Bìa 1 & Bìa 4 sách Dịch học tập 1.
PHONG THỦY ỨNG
DỤNG
Dụng đất xây dựng hợp lý ?
Đại trạch thổ là đất dựng trạch khởi từ Khôn bắt đầu việc dựng trạch bằng Ốc thượng thổ (đất trên nóc nhà), đến Bích thượng thổ (đất vách tường chia không gian nội ốc) mà thành căn nhà hoàn chỉnh trong khu dân cư Thành đầu thổ.
Nhà liên kế, nhà song lập giống,khác nhau như thế nào ?
Phong thủy quan niệm nơi cư trú luôn là thực tế có hình, trông hình để xét khí, tìm ra khí vận trong mỗi ngôi nhà để cân bằng dương trạch. Đối với loại nhà liên kế hay song lập, hình bên ngoài giống nhau, đối xứng, nhưng nội khí trong mỗi nhà lại không tương đồng nhau do tính chất sử dụng mỗi nhà mỗi khác. Do đó cần tận dụng các lợi điểm của liên kế - song lập để nâng cao trường khí và khắc phục các bất lợi.
Trong việc chọn vị trí xây dựng dương trạch, hình thế và cảnh vật chung quanh là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bất cứ vật thể khiếm khuyết nào thấy không thuận mắt là đều qui vào hung cách. Qui trình sắp xếp nhà đất theo phong thủy luôn đi từ tổng quan đến chi tiết, từ chủ thể đến khách thể. Những yếu tố nào chưa hài hòa xung quanh đều có thể xem xét khắc phục được.
CHƯƠNG 6
TRÌNH TỰ LẬP TRẠCH
TRÌNH TỰ LẬP TRẠCH
/ Soạn chép từ các bài viết của KTS Hà Anh
Tuấn theo báo SGGP và từ các bài viết/ dịch Anh ngữ của phong thủy gia Thi
Nguyễn tại Seattle W. USA/
Dụng đất xây dựng hợp lý ?
Đại trạch thổ là đất dựng trạch khởi từ Khôn bắt đầu việc dựng trạch bằng Ốc thượng thổ (đất trên nóc nhà), đến Bích thượng thổ (đất vách tường chia không gian nội ốc) mà thành căn nhà hoàn chỉnh trong khu dân cư Thành đầu thổ.
Việc đầu tiên dương trạch cần
tránh ngũ hư (năm điều nên tránh khi làm nhà ở) là giảm sự lãng phí không gian,
tránh làm nhà quá lớn mà nhân khẩu ít, qui mô ngôi nhà nên tương thích với
người cư ngụ. Phòng ngủ của quan - tướng chăng nữa cũng không quá rộng và được
che chắn kín đáo. Là bởi trọng tính âm, tĩnh lặng, nếu làm rộng và cao là tán
khí, mất ngủ.
Tránh ngũ hư còn là tiện dụng
diện tích và chức năng sẵn có, nên tránh rườm rà, đừng thêm thắt. Tránh để các
phòng dư thừa không dùng đến (phòng ngủ cho khách, phòng thể dục, phòng hát
karaoke...). Phòng không sử dụng sẽ bị ẩm thấp tù hãm. Đồng thời cũng không nên
bài trí nhà có quá nhiều không gian đóng, theo kiểu chia phòng kín đáo, mà nên
làm những không gian mềm, đa năng, linh hoạt để thay đổi khi cần thiết. Những
chỗ đệm như hành lang, cầu thang, sảnh, tầng cũng cần bố trí vật dụng hữu ích
để tránh lãng phí và chuyển tiếp khí tốt hơn.
Tránh tù hãm : Tâm lý người cư
ngụ nhà phố ống, thích nhiều phòng lớn, không mở giếng trời, nên các phòng
không tiếp xúc với ngoại khí để dương quang được đầy đủ. Nội khí bị tù hãm, khí
khẩu, khí đạo không thông suốt.
Tránh ngũ hư tù hãm cũng là tránh
ngũ hư tán khí. Là bởi, muốn tránh tù hãm phải làm thoáng không gian. Làm
thoáng không gian có nghĩa là chia cắt không gian thành nhiều khoảng (sân
trước, giếng trời, sân sau), sẽ kéo dài lối đi, gây tán khí và khó bảo vệ. Làm
thoáng sao cho khí nóng bốc lên cao và thoát, tối kỵ làm thoáng gây tồn đọng
khí quẩn.
Một ngũ hư quan trọng khác là
tránh làm nhà dang dở, tường vây không hoàn tất, hoặc làm xong lại thay đổi đập
đi làm lại...Những tránh đó là nhằm đảm bảo trọn vẹn nội ngoại khí dương trạch.
Tóm lại, tránh ngũ hư là pháp sử
dụng nhà đất hợp lý theo phong thủy.
Nhà liên kế, nhà song lập giống,khác nhau như thế nào ?
Phong thủy quan niệm nơi cư trú luôn là thực tế có hình, trông hình để xét khí, tìm ra khí vận trong mỗi ngôi nhà để cân bằng dương trạch. Đối với loại nhà liên kế hay song lập, hình bên ngoài giống nhau, đối xứng, nhưng nội khí trong mỗi nhà lại không tương đồng nhau do tính chất sử dụng mỗi nhà mỗi khác. Do đó cần tận dụng các lợi điểm của liên kế - song lập để nâng cao trường khí và khắc phục các bất lợi.
Nhà song lập thường đối xứng với
nhau qua tường trung giữa hai nhà, dẫn đến phần sân trước hay sau của hai nhà
thường tương đồng về hình và thế, tức là cũng tương đồng về khí ngoại diện. Do
vậy khi bố trí sân trước hay sau không nên làm tường ngăn cao để chia cắt tường
khí tổng thể, mà nên làm rào thấp hoặc thưa thoáng để hai nhà đều tận dụng
được. Nhà song lập thường trọn vẹn hình, thế khi chung mái, để phân biệt có thể
dùng con lươn phân thủy chứ không nhất thiết phải tách mái để mỗi nhà trở thành
biệt lập. Hệ thống móng của hai nhà nên kết hợp từ đầu để ổn định địa mạch. Nhà
song lập muốn đạt được ngoại khí thống nhất rất cần sự hợp tác của hai nhà,
cũng có thể tạo nét chung về mái, chiều cao, tỷ lệ, còn trong chi tiết hình thế
thì khác biệt, nhưng vẫn phải cân bằng âm dương, đặc rỗng.
Mỗi dương trạch đều có qui mô,
đối tượng sử dụng riêng biệt. Nhà song lập dù khối tích đối xứng nhưng ngăn
chia bên trong cần linh động theo nhu cầu mỗi nhà để có được nội khí đặc thù, không
phạm ngũ hư.
Về mặt phương vị, để tránh những
bất lợi của hướng Tây cần xử lý khi xây cất và xếp đặt không gian tương thích
(hệ thống lam, tường hoa, lô gia, xếp các khu phụ : cầu thang, nhà kho, nhà vệ
sinh..) theo nguyên tắc tọa hung hướng cát. Dành các phòng chính nằm ở trục Bắc
Nam để đón gió lành và tránh nắng nóng. Như vậy là nội khí ở hai nhà cơ bản là
tương đồng nhưng thực ra đã có những điều chỉnh theo phương vị cụ thể.
Việc bố trí thiên tỉnh (giếng
trời) trong nhà song lập cũng nên theo cách bổ sung khí cho nhau. Có thể hai
giếng trời góp làm một để tăng tích khối lượng khí lưu thông, cũng có thể hai
giếng trời lệch nhau để bổ sung khoảng thông thoáng cho các chỗ âm tính mà bên
kia thiếu.
Nhà liên kế (đặc biệt liên kế
trong các khu qui hoạch dân cư mới), tính độc lập của từng trạch cư ngụ mạch
lạc, rõ ràng, nên việc liên kết khí với nhau phải được cân nhắc trong từng
trường hợp cụ thể, tránh những bất xóm giềng xảy ra sau này tạo nhân khí bất
lợi.
Nhà đầu đường, góc chợ, nhà
mũi tàu cát được không ?
Đừng nghe các bậc trí giả bài
xích mỉa mai nhà đầu đường, góc chợ. Họ đang bẫy ta từ bỏ nơi cư ngụ ấy, dọn đi
nơi khác, để họ dọn tới chính cái nơi đầu đường, góc chợ ấy. Nhà đầu đường, góc
chợ, chính là thế nhà nhất cận thị nhị cận sông. Nhà mũi tàu cũng vậy.
Tại các khúc quanh gấp, dòng chuyển
động (nước chảy, xe cộ hay gió lưu thông) đều chậm lại so với chỗ thẳng, nếu có
công trình tọa lạc tại đây thì đó là điểm nhấn kiến trúc khá thu hút. Do vậy,
dương trạch tại vị trí mũi tàu hợp với công năng thương mại, giao dịch. Cũng do
thế đất nhọn thuộc hành hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, nên những công trình
kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, siêu thị hay chọn vị trí mũi tàu là giao lộ
của nhiều dòng người đổ về mang tính động, đắc địa hơn là làm nhà ở vốn cần
tĩnh.
Do sự tập trung chú ý bề ngoài lấn
át phần nội thất, nên nhà tại mũi tàu thường có tiêu điểm là góc nhọn được vắt
thẳng, bo tròn lồi hay lõm để giảm các tử giác (góc nhọn, góc chết). Luồng khí
dọc theo các tuyến đường khi gặp nhau thường tạo nên xoáy trước giao lộ, vì vậy
cần đặt bồn nước, trồng cây, hay trụ đèn trang trí...để dung hòa xung sát cho
công trình (khách sạn New World Sài Gòn dùng chòi nghỉ gỗ (mộc), dưới là vườn
cây, mộc sinh hoả, hỏa sinh thổ, phù hợp cảnh quan và tính chất của khách sạn
tại giao lộ nhọn).
Nếu để ở, nhà tại giao lộ nên bố
trí phòng ở xa đỉnh nhọn, để trường khí được tĩnh và giảm góc xéo. Còn tại phần
đỉnh nhọn tốt nhất là làm sân vườn, hàng rào có hồ nước hoặc kiến trúc nhỏ mang
tính trang trí.
Phong thủy trong nhà chúng cư
?
Xu thế cư trú tất yếu trong đô
thị hiện đại là chúng cư. Các dạng nhà ở tập thể, nhà cư xá hoặc căn hộ đều có
tính chất chúng cư, trong đó trường khí chung và riêng vừa tách bạch lại vừa
phụ thuôc, liên quan ảnh hưởng đến nhau. Do đó các yếu tố phong thủy của nhà
chúng cư tuy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản nhưng đồng thời có đặc thù
riêng biệt.
Nên:
a/ Xét toàn cảnh, tổng thể chúng
cư để chọn trường khí tổng thể hài hòa với quan hệ chung. Nên xem chúng cư như
ngôi nhà lớn nhiều tầng, nhiều phòng, ngôi nhà này cần có được thuận lợi về
phong thủy như hướng tốt, đón gió mát, tránh nắng gắt, chúng cư phải có khoảng
lùi tương xứng với đường giao thông (giới thủy) để tránh các ảnh hưởng xung sát
từ trục lộ bên ngoài. Cũng như một căn nhà độc lập, chúng cư cần có khoảng minh
đường khoáng đạt ở phía trước, tốt nhất đây là khu vực cây xanh, quảng trường
nhỏ làm chỗ vui chơi nghỉ ngơi, đồng thời là khoảng lùi, tạo hạn tuyến tốt cho
tấm nhìn của hướng bên ngoài khi tiếp cận chúng cư cũng như đảm bảo mỹ quan đô
thị.
b/ Chọn hướng nhà chúng cư là
hướng thẳng góc với mặt chính, ngược lại là hướng phụ. Chúng cư có mặt dài quay
về hướng Nam hoặc lân cận Nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định. Các cạnh
ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp cho ít nhà bên trong chịu ảnh hưởng
nắng Tây và gió nóng. Chúng cư xoay về hướng tốt thì mỗi căn hộ bên trong cũng
được hướng tốt. Đối với chúng cư phơi mặt dài ra phía Đông - Tây, cần có hành
lang che nắng để giảm bớt xung sát và dương quang quá thịnh.
Một chúng cư có tổng thể hài hòa
môi sinh, thuận hướng, đắc vị là đã được nửa phần cát tường. Nhưng các căn hộ
trong chúng cư có thể nằm ở vị trí, hình thể, tầng cao, trần thiết...khác nhau.
Do đó chọn căn hộ trong chúng cư luôn phải xem xét đến các yếu tố cụ thể trong
mối quan hệ với các căn hộ khác và toàn chúng cư, xa hơn là cảnh quan trực tiếp
bên ngoài căn hộ.
Cát hung của căn hộ chúng cư: Căn
hộ đắc cách là căn hộ quay ra hướng tốt, hướng có những điều kiện môi sinh hợp
với gia chủ. Thông thường cửa chính của căn hộ thường nhìn vào nội sảnh, cầu
thang hoặc hành lang chung. Đây là những không gian giao thông công cộng, nên
cần phải có các bài trí hợp chức năng như sáng sủa đủ ánh sáng, không bị gió
hút, mở cửa nên tránh đối diện nhau vì tầm nhìn xuyên thấu và gió hút mạnh.
(Những chúng cư cũ thường tối tăm và gió lùa). Khi vào căn hộ, mỗi phòng ở tối
thiểu phải được một bề mặt đón nhận dương quang trực tiếp từ bên ngoài. Cửa sổ
của căn hộ không được nhìn vào căn hộ khác (tầm nhìn xuyên thấu và gió lùa
xuyên phòng) mà nên nhìn được ra cảnh quan bên ngoài. Nếu bên ngoài là hướng
Nam hoặc lân cận Nam thì gió mát và ánh sáng khá ổn định. Nếu là phía Tây thì
phải xử lý chiết giảm xung sát.
Căn hộ chúng cư cát tường còn là
căn hộ đạt được ngũ thực, tránh ngũ hư theo thứ tự sau:
Một là nhân khẩu tương thích với
diện tích. Hai là tỷ lệ mở cửa tương ứng với không gian (căn nhà nhỏ mà nhiều
cửa thì dương thịnh, âm suy, đa môn tắc đa khẩu). Ba là căn hộ được hoàn thiện
ngoại diện, không gian công cộng thoáng đãng. Bốn là các hệ thống điện, nước
được thông suốt và rõ ràng, không ảnh hưởng, chung chạ lẫn nhau. Năm là các khu
chức năng được khép kín, tránh tình trạng cơi nới phá vỡ kết cấu ban đầu.
Chọn căn hộ theo nhân khẩu trạch
mệnh: Mỗi gia đình khi chọn căn hộ chung cư đều có những tính chất sinh hoạt
khác nhau, nhưng kết cấu các căn hộ trong chúng cư thường giống nhau do đó cần
chọn các căn hộ đạt được các nguyên tắc chung, sau đó tùy theo nhân khẩu mỗi
gia đình mà phân bố phòng ốc hợp với các thành viên. Diện tích căn hộ không
rộng rãi như nhà phố, nên mỗi căn hộ cần tận dụng tối đa các diện tích chung.
Trường khí của căn hộ được quyết định bởi trường khí chung này. Ví dụ căn hộ
vừa bước vào gặp ngay bàn ăn thì gia đình thường dành nhiều cho thời gian cho
việc ăn uống. Những căn hộ có sinh hoạt hướng nội, ít giao tiếp thì thư phòng,
nơi làm việc thường bố trí ngay phòng ngoài, chỗ tiếp khách nhỏ gọn hơn căn hộ
có xu thế hướng ngoại. Sau không gian chung mang tính động - dương, cần bố trí
các không gian riêng mang tính tĩnh - âm, trên nguyên tắc cân bằng âm dương
Nhà ở bên cao ốc hung cát thế
nào ?
Theo phong thủy thì bạng sơn, ỷ
thủy (dựa núi, kề nước) là tốt cho ngôi nhà, nhưng vấn đề là sơn và thủy phải
có mức độ, hình, thế tương xứng, hài hòa với qui mô nhà. Nếu lớn quá (núi cao, sông
sâu) tức phạm vào ngũ hung thì không thể xây cất nhà tại đó được. Trong đô thị
cũng vậy, cao ốc được xem như tòa núi cao, có tính chất riêng biệt mà các nhà
lân cận nếu không tương thích sẽ bị ảnh hưởng xấu nhiều. Các cao ốc trong đô
thị luôn làm đổi dòng chuyển động khí và phát tán xuống công trình kế cận. Khi
cao ốc tọa lạc về các hướng xấu của công trình chủ thể thì hung khí được cao ốc
ngăn lại, như một bình phong khổng lồ cản gió lạnh hoặc nắng gắt. Nhưng khi nhà
quay ra được hướng tốt mà ngay hướng đó lại có cao ốc án ngữ thì chẳng những
cát khí bị cao ốc cản, mà hung khí từ các phía khác cũng tích tụ và tác dụng
ngược vào nhà, Phong Thủy gọi là hồi phong phản khí bất lợi cho nhà ở. Một ảnh
hưởng nữa của cao ốc là tạo ra những vùng xuyên sơn (khoảng hẹp giữa hai dãy
núi hay nhà cao) tại đây gió hút rất mạnh, làm cho khoảng ở giữa luôn bị tác
động xấu, khí thăng phong tắc tán, ảnh hưởng đến sinh học của nguời cư ngụ bên
dưới, khó ở lâu dài được. Do vậy, khi mua nhà, cần xem kỹ thực địa và biết qui
hoạch khu vực có làm nhà cao tầng không để tránh các khoản xuyên sơn cũng như hiện
tượng hồi phong phản khí.
Nhà xây dựng bên nhà thờ, ao
đầm, giếng nước, dị vật?
Trong việc chọn vị trí xây dựng dương trạch, hình thế và cảnh vật chung quanh là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bất cứ vật thể khiếm khuyết nào thấy không thuận mắt là đều qui vào hung cách. Qui trình sắp xếp nhà đất theo phong thủy luôn đi từ tổng quan đến chi tiết, từ chủ thể đến khách thể. Những yếu tố nào chưa hài hòa xung quanh đều có thể xem xét khắc phục được.
Trước đây, giếng đào, hồ trữ nước
ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng luôn giữ gìn cẩn thận. Nhưng
giếng hay hồ nước bỏ phế không dùng thì lại là nơi tích tụ ẩm thấp, khí độc và
rác rưởi. Nhà ở đô thị hiện nay đều dùng nguồn nước thủy cục (kết hợp giếng
khoan và trữ nước trên bồn cao) sạch sẽ và tiện dụng. Do đó, giếng nước, hồ
nước không dùng thì tốt nhất là nên lấp kín để bảo vệ môi trường cũng như gia
cường ổn định cho nền móng. Lưu ý, tựu thủy trong dương trạch là có hồ cảnh non
bộ, nước sạch và lưu thông, chứ không được tích tụ nước bẩn và tù.
Miệng cống
trước cửa cũng là điều bất lợi vì dễ đọng xú uế, ra vào khó chịu. Tuy nhiên đa
số công trình hiện nay miệng cống thường làm tại khoảng giữa hai nhà. Nếu lỡ
gặp ngay trước cửa thì có thể đổi cửa sang một bên hoặc điều chỉnh miệng cống -
hố ga sao không cho ảnh hưởng nhà mình và nhà bên. Điều này hoàn toàn có thể
thương lượng và xử lý được. Khi nhà ở gần đền, chùa, miếu mạo hoặc nhà thờ, vốn
là nơi u tịch, trang nghiêm, quạnh quẽ nên đối với người cao tuổi hoặc theo đạo
thì có thể hợp. Mặt khác, lại có lúc khách thập phương lai viếng hay lễ hội thì
khá ồn ào, nhang khói nghi ngút, bất lợi cho trường khí nhà ở. Nếu không dọn đi
nơi khác thì cách khắc phục là nên bố trí nhà theo kiểu hướng nội, tức là giảm
các không gian giao tiếp với bên ngoài, dùng cửa kính cách âm, mở sân trong,
hướng tầm nhìn vào thiên nhiên trong nhà. Dùng các biện pháp gia tăng khí,
chuyển khí để ổn định trường khí nội thất, các ảnh hưởng bên ngoài sẽ có tác
động mạnh. Về phần các mái nhọn (nhà thờ hay đền tháp) là đặc trưng cho hành
hỏa, mang tính tiêu hao phụ cận, thời xưa ngại làm nhà ở trong vùng có hành hỏa
vì sợ hỏa thịnh dễ cháy. Do hỏa sinh thổ, nên nhà cửa trong vùng hành hỏa nên
làm theo dạng hành thổ: Hình vuông, mái bằng và thấp hơn các đỉnh nhọn thì sẽ
được tương sinh. Đồng thời, trong nhà hay phía trước nên bố trí hồ nước,vòi
phun để dùng hành thủy khắc chế hỏa.
Nhà mặt
tiền kết hợp kinh doanh ?
Nhà ở tại đô
thị hiện nay, nhất là các loại nhà có mặt tiền tiếp xúc đường giao thông hay
tận dụng kinh doanh hoặc cho thuê để sinh lợi. Điều này làm trường khí dương
trạch biến đổi, nếu không có những điều chỉnh phong thủy thích hợp thì môi
trường ở sẽ bị xáo trộn, ảnh hưởng không nhỏ đến người cư ngụ.
Khi làm nhà
có kết hợp kinh doanh, gia chủ cần phân định rõ từ đầu giữa hai mục đích ở và
kinh doanh, mục đích nào chính, để phân bố không gian thích hợp. Ngôi nhà có
cho thuê hoặc trực tiếp cho thuê thì phần kinh doanh luôn là phần hướng ngoại,
còn phần ở là phần hướng nội. Phần nào là chính thì cũng phải đáp ứng tốt cho
nhu cầu của phần kia để tránh làm mất cân bằng của thường khí. Ví dụ: phần
trước cho thuê dù nhỏ vẫn nên sắp xếp cho có khu phụ (phòng vệ sinh, nhà kho)
vì dùng chung sẽ bất tiện. Việc phân khu nên đi từ bình đồ đến thiết đồ. Trên
bình đồ (mặt bằng) cần xác định luồng giao thông người ở phía trong có đi qua
hay làm lối đi riêng? Chỗ để xe của phần ở và phần cho thuê như thế nào? Trường
hợp nhà hẹp (dưới 4m) thì luôn phải sắp xếp phần trước cơ động để dễ dàng cho
người ở hoặc khách muốn đi ra phía sau. Nếu nhà rộng (5m trở lên), thì nên tổ
chức lối đi riêng, nhằm tách bạch nội, ngoại khí trên thiết đồ. Khi đó nên đưa
cầu thang ra phía sau hoặc thậm chí làm thành hai cầu thang riêng biệt (nhà
dài) để chủ động trong sinh hoạt. Trường hợp nhà có cửa sau hoặc cửa hông thì
nên làm lối đi cho gia chủ tách hẳn với phần trước. Cầu thang khi đó nằm hẳn
phía sau nhà. Phần trước có thể thuê cả trệt và lầu hoặc lửng. Phần sau mang
bếp và khách lên gác. Gác lửng có thể làm chỗ ở và quan sát phần kinh doanh ở
dưới. Dù theo cách nào thì nguyên tắc bố trí tọa hung hướng cát của bếp và khu
phụ vẫn cần được tuân thủ chặt chẽ.
Các không
gian thương mại, giao tiếp nhiều luôn mang tính dương và động, ngược lại, không
gian để ở luôn mang tính âm và tĩnh hơn. Do vậy nếu bố trí không hợp lý sẽ làm
mất cân bằng âm dương. Các khu chứa đồ, kho luôn cần đèn sáng để tăng dương
tính, dễ tìm kiếm lựa chọn. Chỗ nghỉ ngơi, phòng làm việc (trong khu kinh
doanh) thì lại cần âm và tĩnh hơn, nếu để chung sẽ bị nhiễu loạn, người làm
việc sẽ căng thẳng mệt mỏi. Do vậy, ngay trong khu kinh doanh cũng cần ngăn
chia theo âm dương, có thể dùng vách nhôm kính nhẹ vừa tách biệt vừa dễ quan
sát. Đối với nhà ống hẹp và dài, có thể mở thiên tỉnh ở giữa để đưa dương quang
xuống các phần giữa nhà vốn bị âm khí tối tăm và cần thông thoáng cho vệ sinh,
kho, bếp...Dùng thiên tỉnh còn là tách biệt ảnh hưởng của hai khu ở và kinh
doanh ra. Khu buôn bán ồn ào không ảnh hưởng khu ở, ngược lại khu ở sẽ kín đáo
hơn và ít bị tán khí. Tránh để kho hàng hoá của chỗ buôn bán lẫn lộn trong khu
ở, vừa khó tìm kiếm vừa dễ gây hoả hoạn. Phần cho thuê hay tạo ra các xung sát
do người ra vào, vận chuyển hàng hóa...do đó vật liệu dùng cho phần này nên
hành thổ (thổ sinh kim tức lợi nhuận) như gạch, đá mang tính bền chắc để chịu
mài mòn va chạm, hoặc hành kim như sắt, inox chứ không nên dùng đồ gỗ hoặc vật
liệu nhẹ dễ cháy (kim khắc mộc, mộc sinh hỏa). Có thể dùng gương, kính thủy để
phản chiếu các xung sát, và thu hút các ngoại khí bên ngoài, gia tăng cảm giác mở
rộng không gian, vừa lợi buôn bán, vừa tránh xung sát nhà ở. Không nên quan
niệm nhà ở có kết hợp buôn bán chỉ là tạm thời, chỉ có siêu thị hay trung tâm
thương mại mới cần sắp xếp. Điều tiên quyết khi bố trí nơi kinh doanh trong nhà
là phải xác định tính chất kinh doanh bao gồm loại hình hoạt động, khối lượng
người.
Sắp xếp
khu buôn bán như thế nào là phù hợp?
Đây là dẫn
giải kỹ hơn về khu buôn bán trong các nhà mặt tiền kết hợp kinh doanh và hàng
hóa cần giao dịch. Về loại hình, có nhiều hình thức buôn bán mang tính chất
trường khí khác nhau, tùy theo ngũ hành sinh khắc mà tổ chức cho phù hợp. Ví dụ
bán quần áo, văn phòng phẩm, photcopy...là trường khí mang tính mộc, mộc sinh
hỏa nên cần chú ý phòng cháy. Hoặc bán đồ điện tử, máy móc...là trường khí mang
tính kim, cần sử dụng các mặt bằng vuông vức và nằm ngang (hành thổ sinh kim)
hạn chế đưa đồ lên cao (hành mộc) và các hình zic zắc hoặc nhọn rất khó bố trí
(hành hỏa khắc kim). Về khối lượng người và hàng hóa, tùy theo nhu cầu và thực
tế mà bài trí hợp phong thủy. Nơi nhiều người và lượng hàng trao đổi thường
xuyên, hàng hóa cồng kềnh (VLXD, vải vóc, xe cộ) cần mở rộng cửa và sắp xếp
linh động. Nơi có ít người làm việc, hàng hóa nhẹ (đồng hồ, kim hoàn) thì cần
làm cố định các tủ kệ, trang trí thu hút, nhưng bảo vệ kín đáo, tránh tán khí
và đề cao tính an ninh. Tính chất buôn bán mang lại đặc trưng không gian khác
nhau. Ví dụ: kinh doanh VLXD (tính thổ) nền nhà phải thật chắc và thô (hành
thổ) vì dễ có va chạm trầy xước, không thể làm nhiều tủ kính hay gương (thổ
khắc thủy) vì rất dễ vỡ và bám bụi. Các chỗ buôn bán, giao tiếp nhiều luôn mang
tính dương và động, hay có các ngoại khí tác động, nên cần bài trí sao cho vừa
lợi cho buôn bán, vừa tránh xung sát cho nhà ở. Không nên sắp xếp theo kiểu để
trống và thẳng hàng từ ngoài vào trong, vì lẽ gây ra luồng khí thổi thẳng (trực
xung). Nơi quản lý cần kiểm soát được người lạ khi bước vào cửa hàng, các sản
phẩm đặc trưng cần được nổi bật từ đầu. Tránh tình trạng dẫn khách hàng đi vào
rất sâu để tìm hàng. Nếu trước nhà là đường lớn hay ngã ba đâm thẳng vào cần
đặt thêm chậu kiểng hoặc tủ trang trí, treo các vật linh động để ngăn xung sát,
thậm chí có thể làm một hàng rào di động thoáng để gây ấn tượng cho lối vào mà
vẫn ngăn cản các luồng di chuyển mạnh và trực tiếp. Dù nhà ở có nhiều mặt tiền
hoặc mặt tiền rộng cũng không nên làm nhiều cửa, đa môn tắc đa khẩu, nội bộ dễ
gây xáo trộn, mở nhiều cửa sẽ gây ra nhiều luồng đi lại, vừa giảm diện tích
buôn bán, vừa gây tán khí, lại khó bảo vệ an ninh. Có thể mở các khung cửa sổ
lớn để thu hút sự chú ý bên ngoài, còn cửa đi lại chỉ cần một cửa chính và một
cửa phụ cho nhân viên. Nếu nhà có tầng lửng thì nên mở cửa sổ lớn ở trên cao để
thu hút dương quang vào sâu trong nội thất, tránh để cửa hàng tối tăm (âm tính)
và tính chất bài trí phải luôn điều chỉnh cho phù hợp với tính chất buôn bán.
Giải pháp
hạn chế các bất lợi?
Trong ngôi
nhà sử dụng cho kinh doanh, không phải lúc nào gia chủ cũng có được vị trí hoặc
hình, thế thuận lợi. Bị ngã ba đâm thẳng cửa chính (trực xung), bị trụ điện hay
cây to án ngữ, cửa hàng kế cận hoặc trước mặt lấn át...Những bất lợi ấy có thể
khắc phục nhờ các giải pháp phong thủy hợp lý. Nhiều người kiêng ngại ngã ba
đâm thẳng vào nhà mình, nhưng thật ra cần phải căn cứ từng trường hợp cụ thể để
nhận định cát hung. Nơi buôn bán luôn cần sự thu hút tập trung, do đó ngã ba
thực ra là lợi nhiều hơn hại. Nếu ngã ba có đường đâm thẳng nhỏ hơn đường đường
ngang trước nhà thì khá thuận lợi vì hướng giao thông và dòng chuyển dịch của
trường khí trước nhà sẽ mạnh hơn là đường trực xung nên không bị lấn át, nếu
ngã ba chếch góc thì cũng đem lại thuận lợi về tầm nhìn mà lại tránh được gió
lùa. Cần xem xét con đường đâm thẳng vào nhà mình là đường gì, công trình đối
diện phía cuối đường là tốt hay xấu về trường khí.
Ví dụ công
trình cuối đường là kho hay xưởng sản xuất nằm đầu hướng gió, bãi rác hoặc bệnh
viện, chợ búa hoặc đường lầy lội...thì các tác động ô nhiễm sẽ dễ theo trục
đường hút vào nhà nằm ở ngã ba. Nhưng trường hợp đường đâm thẳng là phố xá ổn
định, khu dân cư thương mại sầm uất, thì nhà nằm ở ngã ba lại khá thuận lợi vì
có tính kết trục, một điểm nổi bật cuối đường, rất đắc địa (Coopmart Cống Quỳnh
với đường Bùi Thị Xuân).
Khi cửa hàng
nằm ngay ngã ba thuộc dạng bất lợi, dùng bình phong là giải pháp hữu hiệu để
ngăn cản hung khí. Các tác động lan truyền xấu như tiếng ồn, bụi, khói cần phải
được ngăn cản và lọc bớt thông qua cửa nhiều lớp, màn sáo di động và nhất là
cây xanh. Có thể đặt các cây sống được trong bóng râm như phát tài, dừa cảnh,
trúc Nhật, đu đủ kiểng hoặc xương rồng...tại cửa chính làm một dạng bình phong
tự nhiên. Với nhà nhỏ hẹp chiều ngang, có thể dùng kính thủy phản chiếu, gắn
trên tường, tạo cảm giác nới rộng không gian. Dù kính thủy còn là cách quan
sát, kiểm tra hữu hiệu tại các cửa hàng đông người và hàng hóa nhỏ, phức tạp
(kim hoàn, đồng hồ, điện tử...).Những cửa hàng có cột hoặc góc tường lồi ra,
dùng kính thủy bọc lấy cột sẽ giúp giảm các góc xung sát và làm thoáng không
gian bị vướng. Khi nhà phải bố trí buôn bán theo chiều sâu nên sắp xếp thay đổi
theo khu vực để tránh dạng hình ống hút khí mạnh (nền, trần giật cấp, uốn
lượn).
Nhà ở kết
hợp làm văn phòng?
Trong điều
kiện nhà ở phố thị hiện nay, ngoài nhu cầu và khả năng làm nơi kinh doanh, nhà ở
còn được dùng kết hợp làm văn phòng (dịch vụ, giao dịch, đại diện). Do điều
kiện làm việc, giấy tờ là tài chính, không mang tính chất buôn bán, nên không
gian văn phòng có tính chất trường khí khác với không gian buôn bán, do đó các
bài trí về phong thủy cũng có các đặc trưng riêng cần sắp đặt sao cho phù hợp.
Tương tự như chọn nhà ở, chọn nơi đặt văn phòng cũng cần tuân theo hai yếu tố
thời gian và không gian, tương hỗ, bổ sung và kết hợp với nhau. Nếu văn phòng
hoạt động vào giờ hành chính, không cần giao dịch tiếp xúc bên ngoài nhiều, tức
là mang tính âm và tĩnh là chính thì không gian văn phòng có thể đặt trên lầu
hoặc chọn nhà trong hẻm miễn là đi lại thuận tiện. Còn nếu văn phòng có phần
giới thiệu sản phẩm hoặc giao dịch vào buổi tối (VP hàng không, du lịch, điện
tử...) tính động nhiều hơn thì không gian lựa chọn cần tọa lạc tại trung tâm
thị tứ, phải bố trí thu hút hơn. Do ngôi nhà vẫn phải đảm bảo chức năng để ở
nên các thành phần trường khí của không gian làm việc văn phòng và chỗ ở khác
nhau. Thời gian ở và làm việc cũng thường trái nhau, vào ban ngày khu làm việc
là chính, ban đêm thì ngược lại, do đó bố trí chiếu sáng nội ngoại thất cũng
thay đổi. Ngôi nhà ở chịu tác động của thời gian ảnh hưởng tới vật liệu, màu
sắc hình dáng. Do đó cần chọn nhà ở có tính chất tương hợp với tính chất văn
phòng để tránh phải cải tạo nhiều. Ví dụ văn phòng công ty điện tử, cơ khí
(tính chất thuộc hành kim) sẽ khó hài hòa với ngôi nhà mái ngói kiểu xưa ( hành
hỏa khắc kim). Văn phòng hoá mỹ phẩm cần không gian cao và sáng sủa (mộc sinh
hỏa) nên nhà phố kiểu hiện đại là thích hợp.
Tương tự như
bếp, các khu phụ bao gồm kho, chỗ để xe, hành lang, nhà vệ sinh... cần đặt vào
nơi khuất và đóng vai trò vùng đệm, làm chỗ dựa sau lưng cho nơi làm việc chính
(tọa hung). Còn hướng cát tức là mặt trước văn phòng hoặc khu tiếp khách cần
được nhìn ra khu vực tốt. Trường hợp trước văn phòng nhìn ra bãi rác, đường ngõ
đâm thẳng, trụ điện nguy hiểm hoặc nước tụ đọng, miệng cống...thì các yếu tố
xấu này làm nên minh đường Kiếp Sát, bất lợi cho môi trường ở và làm việc. Khi
đó có thể che chắn hoặc đưa văn phòng ra phía sau, xoay cửa lấy sáng và điểm
nhìn sang các hướng tốt về khí hậu, về cảnh quan, về phương vị, để được cát
tường. Lúc này lối vào chính chỉ dành để xe, văn phòng không nhất thiết phải
bám theo mặt tiền.
Văn phòng
trong nhà ở ít ồn ào và sôi động như nơi buôn bán cần tĩnh và cách biệt, có
những phòng cần máy lạnh nên có thể bố trí ra phía sau nhà hoặc trên các tầng
lầu. Đối với nhà phố hẹp mà dài, dùng thiên tỉnh là một biện pháp tốt để đảm
bảo yêu cầu trên. Có hai cách tách bạch phần ở và phần văn phòng quanh một
thiên tỉnh giữa. Cách thứ nhất là phần trước dùng để đối ngoại và các dịch vụ -
giao dịch cần đi lại nhiều. Phần sau thiên tỉnh đặt phòng làm việc để tránh
xung sát với bên ngoài và trường khí yên tĩnh. Phần để ở đặt toàn bộ trên lầu.
Cách thứ hai là đưa phần làm việc lên lầu (trước và sau tương ứng với phần dưới
nhà). Thiên tỉnh sẽ ngăn cách hai phần theo chiều đứng. Dù làm việc theo cách
nào cũng cần chú ý tới phần vệ sinh trên dưới nên thẳng hàng nhau để tránh ảnh
hưởng uế khí.
Bố trí
văn phòng như thế nào để được cát vượng?
Văn phòng
đặt trong nhà ở vốn không được không gian rộng như văn phòng chuyên năng, do đó
cách bố trí cần tương thích trường khí có sẵn. Ba giải pháp cơ bản là liên kết
khí, cân bằng và nổi bật khí thông qua cách sắp xếp không gian và vật dụng.
Những cái
cửa:
Cửa đi trong
nhà là miệng dẫn khí. Khi có từ ba cửa (hoặc khung cửa) trở lên thẳng hàng nhau
tức là đã tạo thành một ống hút dọc, gây ra gió lùa và để lại các vùng khuất
gió. Do vậy không mở cửa đi theo thẳng hàng dọc liên tục qua nhiều phòng mà nên
đảo cửa những vùng chuyển tiếp, ví dụ khoảng cầu thang, phòng chung hoặc không
gian lớn. Tất nhiên là khi đảo cửa sẽ dẫn đến luồng di chuyển chéo, nhưng có
thể dùng đồ nội thất để tạo lối đi khúc tắc (uốn lượn) nhằm giảm độ chuyển vận
của dòng khí. Kết hợp cửa với quầy tiếp tân phía ngoài cũng chính là một cách
tránh luồng khí thổi thẳng (trực xung) ngăn chặn các xâm nhập trực tiếp từ
ngoài vào không gian làm việc bên trong.
Cửa sổ cũng
góp phần liên kết khí và tạo tầm nhìn - một trong những tiêu chuẩn quan trọng
cho người làm việc tại văn phòng. Các chỗ làm việc bít bùng, không có thiên
nhiên hoặc thiếu cửa sổ mở ra ngoài thường bị sút giảm năng suất lao động. Nếu
điều kiện nhà chật hẹp, cần tạo ra những giếng trời có cây xanh hoặc cửa sổ giả
(khung tường lõm,treo tranh hoặc làm phù điêu) để tạo những góc nhìn thư giãn,
đưa thiên nhiên gần với môi trường làm việc.
Cân bằng khí
theo tính chất không gian âm dương.Để làm cân bằng khí trong văn phòng, cần xác
định trường khí chính tại chỗ nào, từ đó bố trí ánh sáng - lối đi - khoảng
không sử dụng...nguyên lý âm dương.
Những phần
cần giao tiếp, di chuyển nhiều hoặc sinh hoạt chung (hội họp) mang tình dương,
những phần ngồi làm việc riêng từng người sẽ mang tính âm hơn. Để cân bằng khí,
cần bổ sung cho tính âm cho phần dương bằng cách giảm bớt đèn, hoặc bật đèn khi
cần dùng, lối đi uốn lượn mềm mại, có thể tạo các chỗ gián đoạn để nghỉ ngơi
thư giãn. Còn các phần âm tính thì tăng thêm tính dương bằng việc bố trí đèn cá
nhân sáng mạnh tại chỗ làm việc, đặt bàn gần cửa sổ, dùng vách ngăn lửng dạng
đường thẳng (partition) và không gian mở để nối kết trường khí toàn phòng. Các
partition liên tục (dương tính) sẽ làm không gian làm việc sôi động, giảm đơn
điệu trống trải, giúp tăng hiệu năng sử dụng không gian, kích thích hoạt động
cho các nhân viên hơn. Khi không gian chính được hài hòa âm dương, các không
gian phụ sẽ dễ bố trí và điều chỉnh. Nguyên lý tọa hung hướng cát sẽ áp dụng có
chọn lọc, ví dụ: phòng vệ sinh khuất sau tường ngăn, tránh nhô ra phần giao
tiếp, không để bàn dưới cầu thang mà nên ngăn lại làm kho, làm bình phong, quầy
tiếp tân dựa vào kho để nhìn về hướng khách hàng ở bên ngoài.
Tạo một
văn phòng nổi bật và phát triển?
Nổi bật là
thủ pháp quan trọng để tăng tính thu hút cho văn phòng cũng như kích thích một
môi trường làm việc phát triển tốt. Muốn vậy, cần xem xét không gian văn phòng
với con người làm trung tâm và các trang thiết bị trong trạng thái động.
Bắt đầu từ
sảnh đón tiếp và phòng khách. Sảnh đón tiếp chính là nội minh đường của mỗi văn
phòng, cần được thoáng đãng, trang trọng và mang đặc trưng của văn phòng đó. Ấn
tượng tốt đẹp và chính xác về công ty cũng khởi đầu từ một sảnh đón tiếp. Qui
mô sảnh không cần lớn mà phải tương xứng với diện tích văn phòng và mức độ tập
trung người tại đây, tránh phạm ngũ hư (sảnh quá lớn, phòng làm việc bên trong
lại quá chật chội). Sử dụng màu sắc và chất liệu dùng tại sảnh đón tiếp cần
tương sinh ngũ hành với tính chất nghề nghiệp của văn phòng. Ví dụ văn phòng
công ty dầu nhớt (hành hỏa) được bố trí quầy với chất liệu gỗ và nền trải thảm
(đều hành mộc - hành sinh hỏa) kết hợp với cây xanh và biểu tượng cũng là màu
xanh lá cây (mộc) và chữ vàng (thổ, hành được hỏa sinh ra). Với văn phòng giao
dịch thương mại (hành kim là chủ đạo) thì cần lựa chọn màu sắc - chất liệu -
đường nét thuộc hành thổ - kim - thủy như màu vàng, xanh xám và trắng, dùng đá
hoa cương xám đen, các ô vuông trên nền và trần. Tất nhiên là những màu và hình
ảnh truyền thống của công ty hoặc các đặc trưng sản phẩm, tính chất hoạt động
của văn phòng đó. Chỗ tiếp khách thường tương ứng với sảnh và chú ý không để
cho tầm nhìn của người ngoài xuyên thấu vào bên trong không gian làm việc. Có
thể dùng vách ngăn lửng, kính mờ, kính phản quang hoặc cây cối để ngăn trực
xung, những chậu cây còn là vật báo hiệu và chỉ dẫn ở những chỗ rẽ ngoặt, giảm
va chạm khi đi lại trong văn phòng. Những nơi cần gia tăng nổi bật. Phòng họp
trong văn phòng thường quá nghiêm trang và khô khan, đôi khi dẫn đến căng
thẳng. Cầu thang và hành lang cũng thường bị bỏ quên vì cho rằng chỉ đi qua lại
cho nhanh. Cần gia tăng khí tại những nơi này để giảm áp lực công việc cũng như
tạo môi trường sôi động và tránh nhàm chán cho nhân viên. Phòng họp có thể làm
trần uốn lượn sinh động, tường trang trí theo tính chất công việc và chú ý bổ
sung cây xanh để tăng cường sinh khí. Các hành lang là những ống dẫn khí, nếu
làm thẳng đuột dễ bị gió lùa, cần kết hợp các đường cong và tính chất Âm Dương,
đóng mở không gian bằng các khoản xen kẽ cửa và tường, vách kính và cây xanh, ghế
ngồi nghỉ và hình ảnh trang trí cũng như những bảng thông tin nội bộ. Các thủ
pháp này góp phần giảm đơn điệu và có thể thay đổi tùy theo thời điểm để tạo
một sinh khí mới cho văn phòng mà không cần sửa chữa tốn kém. Cần chú ý cách bố
trí phong thủy cho văn phòng phải xem con người trong trạng thái hoạt động làm
cốt lõi, phải bố trí hợp với nhịp sinh học. Ví dụ ánh sáng lấy vào từ bên trái
người viết, hình ảnh trình bày theo thứ tự từ trái sang phải, tránh để gương
soi chiếu vào người ngồi làm việc. Và không nên sa đà vào các chi tiết trang
trí rườm rà.
Trở lên trên
là một số ví dẫn minh họa việc xây cất và sử dụng địa ốc. Dưới đây là các ví
dẫn về nội ngoại thất.
Giải pháp
ngoại thất khắc phục trực xung?
Trong mỗi
ngôi nhà, do hình thế bố trí hoặc ngoại cảnh bên ngoài hay gặp ít nhiều các yếu
tố gây ra trực xung, tác động xấu vào trường khí của nơi cư ngụ. Muốn khắc phục
được trực xung, trước tiên cần nhận định đúng các dạng trực xung, để từ đó bằng
các giải pháp ngoại thất có cách bảo vệ, gia tăng khí cho phù hợp.
+ Trực xung
do hệ thống giao thông:
Đường sá
(phố, hẻm) là những ống dẫn khí dạng thẳng, mang bụi, tiếng ồn, gió độc đến nhà
qua hệ thống cửa khí (khí khẩu) của ngôi nhà. Do đó quan sát đường chung quanh
sẽ biết được dạng đường nào gây ra trực xung nhiều. Những vị trí nhà có nhiều
lối đâm vào trước cửa, tạo ra một vùng tập trung bụi và khí xoáy không tốt
(minh đường Kiếp Sát - một dạng minh đường hung). Cách khắc phục dạng này là nên
đảo cửa, chuyển sang bên hông, nếu có thể để tránh chính môn trực xung hoặc tạo
một khoảng sân, trồng cây và lối đi vào nhà theo dạng các cánh cung bao bọc
(minh đường giao tỏa).
Tuy nhiên
cần chú ý, không phải cứ ngã ba nào cũng gây ra trực xung. Những lối đi nhỏ,
ngắn, phía đối diện công trình chủ thể không phải là nơi có môi trường xấu (bãi
rác, cơ xưởng, nhà cũ nát, đất hoang, nhà xác bệnh viện...) thì không ngại trực
xung. Và khi con đường trước công trình chủ thể là đường lớn hơn hẳn các đường
xung quanh và trước nhà có tiểu đảo giao thông thì tác động xung sát giảm xuống
đáng kể.
+ Trực xung
do công trình lân cận:
Các công
trình chung quanh, do thực tế xây dựng có lúc gây ra những tác động xấu, điển
hình hơn cả là dạng "góc ao, đao đình" thường là nên tránh. Về mặt
thẩm mỹ và tâm lý, góc nhà khác chiếu thẳng vào nhà mình trông không đẹp, bất
an và lệch lạc khó chịu. Về trường khí, chính môn sẽ phải chịu gió bụi và các
tác động xấu men theo tường hông và đâm vào theo dạng minh đường Kiếp Sát.
Ngoài ra công trình lệch góc với công trình chủ thể cũng kéo theo đường giao
lệch, tạo ra các va chạm nguy hiểm bên ngoài, tương tự như trực xung giao thông
nói trên. Khi đó đến đổi cửa hoặc xoay mặt cửa để tránh tầm nhìn xấu, trồng cây
và tạo các bình phong (tường, hoa gió hay cây xanh) để giảm các tác động xấu
bên ngoài.
+ Trực xung
do yếu tố kỹ thuật:
Các thành
phần kỹ thuật bên ngoài nhà như trạm biến thế, cột điện, miệng cống, hố
ga...nếu nằm ngay chính môn sẽ là những vật cản trở giao thông ra vào nhà, đồng
thời gây ra tác động xấu về mặt trường khí. Thực nghiệm đã chứng minh, đặt máy
vi tính gần cửa sổ mà bên ngoài có dây điện hoặc trạm biến thế, lập tức màn
hình vi tính sẽ bị đổi màu hoặc chớp tắt do chịu tác động của điện trường. Các
khu qui hoạch mới đều tổ chức hệ thống kỹ thuật ngầm để đảm bảo mỹ quan và
tránh các tác động xấu đền nhà ở. Trường hợp chưa thể di rời hoặc thay đổi hệ
thống kỹ thuật bên ngoài, dùng cách đảo cửa và đảm bảo khoảng lùi kết hợp trồng
cây xanh. Trường hợp cần thiết có thể làm theo dạng hướng nội, dùng thông
thoáng chiếu sáng bằng sân trong, không mở cửa hoặc mở rất ít cửa ra ngoài.
Tạo ngoại
thất tương sinh?
Ngoại thất
phụ thuộc vào tính chất của nhà. Loại nhà để ở, loại nhà vừa ở vừa kinh doanh,
làm văn phòng có tính chất khác nhau, tựu trung dáng vẻ bề ngoài phải tuân thủ
các nguyên tắc tương sinh, tức là làm sao cho phần tĩnh và ổn định của nhà ở
phải không bị phá vỡ, mà phần động và thu hút của nơi buôn bán vẫn phải nổi bật
và không ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu nhà thuộc dạng nhiều lầu có tầng trệt cho
thuê, thì phần trên dùng để ở sẽ không khác mấy so với căn nhà phố thông
thường, nhưng nên thiên về tính hướng nội, tức là sử dụng sân trong, thiên
tỉnh, không quay ra mặt tiền mà nên ưu tiên phần trước của nhà cho bảng hiệu và
các trang trí hướng ngoại. Giải pháp nên làm là giảm bớt ban công (nhất là
những hướng xấu như Tây, Tây Bắc nắng chói) không cần bố trí theo kiểu ban công
bồn hoa thường thấy, thay vào đó là các mảng đặc, mặt dựng kính (tính dương) để
dễ trang trí và nổi bật tính kinh doanh, đồng thời cũng là những mảng đặc chống
nắng Tây khá hiệu quả. Khi tính chất kinh doanh là các sản phẩm hiện đại như
viễn thông, điện tử hay dịch vụ vi tính...thuộc hành kim thì những mảng vuông
tròn (thổ - kim, màu vàng, trắng hoặc xám bạc) sẽ rất tương sinh. Một đặc điểm
nữa của nhà phố lầu là tính chất vươn cao của ngôi nhà mang đặc thù hành mộc,
cần phải có đầy đủ phần thượng, trung và hạ, ngôi nhà 5 tầng không phải là ngôi
nhà 1 tầng xếp chồng lên nhau, mà phải có phần đỉnh, phần thân và phần đế hài
hòa và tương quan chặt chẽ. Do đó khi làm mặt tiền cần chú ý để tránh đơn điệu
và tạo thế phát triển nơi kinh doanh. Ví dụ: một căn phố lầu ở dưới kinh doanh
thời trang (hành mộc), trang trí các nét cong mềm mại (hành thủy) màu sắc xanh
lá cây làm chủ đạo (hành mộc) là tương sinh (thủy sinh mộc). Khi xem xét hình
của dương trạch, luôn cần sự hài hòa giữa các phần âm (cong lượn mềm mại, lõm
vào, nhìn xuyên qua, gián đoạn) và các phần dương (đường thẳng, vuông, lồi ra,
liên tục) để cân bằng âm dương trên cơ sở đặc thù trường khí ngôi nhà cũng như
tính chất bên trong thiên về âm hay dương. Tránh làm mặt tiền thuần âm (toàn
mảng tối, màu lạnh) hoặc thuần dương (toàn mảng sáng, màu nóng) đều bất lợi. Có
thể tương phối âm dương theo cách phần đế vốn thấp, cận âm nên dùng màu nóng và
đậm để tăng tính dương, trong khi phần trên cao được thừa dương thì dùng các
mảng lõm vào, màu mát và nhạt để bổ sung tính âm. Quân bình âm dương còn là sự
liên kết khí đồng đều trong một khu vực. Nếu cả dãy phố đều kinh doanh buôn bán
thì nên tạo dựng ngoại thất tương đồng, nhà cao quá, hoặc thấp quá so với cả
khu thường bất lợi. Tất nhiên tương đồng đi kèm dị biến để tạo nét độc đáo
riêng biệt cho mỗi ngôi nhà tránh đơn điệu và mờ nhạt. Các thủ pháp phong thủy
thuận lợi và theo vần luật, nhịp điệu, chính phụ và tương phản.
Mặt tiền
nhà phố?
Trước hết
cần phân biệt rõ ràng mục đích sử dụng mặt tiền của ngôi nhà, nếu vừa ở vừa
kinh doanh buôn bán thì mặt tiền nên phô trương hướng ngoại, còn nếu làm văn
phòng thì nên xem trọng phô trương hướng nội. Dưới đây, xem xét một mặt tiền
văn phòng: Mỗi văn phòng, tùy theo tính chất ngành nghề mà có đặc trưng
riêng. Ví dụ văn phòng kinh doanh địa ốc hành thổ và kim là chính, văn phòng
kinh doanh bảo hiểm: Hành mộc (tính nuôi dưỡng, nhân đạo) và hỏa (tính phát
triển, tập trung, gần với con người) là chủ đạo (các công ty bảo hiểm thường
hay có logo và tên công ty màu xanh lá cây hoặc đỏ). Do đó ngoại diện văn phòng
cũng nên căn cứ theo tính chất của ngũ hành để bố trí. Một mặt tiền văn phòng
hợp phong thủy là dạng mặt tiền khiêm tốn, kín đáo, không phô trương (phạm ngũ
hư) nêu bật được tính chất hoạt động bên trong và không lấn át trường khí chung
của ngôi nhà đang chứa đựng văn phòng đó.
Tuy vậy, đa
số văn phòng làm việc đều mang ít nhiều tính chất của hành kim (nhất là những
hoạt động công nghiệp, cơ khí, điện tử, xây dựng...) nên các hình vuông (thổ),
tròn (kim) là phù hợp cho mặt tiền hơn cả. Màu sắc cũng vậy, những màu trắng,
xanh, vàng cam, vật liệu sắt thép hoặc kính đều là những vật liệu của mối quan
hệ tương sinh ngũ hành thổ - kim - thủy. Mặt tiền là nơi treo bảng hiệu, nguyên
tắc bảng hiệu hợp phong thủy là bảng hiệu phải có hình dáng cân bằng, tránh
thiên lệch hoặc hình tam giác (tượng trưng hành hỏa sẽ khắc với tính kim của
văn phòng). Ngoài ra, các phần văn phòng thường hay nằm dưới trệt nên chỉ cần
phần trệt đến lầu 1 đảm bảo tính chất văn phòng, phần trên vẫn có thể làm các
chi tiết của nhà ở thông thường, miễn là hai phần trên dưới hài hòa phối hợp
với nhau.
Đối với nhà
xây mới, khi kết hợp làm văn phòng cần xác định rõ các mảng âm dương, đặc rỗng,
sáng tối và nên dùng các vật liệu hiện đại để khẳng định ngay từ đầu tính chất
của văn phòng.
Bảng
hiệu, biểu tượng, số nhà?
Nhà mặt tiền
kết hợp kinh doanh hoặc làm văn phòng, nơi kinh doanh ngoài việc bài trí ngoại
nội thất tương hợp phong thủy còn cần quan tâm đến những thành phần không kém
quan trọng khác, đó là bảng hiệu, biểu tượng và các chi tiết xếp đặt liên quan
trực tiếp đến tính cát hung của trường khí thổ trạch.
+ Bảng hiệu
và việc điều chỉnh trường khí: Bảng hiệu của nơi kinh doanh là thành phần quan
hệ hữu cơ với trường khí toàn nhà, do đó cách bài trí cũng tuân theo các thủ
pháp trường khí của phong thủy dương trạch.
Bảng hiệu
cần được làm và đặt sao cho nội ngoại thất của ngôi nhà được liên kết khí chặt
chẽ với nhau. Nhà nhỏ thì bảng hiệu không nên quá lớn, nhà rộng có thể làm bảng
hiệu theo chiều đứng. Sản phẩm trong nhà nên tương ứng với bảng hiệu, ví dụ cửa
hàng đồ lưu niệm thì bảng hiệu cũng chỉ nên xinh xắn nhỏ gọn, cửa hàng đồ chơi
trẻ em thì bảng hiệu cũng sinh động, vui mắt hợp với trẻ em.
Tỷ lệ của
bảng hiệu và bản thân ngôi nhà phải cân bằng nhau. Cân bằng khí chủ yếu là cân
bằng âm dương, tĩnh động. Trước nhà có nhiều bóng râm và vật cản thì bảng hiệu
cần dùng màu nhạt, sáng sủa. Ngược lại, chỗ rộng và thoáng nên làm bảng hiệu to
và đậm màu.
Cần chọn
bảng hiệu có hình dáng và màu sắc theo ngũ hành tương sinh (của ngành hàng và
tính chất kinh doanh) để tạo ấn tượng và thuận chiều sinh trưởng. Muốn nổi bật
thì cần chọn hành sinh lợi cho chủ thể như kim sinh thủy, Thủy sinh mộc, mộc
sinh hỏa...Ví dụ, cửa hàng điện tử - viễn thông là thuộc hai hành kim và thủy,
do đó bảng hiệu dùng màu trắng và xanh biển là tương sinh.
+ Biểu tượng
tại nơi kinh doanh:
Biểu tượng
phù hợp và phát triển phải có sự thu hút khách hàng nêu bật lợi thế bản thân.
Do đó việc thiết kế - xác định biểu tượng cần có chuuyên môn trên cơ sở thống
nhất được các tiêu chí chung về nội dung - hình thức và đặc thù của cửa hàng.
Biểu tượng có rất nhiều dạng và cách thể hiện tùy thuộc vào địa phương, văn hóa
và thẩm mỹ riêng. Trong giới hạn về biểu tượng của nơi kinh doanh, cần tuân thủ
vài nguyên tắc cơ bản, gọi nôm na là nguyên tắc 5 Đ, tương ứng với ngũ thực -
ngũ hư của phong thủy.
Đ1/ Đúng và
Đủ: Biểu tượng không được làm sai các nội dung và ý nghĩa của cơ sở kinh doanh,
đồng thời phải chuyển tải đầy đủ tính chất của công ty, của sản phẩm đó.
Đ2/ Đơn giản
và Đa nghĩa: Không phải bao nhiêu thứ cũng cũng đều nhồi nhét vào trong biểu
tượng, tính ước lệ và đặc trưng luôn là yêu cầu phong thủy cho một biểu tượng. Bên
cạnh đó cần phải tìm kiếm nhiều ý nghĩa thông qua một hình ảnh, thậm chí một
đường nét đặc thù.
Đ3/ Đẹp: Yêu
cầu tất nhiên, dựa trên sự hài hòa về màu sắc, tỷ lệ và sự cân bằng. Tránh các
biểu tượng bị lệch hoặc có biểu hiện đi xuống, tránh các hình rối mắt hoặc hình
này đè nén lên hình kia. Có thể dùng chữ và màu để diễm tả nội dung.
Đ4/ Đại
chúng: Biểu tượng có thể rất đẹp nhưng nếu xa lạ với văn hóa của dân chúng địa
phương thì cũng khó được chấp nhận, thậm chí gây phản cảm. Ví dụ: biểu tượng
dùng toàn các màu đen và trắng đối với người Phương Đông là màu tang tóc.
Đ5/ Độc Đáo:
Biểu tượng phải có được nét riêng, không sao chép hay cóp nhặt từ các biểu
tượng khác, tạo một ấn tượng khó quên. Điều này rất khó và trên thực tế nhiều
cơ sở đã “nhái" lại các biểu tượng nổi tiếng để ăn theo.
Ngoài ra,
biểu tượng phải được đặt trong khung cảnh phù hợp, nơi rộng có khoảng lùi nên
đặt biểu tượng trên cao, nơi hẹp thì bố trí gần tầm mắt và cũng theo nguyên tắc
tương sinh ngũ hành. Ví dụ: một biểu tượng có màu đỏ thuộc hành hỏa,được đặt
trong khung tam giác cũng là hành hỏa, để tránh hỏa vượng quá có thể dùng kính
thủy để khắc chế.
Bài trí
nội thất sinh lợi?
Khắc phục
được các bất lợi, đồng thời tạo ra được trường khí thuận tiện cho việc buôn bán
làm văn phòng mà không làm ảnh hưởng nơi cư trú, đó là tiêu chuẩn quan trọng
khi làm nhà ở kết hợp với kinh doanh. Muốn vậy,cần áp dụng các nguyên lý âm
dương - ngũ hành một cách hài hòa và linh động theo từng trường hợp cụ thể.
+ Tùy tính
chất ngành hàng mà việc bố trí theo ngũ hành tương sinh sẽ được áp dụng nhằm
đạt hiệu quả cho công việc kinh doanh.Nếu là buôn bán điện máy, động cơ...nói
chung các sản phẩm thuộc kim loại máy móc (hành kim) thì không gian nên vuông
vức, bằng phẳng (hành thổ sinh kim) để dễ bố trí thiết bị máy móc điện tử, màu
sắc nên là các màu tương sinh hành kim như màu xám, trắng, màu kim loại inox
hoặc vàng (thổ), màu xanh dương hoặc đen (hành thủy) là phù hợp và dễ làm nổi
bật vật dụng,cửa hàng kim hoàn, dùng màu vàng của hành thổ làm chủ đạo, tủ
vuông có thêm nét tròn. Khi ngành hàng kinh doanh là văn phòng phẩm, giấy tờ,
sách báo, quần áo...mang tính chất của hành mộc thì nên bài trí nhiều tầng bậc
(hành mộc) vì các vật dụng nhẹ có thể xếp chồng theo chiều cao, đồng thời sử
dụng các kệ sách bằng gỗ, màu xanh lá cây (mộc) xanh biển hoặc đen (thủy) là
tương sinh.
Chú ý mộc dễ
sinh hỏa nên cần tránh các nơi có nguồn nhiệt cao, các màu đỏ và cam cũng không
phù hợp vì gây kích thích quá mức. Ngược lại kinh doanh đồ gốm sứ, đá mĩ nghệ
hay vật liệu xây dựng (hành thổ) thì bài trí và màu sắc lại cần màu nóng và
chói để thu hút và để nhấn mạnh vật phẩm như màu đỏ, cam (hỏa sinh thổ), nâu và
vàng (thổ). Tránh để hồ cá hoặc vòi nước vì thổ khắc thủy, các va chạm dễ gây
bể vỡ, mất vệ sinh. Đối với kinh doanh mang tính chất thủy như nước khoáng, bồn
nước, nơi ăn uống giải khát...nên dùng đồ vật kim loại, sáng bóng (kim sinh
thủy) như bàn ghế inox, giá kệ sáng và sạch, sàn nền nhẵn bóng để nổi bật tính
chất sản phẩm. Tránh sơn tường gai hay nền thô (hành thổ) vì dễ bám bụi, cho
cảm giác thiếu sạch sẽ.
Còn các
ngành kinh doanh mang tính hỏa như gas, đèn trang trí, chất dễ cháy...thì không
nên bố trí hành thủy (hồ cá, màu xanh, đen, đường nét uốn lượn...) vì xung khắc
với hỏa, nhưng đồng thời vẫn phải phòng cháy, giảm các vật liệu mang tính mộc,
có thể thêm vật liệu mang tính thổ như gạch nung, đường nét vuông vức để tạo
thành tương sinh hòa hợp.
+ Bài trí
nơi kinh doanh thể hiện tính chất trường khí âm hay dương, tĩnh hay động. Ví
dụ: chỗ buôn bán điện tử, cơ khí, đồ gia dụng...là ngành hàng có tính dương và
động, cần bổ sung thêm các đường nét âm và phẳng để cân bằng, tránh ngóc ngách
nhọn không cần thiết. Các loại hình buôn bán tĩnh và âm như cây cảnh, văn hóa
phẩm, đồ lưu niệm...thì cần phải tăng tính dương và động bằng những tủ kệ dạng
phẳng hoặc giật cấp, màu sắc tươi sáng và mạnh. Cho dù cân bằng âm dương theo
cách nào, cần chú ý sự cân bằng nên là tương đối chứ không phải tuyệt đối,
nghĩa là vẫn tôn trọng tính đặc thù âm hay dương làm chủ đạo, chỉ bổ sung thêm
tính tương phản để tạo nổi bật và tạo thế phát triển.
Ánh sáng
nội thất điều chỉnh khiếm khuyết?
Trong nội
thất nhà ở, có một số không gian bị bất lợi như gầm cầu thang, phòng bị khuyết
góc, phòng quá rộng hoặc quá hẹp, phòng nhiều chức năng, phòng phạm ngũ
hư...rất cần được bố trí ánh sáng kết hợp các thủ pháp bổ sung khác để cân bằng
khí cũng như khắc phục khiếm khuyết, biến đổi tích cực hơn cho môi trường cư
ngụ.
+ Đa số
không gian nhà ở đều có dạng hình thể theo các dạng hình học cơ bản và có tâm
hoặc trục (hình vuông,chữ nhật, bát giác,bán nguyệt...) đều là các hình có cân
bằng khí cao. Nếu vì một lý do nào đó mà hình thế phòng trở nên bất thường (tam
giác, hình vuông khuyết góc, hình bình hành hoặc ziczắc) thì tính chất cân bằng
bị phá vỡ, bất lợi cho sử dụng. Khi đó bố trí ánh sáng sẽ giúp điều chỉnh
trường khí lệch này. Đối với căn phòng bị khuyết, không nên bố trí ánh sáng đều
đặn mà cần đặt bổ sung đèn vào chỗ khuyết góc kết hợp với gương phản chiếu hoặc
tủ trang trí.
Những khung
cửa bị xéo (do cầu thang hoặc mái vát) cũng nên bố trí các đèn ở phía lệch để
cân bằng gây chú ý cho người đi qua tránh va chạm. Áp dụng thủ pháp đèn tương
tự cho gầm cầu thang và những nơi bị dầm nghiêng.
+ Các yếu tố
xung sát luôn hiện diện trong môi trường sống dương trạch dưới nhiều dạng:
Ví dụ: Từ
trên cầu thang bước xuống gặp ngay cửa phòng mở ra, nhà bị nhìn xuyên suốt từ
trước ra sau, cầu thang chạy thẳng ra trước nhà...Có thể dùng chiếu sáng như
một biện pháp để giảm xung sát này. Trước các lối rẽ vuông góc nên bố trí đèn
và gương phản chiếu để người di chuyển nhìn thấy phía khuất và ánh sáng tăng
cường sự lưu tâm hơn. Nếu cầu thang không thể đảo miệng được, thì ngay cầu
thang nên dùng một tấm kính mờ có đặt đèn trước hoặc sau để ngăn luồng khí trực
xung và giảm tốc độ dòng chuyển động từ trên cầu thang xuống. Các dầm ngang
trong khu vực thang cũng là nơi hay gây va chạm, cần bố trí đèn pha để tăng sự
chú ý.
Mở các khu
vực quá rộng với nhiều cửa mở vào các phòng khác cũng là nơi tập trung các
luồng khí hút qua cửa, phân tán và làm mất cân bằng nội thất. Cách khắc phục là
không chiếu sáng rải đều hoặc tập trung mà nên bố trí đèn tách khu. Có thể hạ
trần những chỗ cần tĩnh và ổn định để ánh sáng được phân tầng gián tiếp sẽ dễ
chịu hơn, đồng thời bổ sung đèn đứng ở các góc gần kề cận cửa để giảm luồng di
chuyển.Như vậy phòng sẽ bớt trống trải và không bị tán khí.
Bố trí
các cột - đà như thế nào?
Dĩ nhiên
việc bố trí các hệ thống cột và đà (dầm) trong cấu trúc của mỗi ngôi nhà hoàn
toàn thuộc lãnh vực chuyên môn của kiến trúc sư và kỹ sư. Đó cũng là cơ sở tạo
bộ khung chịu lực và đảm bảo sự an toàn của ngôi nhà. Tuy thế, vị trí đặt các
cột, đà cũng liên quan tới nội thất và đôi khi có thể không thích hợp hoặc
không thuận tiện tại vị trí đó.
Ví dụ: Một
cột lớn đặt ở giữa nhà hoặc nằm ngay trên lối đi sẽ đem lại các vướng bận về
thẩm mỹ cũng như khả năng sử dụng. Trong thuật phong thủy, người ta gọi là cột
làm nghẽn sinh khí gây nên bất lợi không nhỏ cho gia chủ. Một cái cột chắn giữa
cửa chính hay cổng vào sẽ làm cản trở tầm nhìn và thường xuyên va chạm khí đi
qua bên cạnh nó mỗi ngày. Một cái đà lớn băng ngang là vật thể ngăn cản sự
thông suốt và làm đổi hướng luồng khí. Nó cũng là chỗ dễ bám bụi và khó trang
trí cho trần nhà, nhất là khi lệch lạc hoặc chắn ngang một ô trần vốn vuông
vức. Đà bố trí để đỡ các tường của tầng trên, do đó cần ngăn chia cầu thang
(ngang và xiên) cũng cản trở về sử dụng và hạn chế sinh khí. Vì thế không bố
trí chỗ sinh hoạt tĩnh - âm (ngủ, bàn học...) dưới gầm cầu thang vốn là nơi di
chuyển có tính động (dương). Có thể đặt kho hoặc phòng vệ sinh là phù hợp.
Cột và Đà là
cấu trúc kiên cố khó có thể dễ dàng dời đi. Vì thế cần tính toán ngay từ khâu
thiết kế ban đầu để tránh những bất lợi nêu trên. Đối với tường biên, cột và đà
hoàn toàn có thể che lấp nhờ xây tường. Đối với các khoảng giữa nhà, cần xem
xét không gian cụ thể và liên kết trên dưới. Những khoảng vệ sinh, đà
thang...nếu cần nên làm sàn âm để tránh đà giao nhau nhiều và có mặt dưới trần
phằng suốt.
Một giải
pháp khắc phục nữa là đóng trần để giấu đà, rất hữu hiệu khi phòng có chiều cao
lớn. Nếu không thể đóng trần, ta nên sắp xếp những đồ đạc dưới đà như tủ (nhất
là các tủ cao), làm một vách ngăn lửng, thay vì kê bàn ăn hay giường ngủ ngay
dưới đà. Có thể nhích cổng hay cửa sang bên để trục giữa cổng không vướng cột.
Cũng có thể che giấu cột hiệu quả hơn bằng cách làm một bức vách ngăn bọc lấy
cột từ nền lên đến trần nhà. Khi đó ta sẽ có một bức bình phong chắn gió hiệu
quả. Ngoài ra việc đặt một cây xanh, một cái vòi phun nước nhân tạo hay một non
bộ dưới chân cột cũng chuyển hướng và kích thích luồng khí rất tốt.
Phong
thủy cửa?
Trong một
ngôi nhà hoặc một căn hộ hoặc một văn phòng hoàn hảo, dòng khí lưu thông dịu
dàng, giống như sự lưu thông trong một cơ thể khỏe mạnh. Các cửa đi bên ngoài
và các cửa sổ là những nơi cho phép luồng khí và cơ hội nhập vào nhà. Một cách
lý tưởng, các cửa bên trong, các lối đi và cầu thang sẽ đẩy khí một cách điều
hòa khắp căn nhà. Sự lưu thông phải dịu dàng, không được quá nhanh và cũng
không được quá chậm. Cửa đi lối vào phải được mở thông đến một vùng rộng nhất
của căn phòng. Quang cảnh của văn phòng là ấn tượng đầu tiên của người cư ngụ
trong một căn nhà hay nhân viên làm việc văn phòng và sự mở đầu cho dòng khí là
một mối quan tâm sâu sắc của phong thủy. Lối vào một khu vực nên có ánh sáng và
rộng rãi, ấm cúng và thân thiện. Điều này sẽ làm cho khí của người cư ngụ được
kích hoạt và chảy một cách êm ái. Một cánh cửa mở sai hướng vào một bức tường
sẽ làm ngăn chặn dòng khí và vận may của những người cư ngụ. Sau cùng họ sẽ cảm
thấy đau khổ trong các vấn đề thể xác và bứt rứt về tinh thần. Gặp trường hợp
này, hãy thay đổi khung cửa có thể mở ra hướng khác, và treo một tấm gương trên
tường để tạo ra một ảo giác về khoảng không gian rộng lớn hơn, hoặc đặt ngọn
đèn hoặc một cái chuông để tự động kêu lên mỗi khi cửa được mở. Nếu một người
quay về nhà hàng ngày và được đón chào bởi bức tường, nó sẽ trở thành một bức
tường gạch theo nghĩa đen để ngăn cản dòng khí và khiến đời sống trở nên phải
vật lộn hơn hay có thể nói sẽ thất bại trong thời gian ngắn sau đó.
Một lối vào
chật hẹp hoặc tối tăm sẽ làm ngăn chặn dòng khí, sẽ chặn lại những vận may của
những người cư ngụ. Nếu lối vào là một lối đi hẹp, nó có thể gây ra vấn đề về
sức khỏe. Về mặt tâm lý, một lối đi hẹp và thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến một trạng
thái buồn bã. Giải pháp đèn trần và gương tường là thích hợp. Các cửa sau cũng
khá quan trọng, bởi chúng đại diện cho các cơ hội gián tiếp. Một ngôi nhà hoặc
nơi làm việc nên có một cửa sau thông ra một con đường rộng rãi, điều này sẽ
biểu tượng cho những cơ hội lớn hơn về tài chính,hơn một bức tường quá hẹp.
Sự bố trí
cửa ra vào rất quan trọng trong phong thủy. Những cánh cửa được đặt một cách
tối tệ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và sự xung đột cá nhân. Các cửa
được bố trí trực tiếp đối diện với nhau là tốt, cánh cửa không bị chồng lấp lên
nhau. Những người cư ngụ có cảm giác bệnh tật chạy dọc theo đường trung tâm của
cơ thể hoặc phải chịu đau đớn của cơ thể và các vấn đề về tài chính, vì sức
khỏe và tiền bạc sẽ suy giảm. Giải pháp gương trên cửa đi mặt trước của hành
lang.
Nếu lối đi
đối diện trực tiếp với với cửa sau, luồng khí tốt sẽ nhập vào và rời đi một
cách nhanh chóng. Kết quả là nhiều người cư ngụ có thể có nhiều cơ hội trong
đường đời của họ, nhưng họ không thể giữ nó và vận dụng nó. Những cửa này càng
gần nhau hơn, thì tình trạng càng tồi tệ hơn. Nếu càng xa ra thì càng tốt, nó
sẽ cho phép một cơ hội tốt hơn cho dòng khí được xoay vần.
Nhà có nên
mở nhiều cửa không? Đa môn tắc đa khẩu.
Người cư ngụ trong ngôi nhà luôn luôn bất hòa. Để tạo ra sự hòa hợp trong gia
đình, hãy treo một cái chuông hoặc một chuông gió gần cửa đi để khi nó mở
ra,tiếng nói của các bậc cha mẹ sẽ được nghe qua cửa sổ.
Cửa sổ
nên thế nào?
Cửa sổ là
đôi mắt và cái miệng của căn nhà hoặc văn phòng. Một cánh của sổ bị gãy có thể
gây ra những vấn đề về mắt hoặc miệng. Để dẫn luồng khí, các cửa sổ nên mở ra
hết - vào trong hoặc ra ngoài - thay vì cửa chỉ bật lên hoặc bật xuống. Hầu hết
các cửa sổ mở ra phía ngoài là tốt nhất vì nó cho phép luồng khí nhiều nhất
nhập vào và lưu thông sẽ làm tăng cường cho khí của người cư ngụ và các cơ hội
về nghề nghiệp. Sự di chuyển ra phía khi mở là một hành động tích cực của việc
hòa hợp, sẽ làm đưa khí của người cư ngụ ra phía ngoài. Những cửa sổ nào được
mở vào phía trong sẽ tạo nên sự dè dặt, và do đó ảnh hưởng đến khí của người cư
ngụ. Các cửa sổ ở dạng cửa cố định bật lên hay bật xuống sẽ không bao giờ mở ra
nhiều hơn phân nửa,cho nên chỉ cho pháp phân nửa kích thước của nó tiếp nhận
luồng khí và người cư ngụ có khuynh hướng và có một cảm giác,một ấn tượng giả
dối.
Dù là khí
hậu khác nhau và các địa hình khác nhau đã tạo ra các nhu cầu đặc biệt, nói
chung thì các cửa sổ hướng Tây có thể là nguy hại đến khí của người cư ngụ. Mặt
trời phía Tây sẽ chiếu và tạo ra sự đè nén mạnh mẽ, tạo ra nhức đầu và những
rối loạn về đầu óc khác và công việc không có hiệu quả. Ở những vùng quá nắng
nóng, nhiều căn nhà đã bít kín cửa sổ ở phía Tây của họ, đặc việt là vào các
buổi chiều. Tốt hơn nữa là một quả cầu thủy tinh nên được treo để biến đổi
những tia mặt trời xấu thành dạng màu sắc cầu vồng và do đó tăng cường cho toàn
bộ căn phòng với dòng khí tươi mát, khỏe mạnh. Ở phía trên của cửa sổ nên cao
hơn những người trong nhà, hoặc nếu nó thấp hơn thì nó sẽ làm đè nén dòng khí
của họ. Cửa sổ cũng nên tương đối rộng, những cửa sổ hẹp sẽ đè nén dòng luôn
lưu của khí và sẽ làm hẹp đi viễn cảnh và các cơ hội của những người cư ngụ.
Hình dáng
nghiêng?
Những dầm
xiên lối đi, các bức tường hoặc các cửa có dạng xiên sẽ tạo ra những điều bất
ngờ lạ lùng hoặc tai nạn. Sự thay đổi thình lình trong công việc cũng đem đến
tai họa. Một quầy thu tiền nằm dưới cầu thang là điều rất xấu trong công việc
làm ăn, bởi vì các dầm chéo hướng xuống sẽ làm giảm trong công việc làm ăn. Có
vài giải pháp nhỏ để làm cân bằng những việc này thành bình thường hoặc tùy
theo sở thích. Đối với một dầm xiên hoặc một trần xiên, hãy treo một bức màn đỏ
hoặc một dầm gỗ để làm thẳng lại dầm xiên này hoặc tạo ra một đối xứng.
Một cửa đi trong một bức tường xiên thì rất xấu đặc biệt là nếu nó dẫn đến phòng ngủ hoặc phòng tắm. Những người cư ngụ sẽ là nạn nhân của những căn bệnh kỳ lạ hoặc những biến cố không trông đợi. Để ngăn chặn tai hoạ, hãy treo một quả cầu thủy tinh phía hai bên cửa. Đối với lối đi xiên, hãy treo 3 quả cầu thủy tinh dọc theo chiều dài của nó. Nếu toàn bộ bức tường của một căn phòng bị xiên,dòng khí sẽ bị chặn lại ở góc nhỏ hơn 90 độ. Thêm giải pháp: Đặt một ngọn đèn hoặc một cây kiểng ở góc nhọn để giúp cho dòng khí lưu thông.
Một cửa đi trong một bức tường xiên thì rất xấu đặc biệt là nếu nó dẫn đến phòng ngủ hoặc phòng tắm. Những người cư ngụ sẽ là nạn nhân của những căn bệnh kỳ lạ hoặc những biến cố không trông đợi. Để ngăn chặn tai hoạ, hãy treo một quả cầu thủy tinh phía hai bên cửa. Đối với lối đi xiên, hãy treo 3 quả cầu thủy tinh dọc theo chiều dài của nó. Nếu toàn bộ bức tường của một căn phòng bị xiên,dòng khí sẽ bị chặn lại ở góc nhỏ hơn 90 độ. Thêm giải pháp: Đặt một ngọn đèn hoặc một cây kiểng ở góc nhọn để giúp cho dòng khí lưu thông.
Cầu
thang?
Cầu thang
cũng là một mối quan tâm quan trọng trong phong thủy. Để dẫn luồng khí từ tầng
này lên tầng kia, một cầu thang nên rộng rãi, được chiếu sáng tốt và không bị
ngột ngạt bởi trần nhà ẩm thấp. Nếu có tối và hẹp, dòng khí sẽ bị ngăn chặn
lại, hãy treo một tấm gương trên trần gia tăng độ sáng cải thiện dòng khí. Hãy
tránh những cầu thang có những khoảng hở giữa hai bậc thang. Giải pháp: Hãy đặt
những chậu kiểng bên dưới cầu thang sẽ giúp cho dòng khí lưu thông từ tầng dưới
lên tầng trên. Nếu bậc cuối cầu thang quá gần một bức tường đối diện nó, hãy
treo một tấm gương trên tường để mở rộng quang cảnh. Nên tránh những cầu thang
đi thẳng về cửa chính, điều này sẽ khiến cho dòng khí và tiền bạc trôi tuột đi.
Nếu một ngôi
nhà có nhiều tầng, người chủ phải đi lên đi xuống nhiều, đời sống, cảm giác,
công việc sẽ bất ổn và gặp rất nhiều khó khăn. Những căn nhà ở tầng trệt là tốt
nhất. Những cầu thang tầng trên nên theo luật của cầu thang - càng rộng thì
càng tốt - sẽ giúp cho người cư ngụ cảm giác an toàn và ổn định hơn.
Nếu một căn
phòng lại có độ cao khác nhau, giường nên đặt ở tầng trên nhưng không nên quá
chật hẹp. Bởi vì nếu cao hơn quá một bước từ tầng này đến tầng khác sẽ làm nguy
hiểm cho sức khỏe và sự nghiệp của người cư ngụ, tốt nhất là nên mở rộng các
bậc thang với những cây cảnh dọc theo cầu thang.
Một cầu
thang có dạng cong nhẹ nhàng là tốt nhất. Nhưng một cầu thang dạng xoắn ốc thì
nguy hiểm, nó có thể làm nguy hại đến tầng này như một dụng cụ vặn nút chai
chết người. Những cầu thang dạng xoắn ốc không những làm không khí tăng lên mà
còn làm nó bị thất thoát đi, giống như những cái lỗ trong cơ thể của ngôi nhà.
Nếu cầu
thang ở gần trung tâm ngôi nhà, người cư ngụ có thể bị đau tim hoặc những vấn
đề bệnh tật khác trong thời gian ngắn sống tại căn nhà đó. Giải pháp: Hãy bọc
tay nắm cầu thang bằng một vài vật có màu xanh như dây leo chẳng hạn.Sau đó đặt
một ngọn đèn trên trần phía cầu thang để chiếu sáng,từ sàn nhà cho đến tận cuối
cầu thang.Bậc cầu thang nên theo nhịp sinh học của con người: Sinh, Lão, Bệnh,
Tử (bốn sao trong vòng Tràng Sinh gồm: Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan,
Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng) bậc rơi vào chữ Sinh, chữ
Vượng là tốt.
Các góc
nhà?
Các góc nhà
chìa ra ngoài được coi là những cấu trúc bất hạnh. Chúng cũng tương tự như
những con dao nhọn hoặc những móng tay nhọn chỉ vào người cư ngụ, đe doạ và làm
thương tổn họ và do đó làm cắt ngang dòng khí của họ, người cư ngụ có thể trong
trạng thái khó chịu hoặc hay bị chỉ trích.
Giải pháp:
Để giải quyết một góc nhà như vậy, hãy treo một tấm gương một bên hoặc cả hai
bên để làm phẳng lại góc nhà này, hãy trồng một dây leo ở cạnh để che khuất nó,
hoặc treo một quả cầu thủy tinh ở phía trước nó.
Bố trí
phòng?
Việc bố trí
các phòng trong một ngôi nhà có thể ảnh hưởng đến hành vi của người cư ngụ.
Ngoài việc ảnh hưởng đến dòng khí của người cư ngụ, còn tạo ra mô hình hoạt
động và dần dần ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian và suy nghĩ của mình. Ví
dụ: một phòng đặt gần lối đi sẽ quyết định kiểu sống của người cư ngụ tại nhà -
đặc biệt là nếu nó được đặt rất gần đến cửa chính.
Khi phân
tích bố trí một ngôi nhà, các chuyên gia phong thủy thường chú ý đến việc chú ý
phòng ngủ chính, nhà bếp và lối đi vào hoặc lối ra sân. Điều này là hợp lý bởi
cúng ta đã bỏ 1/3 đời người trong giường ngủ, vì vậy ảnh hưởng của nó với chúng
ta là quan trọng.
Nhà bếp cũng
là một khu vực để thu hút tiền bạc cho những người trong gia đình. Lối vào là
ấn tượng đầu tiên về ngôi nhà của chúng ta và mở ra dòng khí.
Phòng làm
việc, phòng khách, sảnh là những phòng nên đặt gần lối vào. Nếu quang cảnh đầu
tiên khi bước vào nhà là phòng khách, người cư ngụ sẽ cảm thấy thư giãn và tạo
cảm giác thoải mái cho họ. Nếu quang cảnh đầu tiên là phòng làm việc,người cư
ngụ sẽ có khuynh hướng là con mọt sách, bị lôi cuốn trong công việc, nghiên
cứu, học tập.
Nếu phòng
đầu tiên là phòng ăn, những người trong nhà sẽ có khuynh hướng thiên về ăn
uống. Quang cảnh của nhà bếp sẽ tạo ra một nhu cầu phản xạ về thức ăn, sẽ kích
thích việc ăn uống quá mức. Trẻ con sẽ chịu nhiều ãnh hưởng nhất và thường thì
phát phì ra. Chúng sẽ thường bị la mắng vì lơ là học hành mà ăn uống lại nhiều.
Hơn nữa sự sắp xếp nhà bếp gần lối đi sẽ tạo khuynh hướng cho các khách đến chỉ
để ăn.
Nếu phòng
đầu tiên mà người ta khi bước vào nhà là một phòng tắm, sức khỏe và sự sung túc
của người cư ngụ sẽ bị suy kém - tiền bạc sẽ trôi đi. Người cư ngụ sẽ bỏ ra rất
nhiều thì giờ ở đây để rưa tay chân. Khi họ quay về nhà, họ sẽ cảm thấy nhu cầu
thôi thúc bước vào nhà tắm trước khi họ đặt chìa khoá vào ổ.
Nếu phòng
ngủ là cảnh quang đầu tiên khi người ta bước vào, những người cư ngụ sẽ có thói
quen mệt mỏi và thường có nhu cầu nghỉ ngơi khi họ về nhà.
Với một
phòng giải trí trực tiếp phía trước lối vào, người cư ngụ sẽ thường lãng phí
thì giờ và tiền bạc của họ ở những trò chơi.
Một phòng
ngủ chính nên đặt phía sau vùng trung tâm của ngôi nhà. Một cách lý tưởng nên
đặt ở một góc bên của một cửa ra vào để có thể khống chế tối đa về vận may của
mình.Nếu phòng ngủ càng gần với cửa trước, thì người cư ngụ sẽ cảm thấy ít yên
ổn hơn.Nếu phòng này ở xa lối vào, chiếc giường sẽ bị phân cách với thế giới
bên ngoài, vì thế những người cư ngụ có thể ngủ ngon hơn và cảm thấy an tâm
hơn. Nếu lối vào được đặt một bên của ngôi nhà mà không đối diện với con đường,
hãy đặt phòng ngủ theo lối vào, nếu có thể hãy đặt phòng ngủ ở phần xa nhất kể
từ lối vào và con đường.
Phòng tắm và
nhà bếp không nên đặt ở ngay đường trung tâm của ngôi nhà nếu không người cư
ngụ sẽ cảm thấy bệnh hoạn theo đường xương sống của cơ thể họ. Nếu phòng tắm
nằm ngay trung tâm, cơ may sẽ thoát đi và tiền bạc cũng trôi mất. Rất tốt nếu
như nhà bếp nằm ở trung tâm rộng rãi, có nhiều ngăn với sự bố trí tốt, những
người cư ngụ sẽ có chỗ tốt để di chuyển và tăng tiến trong đời sống và tài
chính của họ. Nếu nhà bếp hẹp hoặc nếu một cái lò nướng hoặc là lò vi ba nằm ở
dãy trên và đè nén nó, việc nấu nướng sẽ bị ảnh hưởng và vận may của gia đình
sẽ bị suy giảm. Nếu nhà bếp hẹp, hãy treo một gường đàng sau bếp lò để gia tăng
được nhiệt lượng và số lượng thức ăn được tạo ra một cách biểu tượng. Điều này
cũng là biểu tượng cho tiền bạc. Cũng có thể treo một tấm gương trên các cửa
đối diện với phần bên ngoài của phòng này để phản chiếu lại nhà bếp ra xa khỏi
trung tâm.Một chuông gió cũng nên treo ở phía trên giá chính.
Nếu phòng
tắm nằm ngay đường trung tâm, hãy treo một tấm gương dài ở phía ngoài của cửa
phòng tắm.
Vị trí tương
đối của các phòng cũng ảnh hưởng đến người cư ngụ. Ví dụ: nhà bếp có thể nên
gần phòng ăn. Một phòng tắm, nơi mà nước trôi tuột đi (biểu tượng của tiền bạc)
là một dấu hiệu chi tiêu và nợ nần của những người trong gia đình, vì thế vị
trí của nó trong ngôi nhà là quan trọng. Phòng tắm không nên đối diện với nhà
bếp (thức ăn biểu tượng cho sự sung túc) hoặc tiền bạc kiếm được sẽ bị trôi đi,
sức khỏe và tài chính sẽ bị suy giảm.
Một phòng
ngủ đối diện với phòng tắm cũng tạo ra một ảnh hưởng xấu về sức khỏe, đặc biệt
là các chứng về dạ dày.
Hãy tránh
nhà vệ sinh nằm ở tầng trên nằm ngay phía giường ngủ tầng dưới.
Một phòng
tắm không nên đặt ở cuối hành lang dài. Lối đi sẽ lùa đi luồng khí qua cửa
phòng tắm và làm thương tổn đến các vấn đề về nội tạng cũng như sự sáng tạo của
các thành viên trong gia đình.
Vị trí tồi
tệ của một nhà vệ sinh là ở ngay giữa trung tâm của ngôi nhà, nơi trung tâm (số
5) của Bát Quái Kinh Dịch.
Phòng
ngủ?
Phòng ngủ là
nơi sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến cuộc sống. Vì đó là nơi nghỉ ngơi, thư giãn và
phục hồi lại sức lực, vị trí của giường là rất quan trọng. Một cách điển hình,
một chiếc giường nên đặt ở góc chéo với cửa ra vào để người cư ngụ có cái nhìn
rộng nhất và có thể thấy bất cứ người nào bước vào phòng do đó sẽ bảo đảm được
dòng khí cân bằng và êm dịu. Nếu không, người cư ngụ có thể giật mình, ảnh
hưởng đến luồng khí của họ, làm họ lo lắng và bồn chồn. Điều ngược lại sẽ ảnh
hưởng đến quan hệ cá nhân của họ và công việc làm ăn. Sự mất cân bằng khí của
người cư ngụ sẽ tạo ra các vấn đề vể sức khỏe và nhân cách.
Nếu vì một
lý do nào đó, một chiếc giường không thể đặt ở đường chéo đối diện với cửa, có
thể treo một tấm gương để phản chiếu lại lối vào.
Nếu vị trí
của giường đặt ở góc mà khi mở cửa nhìn thấy ngay chân giường thì càng nguy
hiểm, vì nó giống như một cỗ quan tài chờ chôn. Hãy treo một quả cầu thủy tinh
hoặc một chuông gió giữa chân giường và cửa để ngăn chặn được những hậu quả
tiêu cực.
Nếu giường
đặt gần với cửa, đầu giường áp tường phía này hay phía khác, trong những phòng
ngủ như vậy, người cư ngụ sẽ nhận thức rõ ràng về cửa ra vào và bất kỳ tiếng
động nào cũng làm họ cảm giác mất cân bằngvà ảnh hưởng đến đời sống và cách làm
việc khi ra khỏi giường.
Phòng
bếp?
Trong nhà
bếp, các chuyên gia phong thủy chú ý nhiều nhất đến vị trí của bếp lò và chỗ
nấu cơm. Một nhà bếp đại diện cho sự sung túc. Xét về mặt logic rất dễ hiểu: Vì
thực phẩm nuôi dưỡng sức khỏe và tính hiệu quả của con người. Do đó, thực phẩm
càng tốt thì người ta càng có khả năng hơn và tiềm năng của họ sẽ phát triển và
lợi tức của họ sẽ phát triển mạnh hơn, và do đó lại làm cải thiện đến phẩm chất
thực phẩm của người đó. Một chu kỳ tiêu cực: một người càng nghèo, thì thực
phẩm càng tồi tệ, do đó anh ta sẽ kiếm được ít tiền hơn.
Một cách
điển hình, người đầu bếp cần phải biết tất cả những ai đang bước vào, nếu không
thì sức khỏe, sự sung túc và các quan hệ cá nhân của những người cư ngụ sẽ bị
ảnh hưởng.
Nếu người
đầu bếp bị giật mình, phản ứng của thần kinh sẽ bị kích động. Ví dụ: nếu cái ôm
của người chồng làm người vợ giật mình trong khi bà ấy đang cắt cà rốt hoặc
đang nấu nướng trên một bếp lò nóng, bà ấy có thể giận dữ, và điều này sẽ ảnh
hưởng đến quan hệ của họ trong bữa ăn tối đó và ảnh hưởng đến công việc trong
căn phòng ngày hôm sau.
Trong một
nhà hàng, nếu người bếp trưởng bị giật mình, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả
mọi thứ về phẩm chất thực phẩm, đến thái độ của người phục vụ và sự hài lòng
của khách hàng.
Người đầu
bếp nên làm việc trong một khoảng không gian rộng rãi được chiếu sáng và được
thông gió. Một cái nồi bị nhét vào trong một góc sẽ làm ngăn chặn sự di chuyển
của người đầu bếp và dòng khí sẽ làm giảm sút chất lượng của thực phẩm và do đó
làm nguy hại đến sức khỏe, sự sung túc và quan hệ những thành viên trong gia
đình.
Một cách
biểu tượng, chiếc nồi cũng biểu trưng cho sự thăng tiến về tài chính của ngôi
nhà. Do đó cần sạch sẽ và dễ làm việc để tiền bạc có thể dễ dáng nhập vào nhà.
Nếu bếp lò bị bịt kín, công việc làm ăn sẽ bị cản trở. Sự sung túc của gia đình
có thể bị ảnh hưởng bởi số lượng của các bếp lò: Càng nhiều bếp lò, tiền bạc
càng thất thoát nhiều, mỗi hộ gia đình chỉ nên một Táo, nếu dùng nhiều bếp nên
bỏ bớt, vì một số bếp không được dùng thường xuyên gia đình sẽ không được sung
túc.
Vị trí 135*
và 225* (tính từ cửa vào nhà bếp) luôn được coi là vị trí ưu tiên 1 và 2 đặt
hướng lò.
Vấn đề nước
và lửa trong táo tòa hàm nghĩa sâu xa trong câu nói kinh nghiệm dân gian: Lửa
trước,nước sau.
Vị trí của
thạp gạo và tủ lạnh (trữ thức ăn dư) là hai vị trí rất nên xem trọng. Trục thổ
(Tây Nam/Đông Bắc) luôn được coi là những vị trí cát tường.
Phòng ăn?
Các chuyên
gia phong thủy đánh giá vị trí của nơi ăn uống cũng giống như là bếp, nó không
nên quá gần lối vào, nếu không khách khứa chỉ đến ăn rồi chạy đi mất. Nếu rơi
vào trường hợp này, hãy dùng màn che nó, để ngăn cách quang cảnh đều tiên của
những người mới bước vào, ngay cả một quả cầu thủy tinh cũng phục vụ được cho
tấm màn có tính biểu tượng. Một người khách danh dự nên ngồi ở vị trí đối diện
với cửa đi.
Phòng ăn nếu
lớn thì tốt, nếu không lớn lại chật chội và không có cửa đi hoặc cửa sổ khác,
hãy thêm vào các tấm gương trên tường, gương cũng làm nhân đôi số lượng món ăn
và sự sung túc.
Các dạng bàn
ăn:
Dạng bàn
tròn, vuông hoặc ô van cho phòng ăn là dạng bàn lý tưởng.
Dạng bàn
hình chữ nhật cũng tốt nếu nó không quá dài.
Các dạng bàn
ăn thiếu các góc là không may mắn. Một ngoại lệ cho luật không có góc là bàn
hình bát giác (8 góc) - thực ra đó là một hình thể Bát Quái,tốt đẹp.
Phòng
khách?
Nói chung cả
chủ nhân và khách khứa nên ngồi hướng về cửa - nhưng không nên ngồi thẳng hàng
với nó. Khách nên ngồi ở vị trí góc chéo với cửa và chủ nhân ngồi bên cạnh để
có một khung cảnh rộng rãi về căn phòng và cách cửa. Sự bố trí đồ đạc là quan
trọng. Sự thoải mái và tính thân thiện phụ thuộc vào tính vui vẻ. Ví dụ: cách
bố trí về hình thể sẽ cho một cảm giác trịnh trọng, trong khi sự bừa bãi sẽ tạo
ra một cảm giác khó chịu. Tâm điểm của phòng khách là bộ bàn ghế tiếp khách (xa
lông, tràng kỷ, sập gụ tủ chè...) hình thức xếp đặt mang tính phổ biến nhất là
chủ khách đối diện. Nhưng cũng có nhiều cách xếp đặt khác, mang tính biến thể
của Bát Quái, hiện đại, nhưng tốt đẹp vì có dạng truyền thống.
Phòng khách
phải đủ sáng, đủ gió. Một vài bức tranh tường hay gương thủy khắc phục những
khiếm khuyết của phòng khách, khiến trường khí của phòng khách được cân bằng và
ấm cúng.
Phòng
thờ?
Phòng thờ,
đó là một không gian trang trọng, tùy thuộc vào tín ngưỡng và tâm thành của
người cư ngụ. Phòng thờ không phải rộng lớn mới là tốt còn nhỏ hẹp là xấu.
Nhưng phòng thờ và nơi đặt bàn thờ nhất thiết phải: kỵ nhìn vào khu nhà vệ
sinh, kho đồ đạc hay phòng giặt, do đó khi nhà có sân thượng nên bố trí phòng
thờ ở phía trước nối với sân cây cảnh, còn phòng giặt, vệ sinh, sân phơi ở phía
sau cầu thang là hợp cách.
Phòng
tắm?
Đây là chốn
riêng tư quan trọng,việc sắp đặt cho phù hợp phong thủy phải được coi trọng
hàng đầu. Phong thủy có đề cập đến khu vệ sinh nói chung và mối tương hỗ giữa
khu này với toàn thể dương trạch. Tuy nhiên, từ xưa vẫn có sự tách bạch
khô-ướt, bẩn-sạch, dẫn đến nhà tắm thường không ở chung với nhà xí. Một số nơi
còn tổ chức nhà tắm công cộng (Thổ, Nga, Nhật) và nâng việc tắm rửa thành một
nghi thức, một thú vui quan trọng nhằm thư giãn toàn diện.
Phòng tắm có
tính dương hơn, nhất là phòng tắm có kết hợp xông hơi hay bồn massage. Sự luân
chuyển của nước và hoạt động tắm rửa mang tính động rõ rệt, bên cạnh đó thời
gian tắm cũng lâu hơn nên trường khí chỗ này cũng có tình riêng biệt. Theo Bát
Trạch phối hợp cung mệnh thì khu vệ sinh nói chung hay là phòng tắm nói riêng
nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu và phối hợp được ngũ
hành. Cụ thể, hướng Bắc thuộc hành Thủy, hướng Tây và Tây Bắc thuộc hành Kim
(Kim sinh Thủy) nên phù hợp đặt khu vệ sinh. Về mặt khí hậu, các hướng này có
nắng gắt và ở cuối hướng gió nên đặt phòng tắm ở đây vừa giúp ngăn bớt bức xạ,
vừa không bị gió đột ngột lúc mới tắm xong.
Trong khu vệ
sinh, phòng tắm là chỗ ẩm ướt và dễ bị úng thủy nhất, vì thế cần bài thủy nhanh
bằng cách đánh dốc và mở cửa sổ để thoáng khí và dẫn dương quang cũng như sự tự
giao hòa với bên ngoài, nhất là thiên tỉnh có cây cối (thủy sinh mộc). Nếu điều
kiện hạn chế, có thể dùng gương hỗ trợ dương quang từ ngoài vào. Để tách phần
tắm với khu vệ sinh, chỉ cần ngăn bằng tường hoặc ít ra là một khung cửa kính,
vách di động tạo một trường khí riêng. Trường hợp không thể ngăn, có thể dùng
tấm vải nhựa không thấm nước (ray kéo trên cao), vừa kín đáo vừa tránh nước rơi
vãi ra sàn vệ sinh. Biện pháp này rất hữu hiệu cho phòng vệ sinh có thể nhiều
người sử dụng một lúc.
Hệ thống
nước phòng tắm cần thông suốt, nếu có sự cố phải sửa chữa ngay, tránh tình
trạng để nước bị rò rỉ, thất thoát, bởi nước cũng chính là nguồn khí trong nhà
và cũng là nguồn tài chính vậy. Cửa khu vệ sinh hay bàn rửa có thể nhìn thấy từ
cửa chính, nhưng chỗ tắm thì tuyệt đối không, bởi tính riêng tư kỵ trực xung
của khu vực này nếu không tránh được, đặt thêm mành chắn hay cây xanh để ngăn
tầm nhìn từ cửa chính vào.
Khi phòng
tắm cận kề phòng ngủ, nó cũng cần khoảng đệm nhằm giảm xung sát. Khoảng cách
này tùy thực cảnh mà xử lý nhằm tránh luồng khí động của chỗ tắm ảnh hưởng
Trường Khí Tĩnh của giường ngủ. Tóm lại: Tránh đặt nhà vệ sinh đối diện với cửa
ra vào, bởi sẽ tổn thất về mặt tài chính, hỗn loạn về mặt sức khỏe hoặc hôn
nhân không tốt đẹp. Một nhà tắm nên sáng sủa và thoáng, không được chật chội.
Những bức tường nhà tắm có màu xanh nhạt, như màu xanh dương, xanh lá cây hoặc
màu hồng sẽ giúp duy trì sự hòa hợp trong hôn nhân và trong gia đình.
Phòng làm
việc?
Phòng làm
việc ở đây bao hàm ý nghĩa phòng làm việc ngay trong căn nhà mình cư ngụ và
cũng là phòng làm việc nơi cơ quan, công sở mình làm.
Trong bất kỳ
công việc làm ăn nào, mối quan tâm đầu tiên của phong thủy là văn phòng của
người quản lý. Người ta tin rằng vận may của một công ty tùy thuộc vào vị trí
tốt của chủ tịch và vị quản lý của nó. Vị chỉ huy có thể ngồi trong vị trí chỉ
huy để khẳng định quyền lực trên các nhân viên của mình. Quyền lực thường phát
ra từ góc xa nhất của văn phòng so với lối vào. Cũng như đồ đạc quan trọng nhất
ở trong một căn nhà nên đặt ở góc chéo so với cửa, một bàn làm việc trong một
văn phòng cũng nên đặt như thế. Đó là vị trí quyền lực. Những người làm việc ở
đó sẽ có quang cảnh rộng lớn nhất và cảm thấy có quyền trong vị trí của họ. Đó
là nơi tốt nhất để mở rộng công việc làm ăn. Vị trí này cũng tránh được bị giật
mình khi đang làm việc sẽ làm mất cân bằng dòng khí và cản trở công việc vì
việc này thường làm cho người ta trở nên hỗn loạn bối rối và phần nào bực mình.
Nếu như một bàn làm việc không thể đặt góc chéo so với cửa, hãy đặt một tấm
gương để phản chiếu lại bất kỳ người nào bước vào. Các tấm gương cũng lôi kéo
quang cảnh của dòng sông tiền bạc và làm tăng được vùng không gian nhỏ bé của
căn phòng.
Chú ý: Bàn
làm việc quay lưng về bất kỳ cửa nào, ngay dù là cửa lò sưởi hay cửa sau đều có
thể mang đến sự xui xẻo, bởi nhiều thứ đã xảy ra đằng sau lưng của mình. Hãy
tránh các cửa sổ có kiếng bên trong đặt ngay sau lưng. Những nhân viên ngồi gần
cửa ra vào sẽ có khuynh hướng nghỉ việc sớm hơn trước khi hết giờ làm việc và
thường tránh việc làm quá giờ. Họ sẽ lưu ý quá nhiều đến cửa ra vào và thường
nghĩ đến chuyện quay về nhà. Trường hợp này hãy treo một tấm gương để lôi kéo
lại sự chú ý của nhân viên khỏi cửa ra vào.
Một vị trí
phiền toái khác là vị trí mà trong đó ông chủ lại ngồi trực tiếp trước mặt nhân
viên của mình, hoặc là đối diện với ông, hoặc là đối diện với lưng của ông, sẽ
làm rối loạn luồng khí của nhân viên. Giải pháp: Hãy đặt một âu nước, có cá
hoặc không có cá, hoặc một quả cầu thủy tinh chặn giấy trên mặt bàn làm việc để
tạo ra không khí an bình hơn.
Một vài văn
phòng trông giống như là lớp học. Đây là một vị trí mà trong đó người chủ ngồi
gần cửa ra vào, giống như một giám thị ngồi canh học trò không được chạy ra
khỏi lớp. Trường hợp này, ông chủ có vẻ có một quang cảnh uy quyền, nhưng thực
ra vị trí này sẽ làm nguồn khí của ông ta bất ổn. Tính khí xấu là hậu quả sẽ
xảy ra cho toàn phòng làm việc, và công việc cũng như đạo đức sẽ thấp. Giải
pháp: Hãy đặt một chậu hoa tươi tắn, hoa thật hoặc nhân tạo đều được, ở vị trí
giữa bàn người chủ và cửa ra vào để gây chú ý khiến cho người chủ nhận biết ai
bước vào và đi ra,và cũng như là một vật để bảo vệ. Trong những văn phòng nhỏ
hơn và những phòng làm việc chung, sự bố trí bàn làm việc cũng tạo ra những
điều kiện tốt đẹp. Nếu di chuyển để tạo ra một biểu tượng Bát Quái, công việc
sẽ được cải thiện đều đặn. Một vài văn phòng là thiết kế mở, với các bàn giấy
không thể di chuyển. Nếu bạn đối diện với một bức tường, hãy treo vào một tấm
gương trên tường hoặc để một tấm gương trên bàn làm việc. Nếu một tấm gương
không được phép treo trên văn phòng, hãy bí mật đặt nó trong tủ kéo bàn làm
việc đối diện với hướng cần thiết như là một sự bảo vệ có tính cách biểu tượng.
Vị trí
đặt máy vi tính?
Sẽ là một
khiếm khuyết lớn nếu nói tới việc bài trí phòng làm việc mà không đề cập vị trí
đặt máy tính. Vì sao?
Theo các
chuyên gia phong thủy hiện đại, các máy vi tính cũng ảnh hưởng khí. Các máy vi
tính được xếp đặt ở vị trí tốt đẹp, làm linh hoạt và kích hoạt cho văn phòng.
Chúng có thể làm tăng sự thông thái và kiến thức. Tuy nhiên,những người làm
việc trên máy vi tính có thể nên đối diện với cửa ra vào, nếu không người đó sẽ
chịu sự căng thẳng và rối loạn tâm trí sau một thời gian. Kỵ nhất là mặt của
máy vi tính (lưng người sử dụng) hướng về cửa ra vào,đó là vị trí luôn phải
tránh.
Các quầy
thu tiền?
Trong các
cửa tiệm và nhà hàng, các quầy thu tiền nên đặt ở vị trí sao cho nhân viên thu
tiền có một quang cảnh tốt về cửa ra vào, điều này sẽ làm nhân viên đó quan sát
khách hàng mình kỹ hơn và canh chừng trộm đạo. Một tấm gương treo đằng sau quầy
thu tiền sẽ giúp gia tăng được lợi nhuận bằng cách kéo vào trong công việc và
nhân đôi nội dung của quầy thu tiền một cách biểu tượng. Trong một nhà hàng các
tấm gương được treo đằng sau quầy và các hàng chai rượu được tăng đôi về số
lượng bán và tạo ra một cảm giác về chiều sâu. Các thứ bổ sung hấp dẫn khác,
như là các chậu kiểng, bông hoa và màu sắc cũng có thể phục vụ cho chức năng
tạo biểu tượng và thu hút được khách hàng.
Ánh sáng?
Trong khi
những ngọn đèn và ánh sáng thường được dùng như là các giải pháp cơ bản trong
phong thủy để chữa lại sự mất cân đối về kích hoạt và làm lưu thông dòng khí,
ánh sáng nói chung ở một nơi có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, thái độ, và tính
hiệu quả của những người cư ngụ. Đèn đuốc thường biểu tượng cho mặt trời và
được xem là quan trọng cho sức khỏe, sự lưu thông êm dịu của dòng khí - càng
sáng hơn thì càng tốt hơn. Nếu một bóng đèn bị đứt, hãy thay thế nó với một
bóng đèn khác cũng có cùng độ sáng hoặc sáng hơn. Có những ngoại trừ cho điều
này. Một căn nhà tối tăm có thể làm nản lòng những người cư ngụ, nhưng đôi khi
ánh sáng yếu lại giúp cho việc kinh doanh (cà phê đèn mờ, bar rượu...)
Màu sắc
bức tường và đồ đạc?
Màu sắc bức
tường và đồ đạc phụ thuộc vào kích thước của một căn nhà hoặc một văn phòng và
tùy thuộc vào độ sáng của nó. Thường thì nếu một căn nhà hoặc nơi làm ăn quá
lớn hoặc có nhiều ánh sáng, màu sắc của các bức tường và đồ đạc nên có màu sậm
hoặc nhạt. Tuy nhiên, nếu ánh sáng không đủ mạnh hoặc ngôi nhà quá nhỏ, các màu
sáng sẽ làm nó có vẻ sống động. Những màu đặc biệt có thể tô điểm cho các vị
trí của nhà cửa và văn phòng, nhà ở, phòng ngủ và phòng tắm, và đặc biệt là màu
đỏ luôn là màu phát khởi sức sống và điều tốt đẹp. Câu ngạn ngư: "Người
già yếu giống như một vòng ngọc thạch màu vàng" luôn là một nhắc nhở cho
người sử dụng màu sắc hợp phong thủy.
Chuông?
Phong thủy
cũng dùng cho mục đích an toàn. Một cái chuông nhỏ ở cửa ra vào gần vùng làm
việc sẽ phát ra tiếng chuông mỗi lần cửa được mở. Dù là một cái chuông đơn giản
nhưng mang lại hiệu quả cao, chuông đã làm rối loạn (giật mình) kẻ có ý định
hoặc hành vi cướp bóc. Một chiếc đồng hồ đỏ hay một bể cá đen cũng là biểu
tượng của hệ thống bảo mật an toàn.
Một phong cách huyền bí khác bảo vệ cho công việc làm ăn là đặt gần quầy thu tiền một cái bình - biểu tượng cho hòa bình - với một dải băng đỏ, và treo một sáo tre cột một dải băng đỏ phía trên nó. Chiếc sáo này tượng trưng cho biểu tượng thanh gươm sẽ bảo vệ lợi nhuận và các người chủ và như là một đường ngầm để thông luồng khí lên phía trên qua những phân đoạn bên trong ống sáo để giúp cải thiện được công việc. Nếu một vùng nằm bên ngoài có tính nguy hiểm, một loạt các cửa hai cánh có thể giúp đỡ để ngăn chặn luồng khí nguy hại bên ngoài.
/ Mời đọc tiếp Chương 7 PTUD/
Nguyễn Nguyên Bảy
Một phong cách huyền bí khác bảo vệ cho công việc làm ăn là đặt gần quầy thu tiền một cái bình - biểu tượng cho hòa bình - với một dải băng đỏ, và treo một sáo tre cột một dải băng đỏ phía trên nó. Chiếc sáo này tượng trưng cho biểu tượng thanh gươm sẽ bảo vệ lợi nhuận và các người chủ và như là một đường ngầm để thông luồng khí lên phía trên qua những phân đoạn bên trong ống sáo để giúp cải thiện được công việc. Nếu một vùng nằm bên ngoài có tính nguy hiểm, một loạt các cửa hai cánh có thể giúp đỡ để ngăn chặn luồng khí nguy hại bên ngoài.
/ Mời đọc tiếp Chương 7 PTUD/
Nguyễn Nguyên Bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét