đất nước đôi bờ an vui/ Mấy mươi năm cạn cuộc đời/ Tủi mừng đón được anh tôi trở về../
Tập thơ in riêng đầu tiên Hoa Bách Hợp (Loa kèn ),2014/ Tập thơ gồm 78 khúc thơ, như một món quà nhỏ tặng Cha 78 tuổi, thay báo đáp công ơn sinh thành.
Sau hai chục năm mải miệt với thơ, chỉ với khao khát viết cho được bài thơ hiếu, dâng lên cha mẹ, đủ biết tấm lòng thơ đẹp chừng nào, nghiệp thơ sau bài thơ hiếu ấy kể là viên mãn, tài thơ kể là đã dụng đúng nơi..Cuộc chơi thơ kể như là rất truyền thống, được kết bạn thơ với người thơ ấy vinh hạnh biết bao. Mời cùng đọc bài thơ hiếu dâng Cha của Võ Thi Nhung/
NƠI ĐẦU NGUỒN SÔNG CÁI
Con đã lên tận đầu nguồn sông Cái/ Lời mẹ ru mãi ngọt ngào dòng chảy/ khi con qua đắng cay/ năm tháng cuộc đời/ bốn mươi mùa con nước đầy vơi/
Trái vẫn ương chứ đâu nào đã chín/ Vẫn hiển hiện bàn tay cha bịn rịn/ ánh mắt mẹ nhạt nhòa/ tiễn con theo chồng xa…/
Con đã đến Lũng Pô thưa cha!/ Bước chân con rát khoảng trời đầy nắng/ có dòng sông nào bằng lặng/ Thác ghềnh như năm tháng cuộc đời/
Con vẫn nhớ lời cha, cha ơi!/ sống làm người luôn ắp đầy nhân nghĩa/ như dòng sông lặng thầm bền bỉ/ đỏ phù sa trĩu nặng luân hồi
Con sông Hồng trăn trở trôi xuôi/ Con ngồi lặng bên nỗi niềm vạn cổ/ Bao huyền tích một vùng châu thổ/ khỏa một chiều non nước rưng rưng..
Lũng Pô, Bát Xát, Lào Cai 5.2012
Khoảng lặng dài/ Vườn thơ im phắc/ Bỗng von von giọng ấm Lý Phương Liên: / Lẽ nào vỡ đập sông Ngân /Nghiêng trời trút cả xuống trần đêm nay/…/ Tàn đêm trời sáng mất rồi/ Mưa đừng lạnh nhé ! khổ người trần gian/ Bài Mưa đêm của Võ Thi Nhung đấy anh. Thơ như thế thì cần gì thêm lời đò đưa nữa, mình yêu..Tôi gật đầu. Có một em thơ tên là Võ Thi Nhung đã Ru Mưa/ đã Mưa Đêm nhân văn đến thế, hay đến thế, còn cần gì thêm những lời đò đưa đường/ muối của tôi..
Nguyễn Nguyên Bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét