Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Sách Tử Vi Ứng Dụng/ Chương 7



Bía 1 & Bìa 4 sách Dịch học tập 1.
CHƯƠNG 7/ SÁCH TỬ VI ỨNG DỤNG


TỬ VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG  BẢY
CÁC THỨC LUẬN THƯỜNG DỤNG


1. LUẬN CUNG PHÚC ĐỨC
Khởi ngược theo thiên bàn Tử Vi bắt đầu từ cung Phúc Đức, theo liền sau Phúc Đức là cung Phụ Mẫu, rồi tới cung Mệnh và tiếp sau là cung Bào, cung Phu Thê, cung Tử Tức, cung Tài Bạch, cung Giải ách, cung Thiên Di, cung Nô Bộc, cung Quan Lộc, cung Điền trạch, rồi lại về cung Phúc Đức cứ thế tuần hoàn, đủ thấy vai trò cực kỳ quan trọng của cung Phúc Đức chi phối cả 11 cung số khác trên thiên bàn Tử Vi.
Phúc Đức là cung kép, Đức chỉ phần sinh tồn sinh lý, bao gồm dương trạch, quan lộc, tài bạch, thiên di, phần thọ yểu, tật ách của bản thân đương số và những người liên quan như vợ con, họ hàng. Những ảnh hưởng đó đều do đạo lý, cách sống của đương số, tàng ẩn ý nghĩa tu thân tích thiện đức, để phúc mai hậu cho con cháu. Chữ Phúc chỉ phần âm, bao gồm cội nguồn, mộ huyệt, đức tin. Vì vậy, khi xem xét cung Phúc Đức, phải định hướng mạch lạc rõ ràng hai phần Phúc (âm phần) và Đức (dương thế) trước mọi luận đoán. Trình tự như sau :
1. ÂM PHẦN 
A.Định vị Âm phần
+ Cung Phúc Đức an tại cung nào thì cung đó gọi là cung chính mộ. Thí du, an tại Dần, thì cung chính mộ của đương số ở sơn Dần, thuộc Mộc. 
+ Cung Sửu và Mão là hai cung giáp trước và sau của chính mộ Dần, cung Mão (đằng trước theo chiều thuận) gọi là cung Tả mộ (mặt trước), cung Sửu ( đằng sau theo chiều nghịch) gọi là cung Hữu mộ (mặt sau).
+ Cung xung chiếu chính mộ là cung Thân gọi là cung Tiền án.
+ Hai cung Ngọ và Tuất trong tam hợp Dần Ngọ Tuất, cung Ngọ gọi là Thanh Long, cung Tuất gọi là Bạch Hổ. Thanh Long chỉ dòng tộc dương và bạch Hổ chỉ dòng tộc âm.

B.Ảnh hưởng của Âm phần
+ Cung chính mộ cư cung nào là hành của cung đó. Hành mộc ý nghĩa Sinh, Dưỡng, Tự trọng. Hành kim ý nghĩa An Toàn. Hành Hỏa ý nghĩa Thành Tích. Hành thổ ý nghĩa Sinh tồn, Sinh lý. Hành thủy ý nghĩa Giao tiếp. Từ ý nghĩa hành chính mộ luận sự thụ hưởng phúc của đương số.
+ Cung Phúc Đức có một chính diệu tọa thủ, chính diệu ấy chính là sao cai quản ngôi mộ đó.
+ Cung Phúc đức có hai chính diệu tọa thủ, trường hợp hai chính diệu cùng một hành, tức là có hai ngôi mộ ở gần nhau, cùng chi phối ảnh hưởng tới đương số. Ví dụ : Cung Phúc Đức có Cự/Đồng tọa thủ đồng cung. Cự, Đồng đều hành thủy, nên phải chịu ảnh hưởng của ngôi mộ chú bác (Cự Môn) và ngôi mộ tổ (Thiên Đồng) để ở gần nhau.
+ Cung Phúc Đức có hai chính diệu tọa thủ đồng cung, trong đó có một chính diệu sinh Bản mệnh, đương số chịu ảnh hưởng của ngôi mộ sinh hành mệnh đó. Ví dụ, Cung Phúc Đức an tại Dần có Cự Nhật đồng cung, bản mệnh thuộc thổ. Như vậy, Cự Môn, mộ chú bác, hành thủy, không sinh được thổ. Còn Thái Dương, tượng ông nội, cụ nội, hoặc cha, hành hỏa sinh được bản mệnh thổ. Đương số chịu ảnh hưởng của sao cai quản ngôi mộ.
+ Cung Phúc đức có hai chính diệu tọa thủ đồng cung, đều không sinh được bản mệnh, thì bản mệnh sinh đựơc chính diệu nào là chịu ảnh hưởng của chính diệu đó. Ví dụ, cung Phúc Đức cư tại Mão do Cự, Cơ cai quản, bản mệnh hành kim. Như vậy cả Cự Môn (thủy, chú bác) và Thiên Cơ (mộc, ông nội) đều không sinh được bản mệnh kim, trong khi bản mệnh kim lại sinh được Cự Môn (thủy), nên bản mệnh chịu ảnh hưởng của sao Cự Môn (mộ chú bác).
+ Cung Phúc Đức có hai chính diệu đồng cung, mà không chính diệu nào sinh bản mệnh hoặc ngược lại, thì phải xem xét chính diệu nào bình hòa với bản mệnh, chính diệu đó ảnh hưởng đến bản mệnh.
+ Cung Phúc Đức Vô chính diệu, thì coi chính diệu của cung tiến án như chính diệu tọa thủ.
C. Chính diệu định thế Âm phần
+ Mộ tổ : Tử Vi, Thiên Đồng, Vũ Khúc, Thiên Phủ, Tham Lang, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.
+ Hình sắc và thế đất : Tử Vi, Thiên Phủ, thế đất to lớn, gần núi đồi, với Tử Vi, linh khí từ tay trái triều lai, với Thiên Phủ triều lai tay phải. Thiên Đồng, đất trũng, xung quanh có nước. Vũ khúc, đất cao trơ trọi có hình như quả chuông dựng đứng. Tham Lang, đất nổi cao, cây cối rậm rạp. Thiên tướng, đất nổi cao vuông vắn như hình cái ấn. Thiên Lương, đất rời rạc, như hình con thoi, ở gần đường đi lối lại. Thất sát, đất khô nóng, có sắc đỏ. Phá Quận, đất không hình thể.
+ Mộ ông nội : Thiên Cơ. Mộ cha : Thái Dương. Mộ mẹ : Thái Âm. Mộ chú bác : Liêm Trinh, Cự Môn. Thiên cơ, đất tốt, cây cỏ rậm rạp, tươi xanh.Thái Dương : Đất bằng phẳng. Thái Âm,  thế đất hơi cao, chạy dài và uốn cong như hình bán nguyệt. Liêm trinh, đất khô cằn, gồ ghề, nổi cao như hình người ngồi, lại có sắc đỏ hay vàng. Cự Môn, đất vuông vắn, thường ở gần dinh sở hay lâu đài, đào sâu, dưới có lớp đất mầu vàng.
2. DƯƠNG THẾ
Hung hay Cát của âm phần, bản Mệnh không có cơ may chỉnh sửa, buộc phải chấp nhận, tuy nhiên không chấp nhận một cách tiêu cực, tuy cho phần số an bài, mà chấp nhận một cách tích cực bằng việc tu thân cho cát tường phần đức (dương thể) để tích phúc, sinh dưỡng và làm thay đổi số phận, thụ hưởng cát tường. Tu thân là đạo sống cho dù Phúc cung cát hay hung. Trước hết, hãy bình tâm, vô tư, nhìn vào các diệu tinh cư Phúc cung mà chiêm nghiệm hung cát, sau đó tự mình rèn luyện tu thân  hữu hình được hỗ trợ bới các sức mạnh vô hình.
A.Ảnh hưởng của các sao tọa thủ Phúc cung
+ 14 chính tinh
Đây là nhóm sao quan trọng bậc nhất trong việc định giá phúc cung. Trong số 14 chính tinh này, thì nhóm chính tinh thuộc nhóm mộ Tổ, xa với đời sống hiện tại của bản mệnh, bao gồm: Tử Vi, Thiên Đồng, Vũ Khúc, Thiên Phủ, Tham Lang, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân. Và nhóm mộ Ông Bà, Cha mẹ, Chú Bác, gần với đời sống bản mệnh, bao gồm :  Thiên Cơ. Mộ cha : Thái Dương. Mộ mẹ : Thái Âm. Mộ chú bác: Liêm Trinh, Cự Môn. Phân biệt vậy để biết rõ nguồn cội của phúc và ảnh hưởng gần, xa của mộ huyệt với bản mệnh. Từ đó luận hung cát. Hung cát chi phối mạnh nhất trên ba lịnh vực : Thọ yểu, không gian lập nghiệp và thành tựu lập nghiệp.
+ Các trung tinh ảnh hưởng Phúc cung.
Các trung tinh: Tả Hữu, Long Phượng, Xương Khúc, Khoa Quyền Lộc, Lộc Tồn, Khôi Việt...được coi là các trung tinh thiện chí, nếu miếu vượng, đắc địa tất phò cho phúc cung cát lợi, trường hợp hãm, bại địa cũng không gieo rắc họa hại cho phúc cung. Các trung tinh không thiện chí, đặc biệt hai nhóm sao Lục sát (Kình, Đà, Không, Kiếp, Hỏa, Linh) và Lục bại ( Riêu Kỵ, Song hao, Tang Hổ), dù miếu vượng hay hãm bại cũng đều khiến phúc cung suy nhược. Trường hợp miếu vượng, thì hại phúc bản mệnh thời gian Mệnh (30 năm tiền) sau đó cát phúc cho bản mệnh thời gian Thân (30 năm hậu). Trường hợp Lục sát, Lục bại xấu hãm, kể như là phúc bạc, cả đời gian nan vất vả, không đựơc vừa ý hài lòng.Các trung tinh, bàng tinh khác, khi hội hợp với nhau thành cách cát hoặc cách hung, có năng lực dịch biến Phúc cung, nhưng đó chỉ là những biệt cách, phải căn cứ vào cách cụ thể để xem xét. Ví dụ : Thiên Phủ độc thủ Phúc cung hội với Tam Không là cách vô cùng xấu hãm. Hoặc, Tham Vũ cư Phúc cung tại Sửu Mùi, gặp sao Hỏa hoặc sao Linh, là cách phúc cát, tăng thêm tuổi thọ, công danh hiển đạt, quyền quí.
B.Tu thân dưỡng Phúc
Tu thân nguồn cội : Đạo lý sống uống nước nhớ nguồn. Chăm sóc mộ huyệt dòng tộc, tổ tiên. Hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ. Tu thân đức tin, sống thuận lý với hoàn cảnh, môi trường, thường nhật tích thiện đức để dưỡng phúc.


2. LUẬN CUNG THIÊN DI
Cung Thiên Di là một trong bốn cung quan trọng (Mệnh Viên, Quan Lộc, Thiên Di, Tài Bạch), gọi là tứ trụ của cung Mệnh, khi xem Tử Vi người ta thường nói  tắt là Mệnh, Quan, Di, Tài. Cung Thiên Di là cung trực xung với cung Mệnh, hàm nghĩa những sự và việc bên ngoài cung Mệnh, đó là sự giao tiếp, sự tương thích hòa hợp giữa mệnh với môi trường với cộng đồng. Còn hàm nghĩa sự may rủi, quí nhân, sự cầu muốn. 
Cung Thiên di cư tại bốn cung: Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân thuộc phương Thiên, thường việc Thiên Di may mắn, được phò trợ và gần nơi quí hiển, được lợi ích. Cung Thiên Di cư bốn cung : Dần, Sửu, Tí và Hợi thuộc phương Địa, thường việc Thiên Di dễ hòa đồng, cởi mở thân thiện và cộng hưởng lợi ích. Cung Thiên Di cư bốn cung Thìn, Tuất, Mão, Dậu thuộc phương Nhân, thường việc Thiên Di phải biết nhún nhường, cởi mở, dễ bị thị phi ganh ghét, đố kỵ, cư tại bốn cung này tàng ẩn nhiều ý nghĩa tranh đấu. Từ ý nghĩa tóm lược trên, khi xem cần vận dụng để định hướng luận đoán, ví dụ : Cung Thiên Di cư Tí có nghĩa là cung Mệnh cư Ngọ, ý nghĩa của Thiên Di là có thể dụng tiền bạc để thành tựu giao tiếp. Ngược lại Thiên Di cư Ngọ, có nghĩa là cung Mệnh cư Tí, ý nghĩa lại là Giao tiếp giỏi sẽ thành tựu tiền bạc. Trường hợp cung Thiên Di vô chính diệu thì phải mượn chính tinh của cung Mệnh mà xem xét. Ngược lại, cung Mệnh vô chính diệu thì chính tinh của cung Thiên Di chính là chính tinh của cung Mệnh vậy. Trường hợp Thân cư Thiên Di phải được xem xét thật cẩn trọng, vì ý nghĩa trực xung (hình bóng) giữa Mệnh và Thiên Di không đơn thuần là hình bóng mà đã thành một khối, một cung, chi phối và ảnh hưởng với nhau suốt đời. Tam hợp cung Mệnh là Mệnh-Quan-Tài, xem xét giai đoạn từ 1-30 tuổi. Tam hợp cung Thân, trường hợp Thân cư Thiên Di thì tam hợp Di ắt là Di-Phúc-Phối, chi phối ba mươi năm từ 31-60 tuổi đời người. Nói vậy để thấy 60 năm cuộc đời trong hai cung Mệnh Di. Sáu cung trong hai tam hợp này phải được cân nhắc xem xét trong tất cả các vận hạn dài ngắn. Về sao: Các chinh tinh cư trong cung Thiên Di ý nghĩa cát hung miếu hãm tương tự như cư tại các cung khác. Riêng các trung và bàng tinh kết hội với nhau thành hai nhóm tích tực và tiêu cực rõ rệt, vận động sự hung cát,miếu hãm của thiên di. Một vài đơn cử sau : 
Nhóm tích cực : 1/ Xương khúc, Khôi Việt, Khoa Quyền: Ra ngoài luôn được cận kề nơi quyền quí, gặp gỡ quí nhân, người quyền cao chức trọng, luôn được giúp đỡ và có lợi ích. 2/ Đào, Hồng, Hỉ, Thiên Mã: Sáng láng mặt mày, công việc thuận lợi trôi chảy, tình cảm lai láng đi dây đi đó tung tăng mà được việc, được tình. 
Nhóm tiêu cực :  1/ Hỏa Linh, Không Kiếp, Kình Đà, Lưu Hà: Dễ gặp tai họa tật ách  2/ Riêu, Đà, Kỵ, Không Kiếp: Dễ bị miệng tiếng thị phi, ganh ghét đố kỵ.  3/ Thai, Dưỡng, Binh, Tướng Đào, Hồng: Duyên tình nhố nhăng, khó giữ danh tiết.


3. LUẬN THÂN CƯ PHU/THÊ

Trời (Cha mẹ ) sinh ra ta là ban cho ta Mệnh, còn ta phải tự xây dựng cuộc đời mình là ta lập Thân. Theo phân định của Tử Vi thì thời gian từ 1-30 tuổi là thuộc Mệnh và từ 31-60 tuổi là thuộc Thân. Mệnh và Thân đều lập bởi Tứ Trụ (giờ, ngày, tháng, năm), Mệnh có thể cư bất kỳ cung nào trên thiên bàn Tử Vi, nhưng Thân thì không thể, mà chỉ có thể cư tại sáu vị trí: Thân cư cung Mệnh, và các cung Phúc Đức, Tài Bạch, Quan Lộc, Phu Thê, và Thiên Di. Không bao giờ Thân cư các cung Phụ Mẫu, Tử Tức, Giải Ách, Điền Trạch, Nô Bộc và Huynh Đệ. Theo quan niệm cổ, với người nam, Thân cư các cung: Phúc Đức, Quan Lộc, Tài Bạch bảo là Thân cư cường cung. Trường hợp thân cư Thiên Di và Thê Thiếp bảo là Thân cư nhược cung, Thân cư Thiên Di là phiêu bồng cách, Thân cư Thê Thiếp là phiếm đào cách. Cũng theo quan niệm cổ, với người nữ, Thân cư các cung: Phúc Đức và Phu Quân là Thân cư cường cung, Thân cư Quan Lộc, Tài Bạch, Thiên Di là Thân cư nhược cung, còn gọi là Ích Khổn cách. Trường hợp Thân, Mệnh đồng cung thì thời gian không phân chia như nói trên mà suốt từ 1-60 hung cát thế nào vận vào đời thế ấy. Trường hợp Thân Mệnh đồng cung và các trường hợp Thân cư Phúc, Quan, Tài, Di, sẽ có dịp bàn luận trong các bài viết khác. Bài viết này chỉ bàn luận về Thân cư Phu Thê. Thân cư Thê Thiếp: Là người bịn rịn vợ, mục đích (hay lý tưởng sống) của mình là vợ, cái hắt hơi của vợ khiến bồn chồn lo lắng hơn cả cơn đau quặn thắt ngực của mẹ, cái lừ mắt của vợ uy lực hơn cả lời nghiêm khắc của cha của thầy. Người Thân cư Thê sinh dưỡng một tình si mê vợ (chính xác là đàn bà, gọi là thê là thiếp hay tỳ nữ cũng vậy ), vì thế không chỉ là người lụy thê, mà còn là người tàn độc, quyết đoán với Thê, một khi đã chán chê, tình rạn vỡ thì muốn đạp đổ tức khắc xóa sạch cấp kỳ và tâm trí thôi thúc hướng tới một tình yêu khác, như là một giải pháp thay thế không thể chậm trễ.
Quan niệm cổ phương Đông bảo Thân cư Thê là hèn cung. Cha mẹ phiền lòng con trai lụy vợ mà quên việc hiếu nghĩa gia đình. Xã hội, đồng môn, đồng nghiệp, vua quan không dành nhiều tín nhiệm, vì e người Thân cư Thê mải lo việc vợ, chí trai còn được bao nhiêu lo việc cộng đồng, xã tắc. Nhưng giờ đây, thời khắc của thế kỷ 21, quan niệm trên không hẳn bị xem là cổ hủ, lỗi thời nhưng cũng không còn là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức Nho Khổng. Nhất vợ nhì trời thì có gì xấu ? Người Thân cư Thê có nhất thiết đa thê? Không. Như đã nói, người Thân cư Thê xem chuyện vợ là quan trọng (bậc nhất) của đời mình, nên chăm chút chuyện vợ đến quên thân. Vì thế có thể chăm chút một vợ suốt cả đời, với điều kiện người vợ đáp ứng được những tiêu chuẩn mà người Thân cư Thê tự đặt ra và phấn đấu hướng tới. Trường hợp, các tiêu chuẩn ấy không thỏa mản, người Thân cư Thê cần ngay một hình bóng khác trước là đắp vào chỗ thiếu hụt của người thê, sau nữa là thay thế vị trí người thê bị ruồng bỏ. Vì vậy, chính xác hơn là người Thân cư Thê không đa thê, nhưng đa tình, lụy tình, nôm na là không thể sống thiếu đàn bà. Hệ thống các sao tọa thủ và hội chiếu cung Thê Thiếp sẽ là những căn cứ luận đoán nhất thê hay đa thê, đa tình.
Thân cư Phu Quân: Là người mệnh nữ gửi thân vào phúc nhà chồng, cũng là quan niệm cổ, trọng nam khinh nữ, coi thân người nữ như hạt mưa, sa vào sông thì thành sông, sa vào cống rãnh thì ttrôi ra cống rãnh, cái gọi là may nhờ rủi chịu ấy, trông mong vào cội phúc đức người chồng. Người mệnh có Thân cư Phu Quân là người coi mục đích lý tưởng sống của mình là sự vun đắp cho sự nghiệp của người chồng và đảm đang thiên chức của người vợ, người mẹ. Vì thế, người nữ Thân cư Phu bảo là người có cách cục Vượng Phu Ích Tử. Người nam luôn ao ước tìm hiểu và xây dựng gia đình với người Thân cư Phu.
Thân cư Phu bảo rằng mệnh nữ cường cung là vậy. Nhưng thực tế có là vậy? Căn bản là vậy, vì Thân là nửa thời gian đời (31-60) dành mọi đường sinh, dưỡng phu cung, bảo sao người phu của cung số ấy không vừa lòng, toại ý. Đó là thế hành sinh nhập, cát tường bậc 1. Tuy nhiên đã nói tương sinh, thì ắt có sinh dư mà thành phản sinh, mà úng nếu là thủy, mà lấp nếu là thổ, mà kiệt nếu là hỏa, mà tối nếu là kim, mà triết nếu là mộc. Trong các trường hợp ấy sinh nhập dịch biến mà hóa. Thân cư Phu mà có khi góa sớm, Thân cư Phu mà có khi hai, ba lần đò chưa sang tới bến, Thân cư Phu mà có khi tử tức nhiều dòng, con anh, con tôi, con chúng ta. Do cái sự biến hóa ấy, không thể khảng định số Thân cư Phu là phúc dầy, là cát tường trọn vẹn, mà cần xem xét thế cung, thế sao của từng trường hợp cụ thể mỗi khi luận đoán.
Tuy nhiên với các lá số có Thân cư Thê hoặc Thân cư Phu thì cung Phối Ngẫu này phải được coi là cung quan trọng ngang với cung Mệnh để việc xét đoán không sai lạc và nhầm lần. Tử Vi không thật sự xem trọng cung Phu/Thê trong lá số, nhưng trong thiên bàn Bát Quái Hậu Thiên thì cung Hôn Nhân đứng vị trí thứ 2, sau cung Mệnh (Sự Nghiệp), đủ biết Bát Quái xác lập vai trò Hôn Nhân quan trọng thế nào với đời người. Qua thực nghiệm nhận thấy cung Hôn Nhân đúng là đứng vị trí thứ hai trong thành bại của đời ngườì.



4.LUẬN HƯỚNG NGHIỆP ĐỊNH VỊ QUAN LỘC

HƯỚNG NGHIỆP THEO NĂM SINH
Tham khảo sự phân chia các nhóm chi sẽ có thêm căn cứ hướng nghiệp. Vi dụ, người sinh năm Giáp Tí, 1984, nên học và làm các việc có tính giao tiếp. Người sinh năm 1976, tuổi Bính Thìn, nên học và làm các nghề có khuynh hướng sinh tồn, sinh lý và nếu thích giao tiếp, làm giao tiếp cũng thành đạt. Hoặc những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất thích và sẽ thành tựu với các nghề có khuynh hướng tiền và danh.
Năm sinh hay còn gọi là tuổi, bao gồm 12 chi, chia ra làm năm nhóm ngũ hành: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc thổ/ Thân, Dậu thuộc kim/ Hợi, Tý thuộc thủy/ Dần, Mão thuộc mộc/ và Tỵ, Ngọ thuộc hỏa. Nguyên lý ngũ hành các hành không thể đứng đơn độc, mà phải sinh khắc để tương thích với nhau mà tạo ra đời sống. Nhìn vào ngũ hành phân chia ở trên, ta thấy Thổ bao gồm tới 4 chi, còn các hành khác chỉ gồm hai chi. Vì vậy thổ được coi là quan trọng nhất, phụ trách sinh tồn sinh lý, và được dụng làm hành căn bản phần chia 12 chi ngũ hành thành bốn nhóm hành: Thuộc kim: Tỵ-Dậu-Sửu, phụ trách an toàn (tiền và pháp luật)/ Thuộc thủy: Thân-Tí-Thìn, phụ trách việc giao tiếp/ Thuộc mộc: Hợi-Mão-Mùi, phụ trách việc sinh, dưỡng, tự trọng/ Thuộc hỏa: Dần-Ngọ-Tuất, phụ trách việc thành tích (tiền và danh)
Nhấn mạnh: Hướng nghiệp bằng tuổi (năm sinh) không phải bằng hành năm sinh.
HƯỚNG NGHIỆP THEO TỬ VI 
Nếu chỉ xem xét đơn thuần về nghề nghiệp, khả năng chuyên môn và sự thành đạt của khả năng chuyên môn ấy, thì cung quan trọng nhất cần xem xét là cung Quan Lộc, các cung khác kể cả Phúc, Mệnh hay Tài đều chỉ mang ý nghĩa tham khảo. Các chính tinh cư cung Quan Lộc chỉ xét được hai khía cạnh nghề nghiệp theo quan niệm cổ là nghề văn và nghề võ. Các sao chính tinh thuộc chòm sao Tử Vi, Thiên Phủ, gồm : Tử, Phủ, Vũ, Tướng, Sát, Phá, Liêm, Tham, thuộc võ cách. Các sao chính tinh quan hệ với hai chòm sao Thái Dương và Thái Âm, bao gồm : Thái Dương, Thái Âm, Thiên Lương, Thiên Cơ, Cự Môn, Thiên Đồng, thuộc văn cách.
Hiện nay, về căn bản sự phân chia văn cách và võ cách này không có gì thay đổi lớn, chỉ có điều nghĩa rộng hơn vì bao hàm nhiều nghề nghiệp hơn. Tựu trung vẫn là cách văn và cách võ và trong cách văn hay võ đó đều  hàm chứa hai khối công việc lao động trí óc và lao động chân tay.
Hướng nghiệp theo tuổi nói ở trên và hướng nghiệp theo các sao chính tinh tử vi căn bản giống nhau, tuy nhiên đều bị hạn chế phần đáng kể, vì các định hướng này chỉ mang ý nghĩa đại thể, không có khả năng chi tiết hướng nghiệp. Chi tiết hướng nghiệp phài căn cứ vào các sao trung tinh và bàng tinh tọa thủ hoặc hội chiếu cung Quan Lộc. Có thể chia các sao này vào các nhóm ý nghĩa sau đây :
1. Nhóm sao ý nghĩa hiển đạt sự nghiệp khuynh hướng danh vọng : Văn Xương, Văn Khúc. Thiên Khôi, Thiên Việt. Tả Phù, Hữu Bật. Long Trì, Phượng Các. Ân Quang Thiên Quí. Tam Thai, Bát Tọa. Khoa/Quyền/Lộc.
2. Nhóm sao ý nghĩa hiển đạt sự nghiệp, khuynh hướng phú quí : Lộc Tồn, Hóa Lộc. Thiên Mã. Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Hỉ, Quốc Ấn, Tấu Thư Bạch Hổ.
3. Nhóm sao ý nghĩa hiển đạt sự nghiệp khuynh hướng nhân cách thiện đức: Tứ linh (Long, Phương, Hổ, Cái) Tứ Đức (Thiên, Nguyệt, Phúc, Long đức), Quan Phúc hoặc Binh, Hình, Tướng, Ấn.
4. Nhóm sao ý nghĩa hiển đạt sự nghiệp khuynh hướng tài hoa, cây cảnh cá vàng: Bạch Hổ, Thiên Riêu, Tấu Thư, Hoa cái. Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Hỉ. Tam Thai, Bát Tọa.
5. Nhóm sao ý nghĩa hiển đạt sự nghiệp khuynh hướng bị thị phi, khinh ghét: Kinh Dương Lực Sĩ. Kiếp, Hư, Hao, Quyền. Khốc Hư Tí Ngọ, Không Kiếp Tỵ Hợi. Lưỡng Phá (Phá Quân, Phá Toái). Mộc Dục, Hoa Cái. Đào Thai.
Tất nhiên,trên đây chỉ là những đúc kết kinh nghiệm,năng lực chế biến, hóa giải hoàn toàn có khả năng trên căn bản tu thân đức tin thuận lý
Nhấn mạnh sau cùng :
+ Nếu cung Quan Lộc vô chính diệu thì cần nhất phải tìm tứ không (Tuần Không, Triệt Không, Thiên Không, Địa Không), có từ 1-3 không án ngữ hoặc hội chiếu cung Quan Lộc, thì mọi việc lúc đầu gian nan, khó khăn nhưng kết cục được thành tựu. Nếu không có bất kỳ một Không nào thủ hoặc chiếu thì phải xem xét các sao của cung Phối Ngẫu, cung này được coi là cung quan lộc thứ hai.
+ Trường hợp cung Quan Lộc có Thái Dương miếu vượng tọa thủ hoặc hội chiếu thì coi như việc hướng nghiệp đã được máy trời sắp đặt,nhất định toại nguyện và thành đạt. Bởi vậy mới bảo Thái Dương miếu vượng cư Quan Lộc là thượng cách sự nghiệp.



5.LUẬN CHÒM SAO TRÀNG SINH
Nói tới Tràng Sinh là nói một hệ thồng gồm 12 sao, Tràng Sinh đại diện lớn nhất của hệ thống, quen gọi là sao chủ. Và cũng là nói cụ thể ý nghĩa, vai trò, chức năng của chòm sao Tràng Sinh.
Trước hết, nói về sao Tràng Sinh. Tràng Sinh thuộc thủy, tính cách là nhân hậu, độ lượng, từ thiện. Chủ việc phúc âm và tuổi thọ, Tràng Sinh hàm nghĩa sự sống bền vững, lâu dài.
Tràng Sinh an theo Cục: Cục hỏa, an Tràng Sinh tại Dần, gọi là Tràng-Hỏa. Cục thủy, Tràng Sinh an tại Thân, gọi là Tràng-Thủy. Cục Kim, Tràng Sinh an tại Tỵ gọi là Tràng-Kim. Cục mộc,Tràng Sinh an tại Hợi gọi là Tràng-Mộc.
Lưu ý: Tràng Sinh chỉ an tại bốn cung Dần/ Thân/ Tỵ/ Hợi.
Tràng Sinh độc thủ chỉ hàm nghĩa sinh (sinh nở, đời sống và sự việc), nhưng khi hội hợp với các sao khác mới khiến Tràng Sinh mang ý nghĩa hung hoặc cát. Ví dụ : Tràng Sinh cư Dần (5 giờ sáng) hội với Thiên Mã thành cách Mã-Tràng dự báo mọi việc hanh thông, dễ dàng, tuổi thọ bền lâu, kiến quí hội quí, mau chóng thành tựu. Nhưng nếu Tràng Sinh cư Hợi (11g đêm) hội với Thiên Mã thì lại khiến công việc bế tắc trì trệ, vất vả, vì ngựa về đêm cùng đường, nghỉ mệt. Và nếu Tràng Sinh cư cung Tật Ách thì lại mang ý nghĩa bệnh tật lâu khỏi, lâu qua.
Bây giờ nói về các sao thuộc chòm Tràng Sinh. Lẽ ra vòng Tràng phải bắt đầu từ khi hình thành thai khí (sao Thai) và 9 tháng 10 ngày thai được nuôi dưỡng trong bụng Mẹ (Dưỡng), nhưng hai bước này được cho là quá trình "bọc', chưa "nở", do vậy Tràng Sinh coi là bắt đầu khi chào đời.
Vòng Tràng Sinh bắt đầu từ Tràng sinh gồm 12 sao là hết một chu kỳ sinh như sau: 1.Tràng Sinh (sinh nở)/ 2.Mộc Dục (tắm rửa)/ 3.Quan Đới (mặc quần áo)/ 4.Lâm Quan (đi làm quan,quân) / 5.Đế Vượng (thành đạt) / 6.Suy (yếu,hèn) / 7.Bệnh (đau ốm)/ 8.Tử (chết) / 9.Mộ (chôn cất) / 10.Tuyệt (hết một vòng tràng sinh) / 11.Thai (hoài thai). 12/ Dưỡng (nuôi dưỡng).
Chòm sao Tràng sinh 12 sao chia làm 4 tam hợp sao: Tràng hỏa gồm: Tràng Sinh-Đế Vượng-Mộ. Tràng kim gồm: Lâm Quan-Tử-Dưỡng. Tràng Thủy gồm : Quan Đới-Bệnh-Thai. Tràng mộc gồm: Mộc Dục-Suy-Tuyệt. Trong bốn tam hợp sao này, sao Tràng Sinh an tại tam hợp Tràng Hỏa được dụng nhiều nhất cho đời sống dương gian, vì Tràng Hỏa bắt đầu từ Dần, cung 5 giờ sáng, bắt đầu một ngày, bắt đầu một đời. Theo số đếm bát quái thì đó là tam hợp số 1-5-9.
Một ví dụ ứng dụng: Chòm Tràng Sinh 12 sao, được gọi tắt thành chòm 4 sao: Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Bốn sao này ứng dụng cho việc chia bước thang trong dương trạch, bước 1 sinh cộng với 4 thành 5 (vượng) và 5 cộng với 4 thành 9 (mộ) là bước thang đúng phong thủy,thuận sinh học.
Trục 1-5-9 là ba mốc số quan trọng khi xem xét thọ yểu hoặc việc tràng sinh. Mốc số 1 không nên chỉ hiểu đơn thuần là sao Tràng Sinh mà phải hiểu là một giai đoạn sinh từ Thai + Dưỡng + Tràng Sinh + Mộc Dục = 40 năm. Cho nên, nếu người ta chết trước 40 tuổi thì gọi là chết yểu. Mốc số 5 không nên chỉ hiểu đơn thuần là sao Đế Vượng, mà phải hiểu là một giai đoạn trưởng thành từ Quan Đới + Lam Quan + Đế Vượng + Suy = 41-80 tuổi. Và nếu người chết trước 60 (chưa bước vào Đế Vượng) thì gọi là hưởng dương. Người chết dưới 80 tuổi thì gọi là hưởng thọ. Mốc số 9 không nên chỉ hiểu là sao Mộ, mà phải hiểu là một giai đoạn tràng sinh do nỗ lực của căn phúc và thành tựu khoa học y tế của loài người, giai đoạn này kéo dài từ Bệnh-Tử-Mộ-Tuyệt. Người chết trong giai đoạn này đều gọi là trường thọ hoặc đại thọ.
Cách tính thọ yểu của người xưa :Nam nhân ba mốc 31 tuổi (yểu) + 9 = 40 tuổi (hưởng dương) + 9 = 49 (thọ). Nữ nhân ba mốc 35 tuổi (yểu) + 9 = 44 tuổi (hưởng dương) + 9 = 53 (thọ). Nam nhân khởi mốc 31, vì nam nhân có 7 cửa, nữ nhân có thêm hai cửa vú, mỗi cửa trời cho thêm 2 năm thành ra khởi 35 tuổi. 49 và 53 tuổi dân gian có câu " 49 chưa qua, 53 đã tới" là nói cái hạn tử của cha mẹ. Ngày xưa, sống đến 49 hoặc 53 người ta đã lên lão ở làng.
Một vài lưu ý khi xem xét Tràng Sinh
+ Xem Tràng Sinh, mốc thời gian là một căn cứ rất quan trọng để xem xét thọ yểu. Khi tam hợp cung hạn (tiểu hạn hoặc đại hạn) nằm trong tam hợp Sinh-Vượng-Mộ, thì chắc chắn không cần xem xét việc thọ yểu. Trường hợp này, nếu Tràng sinh cư Tật Ách thì nên dành xem là bệnh và tật sẽ kéo dài, cần có giải pháp vượt thoát. Ý nghĩa của Tràng Sinh tùy theo hạn, 1 năm với tiểu và 10 năm với đại hạn.
+ Không nên chỉ lưu ý một sao Tràng Sinh hay tam hợp sao Sinh-Vượng-Mộ mà phải chú ý tới các bàng tinh khác trong chòm sao này, bởi các bàng tinh này tuy nhỏ nhưng khi kết hợp với các sao khác trên thiên bàn Tử Vi sẽ hung, cát khôn lường, chớ nên bỏ qua. Ví dụ: Sao Mộc Dục (tắm rửa) khi hội với sao Hoa Cái là cách dâm ô trụy lạc. Nếu hội với Đào, Hồng, Riêu, Cái thì bệnh tật do dâm ô trụy lạc mà phát sinh. Một ví dụ khác: Sao Mộ cư cung Phúc đức là tuyệt cách mộ phần đang cát, ba bốn đời no ấm. Ví dụ khác sao Tuyệt thủ Mệnh là người đa mưu túc kế, khôn ngoan và tất nhiên là thành đạt. Ví dụ khác: sao Dưỡng cư cung nào cũng ám chỉ sự được nuôi dưỡng, nên việc nhận con nuôi, em nuôi hay đi làm con nuôi, em nuôi người ta mà được yêu mến, thành tựu. Ví dụ thêm: sao Thai cư cung nào là bọc cung đó, rất khó nở, nếu thêm Tuần Triệt e là sinh nở khó khăn.
+ Việc xem xét thọ yểu một lá số là việc vô cùng khó, đòi hỏi sự kết hợp tinh thông với Thái tuế tinh hệ, lục sát, lục bại, các sao phúc và phúc cung. Vì thế không thể tùy tiện tư vấn và càng không bao giờ đưa ra những tư vấn có tính võ đoán, khảng định.
+ Và sau hết, Tràng Sinh rất hữu ích đối với sự và việc đời thường trong ý nghĩa bền vững lâu dài. Ví dụ Tràng Sinh cư Điền Trạch thì càng ở lâu một nơi, càng yêu quý căn nhà cùa mình thì càng đời sống càng bền vững, cát tường. Tràng Sinh cư cung Phối ngẫu cũng hàm nghĩa vợ chồng đầu bạc răng long.



6. LUẬN VỀ NHẬT NGUYỆT

A. NHẬT XUẤT PHÙ TANG
Nhật xuất phù tang là nói cách Thái Dương, Thiên Lương cư cung Mão. Thái Dương, thuộc hỏa, là mặt trời, tọa thủ đồng cung với sao Thiên Lương, thuộc mộc, cư cung Mão mộc, mộc phùng mộc thành lâm (rừng), đây tượng là nương dâu, thời Mão từ 5-7 giờ, thành cách mặt trời mọc trên nương dâu, gió sớm mai trong veo, nắng sớm mai non tươi, mặt trời hớn hở như trẻ cười.
Trên thiên bàn Tử Vi, Nhật xuất phù Tang, đẹp nhất cho tam hợp Hợi Mão Mùi, cung Hợi do Thái Âm tọa thủ, thành cách Nguyệt Lãng Thiên Môn (trăng sáng cửa trời) và cung Mùi vô chính diệu được cách Nhật Nguyệt Tịnh Minh Chiếu Bích (sao Thái Dương cư Mão, sao Thái Âm cư Hợi, đều sáng sủa tốt đẹp, hội chiếu cung Mùi, vô chính diệu). Cách Nhật Nguyệt chiếu bích này nếu được thêm Tuần Lộ không vong cư tại Ngọ Mùi, câu hút âm dương lên thì sự đẹp đẽ không còn lời để nói.
Người tuổi Hợi, Mão, Mùi được cách này bảo là phi thường cách, phú quí một đời, danh thơm thiên hạ, gia tộc an khang thái hòa. Người tuổi Dần-Ngọ-Tuất được cách này cũng tốt đẹp vẹn toàn, không phải đơn thuần vì Thái Dương Thiên/ Lương rực rỡ, mà còn bởi, người Dần Ngọ Tuất cung Mệnh tại Mão được Đào Hoa tọa thù đồng cung, hội với Hồng Hỉ, thành bộ tam minh Đào Hồng Hỉ khiến Thái Dương rực rỡ bội phần.
Người hành hỏa, hành kim gặp cách này là thượng cách cát. Người hành mộc là trung cách, rất vượng về sinh dưỡng tự trọng, người hành thủy, hành thổ gặp cách này chẳng những không cát vượng, mà còn vất vả khó khăn.
Người nam, nhất là con trai trưởng, được cách này là thượng cách cát tường, được cả tam tài, trường thọ, đường công danh xán lạn, tiền bạc dư dùng. Ngưới nữ được cách này, chỉ là trung cách tam tài, vì cung Mệnh cư Mão quá đẹp, là cường cung, so với cung phu tại Sửu yếu nhược, vì thế hôn nhân thường không toàn mỹ, lẻ bạn, cô đơn.
Cách Nhật xuất phù tang, chỉ có khi Thái Dương Thiên Lương cư tại Mão, còn khi Thái Dương, Thiên Lương đồng tọa thủ tại Dậu, chẳng những không được cách đẹp, mà còn coi là cách xấu hãm, cần có giải pháp tu thân cứu giải.
Trường hợp Thái Dương Thiên Lương cư ở Dậu được coi là cách đẹp với người Giáp Kỷ, vì tuổi Giáp Kỷ có Triêt Lộ không vong án ngữ tại Thân Dậu. Những người tuổi Thân, Tí, Thìn được cách này cũng được nhiều phần tốt đẹp vì những người Thân Tí Thìn có Đào Hoa cư Dậu, khiến Thái Dương được rạng rỡ ngầm, những người này thường làm nghề văn nghệ, mỹ thuật, và nghề tình ái nhiều phần lãng mạn, si đắm. Và dù có hội thêm với chính tinh, trung tinh cát tường nhiều bao nhiêu chăng nữa cũng không thể sánh đẹp với Nhật Xuất Phù Tang.


B. NHẬT NGUYỆT ĐỒNG TRANH SỬU MÙI

Trên thiên bàn Tử Vi, trục Dần Thân còn gọi là trục trời đất.
Dần là phương Đông Bắc, đại diện cho tam sơn Sửu, Cấn, Dần, bát quái gọi là cửa Cấn, tượng là Sơn (núi), là thổ nhỏ, là con trai út, thời gian từ 3-5 giờ sáng, mặt trời mọc và mặt trăng lặn.
Thân là phương Tây Nam, đại diện cho tam sơn Mùi, Khôn, Thân, bát quái gọi là cửa Khôn, tượng là đất, là thổ lớn, là Mẹ, thời gian từ 15-17 giờ chiều, mặt trời lặn và mặt trăng mọc.
Hai cung Dần và Thân là hai cung duy nhất Tử Vi và Thiên Phủ đồng tọa thủ. Khi Tử Phủ tọa thủ đồng cung tại Dần thì sao Thái Dương hãm tại Hợi và sao Thái Âm hãm tại Mão. Khi Tử Phủ tọa thủ đồng cung tại Thân thì Thái Dương vượng tại Tỵ và Thái Âm vượng tại Dậu. Điều này hàm nghĩa: Tử Phủ đồng cung tại Dần cát vượng, tự tin, dù trong hoàn cảnh Âm Dương phản bối, Tử Phủ cũng không hề lúng túng, lo lắng. Nhưng khi tọa thủ đồng cung tại Thân, thế về chiều, rất cần Thái Dương tại Tỵ và Thái Âm tại Dậu cát vượng phò trợ.
Tử Phủ đồng cung tại Dần Thân, nhưng Nhật Nguyệt lại đồng tranh tại Sửu Mùi. Sửu là sơn đầu trong tam sơn Sửu Cấn Dần mà Mùi là sơn đầu trong tam sơn Mùi Khôn Thân, ý rằng điểm khởi mọc của mặt trời là điểm Sửu rồi hiện ra ở Dần.Điểm khởi của Nguyệt ở Mùi rồi ló trăng ở Thân, nên trục Dần Thân coi là trục trời trăng mọc và lặn.
Cửa Cấn cung Dần là cửa vượng, thế khởi của Thái Dương, nôm na 5 giờ sáng mặt trời mọc. Và cửa Khôn cung Thân là nơi mặt trời về, lặn xuống nghỉ ngơi, nôm na 5 giờ chiều mặt trời lặn. Cửa Khôn, cung Thân là cửa vượng, thế khởi của Thái Âm, nôm na, năm giờ chiều đã ló trăng non. Và cửa Cấn, cung Dần là nơi mặt trăng nhường chỗ cho ban mai. Vì thế bảo rằng mặt trời mặt trăng không tiêu diệt nhau, mà thay thế nhau theo chu kỳ và tuần hoàn mãi mãi trong chu kỳ Nhật Nguyệt ấy.
Vì thế trục Dần Thân trên thiên bàn Bát quái còn gọi là trục thổ, là cửa sinh (Dần) và cửa Tử (Thân) đề con người, luân hồi sinh tử.
Thái Dương tọa cung Dần hội với Cự Môn thành cách Cự Nhật cư Dần, bảo là dương quang rực rỡ trước cửa nhà, mặt trời mới mọc, đời chỉ mới bắt đầu, bắt đầu tươi đẹp, vì thế cát vượng bền lâu, chí ít trong một ngày cũng đủ 12 giờ xán lạn dương quang. Vì thế phú cổ có lời : Cự Nhật Dần Thân Quan Phong Tam Đại (quan phong ba đời)
Thái Dương tọa cung Mão, hội với Thiên Lương thành cách Nhật Xuất Phù Tang (mặt trời lên trên nương dâu), tươi đẹp rực rỡ không gì sánh bằng. Cách này mộc rất vượng, nên người mộc, người hỏa được hưởng trọn vẹn, tuy nhiên nếu là cung Quan Lộc an tại cung này là tuyệt vời cách, bởi khi đó cung Mệnh an tại Hợi do Thái Âm cai quản, cách Nguyệt Lãng Thiên Môn (trăng sáng nơi cửa trời), vẹn toàn tam tài phước, lộc, thọ.
Thái Dương độc thủ tại Thìn, nghĩa là Thái Âm độc thủ tại Tuất, là cách Nhật Nguyệt tranh huy (trời trăng tranh sáng). Tuyệt với cách này cho người cung Mệnh cư Tí, sẽ có cung Phối (hôn nhân) cư Tuất với Thái Âm và cung Quan Lộc cư Thìn với Thái Dương, bảo là quan lộc, hôn nhân vẹn toàn như nguyện. Tuy nhiên, trường hợp Nhật Nguyệt tranh huy này phải tuyệt đối không bị Tuần Triệt án ngữ hoặc hội chiếu, gặp Tuần Triệt độ số triết giảm rất nhiều.
Thái Dương độc thủ tại Tỵ, nghĩa là Thái Âm độc thủ tại Dậu, cách này cũng rất đẹp, nhưng dương quang chưa phát, trăng chưa tròn, cát nhưng chưa là thượng cách.

Thái Dương độc thủ tại Ngọ, gọi là Thái Dương cư Ngọ, là đất miếu của Thái Dương, nôm na là vị trí đẹp nhất của Thái Dương, cũng là lúc trăng (Thái Âm) đã ló ở cung Thân. Thái Dương cư Ngọ (Ngọ còn có tên là cửa Cảnh ) phú cổ có câu Tư Lường Ẩm Tửu Cảnh Môn Cao (Nơi cửa Cảnh, chuyện giầu sang phú quí không có gì phải khen thêm, nhưng nên bàn việc Tư - tư duy, suy nghĩ- và Lường - đo lường tính toán, cân nhắc, xem xét- sự giầu sang phú quí đó.) Cùng Mệnh có Thái Dương cư Ngọ danh vọng tột đỉnh, tuy nhiên tuổi trời lại vắn.
Thái Dương và Thái Âm tọa thủ đồng cung tại Sửu và Mùi. Đồng cung tại Sửu Thái Âm vượng. Đồng tranh tại Mùi Thái Dương vượng, vì thế phú cổ bảo : Mấy Người Bất Hiển Công Danh / Chỉ Vì Nhật Nguyệt Đồng Tranh Sửu Mùi. Đồng tranh khác với Nhật Nguyệt tranh huy. Đồng tranh là tại cùng một vị trí tranh nhau sáng, tất nhiên không thể, cái nọ sáng thì cái kia phải tối. Tranh huy là cả hai cùng cát vượng ở hai vị trí khác nhau, tranh sáng với nhau, cuộc tranh này mang yếu tố thi đua, cả hai cùng ra sức sáng và mệnh số vì thế được thụ hưởng vẹn toàn.
Từ những lược dẫn trên, nhất thiết cần ghi nhớ vị thế hung cát của Nhật Nguyệt. Ban ngày là thời khắc của Nhật, ban đêm là thời khắc của Nguyệt. Cư các cung Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi là miếu địa, vượng địa, đắc địa của Nhật (Thái Dương). Cư các cung Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu là hãm địa, bại địa của Nhật, còn gọi là phản bối, tuy nhiên hãm địa ở cung dương tốt hơn hãm địa ở cung âm. Dù hãm địa nhưng bản chất (tính tình tính cách) vẫn giữ được cốt cách minh bạch,sáng sủa của mặt trời.
Những lời bàn trên có vẻ coi trọng Thái Dương hơn Thái Âm ? Không là vậy. Bàn về Thái Dương cũng chính là bàn về Thái Âm bởi hai sao ấy là một khối không thể tách rời, gọi là Đạo âm dương. Trăng non bắt đầu với cung Thân, nôm na sau 5 giờ chiều. Tới Dậu bảo là trăng trên đầu ngọn tre, tươi trẻ, trong sáng. Tới Tuất rực rỡ bội phần, đã dám tranh huy với Thái Dương tại Thìn. Về tới Hợi là cách Nguyệt Lãng Thiên Môn (đã nói ở trên). Lược qua đường lên của trăng nhận thấy, Thái Âm cát vượng ờ các cung Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tí, Sửu và xấu hãm tại các cung Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi. Như vậy các cung miếu vượng của Thái Dương cũng chính là các cung hãm bại của Thái Âm và ngược lại. Đạo âm dương thay thế  nhau sáng tối là vậy.
Dù cư ở vị trí nào trên thiên bàn Tử Vi, Thái Dương cũng tượng cha và Thái Âm tượng mẹ.
Thái Dương cư Quan Lộc là đệ nhất cách quan, Thái Âm cư Tài Bạch hoặc Điền Trạch là thượng cách Nguyệt Minh phò chủ.
Khán Thái Dương, Thái Âm, cần nhất phải xem xét vị trí của Tứ Không (Tuần, Triệt, Thiên, Địa Không). Tứ không án ngữ hoặc hội chiếu với âm dương có khả năng biến đổi Âm Dương cát vượng thành hãm bại, và khiến Âm Dương hãm bại thành đắc địa.
Thái Dương Thái Âm cát vượng gặp Hóa Kỵ là phi thường cách, ngũ sắc mây vờn, tuyệt đẹp. Ngược lại Hóa Kỵ gặp Âm Dương hãm không mục tật cũng sớm mất cha mẹ.
Hóa Khoa, Đào Hồng Hỉ là thượng cát tinh cứu giải hoặc làm sáng sủa bội phần Âm Dương. Xương Khúc, Tả  Hữu, Quang Quí vai trò cứu giải không thua kém Khoa, Đào.
Tóm lại, muốn rộng đường xem xét thế Âm Dương trên thiên bàn Tử Vi, cần lấy câu Nhật Nguyệt Đồng Tranh Sửu Mùi làm căn cứ lý, tượng, nghĩa mà dự đoán.


7. LUẬN CHÒM SAO THÁI TUẾ
Thái Tuế an tại cung có tên hàng Chi của năm sinh. Ví dụ, sinh năm Mão, an Thái Tuế tại cung Mão. Thái Tuế là một chòm gồm 12 sao, thứ tự như sau : 1.Thái Tuế, 2.Thiếu dương, 3.Tang Môn, 4.Thiếu âm, 5.Quan phù, 6.Tử phù, 7.Tuế phá, 8.Long Đức, 9.Bạch Hổ, 10. Phúc đức, 11. Điếu khách, 12.Trực phù.
Bộ ba sao : 1.Thái Tuế, 5.Quan Phù và 9.Bạch Hổ tạo thành tam hợp Phù-Tuế Hổ. 1-5-9 là trục 15 quan trọng bậc nhất trên thiên bàn bát quái hậu thiên, vì thế tam hợp Phù Tuế Hổ cũng là tam hợp quan trọng nhất của chòm sao Thái Tuế.
Thái Tuế an theo Chi (tuổi), vì vậy rất chung chung, phải kết hợp với các sao khác trong chòm sao Thái Tuế mới thành bộ, diễn đạt, trình bầy một vấn đề cụ thể nào đó của năm cần xem. Độc thủ, Thái Tuế chỉ mang ý nghĩa ngôn ngữ, lạnh lùng, cứng nhắc, nhưng biết xét đoán và khi cần nói thì thao thao vỗ ngực. Hội với Xương Khúc, Khôi Việt (tứ văn tinh) thì văn hay chữ tốt, biện thuyết, lợi việc thi cử, chinh phục. Hội với Hoa Cái bảo là lời nói cũng che ô nên kênh kiêu, cầu kỳ lắm. Và đặc biệt hội với sát tinh thì hung hãn vô chừng con đường sinh tử, tuế là tuổi, hạn hung sát tuổi. Thái Tuế thuộc hỏa. Quan Phù nói tiếp sau đây cũng thuộc hỏa. Quan Phù vị thứ số 5, phương trung tâm thiên bàn bát quái, bảo là cánh đồng hỏa, nóng như lửa và đốt thiêu hủy hoại bạo tàn như lửa. Hội với  Liêm Trinh (hỏa âm) tròn đầy đạo hỏa, thập phần nguy hiểm. Hội với Tang môn (thế tam hợp) coi như rừng cháy và cháy hết. Hội với Đà La, Hóa Kỵ việc hình ngục, công môn chỉ là chuyện sớm tối. Thái Tuế và Quan Phù đều thuôc hỏa, Bạch Hổ lại thuộc kim, hội với nhau thành một tam hợp hai hỏa một kim, tất nhiên kim phải chảy thành dòng lửa, dũng mãnh, hung dữ vô cùng, thiên thần như dòng lửa và ác quỷ cũng như dòng lửa. Vì thế hung cát của tam hợp Phù-Tuế- Hổ chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bạch Hổ.
Trước hết nói về biệt cách cát tường của Bạch Hổ: Thứ nhất, Hổ phải cư Thân Dậu, phương Tây, nên bảo Hổ khiếu tây Sơn, hoặc cư Dần, Mão mộc bảo là Hổ về rừng. Ngoài 4 cung Dần, Thân, Mão, Dậu nói trên là đất miếu vượng của Hổ, với các cung còn lại với Hổ đều hãm địa mà thành hung dữ. Thứ hai, Hổ gặp Tấu Thư là cách Hổ đội hòm sắc đi thi, lợi công danh học hành thi cử. Hổ gặp Phi Liêm thành Hổ mọc cánh, lợi đủ mọi đường bay. Hổ hội với Long, Phượng, Cái, thành bộ tứ linh Long-Phượng-Hổ-Cái uy dũng tuyệt vời song toàn văn võ. Và hình như chỉ có vậy. Bạch Hổ về căn bản là hung bại tinh, chủ sự tiêu diệt, mất mát, vì thế luôn khăng khít một cặp sao Tang Môn, Bạch Hổ, chủ việc sống chết, họa ách, tật ương. Từ những giải luận ở trên, nhận thấy tam hợp Phù-Tuế-Hổ quan thiết đến việc dự báo nạn ách, sống chết khi Mệnh, Thân, Đại hạn hay tiểu hạn gặp tam hợp sao này.
Thái Tuế cư ngay cung năm sinh, vì vậy trẻ mới sinh 12 năm đầu (là 12 cung trên thiên bàn Tử Vi) người ta kiêng không xem số Tử Vi cho trẻ, e ngại không biết tam hợp Phù Tuế Hổ thử thách đứa trẻ như thế nào trong đại vận đầu đời.
Sau đại vận đầu đời, chính xác là năm 13 tuổi người ta mới bắt đầu dự đoán đời người theo Tử Vi, nghĩa là bỏ qua các đại vận Thái Tuế / Thiếu Dương/ Tang Môn/ Thiếu Âm mới tới đại vận Quan Phù, đời người có ba đại vận dưỡng vượng trong cuộc sống. Suốt thời kỳ này là thời kỳ trưởng thành trong may mắn của Càn Khôn, trong tranh đấu của nội lực tu thân. Sau đại vận Quan Phù, đời người bắt đầu tiệm tiến tới Tử Phù/ Tuế Phá/ Long Đức/ Bạch Hổ, bốn bước cả thẩy, và phúc phận của con người ta có thể kết thúc ở mốc 70, 80. 90 và vào mốc 100 kể như không nhiều và trên 100 tuổi kề là hiếm. Sau bước Bạch Hổ, vòng Thái Tuế còn ba bước nữa Phúc Đức/ Điếu Khách/ Trực Phù là trọn vòng Thái Tuế, 120 năm, từ ngàn xưa kinh dịch đã dự báo con người có khả năng sống thọ đến 120 tuổi là vậy.
Số phận con người ta khác nhau, phúc thọ khác nhau, vì thế mỗi năm đều có Thái Tuế phi tinh còn gọi là lưu Thái Tuế. Thái Tuế phi tinh từng năm mang lại phúc họa cho từng lá số. Cần nắm vững điều này: Tam hợp Phù Tuế Hổ an tại tam hợp cung Mệnh, trường hợp này bảo là chính đại quang minh, cứ theo âm dương ngũ hành, cung sao mà dự đoán hung cát. Tuy nhiên, đa phần các cung số tam hợp cung mệnh không có Phù Tuế Hổ tọa thủ, thì sự chi phối của Phù Tuế Hổ là không đáng kể. Dù vậy cũng phải thừa nhận tam hợp cung mệnh có Tuế Phá, Tang Môn, Điếu Khách là nghịch cảnh, là xấu hãm rõ rệt, vì trường hợp này dễ gặp trọn bộ Tang Hổ và Khốc Hư Tang Điếu (xe đòn đám ma).
Chính vì không phải tam hợp cung Mệnh nào cũng có Phù, Tuế, Hổ, nên Thái Tuế lưu mới sắm vai quan trọng cho việc dự báo hung cát hàng năm. Cát nhất và cũng hung nhất là trường hợp Thái Tuế cố định và Thái Tuế lưu trùng phùng trong tam hợp cung mệnh. Trường hợp này nếu hội với Khoa Quyền Lộc, Tả Hữu thì coi như vận số thăng hoa bảo là phát dã như lôi (phát như sấm sét ) tất nhiên không bền. Còn nếu gặp lục sát, lục bại, hay trọn bộ Khốc Hư Tang Điếu coi như chấm hết cuộc đời.
Nhấn mạnh sau cùng: Tam hợp Phù Tuế Hổ  là tam hợp khảng định chắc chắn sự thành bại của lá số và tên cung chính là nguồn gốc dịch biến cát hung của giai đoạn Thái Tuế đó.

8. LUẬN VỀ ĐÀO HOA TINH

Luận rằng: Đào Hoa thuộc mộc, vậy mà “sát tình” như kim, nước da trắng nõn, ẩn trong trắng nõn là sắc hồng, là mắt xuân lúng liếng, lúng liếng như cười, được yêu thì vênh vang, không được yêu thì AQ chửi vụng. Ai cũng muốn mệnh số có Đào hoa, người có thì giấu đào hoa vào ngực, người không có thì cầu xin, thì ghen tức, nghĩ thật lạ.
Luận rằng: Đào hoa chỉ cư tứ tuyệt, cư Mão (mộc) cho người tuổi Dần Ngọ Tuất (tam hợp hỏa), cư Ngọ (hỏa) cho người tuổi Tỵ Dậu Sửu (tam hợp kim), cư Dậu ( kim) cho người tuổi Thân Tí Thìn (tam hợp thủy), và cư Tí (thủy) cho người tuổi Hợi Mão Mùi (tam hợp mộc). Vậy là, Đào hoa cư Mão, cư Tí đều là thế tương sinh cho tuổi mà Đào hoa phò trợ, riêng Đào hoa cư Ngọ, là thế Thành tích quá kiêu ngạo, sinh xuất, hoang đường tam hợp tuổi. Cư Dậu lâm thế khắc nhập bởi  Tỵ Dậu Sửu, thuộc kim.

Luận rằng: Đào hoa cư Mão là đào hoa ban mai, khoe sắc suốt ngày, bền và đẹp, nhưng ai bảo khoe sắc suốt ngày mà không là dài, là mệt? Đào hoa cư Ngọ là đào hoa giữa trưa, rực rỡ tuyệt vời cùng nắng Ngọ, nhưng hoa phơi nắng gắt e mau héo, mau tàn? Đào hoa cư Dậu, là đào hoa nở lúc sẫm tối, trăng non vừa nhú ngọn tre, là Đào hoa đong đưa, duyên dáng, bóng bẩy như thơ và cũng gầy yếu như thơ. Đào hoa cư Tí, trăng vằng vằc giữa trời, hoa trăng đua chen phô khoe hương sắc, nếu gặp Thái Âm là tuyệt cách đa tình mà chính chuyên, nếu gặp Tham Lang e là tình đẹp như hoa nhưng bồng bềnh trên dòng lưu thủy.

Luận Quan cung rằng: Một khi cung Mệnh có Đào Hồng tọa thủ, cư Tí, tất nên tự biết kiềm chế tham muốn, là bởi đường công danh, nghề nghiệp thành đạt mau lẹ, rực rỡ, chỉ  tiếc là thành tựu ấy tỷ lệ nghịch với tuổi trời. Và một khi, Đào hoa hội với Hồng Loan, Thiên Riêu, Tấu Thư, Thiên Cơ, Vũ Khúc, ắt nên chọn nghề múa hát, cải lương, tuồng kịch.

Luận Nô cung rằng: Đào hoa cư Nô cung, mệnh số dễ mang lụy vì tình.Đàn ông thường đa mang lẽ mọn, ưa việc trăng gió bướm hoa, đàn bà hay gian tình. Một khi, Nô cung có Đào hoa ngộ Hóa quyền, e là vợ bé cướp quyền vợ lớn. Nhưng trường hợp Đào Hồng Tả Hữu cư Nô thì các phòng nhất, nhị thậm chí tam, tứ cũng vẫn đồng ca kết đoàn. Nhưng nếu Đào Hồng phùng Thai Vượng, cư Nô nên cẩn trọng sự gian dâm dòng tộc.

Luận Di cung, rằng: Đào, Hồng, Hỉ cư Thiên Di hôn nhân không tìm cũng đến, được cách này, đàn ông ra dường lắm gái theo, đàn bà được nhiều người thương thầm nhớ trộm. Một khi, cung Thiên Di có Đào Hồng hội với Tướng, Binh e là tơ duyên rắc rối, dễ mắc lừa tình, hội thêm Thai, Vượng e là dễ vướng lưới tình, khó toàn danh tiết.

Cung Giải Ách có Đào Hồng, nên phòng tim mạch và bệnh tật huyệt truyền giống.

Luận Tài cung, rằng: Đào Hồng cư Tài bạch lúc nào túi cũng sẵn tiền. Một khi, Hồng Loan phùng Lộc trai tiêu tiền vợ và gái nhờ nhan sắc mà hái được tiền. Nhưng, trường hợp hội với Đại Tiểu Hao, thì Đào Hồng dự báo cảnh đàn ông gom tiền bao gái và đàn bà đem tiền bạc bao trai.

Luận Phối cung, rằng: Ai được cách Đào, Hồng phùng Thiên Tướng ắt trai lấy vợ đẹp, hiền ngoan, khá giả, gái lấy chồng học thức, tài ba, danh giá. Ai có cách này: Đào Hồng phùng Đà Kỵ, cách rằng, yêu nhau lắm nhưng trong tình ấy vẫn như thiếu vẫn như còn thèm tình, nên dối gạt nhau, nhi nhăng tìm tình khác ong bướm làm vui. Và các cách sau:  Đào Hồng phùng Hoa cái: dâm đãng lắm. Đào Hồng Kỵ vừa rứt tình hôm trước đã bén tình mới hôm sau. Đào Riêu  ái tình bệnh hoạn. Đào Hồng phùng Tả Hữu thật khó một chồng một vợ, hai chưa là nhiều, ba bốn vẫn như thiếu. Nhưng nếu, Đào Hồng gặp các cách coi là xấu hãm kể trên, mà hội được Tứ Đức, đặc biệt là Nguyệt Đức, kể như Đào Hồng lại nhuận tươi mà cát vượng thuận lý..

Những luận trên e là công thức lỗi thời chăng? Công thức thì chắc chắn là không, vì cái gọi là công thức đó là do chính con người đặt ra, như đặt ra Kinh Dịch, biên ra đạo lý làm người. Chừng nào con ngưới ta còn sống với những căn bản đạo đức, nhân đức truyền thống, thì chừng đó đạo đức, nhân đức vẫn là công thức không thể khác được. Tuy nhiên, đạo đức, nhân đức biến động theo thời, vì vậy công thức cũng cần dịch biến theo thời thì mới không lỗi thời.Một ví du: Có trai có gái là để yêu nhau, lấy nhau. Đó là công thức bất biến . Nhưng công  thức xưa, trâu đi tìm cọc. Công thức ấy hiện nay bị coi là lỗi thời, bởi hiện nay cọc và trâu hai phía đều có thể tìm nhau..Thể theo sự biến động của chữ Thời, hung cát của Đào Hoa tinh nên dụng luận thoải mái, phóng khoáng hơn, không nên quá thăng hoa phúc họa của Đào Hoa tinh mà làm biến dạng đời sống vốn tươi đẹp như tự có, và khi dự đoán nên điều tiết cân bằng hung cát sao cho sự phối ngẫu âm dương là một trong hai căn bản sinh tồn và sinh lý tạo nên hạnh phúc của đời sống con người..Khi hiểu rằng: Tình yêu không hoàn toàn mang lại hạnh phúc, tình yêu giúp ta đứng gần hạnh phúc. Nghĩa là, tình yêu có thể mang lại cho ta hạnh phúc, nhưng cũng có thể mang lại cho ta bất hạnh. Thấu đáo được điều đó, ta sẽ không ngạc nhiên gì khi tình yêu bất chấp mọi cản trở thẳng tiến tới hôn nhân, và cũng có tình yêu được bao bọc trong nhung lụa gấm hoa mà tình yêu vẫn vượt thoát mọc sừng. Sinh dưỡng để tình yêu thành hạnh phúc đích thực và cắt đứt,đoạn tuyệt để đến với một tình yêu khác không có nghĩa là tráo trở thấp hèn..
Sao Đào Hoa là một bàng tinh nhỏ bé so với một trăm hai chục sao trong lá số Tử Vi. Nhưng lại là sao tàng ẩn ý nghĩa tính tình tính cách của đương số thể hiện trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân. Xưa, lĩnh vực này vốn cũng được quan niệm nhỏ bé tầm thường, nhất là đối với nam nhi quân tử. Nhưng giờ đây chuyện tình yêu hôn nhân đang lấy lại vị thế hàng đầu (sinh tồn và sinh lý) của mình và đã trở nên quan trọng trong cuộc sống của bất kỳ tiểu nhân hay quân tử nào trên cõi thế. Cũng vì lẽ đó, sao Đào Hoa, cần được giải đoán sao cho hợp thời và tương thích với đời sống đương đạI.


9. LUẬN TUẦN, TRIỆT & ĐÀO HOA
Tuần, tên gọi đầy đủ là Tuần Lộ Không Vong. Triệt, tên đầy đủ là Triệt Lộ Không Vong, gọi là bộ Nhị Không, bộ này không là sao, nên không có hành và mang một sứ mạng vô thức là xóa sạch, tiêu dịệt và đảo ngược. Hội thêm với hai sao Thiên Không và Địa không thành bộ Tứ Không vô cùng hung hãn. Tuy nhiên, chức phận xóa sạch của Tứ Không này không chỉ giáng họa, mà nhiều khi kết cục của giáng họa lại  mang về thành tựu sự phúc, việc lộc, việc thọ. Do vậy, để không dự báo sai lầm khi cung số gặp Tuần Triệt, cần nắm biết một số điều căn bản sau đây :

1.Tuần Không an theo năm sinh, trong khoảng 10 năm được giới hạn theo hàng can từ Giáp đến Quí, nên Tuổi từ Giáp Tí đến Quí Dậu an Tuần Không tại ranh giới hai cung Tuất và Hợi. 10 năm hàng can Giáp Tuất an tại ranh giới hai cung Thân, Dậu. 10 năm hàng can Giáp Thân an tại hai cung Ngọ, Mùi. Giáp Ngọ an tại Tỵ, Thìn. Giáp Thìn an tại Dần Mão và Giáp Dần an tại Tí, Sửu.

2.Triệt Không an theo Can của năm sinh: Can Giáp. Kỷ an tại Thân, Dậu. Can Ất canh an tại Ngọ Mùi, can Bính Tân an tại Thìn, Tỵ. Can Đinh Nhâm an tại Dần, Mão và can Mậu Quí an tại Tý Sửu (Hai cung Tuất Hợi không bao giờ có Triệt Không).

3.Phú cổ có câu: Triệt đáo kim cung, Tuần lâm hỏa địa. Nên hiểu là khi Triệt an tại hai cung Thân và Dậu (thuộc Kim) đựơc coi là vị trí miếu của Triệt, tính hung hãn của Triẹt được cân bằng ôn hòa, và Tuần an tại Ngọ Mùi được coi là vị trí miếu của Tuần, vì ở vị trí này Tuần câu hút được âm dương làm cường thịnh cho hỏa Ngọ Mùi.

4.Triệt và Tuần đều ý nghĩa xóa sạch, các đại sư kinh dịch tiền bối cho rằng vì Triệt an theo can nên chỉ hung dữ xóa sạch thời đoạn Mệnh, tức là 30 năm đầu đời, còn Tuần an theo chi, tuy không hung dữ bằng Triệt, nhưng lại kéo dài suốt đời, từ 1-60 tuổi, tức là hết cả thời đoạn Thân.

5.Với phận nhiệm xóa sạch đó, cho nên giáng họa xóa phúc hoặc ngược lại ở tất cả mọi cung số. Tuy nhiên, phải xem xét hung họa ấy theo ý nghĩa cung. Phải nên hiểu hai chữ xóa sạch ở đây là xóa sạch cả hung và cát của cung và sao nơi Tuần Triệt an tọa. Tham khảo ba thí du giáng họa mà được cát dưới đây để luận giải hung cát cho các trường hợp cụ thể của từng lá số khi xem xét Tuần, Triệt.
+ Tuần Triệt án ngữ cung Vô chính diệu, được cách " Vô chính diệu đắc Tam Không phú quí khả kỳ (Cung không có chính diệu tọa thủ, có Tuần Triệt án ngữ, hội với Thiên hoặc Địa Không là được phú quí khả kỳ, khả là khả năng, kỳ là kỳ hạn, kỳ diệu, kỳ lạ).
+ Tuần Triệt án ngữ cung có Âm, Dương miếu vượng, xóa sạch sự miếu vượng ấy của Âm Dương, ngược lại án ngữ cung Âm, Dương phản bối, xóa sạch sự phản bối đó mà khiến Âm Dương sáng sủa rực rỡ trở lại.
+ Tâm lý người xem và người được xem Tử Vi thường ái ngại, lo lắng về  sự gieo rắc họa ách của Tuần triệt, mà ít công bằng, hoan hỉ với năng lực diệt trừ họa ách của Tuần Triệt như trường hợp Tuần Triệt án ngữ cung Giải Ách được cách " Tam phương xung sát hạnh đắc nhất Triệt nhi khả bằng"(ba phương dù có sát hung tinh tọa chiếu,gặp sao Triệt mọi sư bình an).

Trở lại với Đào Hoa phùng Tuần Triệt

Đào Hoa là một sao nhỏ, tự thân nội lực mong manh, nhưng khi hội với Hồng Loan, Thiên Hỉ thành bộ Tam Minh, lại giữ một vai trò khá quan trọng trong đời người. Vì vậy, nói Đào Hoa phùng Tuần triệt là nói tắt, đầy đủ phải là Đào-Hồng-Hỉ phùng Tuần Triệt.

1.Đào Hoa thuộc Mộc, trên thiên bàn Tử Vi  tọa  thủ tại Tứ Tuyệt, tại Tí với người Hợi, Mão, Mùi, tại Ngọ với người Tỵ Dậu Sửu, tại Mão với người Dần Ngọ Tuất và tại Dậu với người Thân Tí Thìn.

Hồng Loan thuộc thủy đới kim, đứng một mình chỉ là ánh kim lóng lánh. Cặp trùng với Thiên Hỉ thuộc thủy, như miếng trầu, điếu thuốc, ly rượu hội ngộ, hay một phong thư hồng. Hồng Loan khởi từ Mão, tính ngược đến năm sinh, ngưng cung nào an Loan tại đó. Và Hỉ an nơi cung đối của Loan.

2.Tính tình tính cách, trách phận của Tam Minh :

+ Vui vẻ, mau mắn, đa tình, lẳng lơ, hoa nguyệt, sinh nở (ám chỉ nữ nhân). Có ảnh hưỡng lớn đến hôn nhân vợ chồng.
 + Quan thiết đến việc cưới gả, lợi ích cho việc thi cử, thăng tiến công danh, kiến quí, mang lại hỉ sự, thiệp mừng.
+ Làm cho Tử Phủ thêm rực rỡ, cho Nhật Nguyệt nắng tằm, trăng quế.
+ Cung Mệnh, Thân có Đào Hồng tọa thủ hôn nhân đôi ba lần đò.
+ Cung Mệnh, Thân có Đào Hồng tọa thủ hội với sát hung tinh thật khó sống lâu.
+ Cung Mệnh Thân có Đào Hồng tọa thủ hội với Riêu Đà Kỵ, nữ nhân khó giữ toàn danh tiết, dễ lâm cảnh hãm hiếp hoang thai, nam nhân thân tàn ma dại, thậm chí chết vì gái.
Từ những đặc điểm nói trên của Tuần Triệt và Đào Hồng Hỉ, nên khi hai bộ sao này gặp (phùng) nhau trong vị thế đồng tọa thủ, đặc biệt tại cung Mệnh Thân, hoặc tại cung mong cầu như quan lộc hay tài bạch xóa sạch cái minh sáng, duyên may của thăng quan tiến chức, đỗ đạt, tiền bạc và cũng phải hiểu là sư xóa sạch này đã cứu thoát tình cảnh vì quan lộc, tài bạch có thể dẫn đến tù tội do tham nhũng, do mép môi, son phấn lường gạt mà băng hoại đạo đức. Đồng thời cũng nên hiểu Đào Hồng Hỉ phùng Tuần Triệt có tác dụng ý nghĩa tiêu cực khi thời trẻ, nhưng lại có ý nghĩa tích cực khi tuổi già.

Tóm lại, Đào Hoa phùng Tuần Triệt là một trong hàng trăm cách cục chi tiết của Tử Vi, chỉ nên xem xét khi cần thiết (xem hôn nhân, trăng gió, thai sản, thăng tiến, mau mắn...) và khi xem xét phải căn cứ hành Mệnh, độ tuổi, giới tính  đối chứng với cung, với sao mà luận cát hung và tìm thế cứu giải hoặc tiếp đón.

Sau cùng: Kinh nghiệm cá nhân cho rằng,cung mệnh,Thân hay các cung số khác được cách Đào Hồng Hỉ tọa chiếu cho dù có phùng Tuần Triệt,thì đời sống của  những lá số ấy vẫn sinh động với nhiều âm thanh, sắc mầu đời hơn những là số thèm muốn Đào Hồng Hỉ, dù thế xấu hãm, mà vẫn không thể, nên thường ủ ê, trầm mặc.  

10. SAO NHỎ HUNG CÁT LỚN
 

Đơn cử một bàng tinh tên là Hoa cái.
Là sao đơn, hành kim, không thuộc hệ thống chòm sao nào, sao nhỏ, tượng là cái lọng, cái dù, cái ô, một vật che mưa nắng, làm đẹp, làm duyên cho con người, người dùng nó chí ít cũng có chút danh phận, hoặc có tiền bạc, địa vị xã hội từ mức trung bình trở lên.
Sao nhỏ là thế, vậy mà hội với các sao: Bạch Hổ, Long Trì, Phượng Các thành bộ Tứ Linh, gọi tắt là Long Phượng Hổ Cái, là cách mệnh công danh, quyền uy, chức sắc to lớn, Quan Trạng về làng, võng anh đi trước võng nàng theo sau.
Là cái lọng che, nên hội với Thiên Mã, tọa thủ đồng cung hoặc Hoa Cái cư trước và cư sau cung có Thiên Mã, đều là được cách Tiền Cái Hậu Mã, hoặc Tiền Mã Hậu Cái, cách nào cũng đẹp đường công danh, đường khai hội, kiến quí.
Hoa Cái là cái lọng che, hay cái rèm che cũng vậy, hội với Mộc Dục (tắm rửa) hay với Thiên Riêu (hở hang, se xua), nữ nhân cung Mệnh có cách này bảo là hạng đa tình, dâm đãng, nam nhân bảo là kẻ trăng hoa, sở khanh lừa tình. Tuy nhiên, Hoa cái hội với Tấu Thư lại là người lãng mạn thanh cao.

Thêm một bàng tinh vửa nhắc tới : Tấu Thư.
Lộc Tồn là một trung tinh, sao Tấu Thư thuộc chòm sao Lộc Tồn, dĩ nhiên là một bàng tinh bé nhỏ, bé nhỏ đến nỗi đôi khi người xem Tử Vi quên cả sự hiện hữu của Tấu Thư. Sao tấu Thư thuộc kim, chủ sự vui vẻ trong tính tình, ứng xử ăn nói khôn khéo, lợi ích cho người đàm đạo văn chương, hát xướng cho trôi chảy giao tiếp, kết nối công đồng.
Bé nhỏ là vậy, nhưng một khi Tấu Thư hội hợp với Hoa Cái phò cho cung mệnh nam nhân thành văn sĩ, cung mệnh nữ nhân thành ca kỹ. Tấu Thư hội với Xương Khúc là nhà thuyết khách. Hội với Khôi, Việt nói năng biện thuyết thép gang. Hội với Long Phượng thành vũ công tài ba. Hội với Nhật Nguyệt tranh huy thành trạng nguyên, tú tài.
Đặc biệt, Tấu Thư hội với Bách Hổ thành cách Hổ đội hòm sắc, công danh hưng thịnh tột bậc.

Và thêm một bàng tinh nữa : Phi Liêm
Sao Phi Liêm đứng sau sao Tấu Thư trong chòm sao Lộc Tồn. Thuộc hỏa, nên bảo là tia lửa cũng được, nhưng thường vẫn bảo là cặp cánh (nói sang) và lông cánh (nói nôm) đời thường.
Lửa hay lông cánh đều tượng cho sự bay lên, bốc lên, biến nhanh như hòn tên mũi đạn, như sợi lông hồng trong gió mai, vì thế mới bảo sao Phi Liêm nhỏ lắm. Tọa thủ ở mệnh là người lông lá râu tóc, nhưng nhanh nhẹn, vui tính.
Nhỏ bé là thế, nhưng gặp Thiên Việt, Thiên Hình, hay Hỏa tinh, Linh Tinh thì e là chiến tranh, hòn tên mũi đạn. Gặp lục sát bảo là vận hạn hung xấu đến nhanh như sấm chớp, gặp Đào Hồng Hỉ bảo là hỷ sự hỷ tín đã lâm môn (đến trước cửa).

Và đặc biệt hội với Bạch Hổ bảo là hổ thêm cánh, đường công danh hay tài lộc đến cấp kỳ và không còn gì tốt lành, đẹp đẽ hơn.
Chính vì sự nhỏ mà nhanh như tên ấy mà sự chờ đợi có năm tháng như sinh nở bị coi là không thích hợp, do vậy, Phi Liêm cư cung Huynh Đệ triết giảm anh em, cư cung Tử Tức, sinh con khó và hiếm muộn, phải tu thân cầu tử.

Từ ba ví dụ trên,thưa lời :
Trong Tử Vi không có sao nào là sao lớn, sao nào là sao nhỏ, chỉ có sao tương thích với sự cầu muốn của mệnh số và cần kỹ lưỡng xem xét hung cát trong tương thích ấy, là bởi nhiều khi sao lớn, hung cát nhỏ mà sao nhỏ lại hung cát lớn.



11. BÀI LUẬN VĂN VẦN
 (THAM KHẢO)

TINH TÚ NGỘ DUYÊN



Phút yếu lòng người đi tìm tri kỷ
Tri kỷ tôi mơ hồ
Các chòm sao Tử Vi sáng tối lập lòe
Mười hai cung giấy bản
Tôi lang thang ngơ ngẩn
Giữa âm dương mông lung
Tâm tư gió cát mịt mùng

Cầu tinh tú xin lời tắm gội

Mệnh người an tại Hợi
Chính tinh Thái Dương, Thiếu Âm
Cách Nhật trầm thủy đế
Xác thân cơ cực trầm luân

Sự nghiệp thuyền manh lộng bể

Tĩnh tâm dịch lời tinh tú
Oai hùng thân trai im nghe
Sự nghiệp chẳng ra gì
Quan lộc ngủ chìm trong nước
Không thể cầu xin đổi phần số khác
Khôn sinh con sao Càn lại an bài
Khoan khoan khoan tôi ơi
Đừng vội thốt lời cay đắng
Trí huệ phi tinh tối sáng
Số đời cải lật bàn tay

Muốn hoán đêm làm ngày
Chỉ còn một cách ly hương


Ly hương ư, mắt bà heo may
Lưng còng ngồi se sợi gió
Nhà cha dột ai lên rừng tìm tre nứa
Hoa dại dại tay ai cầm
Anh đi rồi ai tặng hoa em nhỉ?
Kẻ chạy trốn bọc trăm trứng mẹ
Nở thành người được chăng?

Đã không dám sống ly hương
Thì vớt lấy trời chìm trong nước

Ngửa mặt hỏi Càn trong đục
 Sữa nào chẳng tinh chất gạo rau
 Võng Khôn tay mẹ xoa đầu
 Câu ru nóng nhòe giọt khóc
 Ai bảo mặt trời chìm trong nước
 Không thể gieo một bếp lửa hồng
 Khế chua tháng Tám cầm lòng
 Trống khuya hú gió
 Tiếng cồ cộ gọi làng đi ngăn lũ
 Chặn giặc góp hòn tên..

Bằng lòng nhận mặt trời đêm
 Thủy nặng lắng bùn nhập thế..

 Sống tự nhiên đã là nhập thế
 Có ai sống xuất bao giờ
 Hoa cỏ nào hoa cỏ chẳng nên thơ
 Âm dương nào không cười khóc
 Là cầy thì đi mở đất
 Là búa thì rèn đe
 Mọn hèn hát một đời ve
 Dẫu hoa dại cũng nở vì ong bướm


Số an bài,phận không thể cưỡng
 Tay người sao vói được công danh


 Xin trời cứ thật cao xanh
 Để tôi vô cùng nhỏ bé
 Tôi vói công danh làm gì nhỉ ?
 Mẹ sinh con
 Bà sinh mẹ
 Bao nhiêu nước mắt bà
 Bao nhiêu nước mắt mẹ
 Để thành con
 Suối ra bể
 Bể lên trời
 Bể lại về làm suối
 Tôi phải tuần hoàn ân nghĩa đời tôi
 Khỏa nước đón ảnh trời
 Nước nổi Kình Dương trống mõ
 Biết chẳng thể đổi chiều
 Cho âm dương thuận lý
 Sóng khua nổi vạn ánh dương..

 Mang mang ánh dương
 Người định phận đời mình văn cách
 Tầm đường lập nghiệp văn chương

 
Tinh tú tôi ơi sao thốt lời buồn
 Lập nghiệp gì đâu đời thi sĩ
 Có trung thu nào bên mâm ngũ quả
 Cha không ngâm hát với cháu con
 Mẹ vui đế ríu câu xoan
 Má ửng một thời nhan sắc
 Em gái quê cần lời thay nước mắt
 Ủ vào khăn tặng bạn trước chia ly
 Và với tôi điều ấy đôi khi
 Cứu tuyệt vọng xô đời xuống vực
 Chỉ thế thôi tôi đêm ngày đèn sách
 Điệu vần dâng tạ ơn sinh
 Điệu vần cây trái mùa tình
 Thuận hòa mưa gió
 Công danh thế là quá đủ
 Phận mình thuyền thúng qua sông

 Trưa hè hầu cờ lão nông
 Bờ rừng trải thân làm cỏ
 Nghêu ngao hát gió
 Thăng một cánh diều
 Yêu một tình yêu
 Sen đỏ


Mừng là ngươi đã ngộ
 Thuyền manh lộng bể thung thăng

 
Tôi nâng tay nhìn tinh tú xếp hàng
 Ngay ngắn mười hai cung giấy bản
 Tử Phủ đồng cung nhấp giọng
 Dàn sao hợp xướng vai đưa
 Tinh tú chẳng mơ hồ
 Tinh tú hát lời mẹ hát
 Là cầy thì đi mở đất
 Là sắt thì rèn đe
 Là chữ thì gieo vào sách
Thiên địa nhân thành thanh xướng kịch
Mỗi phận người là một bài ca...


Thơ dịch học/ Viết tại Hà Nội, 1970

/ Mời đọc tiếp chương 8/
Sách TVUD/ Nguyễn Nguyên Bảy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét