14 khúc Đó Đưa về thơ của
Nguyễn Nguyên Bảy, viết vào năm 1975, và gần 40 năm sau, mới in
thành sách, do NXB Văn Học ấn hành tháng 6/2011.
THỦNG THẲNG VỚI THƠ
Nguyễn Nguyên Bảy, Đò đưa
Khúc 2/ Thân Ái Chào các Bạn
2/ THẤN ÁI CHÀO CÁC BẠN
Thân ái chào các bạn,
Mời trở lại với nghề phát thanh của tôi..
Thân ái chào các bạn!
THỦNG THẲNG VỚI THƠ
Nguyễn Nguyên Bảy, Đò đưa
Khúc 2/ Thân Ái Chào các Bạn
2/ THẤN ÁI CHÀO CÁC BẠN
Hồi ấy, trên dưới mười lăm tuổi
đều được thổi lên thành “những anh hùng thời đại”, và lứa chúng
tôi ai cũng đua tranh tu thân thành Paven Coóc sa ghin, Tôi không
ngoại lệ. Chiến trường của chúng tôi là công trường làm đường
Thanh Niên (Cổ Ngư) và công viên Bẩy Mẫu. Tự nhiên như thể sắp đặt
của Càn Khôn, hòa trong dòng anh hùng thời đại ấy, tôi luôn được
Hiệu đoàn trưởng giao nhiệm vụ ngồi trong lán phóng thanh và ngẫu
hứng thơ về các kỷ lục của các Paven gánh đất, Paven đầy xe cút kít,
Paven sắn mai cuốc xẻng mở đường. Và cũng tự nhiên như thế tôi
thành Paven-thi sĩ trong mắt bạn bè tôi.
Nhiều năm sau hồi ấy cho đến ngày
tốt nghiệp trường phiên dịch, đầu óc tôi chỉ mưng mưng một mơ ước
được về làm việc tại Đài Phát Thanh để dựng nghiệp thi nhân. Giấc
mơ mách bảo tôi rằng đó là con đường ngắn nhất để thơ tôi tung lên
trời mà quyện vào khí, mà sạch, mà lành, mà thành khí thở của
đông bào đồng chí. Phát thanh là kênh thông tin độc quyền hùng
mạnh nhất cưỡng bức, lập đi lập lại thành thói quen, chiếm đoạt
tình yêu của toàn thể đồng bào.
Tôi đã bằng mọi cách biến ước mơ
thành sự thật, năm nào đó của thập niên 1960, tôi về Đài phát thanh
58 Quán Sứ làm báo nói và sau báo hình, từ Hà Nội, đến sài Gòn.
Và tôi đã gần như dành trọn cuộc đời công chức cho nghề phát thanh
truyền hình từ Việt Nam Dân Chủ Công Hòa đến Công Hòa xã hội Chủ
Nghĩa Việt nam.
Xin hãy hoan nghênh tôi chung thủy với nghề, đó là cái nghề mà tôi vui vui với định nghĩa của chính mình: Nghề chào nhiều mà chẳng ai thưa. Định
nghĩa xác thật đấy, đừng giận tôi lộng ngôn hí bạn, nhất là các
đồng nghiệp. Bật đài lên nghe chào, tắt đài đi cũng nghe chào, đơn
điệu mà không nhạt Thân ái chào các bạn!
Với tôi, câu chào này đã cho tôi
nội lực tu thân nuôi ” nghiệp” thơ, bởi từ sâu sa của câu chào
này, tôi đã ngộ ra bản chất của thơ, nhu cầu của thơ và bạn đọc của
thơ. Ngộ này đã giúp tôi mạch lạc sự khác nhau, không hoàn toàn
là khác hẳn, mà là khác rất xa, rất nhiều với nghề phát thanh hay với bất kể nghề gì khác, vậy mới là có nghiệp thơ mà tự nuôi nghiệp ấy.
Thân ái chào các bạn,
Mời cùng trở lại với bàn thơ.
Hãy từ một câu thơ công trường đến
một bài thơ thành phố, một bài thơ thành phố đến một tập thơ, một
tập thơ đến một đời thơ. Đó là hành trình của nghiệp thơ. Hành
trình rất dài, quyết không thể đi một ngày, một tháng, một năm, mà
phải đi trọn đời với nó. Nói trọn đời có nghĩa là nhiều tưởng
mình có nghiệp thơ mà vỡ tưởng mà bước sang ngang, bỏ dở giữa
đường, thậm chí đoạn tuyệt. Không nghiệp nào không có chướng. Vấn
đề là đức tin và lòng chung thủy mách bảo ta đường đi nẻo đến.
Không có nghiệp thơ thì bỏ giữa đường là đúng, để còn kịp theo một
nghiệp khác, nhưng cũng có nghiệp thơ đang khúc càn khôn thử thách
mà đã vội thoái chí, nản lòng thì bỏ cuộc ấy thật là hoài phí.
Xin chép lại lời mẹ tôi, được tôi văn vần:
Xin chép lại lời mẹ tôi, được tôi văn vần:
Bẩy đứa con mẹ khóc khổ vì
tôi nhiều nhất/ Và tôi sợ đêm Rằm nhất/ Sợ lời giải cầu của mẹ
linh thiêng/ Con đừng thơ phú thành điên/ Sao không đi bắc cầu
sông cái/ Không đi lái đò sông con/ Không đi làm thầy giáo làng/
Không xuống bến Phà Đen làm phu khuân vác? Mẹ ơi lạy mẹ đừng khóc/
Đừng bán khoán con cho đền miếu làm gì/ Con chỉ là con của mẹ/ Mẹ
nhắm mắt mở môi khe khẽ / Khấn âm âm lời Chinh Phụ, lời Kiều…
(thơ Nguyễn Nguyên Bảy)
(thơ Nguyễn Nguyên Bảy)
Không có nghiệp nào cao sang hơn
nghiệp nào, thơ không ngoại lệ, mà nghiệp nào cũng cao quí nếu ta
đi đến tận cùng với nó. Vì thế, theo nghiệp thơ, lòng luôn nên tự
hỏi: Thơ ý nghĩa thế nào, quan trọng thế nào với cuộc đời anh? Bởi
có người coi thơ chỉ như một thỏa mãn cái thích, cái sướng. Lại có
người coi thơ như một giải pháp hoạn quan cầu danh, cầu lộc. Lại
nữa, có người ăn may thời cuộc đôi ba câu điệu vần mà mặc áo đỏ,
áo vàng vênh vang cai trị thiên hạ. Thơ như hạt gieo trồng, gieo
hạt nào mọc lên cây nấy, đời cây ngắn dài ví von như nghiệp của thơ
dài ngắn vậy.
Tu thân hái được câu thơ, yếu tố
phiêu linh, ngẫu nhiên, hay mộc mạc nói là trời cho, bất ngờ một
khi nào đó, một chỗ nào đó, trong cảnh ngộ nào đó.
Tu thân hái một bài thơ hay, yếu tố trời cho và yếu tố nhân định đã như quyện vào nhau mà thăng hoa.
Tu thân hái một chùm thơ hay, hay
một tập thơ hay, yếu tố trời cho hình như đã thu lại, cùng lắm
cũng chỉ còn non nửa, còn nửa lớn, nửa già là do thi nhân định.
Ba tu thân nói ở trên chỉ là hình
ảnh hái hoa, chưa thể gọi là thu hoạch trái. Thu hoạch trái thuộc
về tu thân một đời thơ, thu hoạch tu thân này thật sự không thể
xin may mãi của trời, có chăng chỉ chiếm mười phần trăm ân sủng ban
tặng, còn chín chục phần trăm thuộc lao động hồn, tài hoa tình mà
thăng lên thành thanh sắc khí của thơ.
Bốn chặng tu thân này, thi nhân nào cũng phải trải, không có ngoại lệ, nôm na gieo hạt thơ nào ắt gặt mùa thơ ấy.
Chữ tu thân dụng ở đây nếu chưa
sáng nghĩa, thì có thể hiểu là sống cùng với đời sống của thơ, rèn
luyện mình tương thích với thơ, không phải ép thơ tương thích với
mình, nói cách khác dụng thơ như một phương tiện, một công cụ để
nói tiếng lòng mình, hay còn gọi là tư duy bằng thơ. Đã gọi là tư
duy bằng thơ, thì quyết không thể có một cái khuôn, dù khuôn ấy có
do một nguyên soái thơ nào đặt ra để mọi người theo đó mà đúc,
đều là không thể. Là nghịch với bản chất của thơ, như lẽ thủy sinh
mộc, nhưng thủy tham sinh là mộc úng, kim sinh thủy, kim tham sinh
mà nên nỗi kim chìm.
Nội dung của thơ nôm na là tiếng
lòng. Đã là tiếng lòng, thì tiếng lòng tìm tiếng lòng, tìm đồng
điệu, đồng cảm. Bản chất của tiếng lòng là chân thật, chân thành.
Nghịch với chân là giả vờ ngây thơ mà không biết, sân si mà không
biết, mưu cầu mà không biết, dối trá mà không biết và biết nhưng vẫn dối trá. Tiếng lòng như que ngọc, gõ vào ngọc mà biết thật giả mà
biết ngọc quí, ngọc xoàng. Tiếng lòng không thể sai, tiếng lòng
chân thật sinh ra thơ thật, tiếng lòng hoang đường giả trá giao
hoan kiểu gì cũng sinh ra thơ hoang đường, giả trá. Vậy thôi.
Hình thức thơ nôm na là áo quần
thơ, không quần áo, thích khỏa, thì da thịt thơ chính là quần áo.
Đã là quần áo thì xanh đỏ tím vàng, rộng dài ngắn cạn, hương vị cỏ
hoa hay nồng rơm hắc dạ, suy cho cùng cũng quần áo cả thôi. Đừng
cố chấp trường ca hoành tráng hơn tứ tuyệt. Chớ hoang đường thơ
đọc hiện đại hơn thơ ngâm. Đừng lộng lời ca dao, dân ca là cổ
(hủ), là già, thơ làm gì có tuổi, thơ là tình, là trăng, trăng non
hay trăng già đều trăng, đều mướt gió bồng mây giao thỏa. Đã là
tiếng lòng, thì lòng biết mặc áo quần gì cho hỉ, nộ, ái, ố thung
thăng. Và sau hết, đừng để thứ thơ tịt mít bịt mắt ta, lòe tai ta
rằng họ đang tiền phong làm thứ thơ của thế kỷ sau thứ hai mươi
nào đó. Thật vớ vẩn hoang đường.
Mời trở lại với nghề phát thanh của tôi..
Thân ái chào các bạn!
Lần trở lại này xin hiểu chữ nghề phát thanh theo nghĩa rộng là một thứ loại nghề được dụng để đối chứng với nghiệp thơ.
Tôi đã sống và yêu nghề phát thanh
– truyền hình gần như trọn đời. Nếu có được sống thêm một đời
tiếp nữa, tôi cũng sẽ chọn phát thanh – truyền hình làm nghề nuôi
thân và nuôi nghiệp thơ. Muốn lấy nghề nuôi nghiệp, tất phải thấu
hiểu trong nghề có nghiệp, nhưng trong nghiệp không có nghề mà chỉ
có chướng, gọi là nghiệp chướng. Vì vậy, không nên đồng hóa nghề
nghiệp là một, dụng cái nọ tôn vinh cái kia và ngược lại, bởi,
chúng là hai phạm trù sinh ra từ một gốc, nhưng rẽ thành hai chi
cành khác biệt. Phát thanh và thơ cùng gốc ngôn từ, nhưng năng lực
chuyển tải ngôn từ ấy rất khác nhau, nôm na như ông thi sĩ, chơi
chữ bí rất cừ khi nói về mình:(Tớ) làm bí thư hoài nên (tớ) bí thơ (Thơ Tố Hữu)
Phát thanh có công chúng của
phát thanh. Thơ có công chúng của thơ. Không thể mượn công chúng
phát thanh để hoang tưởng là công chúng thơ. Thế nên thơ không thể
dùng chiêu phát thanh, với thế độc tôn, độc quyền ( trước 1975)
để áp đặt, bắt buộc sư nghe nhìn của công chúng, rồi tạo ra một
khuôn thơ, để bầy đàn đua nhau đúc thơ trong khuôn ấy mà lộng thơ,
mà kiến tạo nghiệp thơ. Thơ ra rả phát thanh, thơ in trùng điệp
sách giáo khoa, chiếm ngự toàn phần trang vàng báo chí cả nước. Câu: Thân ái chào các bạn!
thực xứng đáng với cảnh ngộ thơ này, chào hoài chẳng thấy ai
thưa, tội nghiệp mỏi mồm, gỗ tre vót hoài thì cũng chỉ là tăm sao
thành kim khâu được.
Thơ là thơ, thơ không là phát
thanh, hay là gì khác. Tôi kịp ngộ điều này, nên yên thân lo nghề
phát thanh kiếm cơm gạo, còn nghiệp thơ như một duyên đời, cứ việc
nuôi duyên, không cường quyền nào bắt lặng được tiếng lòng, và thơ
vì thế cứ ngân nga… Soi gương vui cả mặt gương/ Tình yêu nhón một cánh chuồn chuồn bay,
(thơ Nguyễn Nguyên Bảy) đã khi nào bạn thấy gương vui? Dù vui một
thoáng, bởi khi tay bạn nhón vào hạnh phúc, thì hạnh phúc mỏng như
cánh chuồn chuồn, và nó lại bay. Thơ là vậy, nghiệp thơ là vậy.
Thân ái chào các bạn!
Xin mượn lời chào này chào bàn thơ.
Nơi bàn thơ, bạn thơ quan thiết nhường bao, hoan hỉ nhường bao và tuyệt diệu nhường bao /Tai tri kỷ, mắt tri âm/ Lời yêu đắng ngọt từng vần thơ buông/ (Thơ BNN) Với tri kỷ tri âm thì lời đắng ngọt nào cũng là dòng nước lành tưới mướt cây thơ.
Nhưng cần cảnh giác, đường mật
không chữa được bệnh tiểu đường, hãy cảnh giác hàng đầu với những
lời đường mật tâng bốc. Một khi ta sướng vì những lời đường mật là
ta tự chuốc bệnh tiểu đường. Gia tăng thêm đường mật, bệnh tiểu
đường chẳng những không thể khỏi mà nguy cơ đưa ta rất nhanh về
miền sáu thước.
Muốn tránh điều này, phải học người làm nghề phát thanh, họThân ái chào các bạn! cả
ngày, suốt tháng, quanh năm, chào nhiều đến vậy, mà hầu như không
nghe một tiếng thưa đáp lại, vậy mà họ vẫn bền gan với nghề, yêu
quí nghề, vì họ biết một tin dự báo thời tiết tung lên trời kịp
lúc, có thể cứu sống một vạn chài. Yêu thơ, bền bỉ nghiệp thơ mà
kiềm chế bớt háo danh, thì học này không là khó…
Và sau hết. Thơ không có đỉnh. Vì
nếu có đỉnh, một ai đó trèo lên tới đỉnh là hết thơ sao? Dù thành
công cách nào thi nhân cũng chỉ góp một vuông thơ, không là núi, là
biển, không là đỉnh, càng không là vĩ đại gì gì. Rừng không có
cỏ, không có giây leo, không có hoa dại, không có chim bay, sóc
nhảy liệu có là rừng? Tiếng lòng thế nào hãy ngân lên thế ấy, mà
thơ.
Còn gọi chi là đời
Sông không thuyền xuôi ngược
Vườn tình một giọng hót
Áo tình một sắc lam
Sông Hương tắm mấy lần
Cho trinh nguyên liền lại
Đành chịu thân tội lỗi
Hồn vượt ngục vườn khuya
Vườn khuya đầy trăng khuya
Đầy những Kiều mệnh yểu
Đầy thập loại chúng sinh
Vây Nguyễn Du hạch hỏi
Bao nhiêu trống canh rồi
Đoạn trường sao chưa hết
Nguyễn Du ứa nước mắt
Dúi cho cung đàn Kiều…
(thơ BNN)
Sông không thuyền xuôi ngược
Vườn tình một giọng hót
Áo tình một sắc lam
Sông Hương tắm mấy lần
Cho trinh nguyên liền lại
Đành chịu thân tội lỗi
Hồn vượt ngục vườn khuya
Vườn khuya đầy trăng khuya
Đầy những Kiều mệnh yểu
Đầy thập loại chúng sinh
Vây Nguyễn Du hạch hỏi
Bao nhiêu trống canh rồi
Đoạn trường sao chưa hết
Nguyễn Du ứa nước mắt
Dúi cho cung đàn Kiều…
(thơ BNN)
Thân ái chào các bạn!
Sách Thủng Thẳng Với Thơ/ Chương 2.
Mới đọc tiếp chương 3.
Sách Thủng Thẳng Với Thơ/ Chương 2.
Mới đọc tiếp chương 3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét