Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Sách Thủng Thẳng Với Thơ/ Chương 12/ Xương Cốt Của Thơ



12/ Xương Cốt Của Thơ


Thật thú vị khi nói về xương cốt của thơ. Xương cốt của thơ chính là cái tứ, bài thơ cần thiết phải có xương cốt, cần phải có tứ.Nên định nghĩa thế nào là tứ thơ?Trước hết hãy nói công việc mở đầu cho một bài thơ. Đối với một bài thơ tôi thường bắt đầu bằng hai phương pháp khác.1. Đã thuộc rất mạch lạc vấn đề mình sẽ viết, thuộc đến nỗi – như tôi đã nói ở trên – chỉ việc đặt bút xuống và mặc cho dòng thơ cuốn mình đi, cuốn cho đến chữ cuối cùng dừng lại, là bài thơ đã kết thúc. Chẳng những tôi thuộc lòng nội dung mà còn thuộc lòng cả hình thức biểu hiện. Đối với phương pháp này tôi có thể trả lời một cách dũng cảm: Mình viết cái gì và đã viết như thế nào.2. Nhưng phương pháp thứ hai hầu như không diễn ra theo trình tự ấy. Tôi chẳng hiểu tôi viết cái gì nữa, câu thứ nhất đã đến rất bất ngờ và kéo theo câu thứ hai rồi thứ ba, rồi đoạn thứ nhất và kéo theo đoạn thứ hai, thứ ba…cho đến khi tự cảm thấy cần phải kết thúc. Trong quá trình tuôn chảy nối tiếp những câu chữ, tôi cũng đồng thời hình thành ý định của mình, nảy ra vấn đề định viết, và hướng câu chữ theo vấn đề định viết ấy. Phương pháp này thường bắt nguồn từ một hình ảnh chợt gặp, một câu thơ chợt tới, một âm vận chợt nghe, có khi từ một gợi ý của một người đối thoại nào đó. Với phương pháp này thần thơ thường hiện ra bất ngờ và có khi đem lại  những hiệu quả không thể lường được.Song tựu trung cả hai phương pháp đều đi tới kết quả cuối cùng: Tôi viết về vấn đề gì và đã diễn đạt thành công vấn đề ấy chưa? Khi hai vế câu hỏi này được trả lời tức là tôi đã yên tâm rằng:  bài thơ vừa viết ra là bài thơ có tứ.Nói như thế có nghĩa là có những bài thơ không có tứ? Đúng, tình trạng thơ không có tứ hiện rất phổ biến và nhiều người mắc phải. Những bài thơ này thường kể lể dài dòng, miên man, vấn đề tung ra vung vãi, hình ảnh và hình tượng chạy xa chủ đề. Nói tóm lại là người đọc chẳng hiểu nhà thơ định nói gì.Đọc thể thơ Bát cú thấy rất rõ cái tứ trong thơ, có khi nó là một ngẫu hứng, có khi là một tâm sự, có khi là một chân dung, một cảm hoài, nhưng cái điều tác giả gửi gắm vẫn cứ hiện ra rõ nét.
Bước đến đèo ngang bóng xế tà
 
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
 
Lom khom dưới núi tiều vài chú
 
Lác đác trên sông chợ mấy nhà
 
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
 
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
 
Dừng chân đứng lại trời non nước
 
Một mảnh tình riêng ta với ta./ 

Tình trạng thơ trữ tình của ta hiện nay đang mắc phải cái bệnh liên tưởng lan man, vòng vèo, dài dòng khiến cho cái chủ đích bị chìm ngập trong mớ hỗn độn khiến cho người đọc chẳng hiểu tác giả định nói gì và đã nói gì. Lẽ ra khi nói về người trồng rừng tích cực với công việc của mình, thì phải nói về lao động cụ thể của người trồng rừng và vì sao người trồng rừng tích cực trong nhiệm vụ của mình, thì lại cứ lải nhải những nào là Rừng có bao nhiêu gỗ quí, gỗ quí để làm gì, rừng có bao nhiêu chim muông, chim muông có tiềng hót như thế nào, rồi lại đến chuyện nạn lũ lụt thời Minh Mệnh, đến cái khổ nghèo thời Tây Nhật, thậm chí là đến Sơn Tinh Thủy Tinh cũng được dẫn ra minh giải…Cái chính bị chìm trong hàng chục (có khi hàng trăm) cái phụ, nên cái chính cũng bị thành cái phụ. Loại thơ không có tứ, hoặc tứ không rõ ràng chẳng những chẳng có giá trị gì đối với qui luật đào thải của thời gian, mà còn mang ý nghĩa của sự tra tấn thần kinh người đọc.Tôi không thể nào chịu nổi những bài thơ không có tứ, nó cứ như người không xương vậy, suốt ngày sườn sượt trên giường.Trong cả hai phương pháp làm thơ tôi dẫn ra ở trên đều có thể dẫn đến việc làm những bài thơ không có tứ. Ở phương pháp thứ nhất, người làm thơ có tự biết mình định viết một bài thơ như thế nào, nhưng vì không nắm được cái cốt lõi của vấn đề ấy, cốt lõi định giải quyết cái gì, chứ không phải là diễn ca nó, giảng giải nó, họ tự cho mình là cái quyền múa lụa trong câu chữ, thêm vào đó tính tham lam đã làm hại họ. Ở phương pháp hai, tình trạng sa đà càng dễ hơn, vì bài thơ đã được bắt đầu bằng việc không biết viết cái gì, thế là cứ tha hồ thả thuyền giấy ra biển cả, nó muốn đến chân trời nào mặc lòng, trong con mắt của họ, những chiếc thuyền giấy hình như chở được cả cá tôm và niềm hy vọng.Một bài thơ không có tứ thì dù câu chữ có hay đến đâu chăng nữa nó vẫn cứ là một bài thơ vô bổ, chẳng đem lại một cảm rung bé nhỏ nào.Bạn đọc thân mến đã phê thơ tôi khô khan. Hình như đúng, tôi khô khan lắm, lý trí lắm và cái tiên quyết của sai lầm là tôi bám như đỉa vào tứ thơ. Nói như vậy tứ thơ là nguyên nhân của khô khan ư? Hoàn toàn không. Lỗi là tôi tỉnh quơ, tôi chưa mê, chưa say, chưa biến được trí tuệ, hình tượng, hình ảnh thành thơ. Nhưng tôi lại nghĩ, thà như thế còn hơn là không biết mình định viết cái gì, định nói cái gì, có sự vô bổ nào không làm cho bạn bực mình.Nắm vững được xương cốt của thơ là một việc làm không dễ dàng. Bởi vấn đề ta định diễn tả khi thẳng đuột thường lộ liễu và khô khan. Khi núp kín thường bí hiểm, dài dòng vì phải che che lấp lấp. Như vậy, tứ thơ khi được hoàn chỉnh không chỉ là cái ý định nói, mà còn là cách nói, là hình ảnh, hình tượng liên tưởng và còn là cái hồn nữa. Một bài thơ khi đã có tứ ví như hạt đậu đã mọc lên cây đậu – không còn nhầm lẫn, không còn nghi ngờ, và tất nhiên không một kẻ điên nào bảo đây là cỏ dại.Trong khi làm những bài thơ theo cảm hứng bất ngờ, không có ý định từ trước (phương pháp thứ hai) tôi cố gắng rất nhanh để qua câu thứ nhất phát hiện ngay ra vấn đề mình định nói, để theo phản ứng nổ giây truyền sự xuất hiện những câu thơ thứ hai, thứ ba…không lạc với ý định của mình. Cũng có khi toàn bộ ý đồ của mình phải chờ đến câu mới cũng mới lộ ra cái tứ, và cũng có khi bài thơ đã kết thúc một cách vô bổ, trường hợp chỉ còn mỗi cách cứu nó là ném tức khắc vào ngọn lửa thổi cơm của vợ.Nói thêm: tứ thơ xuất hiện bất ngờ lắm, như thần ấy, có như tràng giang như đại hải những câu tưởng như vô nghĩa, mà thực ra là nó vô nghĩa, vì mình có biết mình định viết cái gì đâu, nhưng bỗng nhiên đùng một cái, chỉ một câu thôi, cái tứ hiện ra cứu tất cả những câu thơ vổ bổ ra đời trước nó, hiện tượng này tôi gặp rất nhiều. Bài Mùa yêu dưới đây.
 
/ Mùa yêu rồi đó hỡi em/ Trăng vàng đổ xuống đầy thềm hạt hoa/ Tay trăng cởi áo tình ra/ Tung vào gió tiếng ngân nga trầu mời/ Mùa yêu rồi đó mình ơi/ Mỗi người chỉ có một thời thần tiên/ Lòng anh đầy ắp hình em / Để khi gian khó hiện lên môi cười/ Còn em chỉ một anh thôi/ Trong thương nhớ cất thành lời hát ru/ Âm dương tình ngỡ trong mơ/ Tình yêu chẳng có bến bờ thời gian/ Tiệc rằm rồi cũng phải tàn, Nhanh nhanh em kẻo huy hoàng đang trôi…/
 
Nhưng có phải ngẫu nhiên có được cái thần dựng thành tứ thơ không? Dáp, có thể có, một khi lòng ta mê đắm dạo thuyền thơ.Soát xét toàn bộ những tập thơ viết về Kiều thì rõ. Tôi đã làm những bài thơ bắt đầu bằng những câu thơ Kiều. Hầu hết tôi đã làm theo phương pháp thứ hai – phương pháp ngẫu hứng – nhưng thực ra tôi đã suy nghĩ về Kiều không biết bao nhiêu năm, và mỗi một câu chữ như một gợi ý, với gợi ý ấy trong khi mình tập trung cao nhất trí tuệ tự nhiên những vấn đề đã nẩy sinh.Muốn làm thơ có tứ, thì việc tập dượt ban đầu phải như người học sinh làm luận, cả trong tư duy và khi viết, luôn luôn tự hỏi mình: Câu này có phục vụ cho điều mình định nói không. Lúc đầu, phương pháp sáng tác này có thể hơi lố bịch, thêm cái khô khan, cứng ngắc và không có vẻ gì là công việc của một nghệ sĩ. Nhưng từ những lao động cơ bản này công  việc làm thơ dần dà trở nên vững chắc con đường thành tựu. Ví như người diễn viên chèo vất vả khi học những làn điệu cổ trước khi cập nhật những làn điệu cách tân.Thêm vào đó phải coi việc nghiên cứu, kế thừa các lối diễn đạt của người xưa. Đấy là cách diễn đạt ý tại ngôn ngoại, cao giọng lời cảm khái, thiết tha lời yêu nước thương dân và bày tỏ ý nguyện hy sinh vì nghĩa lớn của mình. Về phương diện thơ có cấu tứ chặt chẽ, ít lời nhiều ý, trong sáng và cao thượng trước hết phải kể đến thơ Đường. Thơ Âu Châu cấu tứ nghiêng về phương diện trí tuệ. Tôi không mê thơ phương Tây bằng thơ Đường. Ca dao của chúng ta cũng có nhiều sáng tạo kỳ thú, đó là sáng tạo của câu, của chữ, của sự tròn trặn về nội dung.Việc sáng tạo luôn luôn là bắt đầu, những tứ thơ như những bông hoa lẫn trong đám hoang vu cây cỏ, tìm kiếm không mệt mỏi nhất định sẽ đến được chỗ của hoa, và khi hái được bông hoa ấy mới thấy hết được hương thơm của hạnh phúc./ Tình như nắng vãi khắp vườn giọt hoa/ Giọt nào cho cuộc tình ta/ Để khi tắt nắng ta ra nhặt về…/( Thơ NNB)
Sách Thủng Thẳng Với Thơ/ Chương 12
Mời đọc tiếp Chương 13

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét